Vào ngày 28 thánh 6, Đức Thánh Cha khai mạc một “Năm Thánh Phaolô” để kỷ niệm sinh nhật thứ 2000 của ngài. Tên đại khủng bố của Hội Thánh thời sơ khai đã trở thành một trong những vị thầy và tông đồ vĩ đại nhất của Hội Thánh. Đức Kitô Phục Sinh đã gặp Saolô trên đường Đamascô, một biến cố được cả Sách Tông Đồ Công Vụ và chính vị đại tông đồ ghi nhận. Saolô đã “mù” không thấy Chúa và Hội Thánh Người, nhưng ánh sáng chói lọi của Đấng Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh đã thật sự làm cho Saulô bị mù vì vẻ huy hoàng của nó. Toàn thể cuộc đời ngài cũng như tên ngài đã thay đổi. Saulô đã trở thành Phaolô. Người mù này bắt đầu thấy được. Việc găp gỡ trực tiếp Chúa Giêsu và rửa tội sau đó làm cho Thánh Phaolô trở thành một vị thầy và một nhân chứng can trường mà chúng ta biết từ nhiều Thư của ngài. Thánh Phaolô “thấy” ngay ngài được gọi để trở thành một tông đồ, không phải do một người phàm nào đó chỉ định. Sau đó ngài còn phải tranh đấu cho ơn gọi của ngài suốt đời. Ngài phải đương đầu với các tông đồ khác và bào chữa cho mình. Ngài không biết sợ, ngay cả đối với Thánh Phêrô, nhưng ngài cũng kính trọng vị Hoàng Tử của các Tông Đồ, và như ngài nói trong Thư gửi tín hữu Galatê rằng ngài đến thăm ông Kêpha (Thánh Phêrô) để trình bày Tin Mừng mà ngài đã rao giảng để nhận được bằng chứng của việc chuẩn y mà Thánh Phêrô thực thi trong Hội Thánh sơ khai.
Thánh Phaolô là một tác giả sâu sắc và đôi khi khó hiểu; ngay từ thủa ban đầu của Hội Thánh, tác phẩm của ngài đã được đón nhận như Lời Chúa. Sự hiểu biết của ngài có ảnh hưởng rất sâu rộng trong lịch sử Hội Thánh Công Giáo. Cảm nghiệm riêng của chính ngài về ân sủng đã làm nền tảng cho nhận thức đáng kính sợ của ngài về ân sủng của Thiên Chúa Cha trong Đức Chúa Giêsu Kitô. Giáo huấn đặc thù của ngài về công chính hóa nhờ đức tin được thể hiện qua đức ái cho đến bây giờ vẫn là suy nghĩ chính trong sự hiểu biết của chúng ta về ân sủng thiêng liêng của đức tin. Lời công bố của ngài về tình yêu của Thiên Chúa được tỏa chiếu qua Đức Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh là một linh đạo mà không người Kitô hữu Công Giáo nào có thể tránh né hoặc làm như không biết đến. Không một phân tích nào có thể trổi vượt hơn phân tích tuyệt mỹ của ngài về công trình của Chúa Thánh Thần trong Chương 8 của Thư gửi tín hữu Rôma. Ngài cũng cho chúng ta một sự hiểu biết trọng yếu về Hội Thánh như là Nhiệm Thể Đức Kitô, Đền Thờ của Thiên Chúa nơi mà cả đầu (Đức Kitô) và các chi thể (chúng ta) hợp thành một sự hiệp nhất đến nỗi có thể nói rằng Hội Thánh là sự hiện diện sống động của Đức Kitô trên thế gian. Ngài mạnh dạn sửa chữa những sai lầm cả về giáo huấn lẫn đời sống luân lý. Không nhượng bộ cả với chính mình, ngài trở nên mọi sự cho mọi người, như ngài đã có lần viết. Việc ngài không tự thương hại cho mình giữa nhiều bách hại và hiểu lầm là do sự tuyệt đối gắn bó với Chúa Giêsu, Đấng là toàn thể sự sống của ngài. Gương sáng của ngài đặc biệt quan trọng ngày nay khi mà quá nhiều Kitô hữu đang làm tổn thương đến Tin Mừng bởi vì nó có vẻ khó hoặc bị coi là không thích hợp bằng những ý kiến của những người tài giỏi và của thông tin đại chúng.
Năm Thánh Phaolô cũng xảy năm nay ra như một gợi hứng cho Thượng Hội Đồng Giám Mục được tổ chức tại Rôma vào tháng Mười tới. Tôi hân hạnh được chọn như một trong bốn đại diện Mỹ tại Thượng Hội Đồng. Đề tài của năm nay là: “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Vụ Hội Thánh.” Thượng Hội Đồng sẽ chú trọng đặc biệt đến Thánh Kinh và vai trò cần thiết của Thánh Kinh trong việc đào luyện Giáo Lý và tâm linh của Hội Thánh. Tôi tin rằng Thánh Phaolô sẽ là Quan Thầy vĩ đại của chúng ta ở trên Trời trong các buổi hội thảo, biểu quyết và đề nghị mà các Giám Mục của Thượng Hội Đồng sẽ đệ trình lên Đức Thánh Cha trong tác vụ mục tử phổ quát trong Hội Thánh như Đấng Kế Vị Thánh Phêrô.
