Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật XVIII Thường Niên – A (Mt 14:13-21)
Trong Cựu Ước, ông Môsê đã giải thoát dân Do Thái khỏi ách nô lệ tội lỗi và đưa họ về Đất Hứa. Trên đường về Đất Hứa ông đã vâng lệnh Thiên Chúa truyền lại cho dân Lề Luật và những chỉ thị của Ngài. Đồng thời Thiên Chúa cũng ban cho họ lương thực hằng ngày là mana để họ có sức mà hành trình. Chúa Giêsu là Môsê mới. Chúa đến để cứu thoát chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi và dẫn đưa chúng ta về quê trời. Chúa đến để cho chúng ta được sống và được sống dồi dào (Ga 10:10), vì Người ban cho chúng ta Lề Luật mới (Ga 13:34) và Lời Hằng Sống. Hơn nữa, Người cũng ban cho chúng ta chính Mình Máu Thánh của Người làm lương thực dưỡng nuôi chúng ta trên đường lữ khách trần gian. Ngày nay mỗi lần tham dự Thánh Lễ là chúng ta cũng được Chúa nuôi dưỡng như dân Do Thái trong bài Tin Mừng hôm nay bằng hai loại Bánh Hằng Sống là Lời Người và Bí Tích Thánh Thể. Đồng thời Chúa cũng sai chúng ta vào trần gian và bảo chúng ta rằng, “Các con hãy cho họ ăn”.
Mt 14:13 - Khi ấy Chúa Giêsu nghe tin Gioan Tẩy Giả đã chết, thì Người rời bỏ nơi đó, xuống thuyền đi đến nơi hoang địa vắng vẻ. Dân chúng nghe biết, thì từ các thành phố đi bộ theo Người.
Khi Chúa Giêsu nghe tin Thánh Gioan Tẩy Giả bị tiểu vương Hêrôđê Antipa giết, Người tránh đi một nơi hoang địa thanh vắng. Nhiều người nghĩ rằng Chúa tránh đi vì sợ chết. Thánh Giêrônimô cho rằng Chúa tránh đi không phải vì sợ, nhưng là vì Người muốn làm gương cho chúng ta biết giữ mình để chu toàn bổn phận Thiên Chúa trao phó, như Người dạy trong câu Matthêu 10:23: “Khi người ta khủng bố các con ở thành này, thì hãy trốn sang thành khác.” Ðồng thời Người cũng vào đó để cầu nguyện.
Trong Chương 13 thì Chúa Giêsu và các môn đệ đang ở phía Tây của Biển Hồ là vùng đất dưới quyền Hêrôđê Antipa, là kẻ giết Thánh Gioan, nên các ngài đi thuyền qua vùng đất của tiểu vương Phillipê. Dân chúng nhìn theo hướng thuyền đi nên đoán được rằng Người đi đâu, và đã đi bộ mà theo Người. Thực ra khoảng cách đi bộ phải xa gấp đôi khoảng cách chèo thuyền vì phải đi vòng quanh bờ hồ, nhưng họ đã đến trước, chứng tỏ họ ao ước nghe Người giảng dạy biết bao.
Ngày nay nhân loại cũng vẫn đổ xô đi tìm Chúa như dân Do Thái ngày xưa. Nghe chỗ nào có Chúa là người ta tụ đến, như trong Đại Hội Giới Trẻ ở Sydney vừa qua hay là trong chuyến Tông Du Hoa Kỳ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Nhưng người ta cũng đổ xô đi tìm những chúa khác, là những chúa chỉ thỏa mãn sự hiếu kỳ của họ mà không giúp ích gì cho đời họ, như vụ 200,000 người Đức đến Bálinh để nghe Obama và ra về đầy thất vọng, hoặc tìm đến những hí trường để mua được một vài giây phút giải trí tạm bợ. Là môn đệ của Chúa, chúng ta có nhiệm vụ chỉ cho đám đông dân chúng này biết rằng Chúa thật đang ở đâu như Đức Thánh Cha đã nhắn nhắn nhủ giới trẻ ờ Sydney rằng “Chúng con hãy trở thành tông đồ cho bạn bè chúng con!”
Mt 14:14 - Ra khỏi thuyền, Người thấy dân chúng đông đảo, thì thương xót họ, và chữa những người bệnh tật trong họ.
