Trong thánh lễ bế mạc, một linh mục Việt Nam nói với chúng tôi: “Được tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới này, tôi hoàn toàn mãn nguyện. Nói như ông Simêon, tôi vui vẻ ra đi bình an”.
Tâm tình của ngài cũng là tâm tình của nhiều người ở những lứa tuổi khác nhau. Trên tờ The Australian số ra ngày 21/7, Ramildo Galindo, 20 tuổi, đến từ Hoa Kỳ nói: “Thật đáng công ngồi 20 tiếng đồng hồ trên máy bay. Giờ đây tôi có một viễn tượng mới cho đời mình. Đức Giáo Hoàng có nhiều điều tốt đẹp để chia sẻ với chúng tôi; quan điểm của ngài về cuộc đời thật tuyệt vời. Chúng ta là tương lai của đức tin chúng ta. Chúng ta cần phải đặt để những tiêu chuẩn cho thế hệ tương lai của các tín hữu. Giờ đây, tôi xem việc làm chứng nhân rất quan trọng”.
Trên các báo lớn ra ngày thứ Hai 21/7, ta có thể thấy người Úc tự hào ra mặt về nhiều phương diện trong kỳ Đại Hội này. Đặc biệt, buổi đi Đàng Thánh Giá trọng thể hôm thứ Sáu 18/7 được coi là một điểm son.
Bên cạnh những hoạt động chính thức của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008, nếu chúng ta còn được dự những sinh hoạt riêng cho các đoàn Việt Nam, thì lại càng cảm thấy Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới kỳ này thật tuyệt vời. Thật là xúc động biết bao khi nhìn thấy các bạn trẻ Việt Nam không phân biệt trong hay ngoài nước sinh hoạt chung với nhau, chia sẻ cùng một niềm tin, một niềm hy vọng, cùng một tiếng hát dâng lên Nữ Vương Hòa Bình.
Tuy nhiên, cũng có những điểm chúng ta có thể làm khá hơn, hay hơn, tốt hơn. Theo yêu cầu của Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008, nhóm phóng viên VietCatholic xin ghi lại nơi đây một số những nhận xét sơ khởi. Quý cha và anh chị em muốn đóng góp thêm, xin gởi về địa chỉ conggiao@gmail.com. Bài viết có thể bằng Anh ngữ hay Việt ngữ. Chúng tôi sẽ tổng hợp lại và dịch sang Anh ngữ trước khi gởi đi.
1. Cơ sở dữ liệu của cá nhân và đoàn thể tham dự
Cho đến ngày thứ Năm 17/7, ngày chào đón Đức Thánh Cha, người ta vẫn thấy một hàng các linh mục, tu sĩ xếp hàng rồng rắn để lấy thẻ Clergy – có dán hình. Nhiều vị không kiên nhẫn nổi đành bỏ cuộc sau mấy ngày xếp hàng. Đa số các linh mục phải xếp hàng 6-7 tiếng đồng hồ để làm thẻ. Cá biệt, có vị phải xếp hàng 3 ngày mới làm được thẻ. Cố nhiên, người ta có thể thông cảm những yêu cầu an ninh của thời khủng bố, nhưng thật khó thông cảm khi cho đến ngày thứ Ba 15/7, cũng chỉ có 2 computers (sau đó tăng dần lên 5-6 cái) được đưa ra hoạt động trong khi hàng ngàn người chưa làm được thẻ phải đứng xếp hàng giờ này sang giờ khác. Với số lượng hàng 4,000 linh mục, chí ít cũng phải trưng dụng 50 computers nếu thực sự muốn tăng cường security cho chặt chẽ.
Theo thống kê đưa ra vào cuối ngày thứ Hai, có khoảng 2000 phóng viên đăng ký tường thuật tại chỗ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008. Nhiều phóng viên có đăng ký nhưng không lấy được thẻ Media. VietCatholic có 5 linh mục, 1 nữ tu và 5 giáo dân đăng ký. 1 linh mục phải chờ đến ngày thứ Năm 17/7 mới lấy được thẻ. Nữ tu duy nhất trong đoàn cuối cùng vẫn không lấy được thẻ. 2 giáo dân đến ngày thứ Năm 17/7 mới lấy được thẻ sau nhiều lần can thiệp.
