Castel Gandolfo (AsiaNews) - Trong buổi đọc Kinh Truyền tin “ngày hè” đầu tiên ở Dinh thự Castel Gandolfo, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đưa ra lời kêu gọi đến các vị lãnh đạo thế giới đang họp Hội nghị thượng đỉnh G8 ở Nhật Bản: “Họ cần đặt trọng tâm vào việc cân nhắc những nhu cầu của những người dân bần cùng nhất, nghèo khổ nhất, ngày nay những người dễ bị tổn thương này ngày càng gia tăng vì tình trạng đầu cơ và hỗn loạn tài chính và những ảnh hưởng tai hại của nó về giá cả lương thực và năng lượng. Tôi hy vọng rằng tính rộng lượng và tầm nhìn sâu rộng có thể giúp các nhà lãnh đạo có khả năng quyết định việc tái khởi động một quy trình phát triển toàn diện hợp lý nhằm bảo vệ phẩm giá con người”. Đức Thánh Cha nhắc lại rằng trong những ngày gần đây đã có những lên tiếng về cuộc gặp thượng đỉnh này (gồm cả một số hội đồng giám mục). Đức Giáo Hoàng cũng bày tỏ sự hợp nhất của ngài “với lời kêu gọi cấp bách này để bày tỏ tình tình liên đới”, để cùng với họ yêu cầu khối G8 can đảm đưa ra “mọi giải pháp cần thiết để khắc phục những tai họa cùng cực của nghèo khổ, đói khát, bệnh tật, thất học, vốn vẫn còn làm khổ nhiều người trong nhân loại”.
Nhưng trước đó, Đức Thánh Cha lại suy tư trước tiên hướng về Ngày Quốc tế Giới trẻ (WYD) lần thứ 23 sẽ được cử hành vào giữa tháng Bảy này ở Sydney. Đức Thánh Cha sẽ đến Úc vào ngày 12 tháng Bảy và sẽ tham dự vào các sự kiện chính của WYD: lễ tiếp đón cử hành vào ngày 15 tháng Bảy, đêm canh thức vào thứ Bảy 19, và cử hành Thánh Lễ vào ngày Chúa Nhật 20. Đức Thánh Cha yêu cầu người Công Giáo hãy xem bản thân mình như là người tham dự vào giai đoạn mới này của cuộc hành hương vĩ đại của giới trẻ khắp thế giới, được khởi đầu từ năm 1985 bởi vị Tôi Tớ Thiên Chúa Gioan Phaolô II.
Đức Thánh Cha nói thêm: WYD sắp tới hứa hẹn một Lễ Hiện xuống mới: về hiệu quả, đã có một năm để các cộng đoàn Kitô giáo chuẩn bị theo đường hướng mà cha vạch ra trong thư về chủ đề đại hội, “anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1,8). Đây là lời hứa mà Chúa Giêsu hứa với các môn đệ Người sau khi sống lại, và lời hứa đó vẫn luôn có giá trị và thích hợp trong Giáo Hội: Chúa Thánh Thần, được chờ đợi và chào đón trong lời cầu nguyện, truyền cho các tín hữu năng lực làm chứng cho Chúa Giêsu và Tin Mừng của Người. Thổi hơi vào những cánh buồm Giáo Hội, Chúa Thánh Thần luôn thúc đẩy Giáo Hội lui về “trong sâu thẳm”, từ thế hệ này qua thế hệ khác, để thực hiện tất cả những điều tốt lành của tình yêu Thiên Chúa, mạc khải hoàn toàn nơi Chúa Giêsu Kitô, người đã chết và sống lại vì chúng ta. Cha chắc rằng từ bất kỳ phương nào trên thế giới, người Công Giáo cũng sẽ hiệp nhất với Cha, với giới trẻ họp nhau ở Cenacle, ở Sysney, khẩn cầu mãnh liệt lên Chúa Thánh Thần, để Ngài tuôn đổ ánh sáng nội tâm cho các tâm hồn, bằng tình yêu dành cho Thiên Chúa, cho người lân cận, với hành động can trường nhằm giới thiệu thông điệp bất diệt của Chúa Giêsu bằng các ngôn ngữ và các nền văn hóa khác nhau”.