Chúa thấy đám đông thì động lòng thương. Thánh Marcô (Mk 6:34) thêm rằng vì họ như đàn chiên không người chăn. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa tỏ ra là Đấng hay Thương Xót. Ở đây Chúa Giêsu tỏ ra Người là hiện thân của Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Không ai có thể hiểu được Lòng Thương Xót của Thiên Chúa cho đến khi Chúa con xuống thế để chia sẻ thân phận con người với chúng ta. Người đã trở nên một người yếu đuối, nghèo nàn, hèn mọn và tầm thường trong xã hội như đa số chúng ta. Người ở với loài người bằng một trái tim nhân loại để cùng thương cảm với họ. Ngày nay Người cũng vẫn ở với nhân loại bằng con tim của mỗi Kitô hữu. Thật vậy, Chúa dùng chúng ta để đem Lòng Thương Xót đền cho thế gian đau khổ và tội lỗi. Người đang nhắn nhủ mỗi người chúng ta qua Thánh Faustna: “Trong giao ước cũ Cha gửi các ngôn sứ đến với những lời răn đe - Hôm nay Cha sai con đi với Lòng Thương Xót của Cha. Trước ngày công lý, Cha đang gửi đến loài người ngày thương xót.” (Nhật Ký Thánh Faustina, V, 155). Vậy Chúa cũng muốn mỗi người chúng ta đi vào thế gian để thương xót, chữa mọi tật nguyền và chỉ cho những người mà chúng ta gặp mỗi ngày biết chân lý.
Vậy chúng ta phải làm gì để chu toàn sứ mạng này. Có nhiều cách để giúp đỡ tha nhân, nhưng đối với Thiên Chúa động cơ nào thúc đẩy chúng ta giúp đỡ tha nhân mới là quan trọng. Trong Học Thuyết Xã Hội Công Giáo, Hội Thánh dạy chúng ta rằng tôn trọng nhân phẩm phải là động lực của tất cả mọi việc xã hội chúng ta làm. Con người có nhân phẩm vì họ là hình ảnh của Thiên Chúa. Nhân phẩm này phải được tôn trọng từ khi thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên. Giúp đỡ tha nhân là giúp họ sống xứng đáng đời sống con người.
Nhiều người giúp đỡ tha nhân không nhằm mục đích tôn trọng hay nâng cao nhân phẩm của họ nhưng vì những mục đích thầm kín của mình. Thí dụ như có những chính trị gia đưa ra những chương trình xã hội rất bùi tai trong mùa bầu cử lúc thoạt đầu nghe ra rất nhân đạo, nhưng khi nhìn kỹ lại thì chỉ để dụ dỗ cử tri mà kiếm phiếu. Có những người đề ra các chương trình giúp đỡ người nghèo rất hấp dẫn, nhưng đồng thời lại ủng hộ phá thai. Lý do là người nghèo có thể bỏ phiếu cho họ nên họ mua chuộc, còn các thai nhi không có quyền bỏ phiếu nên họ nhẫn tâm chà đạp nhân phẩm các em. Như thế đâu phải là nhân đạo thật mà là nhẫn đạo. Như thế đâu phải lo cho người nghèo mà lo cho địa vị của mình.
Xét lại mình, đôi khi tôi cũng làm những việc đạo đức hay từ thiện một phần vì muốn được danh tiếng hay vì thêm quen biết để kinh doanh,chứ không phải hoàn vì thương người. Và như thế tôi cũng chưa thật sự có một tâm tình yêu người như Chúa muốn tôi yêu họ. Dù bề ngoài chưa chắc ai biết ý định thầm kín của tôi. Nhưng Thiên Chúa biết.
Ngoài ra, mục đích của Chúa Giêsu là đến nơi thanh vắng để nghỉ ngơi và cầu nguyện, nhưng khi thấy nhu cầu của dân chúng thì Người thay đổi chương trình ngay. Thái độ của Chúa Giêsu cho thấy rằng làm việc tông đồ cần có chương trình, nhưng cũng phải uyển chuyển, chứ không phải lúc nào cũng dựa vào nguyên tắc.
Mt 14:15-18 - Chiều tới, các môn đệ đến gần thưa Người rằng: "Đây là nơi hoang địa, mà giờ đã chiều rồi, xin Thầy giải tán dân chúng, để họ vào các làng mạc mà mua thức ăn". Nhưng Chúa Giêsu nói với các ông rằng: "Họ chẳng cần phải đi, các con hãy cho họ ăn". Các ông thưa lại rằng: "Ở đây chúng con chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá". Người bảo các ông rằng: "Hãy đem lại cho Thầy".
Trước hết, Chúa Giêsu phải làm và nói điều gì hấp dẫn lắm đến nỗi những kẻ theo Người quên cả ăn và ở lỳ với Người đến chiều. Tin Mừng Marcô còn nói thêm rằng “Người dạy họ nhiều điều”(Mc 6:34). Những điều Chúa giảng dạy cả ngày đó không được ghi trong cả bốn sách Tin Mừng, nhưng chắc chắn là những điều quan trọng mà các Tông Đồ sau này truyền lại cho Hội Thánh qua Thánh Truyền. Người Tin Lành thường đồng hóa Lời Chúa với các sách Thánh Kinh. Còn Công Giáo coi chính Đức Kitô là Lời Chúa (x. GLCG 108). Lời này được truyền lại cách sống động trong Hội Thánh qua Thánh Kinh và Thánh Truyền. Chính vì thế mà theo Hội Thánh dạy rằng cả Thánh Kinh và Thánh Truyền là hai cách khác nhau để truyền lại Lời Chúa (x. GLCG 80-82). Cả hai hợp thành “Kho Tàng Đức Tin” của chúng ta (x. GLCG 84).