Nguyên nhân là vì cơ sở dữ liệu có nhiều sai sót và không có khả năng tìm kiếm theo nhiều fields khác nhau (Tên họ, tên cơ quan, ngày sinh, trú quán... )
2. Hàng rào ngôn ngữ
Trong thánh lễ khai mạc, Đức Hồng Y George Pell đã có một bài giảng hùng hồn trong đó ngài liên kết thật sâu sắc những ý tưởng của bài trích sách tiên tri Êzêkien (Ezekiel 37:1-14), thư thánh Phaolô gởi tín hữu thành Galát (Gal. 5:16-17, 22-25), bài Phúc Âm theo thánh Luca (Lc 8:4-15) với chủ đề của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Từ trên khán đài, người ta thấy rõ có những khu vực các bạn trẻ chú ý lắng nghe, và suy tư về những lời ngài nói. Tuy nhiên, cũng có những khu vực các bạn nói chuyện với nhau, thậm chí đùa giỡn hay bỏ đi lang thang.
Chúng tôi có dịp gặp gỡ một linh mục người El Salvador trong Trung Tâm Truyền Thông Quốc Tế (International Media Center). Chúng tôi thấy ngài đọc những bài giảng của Đức Thánh Cha được dịch ra tiếng Tây Ban Nha vào trong một cassette. Ngài giải thích với chúng tôi rằng ngài sẽ mở cassette cho nhóm các bạn trẻ El Salvador nghe trong khi Đức Thánh Cha nói. Ngài cho biết là những trở ngại ngôn ngữ khiến các bạn trẻ trong nhóm của ngài chẳng hiểu Đức Hồng Y George Pell nói gì. Ngài e ngại ban tổ chức chẳng có phương cách nào cải tiến tình hình (và đúng là như vậy), nên ngài “tự thân vận động”.
Chúng ta cũng nên biết qua là trong Trung Tâm Truyền Thông Quốc Tế, các bài diễn văn của Đức Thánh Cha và các vị Hồng Y thường được công bố sớm có khi đến 24 giờ đồng hồ dưới dạng Embargo (embargoed until time of delivery – cấm không được phổ biến cho đến khi đọc diễn văn). Nhiều vị tưởng chúng tôi có khả năng nghe Đức Thánh Cha nói đến đâu thì dịch đến đó. Thật sự là chúng tôi không có tài đó. Chẳng qua là biết trước rồi dịch trước đi đến giờ thì đưa lên.
Trong bài giảng đêm canh thức của Đức Thánh Cha, đoạn ngài nói về thần học của Thánh Augustinô về Chúa Thánh Thần rất phức tạp. Trong cuộc họp báo hôm Chúa Nhật 20/7, cha Lombardi phát ngôn viên Tòa Thánh cũng thừa nhận là chính ngài và nhiều người khác cũng cảm thấy khó hiểu tối thiểu là “on the first impression” (ấn tượng lần đầu đọc qua). Nhưng cha Lombardi giải thích thêm đó là “lựa chọn của ngài [ĐGH], ngài lựa ra những chủ đề đòi hỏi phải suy tư, đòi hỏi phải học hỏi để có thể hiểu được, đòi phải quay lại để làm cho rõ nghĩa”.
Trong bối cảnh như thế, nếu cộng thêm những khó khăn về ngôn ngữ nữa thì giới trẻ rất khó lĩnh hội được những lời của Đức Thánh Cha. Đại Hội lần tới diễn ra tại Madrid với tiếng Tây Ban Nha là sinh ngữ chính, tình hình xem ra còn khó khăn hơn.
Nên chăng việc phân chia các section nên theo các ngôn ngữ hơn là theo quốc gia và có những thiết bị phiên dịch cần thiết.
Trong khi chờ đợi có những cải tiến về phương diện này, có lẽ cách hay nhất là chúng ta tiếp tục học hỏi thêm về sứ điệp của Đức Thánh Cha qua những chương trình “follow up” - những chương trình Hậu Đại Hội.
3. Những chỉ dẫn
Những bảng chỉ dẫn trong các thánh lễ cần phải rõ ràng, phải nhiều và phải viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong lúc rước lễ, ngay trong khu vực A2 dành cho các linh mục, nhiều vị không biết đi lối nào để lên rước lễ. Không có một bảng chỉ dẫn. Trong biển người bao la đó, các linh mục phải nhìn tứ phía Đông Tây Nam Bắc hỏi nhau xem đi lối nào.
Khôi hài nhất là hôm tối Thứ Bẩy, sau khi được sự hướng dẫn tận tình của các nhân viên cảnh sát, các phóng viên Hoa Kỳ, Ý (VietCatholic cũng tháp tùng theo) đi dần theo các mũi tên để làm thành một vòng tròn. Sau khi đi 15’ mọi người hết hồn khi nhận ra đó chính là vị trí ban đầu! Trong khi đó nhân viên an ninh cứ thúc hối đi tiếp (tức là làm thêm một vòng tròn vô tận nữa). Chỉ đến khi mọi người phản đối không đi nữa thì mới có người đến chỉ dẫn con đường thoát khỏi "mê lộ".
