Chú Giải Thánh Thư Chúa Nhật XVIII Thường Niên – Năm A (Rom 8: 35, 37-39)
Trong bài đọc tuần trước Thánh Phaolô cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa làm tất cả mọi sự đều nhằm ích lợi cho những ai yêu mến Ngài, là những người được mời gọi theo ý định của Ngài. Và ý định đó là những người ấy trở nên giống hình dạng Con của Ngài. Trước khi sang bài đọc hôm nay, Thánh Nhân đưa ra ba câu hỏi: (1) Nếu Thiên Chúa về phe chúng ta, thì ai có thể chống lại chúng ta được? (2) Ngài là Ðấng đã không tha cho chính Con Một Mình, nhưng đã trao nộp Người vì tất cả chúng ta, thì làm sao Ngài lại không ban cho chúng ta tất cả những điều khác cùng với Người? (3) Ai sẽ truy tố những người đã được Thiên Chúa chọn? (x. Rom 8:31-33) Hôm nay ngài kết luận bằng câu hỏi cuối cùng: “Ai sẽ có thể tách biệt chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô?”
35 Ai sẽ tách biệt chúng ta ra khỏi lòng yêu mến của Đức Kitô được?
“Lòng yêu mến” hay nói đúng hơn là tình yêu của Đức Kitô đối với chúng ta. Chúa Giêsu yêu chúng ta trước đến nỗi Người đã chết cho chúng ta trong khi chúng ta còn là những người tội lỗi (x. Rom 5:8). Và Người đã làm thế vì quá yêu chúng ta như Người đã nói “Không ai có tình yêu cao trọng hơn tình yêu này, là hy sinh mạng sống vì bạn hữu của mình” (Ga 15:13). Chính vì tình yêu ấy mà Chúa không bao giờ từ bỏ chúng ta trừ khi chúng ta bỏ Người. Bao lâu chúng ta còn trung thành với Thiên Chúa thì ngoại cảnh không làm gì được chúng ta.
Hay là gian truân, buồn sầu, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, bắt bớ, gươm giáo sao?
Ở đây Thánh Phaolo đưa ra một loạt những nghịch cảnh mà các môn đệ Chúa có thể gặp phải. Danh sách trong bản dịch này là theo bản Latin Vulgate cũ. Hầu hết các bản mới liệt kê theo thứ tự sau: “gian truân, khốn khổ, khủng bố, đói khổ, trần truồng, hiểm nghèo, hay gươm giáo.” Tất cả những từ dùng ở đây đều không diễn tả hết những gì Thánh Phaolô muốn nói theo tiếng Hy Lạp. Chính Đức Kitô đã chấp nhận và trải qua tất cả những điều này vì yêu chúng ta. Người đã cho chúng ta biết rằng chúng ta cũng sẽ phải đương đầu với chúng. Người bảo chúng ta rằng “Môn đệ không hơn thầy, hoặc đầy tớ không hơn chủ. Môn đệ được như thầy, đầy tớ được như chủ, là đã đủ rồi” (Mt 10:24-25).
1) Gian truân (θλιψις) có nghĩa là những áp lực do những khó khăn từ bên ngoài tạo ra, như bị chỉ trích, bị cáo gian, bị chèn ép, kỳ thị,…
2) Khốn khổ (στενοχωρια) là những áp lực từ bên trong như lo âu, buồn phiền, không biết phải xoay xở ra sao giống như một người bị mắc kẹt ở một chỗ chật hẹp. Thánh Phaolô có ý nói rằng trong những hoàn cảnh, dù khó khăn thế nào đi nữa, Chúa cũng không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Ngài đã viết cho giáo đoàn Côrinthô rằng, “tôi còn mối bận tâm hằng ngày là lo lắng cho tất cả các giáo đoàn! Có ai yếu đuối mà tôi lại không yếu đuối chăng? Có ai vấp phạm mà tôi lại không nóng lòng sao?” (2 Cor 11:28-29). Chính Chúa Giêsu cũng phải đương đầu với cảnh này trong vườn Cây Dầu đền nỗi Người phải than thở vời các môn đệ: ““Linh hồn Thầy buồn rầu đến nỗi chết được” (Mc 14:34). Rồi trên Thập Giá Người còn thốt lên: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài nỡ bỏ rơi con?” (Mt 27:46; Mc 15:34).