Các môn đệ lo âu cho dân chúng là điều phải. Nhưng Chúa mốn chính các ngài phải cho họ ăn, bởi vì lời nói mà không có việc làm chỉ là những lời vô nghĩa, như Thánh Giacôbê viết, “Nếu có một người anh em hay chị em không có gì để mặc, và thiếu đồ ăn hằng ngày, và một người trong anh em bảo họ, ‘Hãy đi bình an, có áo ấm, cơm no,’ mà không cho họ những gì họ đang cần cho thân xác, thì nào được ích gì?” (Gia 2:15-16). Chúa cũng bảo chúng ta là những môn đệ của Người rằng “các con hãy cho họ ăn”. Chúa muốn các môn đệ phải cố gắng trước. Các ông chỉ tìm tìm được năm cái bánh và hai con cá. Thế là đủ cho năm ngàn người rồi, còn thiếu bao nhiêu thì Chúa sẽ bù cho.
Nhiều người trong chúng ta vì thấy khả năng mình quá giới hạn nên tiếc không dám dùng để giúp đỡ người khác, và đưa ra bao nhiêu lời bào chữa hay ho: một con én không làm nên mùa xuân, không có mợ thì chợ cũng đông… Chúa không cần tài của chúng ta nhưng cần tấm lòng của chúng ta, một tấm lòng biết rung động, biết cảm thông với những đau khổ, thiếu thốn và nhu cầu của người khác, và một bàn tay sẵn sàng lấy những gì mình đang có ra mà dâng lên cho Chúa. Một tâm hồn biết phó thác cho Chúa, biết dâng lên Chúa và chia sẻ với người khác chính những gì thiết yếu của mình, chứ không phải là những đồ thừa của mình. Các môn đệ chỉ có năm cái bánh và hai con cá. Một số lượng thực phẩm quá nhỏ cho mấy thầy trò, nhưng các ông đã chia sẻ hết với mọi người. Và Chúa đã không để các ông bị thiếu thốn.
Mt 14:19 - Khi Người đã truyền cho dân chúng ngồi trên cỏ, Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ, các ông này phân phát cho dân chúng.
Việc Chúa Giêsu truyền cho dân chúng ngồi trên cỏ xanh để Người ban phát thức ăn cho họ nhắc lại cho chúng ta hình ảnh vị mục tử nhân lành đưa đàn chiên đến ăn cỏ nơi đồng xanh (x. Tv 23:2). Việc dân chúng ngồi ăn là hình ảnh Chúa Giêsu sẽ quy tụ toàn thể nhân loại trong bữa tiệc trên Trời (x. Lc 14:15).
Bánh mà Chúa đang ban cho mọi người không những chỉ là bánh nuôi phần xác mà còn là bánh nuôi linh hồn. Bánh ấy trước hết là Lời giáo huấn của Người rồi sau đó mới là thức ăn. Bằng cách ban bánh cho họ, người muốn chứng tỏ rằng Lời Người là Lời Thiên Chúa (x. TL 8:3; KN 16:26; Mt 4:4).
Việc Chúa cầm lấy bánh tạ ơn là dấu hiệu báo trườc Bí Tích Thánh Thể mà Chúa thiết lập trong Bữa Tiệc Ly. “Hội Thánh nhận ra các phép lạ hóa bánh ra nhiều, khi ‘Chúa Giê-su đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ phân phát để nuôi sống đám đông"’, tiên báo sự phong phú của tấm bánh duy nhất là ‘Thánh Thể’ (x. Mt 14,13-21; 15,32-39)” (GLCG 1335).
Chúa ngước mắt lên trời dâng lời chúc tụng chứng tỏ sự liên hệ của Người với Đức Chúa Cha. Việc Chúa bẻ bánh ra và trao cho các môn đệ để các ông phân phát là hình ảnh mà Người đang ban chính Mình Người cho chúng ta trong Bí Tích Thánh Thể qua thừa tác vụ linh mục của Hội Thánh. Chúa Giêsu chính là Bánh hằng sống được bẻ ra trên bàn thờ Thánh Giá để nuôi nhân loại (Ga 6).
Vậy bài Tin Mừng hôm nay cũng tiền trưng cho hình ảnh của Thánh Lễ mà chúng ta cử hành trong Hội Thánh với hai bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể.
Mt 14:20-21 - Mọi người đều ăn no. Và người ta thu lượm được mười hai thúng đầy những miếng bánh vụn. Số người ăn là năm ngàn người đàn ông, không kể đàn bà và con trẻ.