Trên đây là một số những góp ý của chúng tôi, mong nhận được thêm những góp ý của quý cha và anh chị em.
Tâm tình của ngài cũng là tâm tình của nhiều người ở những lứa tuổi khác nhau. Trên tờ The Australian số ra ngày 21/7, Ramildo Galindo, 20 tuổi, đến từ Hoa Kỳ nói: “Thật đáng công ngồi 20 tiếng đồng hồ trên máy bay. Giờ đây tôi có một viễn tượng mới cho đời mình. Đức Giáo Hoàng có nhiều điều tốt đẹp để chia sẻ với chúng tôi; quan điểm của ngài về cuộc đời thật tuyệt vời. Chúng ta là tương lai của đức tin chúng ta. Chúng ta cần phải đặt để những tiêu chuẩn cho thế hệ tương lai của các tín hữu. Giờ đây, tôi xem việc làm chứng nhân rất quan trọng”.
Trên các báo lớn ra ngày thứ Hai 21/7, ta có thể thấy người Úc tự hào ra mặt về nhiều phương diện trong kỳ Đại Hội này. Đặc biệt, buổi đi Đàng Thánh Giá trọng thể hôm thứ Sáu 18/7 được coi là một điểm son.
Bên cạnh những hoạt động chính thức của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008, nếu chúng ta còn được dự những sinh hoạt riêng cho các đoàn Việt Nam, thì lại càng cảm thấy Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới kỳ này thật tuyệt vời. Thật là xúc động biết bao khi nhìn thấy các bạn trẻ Việt Nam không phân biệt trong hay ngoài nước sinh hoạt chung với nhau, chia sẻ cùng một niềm tin, một niềm hy vọng, cùng một tiếng hát dâng lên Nữ Vương Hòa Bình.
Tuy nhiên, cũng có những điểm chúng ta có thể làm khá hơn, hay hơn, tốt hơn. Theo yêu cầu của Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008, nhóm phóng viên VietCatholic xin ghi lại nơi đây một số những nhận xét sơ khởi. Quý cha và anh chị em muốn đóng góp thêm, xin gởi về địa chỉ conggiao@gmail.com. Bài viết có thể bằng Anh ngữ hay Việt ngữ. Chúng tôi sẽ tổng hợp lại và dịch sang Anh ngữ trước khi gởi đi.
1. Cơ sở dữ liệu của cá nhân và đoàn thể tham dự
Cho đến ngày thứ Năm 17/7, ngày chào đón Đức Thánh Cha, người ta vẫn thấy một hàng các linh mục, tu sĩ xếp hàng rồng rắn để lấy thẻ Clergy – có dán hình. Nhiều vị không kiên nhẫn nổi đành bỏ cuộc sau mấy ngày xếp hàng. Đa số các linh mục phải xếp hàng 6-7 tiếng đồng hồ để làm thẻ. Cá biệt, có vị phải xếp hàng 3 ngày mới làm được thẻ. Cố nhiên, người ta có thể thông cảm những yêu cầu an ninh của thời khủng bố, nhưng thật khó thông cảm khi cho đến ngày thứ Ba 15/7, cũng chỉ có 2 computers (sau đó tăng dần lên 5-6 cái) được đưa ra hoạt động trong khi hàng ngàn người chưa làm được thẻ phải đứng xếp hàng giờ này sang giờ khác. Với số lượng hàng 4,000 linh mục, chí ít cũng phải trưng dụng 50 computers nếu thực sự muốn tăng cường security cho chặt chẽ.
Theo thống kê đưa ra vào cuối ngày thứ Hai, có khoảng 2000 phóng viên đăng ký tường thuật tại chỗ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008. Nhiều phóng viên có đăng ký nhưng không lấy được thẻ Media. VietCatholic có 5 linh mục, 1 nữ tu và 5 giáo dân đăng ký. 1 linh mục phải chờ đến ngày thứ Năm 17/7 mới lấy được thẻ. Nữ tu duy nhất trong đoàn cuối cùng vẫn không lấy được thẻ. 2 giáo dân đến ngày thứ Năm 17/7 mới lấy được thẻ sau nhiều lần can thiệp.
Nguyên nhân là vì cơ sở dữ liệu có nhiều sai sót và không có khả năng tìm kiếm theo nhiều fields khác nhau (Tên họ, tên cơ quan, ngày sinh, trú quán... )
2. Hàng rào ngôn ngữ
Trong thánh lễ khai mạc, Đức Hồng Y George Pell đã có một bài giảng hùng hồn trong đó ngài liên kết thật sâu sắc những ý tưởng của bài trích sách tiên tri Êzêkien (Ezekiel 37:1-14), thư thánh Phaolô gởi tín hữu thành Galát (Gal. 5:16-17, 22-25), bài Phúc Âm theo thánh Luca (Lc 8:4-15) với chủ đề của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Từ trên khán đài, người ta thấy rõ có những khu vực các bạn trẻ chú ý lắng nghe, và suy tư về những lời ngài nói. Tuy nhiên, cũng có những khu vực các bạn nói chuyện với nhau, thậm chí đùa giỡn hay bỏ đi lang thang.