Chúng ta sẽ mừng Năm Thánh Phaolô và Thánh Kinh ban sự sống, đặc biệt là trong việc dạy Giáo Lý, trong Hội Thánh Địa Phương Galveston-Houston này vào những tháng sắp tới. Tôi xin tất cả các linh mục, các phó tế, và các tín hữu canh tân hoặc phục hồi lòng yêu mến Lời Chúa của anh chị em. Nếu các thư của Thánh Phaolô xem ra quá khó khăn, thì hãy nhớ rằng các lời rao giảng của ngài luôn luôn và ở khắp nơi là lời rao giảng Tin Mừng của Đức Chúa Giêsu Kitô. Hãy cầm một trong bốn Sách Tin Mừng lên và mỗi ngày đọc từ từ một trong những tuyệt tác này. Hãy cầu nguyện về những gì anh chị em đọc. Hãy bỏ một năm ra đọc Thánh Mátthêu, hay Thánh Marcô, Thánh Luca hay Thánh Gioan và lại trở nên nhiệt tình vì quyền năng của Chúa Giêsu Phục Sinh là Đấng chiếu soi từng trang một. Chúc anh chị em đọc vui vẻ!
Thánh Phaolô là một tác giả sâu sắc và đôi khi khó hiểu; ngay từ thủa ban đầu của Hội Thánh, tác phẩm của ngài đã được đón nhận như Lời Chúa. Sự hiểu biết của ngài có ảnh hưởng rất sâu rộng trong lịch sử Hội Thánh Công Giáo. Cảm nghiệm riêng của chính ngài về ân sủng đã làm nền tảng cho nhận thức đáng kính sợ của ngài về ân sủng của Thiên Chúa Cha trong Đức Chúa Giêsu Kitô. Giáo huấn đặc thù của ngài về công chính hóa nhờ đức tin được thể hiện qua đức ái cho đến bây giờ vẫn là suy nghĩ chính trong sự hiểu biết của chúng ta về ân sủng thiêng liêng của đức tin. Lời công bố của ngài về tình yêu của Thiên Chúa được tỏa chiếu qua Đức Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh là một linh đạo mà không người Kitô hữu Công Giáo nào có thể tránh né hoặc làm như không biết đến. Không một phân tích nào có thể trổi vượt hơn phân tích tuyệt mỹ của ngài về công trình của Chúa Thánh Thần trong Chương 8 của Thư gửi tín hữu Rôma. Ngài cũng cho chúng ta một sự hiểu biết trọng yếu về Hội Thánh như là Nhiệm Thể Đức Kitô, Đền Thờ của Thiên Chúa nơi mà cả đầu (Đức Kitô) và các chi thể (chúng ta) hợp thành một sự hiệp nhất đến nỗi có thể nói rằng Hội Thánh là sự hiện diện sống động của Đức Kitô trên thế gian. Ngài mạnh dạn sửa chữa những sai lầm cả về giáo huấn lẫn đời sống luân lý. Không nhượng bộ cả với chính mình, ngài trở nên mọi sự cho mọi người, như ngài đã có lần viết. Việc ngài không tự thương hại cho mình giữa nhiều bách hại và hiểu lầm là do sự tuyệt đối gắn bó với Chúa Giêsu, Đấng là toàn thể sự sống của ngài. Gương sáng của ngài đặc biệt quan trọng ngày nay khi mà quá nhiều Kitô hữu đang làm tổn thương đến Tin Mừng bởi vì nó có vẻ khó hoặc bị coi là không thích hợp bằng những ý kiến của những người tài giỏi và của thông tin đại chúng.
Năm Thánh Phaolô cũng xảy năm nay ra như một gợi hứng cho Thượng Hội Đồng Giám Mục được tổ chức tại Rôma vào tháng Mười tới. Tôi hân hạnh được chọn như một trong bốn đại diện Mỹ tại Thượng Hội Đồng. Đề tài của năm nay là: “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Vụ Hội Thánh.” Thượng Hội Đồng sẽ chú trọng đặc biệt đến Thánh Kinh và vai trò cần thiết của Thánh Kinh trong việc đào luyện Giáo Lý và tâm linh của Hội Thánh. Tôi tin rằng Thánh Phaolô sẽ là Quan Thầy vĩ đại của chúng ta ở trên Trời trong các buổi hội thảo, biểu quyết và đề nghị mà các Giám Mục của Thượng Hội Đồng sẽ đệ trình lên Đức Thánh Cha trong tác vụ mục tử phổ quát trong Hội Thánh như Đấng Kế Vị Thánh Phêrô.
Chúng ta sẽ mừng Năm Thánh Phaolô và Thánh Kinh ban sự sống, đặc biệt là trong việc dạy Giáo Lý, trong Hội Thánh Địa Phương Galveston-Houston này vào những tháng sắp tới. Tôi xin tất cả các linh mục, các phó tế, và các tín hữu canh tân hoặc phục hồi lòng yêu mến Lời Chúa của anh chị em. Nếu các thư của Thánh Phaolô xem ra quá khó khăn, thì hãy nhớ rằng các lời rao giảng của ngài luôn luôn và ở khắp nơi là lời rao giảng Tin Mừng của Đức Chúa Giêsu Kitô. Hãy cầm một trong bốn Sách Tin Mừng lên và mỗi ngày đọc từ từ một trong những tuyệt tác này. Hãy cầu nguyện về những gì anh chị em đọc. Hãy bỏ một năm ra đọc Thánh Mátthêu, hay Thánh Marcô, Thánh Luca hay Thánh Gioan và lại trở nên nhiệt tình vì quyền năng của Chúa Giêsu Phục Sinh là Đấng chiếu soi từng trang một. Chúc anh chị em đọc vui vẻ!