Mọi người được ăn no nê nhắc lại lời chúc tụng Thiên Chúa nuôi dân Do Thái trong Cựu Ước (Tv 78:29). Chúa Giêsu là một Môsê mới, là Đấng đến để cho chúng ta ăn uống thỏa thuê mà không phải trả tiền như ngôn sứ Isaia nói trong bài đọc thứ nhất (Is 55: 1-3) hôm nay.
Chúa không những chỉ ban cho đủ ăn mà còn ban cho dư thừa đến mười hai giỏ đầy. Mười hai ở đây chỉ mười hai chi tộc Israel, mà cũng chỉ Mười Hai Tông Đồ, là nền tảng của Hội Thánh tương lai. Việc bánh còn dư thừa này chứng tỏ là Chúa lúc nào cũng đại lượng với chúng ta. Ở đây đáng lẽ phải dịch là những miếng bánh còn dư chứ không nên dịch là những mếng bánh vụn, vì tiếng Hy Lạp viết là των κλασματων nghĩa là những miếng đã được bẻ ra, và περισσευον có nghĩa là còn dư lại chưa ai ăn, vượt quá khẩu phần. Như vậy đây là những miếng bánh Chúa bẻ ra trao cho các môn đệ phân phát còn dư lại, chứ không phải những mẩu bánh vụn người ta ăn không hết rồi bỏ đi. Mà số người chắc cũng phải đến cả chục ngàn vì chỉ có đàn ông không đã năm ngàn người.
Mười hai thúng đầy - Trong bài này dịch là thúng thì không chỉnh lắm. Đúng ra phải dịch là giỏ. Giỏ là dịch chữ κοφινος của Hy Lạp (bản NAB dịch là wicker basket, bản Bible de Jerusalem dịch là couffin, còn bản TOB dịch là panier). Trong chuyện bánh hóa ra nhiều nuôi năm ngàn người này, cả bốn Tin Mừng đều dùng chữ κοφινος - giỏ (Mt 14:20; Mk 6:43; Lk 9:17; Jn 6:13) chứ không dùng chữ σφυρις - thúng. Có nhiều người cho rằng chuyện bánh hóa ra nhiều này và chuyện nuôi bốn ngàn người (Mt 15:32; Mk 8:1) là một, nhưng nếu đọc kỹ thì thấy ở lần thứ hai này người ta dùng thúng – σφυρις (Mt 15:37) (các bản tiếng Anh dịch là basket, các bản tiếng Pháp (Bible de Jerusalem và TOB) dịch là corbeille) thay vì giỏ. Theo truyền thống thì người Do Thái dùng giỏ chứ không dùng thúng. Học giả William Barclay viết rằng người Do Thái khi đi xa thường mang giỏ theo với họ (xem William Barclay – The Gospel of Mark 6:35-44). Như thế chứng tỏ rằng hai phép lạ xảy ra ở hai địa điểm khác nhau, lần đầu ở khu vực của người Do Thái, vì người ta dùng giỏ để đựng bánh, lần thứ hai ở khu vực Dân Ngoại vì dùng thúng.
Ngày nay một số học giả Thánh Kinh không tin có phép lạ nên cho rằng Chúa Giêsu không làm cho bánh hóa ra nhiều, mà Người chỉ là một nhà hùng biện có tài thuyết phục mọi người bỏ bánh mà họ mang theo trong mình ra để chia sẻ với nhau. Dù không tin phép lạ, nhưng khi giải thích cách này họ đã vô tình cắt nghĩa rằng Chúa Giêsu đã làm một phép lạ cả thể hơn là biến đổi lòng những kẻ nghe Người giảng dạy từ ích kỷ chỉ khư khư giữ cho mình thành những người vị tha biết chia sẻ với người khác.
Câu hỏi để suy nghĩ và thảo luận
1. Tại sao Chúa Giêsu lại rút lui và đến một nơi hoang vắng? Người đến đó để làm gì? Phản ứng của Người về việc dân chúng kéo đến phá đám Người ra sao? Nếu bạn là Chúa Giêsu thì bạn cảm thấy thế nào?
2. Nếu bạn phải dọn đồ ăn cho năm ngàn người trong một buổi picnic, bạn sẽ cho họ ăn gì?
3. Nếu bạn là một môn đệ đang ở đó như trong câu 15 thì bạn cảm thấy thế nào? Và bạn phản ứng ra sao khi Chúa bảo bạn hãy cho họ ăn?
4. Câu chuyện này có những gì liên quan gì đến việc Chúa lập Phép Thánh Thể?
5. Nếu bạn là một trong những thực khách hôm đó thì bạn cảm thấy thế nào? Bạn sẽ làm gì cho Chúa Giêsu để đáp lại việc Người làm cho bạn?
6. Các môn đệ tìm thấy nơi Chúa Giêsu quyền năng mới nào? Quyền năng này Chúa còn tiếp tục thể hiện trong thế giới hôm nay không? Bạn có tìm thấy quyền năng đó nơi Chúa Giêsu không?