Chúng tôi có dịp gặp gỡ một linh mục người El Salvador trong Trung Tâm Truyền Thông Quốc Tế (International Media Center). Chúng tôi thấy ngài đọc những bài giảng của Đức Thánh Cha được dịch ra tiếng Tây Ban Nha vào trong một cassette. Ngài giải thích với chúng tôi rằng ngài sẽ mở cassette cho nhóm các bạn trẻ El Salvador nghe trong khi Đức Thánh Cha nói. Ngài cho biết là những trở ngại ngôn ngữ khiến các bạn trẻ trong nhóm của ngài chẳng hiểu Đức Hồng Y George Pell nói gì. Ngài e ngại ban tổ chức chẳng có phương cách nào cải tiến tình hình (và đúng là như vậy), nên ngài “tự thân vận động”.
Chúng ta cũng nên biết qua là trong Trung Tâm Truyền Thông Quốc Tế, các bài diễn văn của Đức Thánh Cha và các vị Hồng Y thường được công bố sớm có khi đến 24 giờ đồng hồ dưới dạng Embargo (embargoed until time of delivery – cấm không được phổ biến cho đến khi đọc diễn văn). Nhiều vị tưởng chúng tôi có khả năng nghe Đức Thánh Cha nói đến đâu thì dịch đến đó. Thật sự là chúng tôi không có tài đó. Chẳng qua là biết trước rồi dịch trước đi đến giờ thì đưa lên.
Trong bài giảng đêm canh thức của Đức Thánh Cha, đoạn ngài nói về thần học của Thánh Augustinô về Chúa Thánh Thần rất phức tạp. Trong cuộc họp báo hôm Chúa Nhật 20/7, cha Lombardi phát ngôn viên Tòa Thánh cũng thừa nhận là chính ngài và nhiều người khác cũng cảm thấy khó hiểu tối thiểu là “on the first impression” (ấn tượng lần đầu đọc qua). Nhưng cha Lombardi giải thích thêm đó là “lựa chọn của ngài [ĐGH], ngài lựa ra những chủ đề đòi hỏi phải suy tư, đòi hỏi phải học hỏi để có thể hiểu được, đòi phải quay lại để làm cho rõ nghĩa”.
Trong bối cảnh như thế, nếu cộng thêm những khó khăn về ngôn ngữ nữa thì giới trẻ rất khó lĩnh hội được những lời của Đức Thánh Cha. Đại Hội lần tới diễn ra tại Madrid với tiếng Tây Ban Nha là sinh ngữ chính, tình hình xem ra còn khó khăn hơn.
Nên chăng việc phân chia các section nên theo các ngôn ngữ hơn là theo quốc gia và có những thiết bị phiên dịch cần thiết.
Trong khi chờ đợi có những cải tiến về phương diện này, có lẽ cách hay nhất là chúng ta tiếp tục học hỏi thêm về sứ điệp của Đức Thánh Cha qua những chương trình “follow up” - những chương trình Hậu Đại Hội.
3. Những chỉ dẫn
Những bảng chỉ dẫn trong các thánh lễ cần phải rõ ràng, phải nhiều và phải viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong lúc rước lễ, ngay trong khu vực A2 dành cho các linh mục, nhiều vị không biết đi lối nào để lên rước lễ. Không có một bảng chỉ dẫn. Trong biển người bao la đó, các linh mục phải nhìn tứ phía Đông Tây Nam Bắc hỏi nhau xem đi lối nào.
Khôi hài nhất là hôm tối Thứ Bẩy, sau khi được sự hướng dẫn tận tình của các nhân viên cảnh sát, các phóng viên Hoa Kỳ, Ý (VietCatholic cũng tháp tùng theo) đi dần theo các mũi tên để làm thành một vòng tròn. Sau khi đi 15’ mọi người hết hồn khi nhận ra đó chính là vị trí ban đầu! Trong khi đó nhân viên an ninh cứ thúc hối đi tiếp (tức là làm thêm một vòng tròn vô tận nữa). Chỉ đến khi mọi người phản đối không đi nữa thì mới có người đến chỉ dẫn con đường thoát khỏi "mê lộ".
Trên đây là một số những góp ý của chúng tôi, mong nhận được thêm những góp ý của quý cha và anh chị em.