Sau khi cầu nguyện với Đức Maria và sau khi đưa ra lời kêu gọi gở tới các nhà lãnh đạo G8, Đức Thánh Cha đã chào đó hàng tá các trẻ nhỏ “bằng lòng yêu mến” (trong số đó có nhiều trẻ em Trung Quốc) và các bà mẹ chúng đến từ Tổ chức Soong Ching-ling của Ý. Đức Thánh Cha nói thêm: “Tình yêu, hòa thuận, hòa hợp và liên đới là những giá trị mà anh chị em muốn thăng tiếng ở Trung Quốc và các nước khác. Nghệ thuật và văn hóa có thể đoàn kết con người lại: trẻ em đại diện cho tương lai của gia đình nhân loại và vì vậy chúng được mời gọi xây dựng một thế giới tươi đẹp hơn, nhân bản hơn”.
Trong diễn từ của Đức Thánh Cha, ngài cũng khác gửi một thông điệp của tình huynh đệ đến với toàn thể người dân Trung Quốc: “Sự hiện diện của anh chị em cho tôi có cơ hội gửi lời chúc bình an và vui vẻ đến tất cả những người cùng trang lứa của anh em ở Trung Quốc và trên thế giới”. Cuối cùng ngài nói thêm bằng tiếng Hoa: “Nimen hao!” (你们好!- Xin chào!)
Lãnh đạo 8 cường quốc họp Thượng đỉnh tại Nhật |
Đức Thánh Cha nói thêm: WYD sắp tới hứa hẹn một Lễ Hiện xuống mới: về hiệu quả, đã có một năm để các cộng đoàn Kitô giáo chuẩn bị theo đường hướng mà cha vạch ra trong thư về chủ đề đại hội, “anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1,8). Đây là lời hứa mà Chúa Giêsu hứa với các môn đệ Người sau khi sống lại, và lời hứa đó vẫn luôn có giá trị và thích hợp trong Giáo Hội: Chúa Thánh Thần, được chờ đợi và chào đón trong lời cầu nguyện, truyền cho các tín hữu năng lực làm chứng cho Chúa Giêsu và Tin Mừng của Người. Thổi hơi vào những cánh buồm Giáo Hội, Chúa Thánh Thần luôn thúc đẩy Giáo Hội lui về “trong sâu thẳm”, từ thế hệ này qua thế hệ khác, để thực hiện tất cả những điều tốt lành của tình yêu Thiên Chúa, mạc khải hoàn toàn nơi Chúa Giêsu Kitô, người đã chết và sống lại vì chúng ta. Cha chắc rằng từ bất kỳ phương nào trên thế giới, người Công Giáo cũng sẽ hiệp nhất với Cha, với giới trẻ họp nhau ở Cenacle, ở Sysney, khẩn cầu mãnh liệt lên Chúa Thánh Thần, để Ngài tuôn đổ ánh sáng nội tâm cho các tâm hồn, bằng tình yêu dành cho Thiên Chúa, cho người lân cận, với hành động can trường nhằm giới thiệu thông điệp bất diệt của Chúa Giêsu bằng các ngôn ngữ và các nền văn hóa khác nhau”.
Sau khi cầu nguyện với Đức Maria và sau khi đưa ra lời kêu gọi gở tới các nhà lãnh đạo G8, Đức Thánh Cha đã chào đó hàng tá các trẻ nhỏ “bằng lòng yêu mến” (trong số đó có nhiều trẻ em Trung Quốc) và các bà mẹ chúng đến từ Tổ chức Soong Ching-ling của Ý. Đức Thánh Cha nói thêm: “Tình yêu, hòa thuận, hòa hợp và liên đới là những giá trị mà anh chị em muốn thăng tiếng ở Trung Quốc và các nước khác. Nghệ thuật và văn hóa có thể đoàn kết con người lại: trẻ em đại diện cho tương lai của gia đình nhân loại và vì vậy chúng được mời gọi xây dựng một thế giới tươi đẹp hơn, nhân bản hơn”.
Trong diễn từ của Đức Thánh Cha, ngài cũng khác gửi một thông điệp của tình huynh đệ đến với toàn thể người dân Trung Quốc: “Sự hiện diện của anh chị em cho tôi có cơ hội gửi lời chúc bình an và vui vẻ đến tất cả những người cùng trang lứa của anh em ở Trung Quốc và trên thế giới”. Cuối cùng ngài nói thêm bằng tiếng Hoa: “Nimen hao!” (你们好!- Xin chào!)