Trong Cựu Ước, ông Môsê đã giải thoát dân Do Thái khỏi ách nô lệ tội lỗi và đưa họ về Đất Hứa. Trên đường về Đất Hứa ông đã vâng lệnh Thiên Chúa truyền lại cho dân Lề Luật và những chỉ thị của Ngài. Đồng thời Thiên Chúa cũng ban cho họ lương thực hằng ngày là mana để họ có sức mà hành trình. Chúa Giêsu là Môsê mới. Chúa đến để cứu thoát chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi và dẫn đưa chúng ta về quê trời. Chúa đến để cho chúng ta được sống và được sống dồi dào (Ga 10:10), vì Người ban cho chúng ta Lề Luật mới (Ga 13:34) và Lời Hằng Sống. Hơn nữa, Người cũng ban cho chúng ta chính Mình Máu Thánh của Người làm lương thực dưỡng nuôi chúng ta trên đường lữ khách trần gian. Ngày nay mỗi lần tham dự Thánh Lễ là chúng ta cũng được Chúa nuôi dưỡng như dân Do Thái trong bài Tin Mừng hôm nay bằng hai loại Bánh Hằng Sống là Lời Người và Bí Tích Thánh Thể. Đồng thời Chúa cũng sai chúng ta vào trần gian và bảo chúng ta rằng, “Các con hãy cho họ ăn”.
Mt 14:13 - Khi ấy Chúa Giêsu nghe tin Gioan Tẩy Giả đã chết, thì Người rời bỏ nơi đó, xuống thuyền đi đến nơi hoang địa vắng vẻ. Dân chúng nghe biết, thì từ các thành phố đi bộ theo Người.
Khi Chúa Giêsu nghe tin Thánh Gioan Tẩy Giả bị tiểu vương Hêrôđê Antipa giết, Người tránh đi một nơi hoang địa thanh vắng. Nhiều người nghĩ rằng Chúa tránh đi vì sợ chết. Thánh Giêrônimô cho rằng Chúa tránh đi không phải vì sợ, nhưng là vì Người muốn làm gương cho chúng ta biết giữ mình để chu toàn bổn phận Thiên Chúa trao phó, như Người dạy trong câu Matthêu 10:23: “Khi người ta khủng bố các con ở thành này, thì hãy trốn sang thành khác.” Ðồng thời Người cũng vào đó để cầu nguyện.
Trong Chương 13 thì Chúa Giêsu và các môn đệ đang ở phía Tây của Biển Hồ là vùng đất dưới quyền Hêrôđê Antipa, là kẻ giết Thánh Gioan, nên các ngài đi thuyền qua vùng đất của tiểu vương Phillipê. Dân chúng nhìn theo hướng thuyền đi nên đoán được rằng Người đi đâu, và đã đi bộ mà theo Người. Thực ra khoảng cách đi bộ phải xa gấp đôi khoảng cách chèo thuyền vì phải đi vòng quanh bờ hồ, nhưng họ đã đến trước, chứng tỏ họ ao ước nghe Người giảng dạy biết bao.
Ngày nay nhân loại cũng vẫn đổ xô đi tìm Chúa như dân Do Thái ngày xưa. Nghe chỗ nào có Chúa là người ta tụ đến, như trong Đại Hội Giới Trẻ ở Sydney vừa qua hay là trong chuyến Tông Du Hoa Kỳ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Nhưng người ta cũng đổ xô đi tìm những chúa khác, là những chúa chỉ thỏa mãn sự hiếu kỳ của họ mà không giúp ích gì cho đời họ, như vụ 200,000 người Đức đến Bálinh để nghe Obama và ra về đầy thất vọng, hoặc tìm đến những hí trường để mua được một vài giây phút giải trí tạm bợ. Là môn đệ của Chúa, chúng ta có nhiệm vụ chỉ cho đám đông dân chúng này biết rằng Chúa thật đang ở đâu như Đức Thánh Cha đã nhắn nhắn nhủ giới trẻ ờ Sydney rằng “Chúng con hãy trở thành tông đồ cho bạn bè chúng con!”
Mt 14:14 - Ra khỏi thuyền, Người thấy dân chúng đông đảo, thì thương xót họ, và chữa những người bệnh tật trong họ.
Chúa thấy đám đông thì động lòng thương. Thánh Marcô (Mk 6:34) thêm rằng vì họ như đàn chiên không người chăn. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa tỏ ra là Đấng hay Thương Xót. Ở đây Chúa Giêsu tỏ ra Người là hiện thân của Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Không ai có thể hiểu được Lòng Thương Xót của Thiên Chúa cho đến khi Chúa con xuống thế để chia sẻ thân phận con người với chúng ta. Người đã trở nên một người yếu đuối, nghèo nàn, hèn mọn và tầm thường trong xã hội như đa số chúng ta. Người ở với loài người bằng một trái tim nhân loại để cùng thương cảm với họ. Ngày nay Người cũng vẫn ở với nhân loại bằng con tim của mỗi Kitô hữu. Thật vậy, Chúa dùng chúng ta để đem Lòng Thương Xót đền cho thế gian đau khổ và tội lỗi. Người đang nhắn nhủ mỗi người chúng ta qua Thánh Faustna: “Trong giao ước cũ Cha gửi các ngôn sứ đến với những lời răn đe - Hôm nay Cha sai con đi với Lòng Thương Xót của Cha. Trước ngày công lý, Cha đang gửi đến loài người ngày thương xót.” (Nhật Ký Thánh Faustina, V, 155). Vậy Chúa cũng muốn mỗi người chúng ta đi vào thế gian để thương xót, chữa mọi tật nguyền và chỉ cho những người mà chúng ta gặp mỗi ngày biết chân lý.
Vậy chúng ta phải làm gì để chu toàn sứ mạng này. Có nhiều cách để giúp đỡ tha nhân, nhưng đối với Thiên Chúa động cơ nào thúc đẩy chúng ta giúp đỡ tha nhân mới là quan trọng. Trong Học Thuyết Xã Hội Công Giáo, Hội Thánh dạy chúng ta rằng tôn trọng nhân phẩm phải là động lực của tất cả mọi việc xã hội chúng ta làm. Con người có nhân phẩm vì họ là hình ảnh của Thiên Chúa. Nhân phẩm này phải được tôn trọng từ khi thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên. Giúp đỡ tha nhân là giúp họ sống xứng đáng đời sống con người.
Nhiều người giúp đỡ tha nhân không nhằm mục đích tôn trọng hay nâng cao nhân phẩm của họ nhưng vì những mục đích thầm kín của mình. Thí dụ như có những chính trị gia đưa ra những chương trình xã hội rất bùi tai trong mùa bầu cử lúc thoạt đầu nghe ra rất nhân đạo, nhưng khi nhìn kỹ lại thì chỉ để dụ dỗ cử tri mà kiếm phiếu. Có những người đề ra các chương trình giúp đỡ người nghèo rất hấp dẫn, nhưng đồng thời lại ủng hộ phá thai. Lý do là người nghèo có thể bỏ phiếu cho họ nên họ mua chuộc, còn các thai nhi không có quyền bỏ phiếu nên họ nhẫn tâm chà đạp nhân phẩm các em. Như thế đâu phải là nhân đạo thật mà là nhẫn đạo. Như thế đâu phải lo cho người nghèo mà lo cho địa vị của mình.
Xét lại mình, đôi khi tôi cũng làm những việc đạo đức hay từ thiện một phần vì muốn được danh tiếng hay vì thêm quen biết để kinh doanh,chứ không phải hoàn vì thương người. Và như thế tôi cũng chưa thật sự có một tâm tình yêu người như Chúa muốn tôi yêu họ. Dù bề ngoài chưa chắc ai biết ý định thầm kín của tôi. Nhưng Thiên Chúa biết.
Ngoài ra, mục đích của Chúa Giêsu là đến nơi thanh vắng để nghỉ ngơi và cầu nguyện, nhưng khi thấy nhu cầu của dân chúng thì Người thay đổi chương trình ngay. Thái độ của Chúa Giêsu cho thấy rằng làm việc tông đồ cần có chương trình, nhưng cũng phải uyển chuyển, chứ không phải lúc nào cũng dựa vào nguyên tắc.
Mt 14:15-18 - Chiều tới, các môn đệ đến gần thưa Người rằng: "Đây là nơi hoang địa, mà giờ đã chiều rồi, xin Thầy giải tán dân chúng, để họ vào các làng mạc mà mua thức ăn". Nhưng Chúa Giêsu nói với các ông rằng: "Họ chẳng cần phải đi, các con hãy cho họ ăn". Các ông thưa lại rằng: "Ở đây chúng con chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá". Người bảo các ông rằng: "Hãy đem lại cho Thầy".
Trước hết, Chúa Giêsu phải làm và nói điều gì hấp dẫn lắm đến nỗi những kẻ theo Người quên cả ăn và ở lỳ với Người đến chiều. Tin Mừng Marcô còn nói thêm rằng “Người dạy họ nhiều điều”(Mc 6:34). Những điều Chúa giảng dạy cả ngày đó không được ghi trong cả bốn sách Tin Mừng, nhưng chắc chắn là những điều quan trọng mà các Tông Đồ sau này truyền lại cho Hội Thánh qua Thánh Truyền. Người Tin Lành thường đồng hóa Lời Chúa với các sách Thánh Kinh. Còn Công Giáo coi chính Đức Kitô là Lời Chúa (x. GLCG 108). Lời này được truyền lại cách sống động trong Hội Thánh qua Thánh Kinh và Thánh Truyền. Chính vì thế mà theo Hội Thánh dạy rằng cả Thánh Kinh và Thánh Truyền là hai cách khác nhau để truyền lại Lời Chúa (x. GLCG 80-82). Cả hai hợp thành “Kho Tàng Đức Tin” của chúng ta (x. GLCG 84).
Các môn đệ lo âu cho dân chúng là điều phải. Nhưng Chúa mốn chính các ngài phải cho họ ăn, bởi vì lời nói mà không có việc làm chỉ là những lời vô nghĩa, như Thánh Giacôbê viết, “Nếu có một người anh em hay chị em không có gì để mặc, và thiếu đồ ăn hằng ngày, và một người trong anh em bảo họ, ‘Hãy đi bình an, có áo ấm, cơm no,’ mà không cho họ những gì họ đang cần cho thân xác, thì nào được ích gì?” (Gia 2:15-16). Chúa cũng bảo chúng ta là những môn đệ của Người rằng “các con hãy cho họ ăn”. Chúa muốn các môn đệ phải cố gắng trước. Các ông chỉ tìm tìm được năm cái bánh và hai con cá. Thế là đủ cho năm ngàn người rồi, còn thiếu bao nhiêu thì Chúa sẽ bù cho.
Nhiều người trong chúng ta vì thấy khả năng mình quá giới hạn nên tiếc không dám dùng để giúp đỡ người khác, và đưa ra bao nhiêu lời bào chữa hay ho: một con én không làm nên mùa xuân, không có mợ thì chợ cũng đông… Chúa không cần tài của chúng ta nhưng cần tấm lòng của chúng ta, một tấm lòng biết rung động, biết cảm thông với những đau khổ, thiếu thốn và nhu cầu của người khác, và một bàn tay sẵn sàng lấy những gì mình đang có ra mà dâng lên cho Chúa. Một tâm hồn biết phó thác cho Chúa, biết dâng lên Chúa và chia sẻ với người khác chính những gì thiết yếu của mình, chứ không phải là những đồ thừa của mình. Các môn đệ chỉ có năm cái bánh và hai con cá. Một số lượng thực phẩm quá nhỏ cho mấy thầy trò, nhưng các ông đã chia sẻ hết với mọi người. Và Chúa đã không để các ông bị thiếu thốn.
Mt 14:19 - Khi Người đã truyền cho dân chúng ngồi trên cỏ, Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ, các ông này phân phát cho dân chúng.
Việc Chúa Giêsu truyền cho dân chúng ngồi trên cỏ xanh để Người ban phát thức ăn cho họ nhắc lại cho chúng ta hình ảnh vị mục tử nhân lành đưa đàn chiên đến ăn cỏ nơi đồng xanh (x. Tv 23:2). Việc dân chúng ngồi ăn là hình ảnh Chúa Giêsu sẽ quy tụ toàn thể nhân loại trong bữa tiệc trên Trời (x. Lc 14:15).
Bánh mà Chúa đang ban cho mọi người không những chỉ là bánh nuôi phần xác mà còn là bánh nuôi linh hồn. Bánh ấy trước hết là Lời giáo huấn của Người rồi sau đó mới là thức ăn. Bằng cách ban bánh cho họ, người muốn chứng tỏ rằng Lời Người là Lời Thiên Chúa (x. TL 8:3; KN 16:26; Mt 4:4).
Việc Chúa cầm lấy bánh tạ ơn là dấu hiệu báo trườc Bí Tích Thánh Thể mà Chúa thiết lập trong Bữa Tiệc Ly. “Hội Thánh nhận ra các phép lạ hóa bánh ra nhiều, khi ‘Chúa Giê-su đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ phân phát để nuôi sống đám đông"’, tiên báo sự phong phú của tấm bánh duy nhất là ‘Thánh Thể’ (x. Mt 14,13-21; 15,32-39)” (GLCG 1335).
Chúa ngước mắt lên trời dâng lời chúc tụng chứng tỏ sự liên hệ của Người với Đức Chúa Cha. Việc Chúa bẻ bánh ra và trao cho các môn đệ để các ông phân phát là hình ảnh mà Người đang ban chính Mình Người cho chúng ta trong Bí Tích Thánh Thể qua thừa tác vụ linh mục của Hội Thánh. Chúa Giêsu chính là Bánh hằng sống được bẻ ra trên bàn thờ Thánh Giá để nuôi nhân loại (Ga 6).
Vậy bài Tin Mừng hôm nay cũng tiền trưng cho hình ảnh của Thánh Lễ mà chúng ta cử hành trong Hội Thánh với hai bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể.
Mt 14:20-21 - Mọi người đều ăn no. Và người ta thu lượm được mười hai thúng đầy những miếng bánh vụn. Số người ăn là năm ngàn người đàn ông, không kể đàn bà và con trẻ.
Mọi người được ăn no nê nhắc lại lời chúc tụng Thiên Chúa nuôi dân Do Thái trong Cựu Ước (Tv 78:29). Chúa Giêsu là một Môsê mới, là Đấng đến để cho chúng ta ăn uống thỏa thuê mà không phải trả tiền như ngôn sứ Isaia nói trong bài đọc thứ nhất (Is 55: 1-3) hôm nay.
Chúa không những chỉ ban cho đủ ăn mà còn ban cho dư thừa đến mười hai giỏ đầy. Mười hai ở đây chỉ mười hai chi tộc Israel, mà cũng chỉ Mười Hai Tông Đồ, là nền tảng của Hội Thánh tương lai. Việc bánh còn dư thừa này chứng tỏ là Chúa lúc nào cũng đại lượng với chúng ta. Ở đây đáng lẽ phải dịch là những miếng bánh còn dư chứ không nên dịch là những mếng bánh vụn, vì tiếng Hy Lạp viết là των κλασματων nghĩa là những miếng đã được bẻ ra, và περισσευον có nghĩa là còn dư lại chưa ai ăn, vượt quá khẩu phần. Như vậy đây là những miếng bánh Chúa bẻ ra trao cho các môn đệ phân phát còn dư lại, chứ không phải những mẩu bánh vụn người ta ăn không hết rồi bỏ đi. Mà số người chắc cũng phải đến cả chục ngàn vì chỉ có đàn ông không đã năm ngàn người.
Mười hai thúng đầy - Trong bài này dịch là thúng thì không chỉnh lắm. Đúng ra phải dịch là giỏ. Giỏ là dịch chữ κοφινος của Hy Lạp (bản NAB dịch là wicker basket, bản Bible de Jerusalem dịch là couffin, còn bản TOB dịch là panier). Trong chuyện bánh hóa ra nhiều nuôi năm ngàn người này, cả bốn Tin Mừng đều dùng chữ κοφινος - giỏ (Mt 14:20; Mk 6:43; Lk 9:17; Jn 6:13) chứ không dùng chữ σφυρις - thúng. Có nhiều người cho rằng chuyện bánh hóa ra nhiều này và chuyện nuôi bốn ngàn người (Mt 15:32; Mk 8:1) là một, nhưng nếu đọc kỹ thì thấy ở lần thứ hai này người ta dùng thúng – σφυρις (Mt 15:37) (các bản tiếng Anh dịch là basket, các bản tiếng Pháp (Bible de Jerusalem và TOB) dịch là corbeille) thay vì giỏ. Theo truyền thống thì người Do Thái dùng giỏ chứ không dùng thúng. Học giả William Barclay viết rằng người Do Thái khi đi xa thường mang giỏ theo với họ (xem William Barclay – The Gospel of Mark 6:35-44). Như thế chứng tỏ rằng hai phép lạ xảy ra ở hai địa điểm khác nhau, lần đầu ở khu vực của người Do Thái, vì người ta dùng giỏ để đựng bánh, lần thứ hai ở khu vực Dân Ngoại vì dùng thúng.
Ngày nay một số học giả Thánh Kinh không tin có phép lạ nên cho rằng Chúa Giêsu không làm cho bánh hóa ra nhiều, mà Người chỉ là một nhà hùng biện có tài thuyết phục mọi người bỏ bánh mà họ mang theo trong mình ra để chia sẻ với nhau. Dù không tin phép lạ, nhưng khi giải thích cách này họ đã vô tình cắt nghĩa rằng Chúa Giêsu đã làm một phép lạ cả thể hơn là biến đổi lòng những kẻ nghe Người giảng dạy từ ích kỷ chỉ khư khư giữ cho mình thành những người vị tha biết chia sẻ với người khác.
Câu hỏi để suy nghĩ và thảo luận
1. Tại sao Chúa Giêsu lại rút lui và đến một nơi hoang vắng? Người đến đó để làm gì? Phản ứng của Người về việc dân chúng kéo đến phá đám Người ra sao? Nếu bạn là Chúa Giêsu thì bạn cảm thấy thế nào?
2. Nếu bạn phải dọn đồ ăn cho năm ngàn người trong một buổi picnic, bạn sẽ cho họ ăn gì?
3. Nếu bạn là một môn đệ đang ở đó như trong câu 15 thì bạn cảm thấy thế nào? Và bạn phản ứng ra sao khi Chúa bảo bạn hãy cho họ ăn?
4. Câu chuyện này có những gì liên quan gì đến việc Chúa lập Phép Thánh Thể?
5. Nếu bạn là một trong những thực khách hôm đó thì bạn cảm thấy thế nào? Bạn sẽ làm gì cho Chúa Giêsu để đáp lại việc Người làm cho bạn?
6. Các môn đệ tìm thấy nơi Chúa Giêsu quyền năng mới nào? Quyền năng này Chúa còn tiếp tục thể hiện trong thế giới hôm nay không? Bạn có tìm thấy quyền năng đó nơi Chúa Giêsu không?