3) Khủng bố (διωγμος) là những đau khổ phải chịu về tinh thần hay thể xác do những kẻ thù nghịch hoặc chống đối Đức Kitô gây ra như bắt bớ, tù đày, tẩy chay, đe dọa, làm khó làm dễ, ngược đãi, cấm đoán làm theo lương tâm…. Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh đã viết: “Nhà tù ở đây thực sự là hình ảnh Hỏa Ngục muôn đời: thêm vào bên cạnh những đòn tra tấn dã man gồm đủ mọi cách – gông cùm, xiềng xích, đe dọa –là thù hận, trả thù, tai ương, thô bạo tục tằn, cãi vã, hành động độc ác, chửi thề, cũng như những nỗi âu lo và than khóc. Nhưng chính Chúa là Đấng đã giải thoát 3 trẻ nhỏ khỏi lò lửa hãi hùng, đã ở với cha luôn luôn; Ngài đã giải thoát cha khỏi những khốn cùng này và làm cho chúng nên dịu ngọt, vì lòng từ bi Chúa muôn đời. Những gian truân này thường làm kinh khiếp nhiều người khác, thế nhưng với cha, nhờ ơn Chúa, cha tràn đầy niềm vui và phúc lạc, bởi vì cha không ở một mình – Đức Kitô ở với cha...” (Spe Salvi, 37). Từ xưa đến nay các môn đệ của Chúa luôn gặp khó khăn như thế. Chúa đã nói trước và đã hứa: “Các con sẽ bị mọi người ghét vì danh Thầy. Nhưng ai bền chí đến cùng, sẽ được cứu thoát” (Mt 10:22, Mk 13:13; Lc 21:17)
4) Đói khổ (λιμος), trần truồng (γυμνοτης) nói về những thiếu thốn về vật chất mà những người trung thành với Chúa phải chấp nhận. Những ai sống theo giáo huấn của Chúa thì phải thành thật, không ăn gian, nói dối. Và làm như thế nhiều khi không trở nên giàu có được. Họ không theo thiên lạ làm giàu bằng mọi giá, và biết rằng Thiên Chúa mới thật sự là chủ, và họ chỉ là quản lý. Họ là những người được Chúa chúc phúc (x. Mt 5:3) và ban cho dư đầy ân phúc (Lc 1:53). Thánh Giacôbê hỏi chúng ta rằng “Thiên Chúa đã chẳng chọn những người nghèo khó trước mặt thế gian, để trở nên giàu có trong đức tin, và thừa tự của vương quốc Ngài đã hứa cho những ai yêu mến Ngài hay sao?” (Gia 2:5).
5) Hiểm nghèo (κινδυνος) là những nguy hiểm chúng ta phải chịu vì Chúa. Thánh Phaolô viết rằng ngài “ở tù thường xuyên, … bị đánh đòn quá mức, …. nhiều phen suýt chết…. Năm lần tôi bị đánh ba mươi chín roi; ba lần bị đánh bằng gậy; một lần bị ném đá; ba lần đắm tàu; một đêm và một ngày trôi dạt giữa biển khơi!.... phải thường xuyên hành trình,…. hiểm nguy trên nước, hiểm nguy bị trộm cướp, hiểm nguy do những người đồng hương, hiểm nguy từ Dân Ngoại, hiểm nguy ở thành phố, hiểm nguy ngoài hoang địa, hiểm nguy giữa biển khơi, hiểm nguy do những kẻ mạo nhận là anh em gây ra (2Cor 11:24-26).
Ngày nay có những nguy hiểm khác, thường không hại đến thân xác, nhưng hại linh hồn chúng ta, và đặc biệt là con cháu chúng ta. Lời Thánh Phaolô nhắc nhở Timôthê phải đề phòng những nguy hiểm như thế cách đây 2000 năm vẫn còn thích hợp cho thời đại chúng ta, “Con cũng hãy hiểu điều này, là vào những ngày sau hết sẽ có những lúc hiểm nghèo. Vì người ta sẽ thành ra ích kỷ, mê tiền, khoe khoang, kiêu ngạo, lộng ngôn, không vâng lời cha mẹ, vô ơn, vô đạo, vô nhân, vô tâm, vu khống, trác táng, hung tợn, ghét điều lành, xảo trá, nông nổi, lên mặt tự phụ, yêu khoái lạc hơn yêu Thiên Chúa, giữ đạo cách hình thức, nhưng chối bỏ quyền năng của đạo. Con hãy xa lánh những người như thế” (2Tim 3:1-5).
6) Gươm giáo (μαχαιρα) có nghĩa là bị sát hại hay giết chết vì Chúa. Chém đầu là cách xử tử thông thường nhất trong thời Thánh Phaolô. Trong tất cả các Thánh Tông Đồ, ngoài Thánh Gioan ra thì tất cả đều tử vì đạo. Quả thật Hội Thánh được xây dựng bằng máu các Thánh Tử Vì Đạo. Các ngài không sơ gươm giáo vì Chúa Giêsu đã nói trước, “người ta sẽ nộp các con để chịu đau khổ, và sẽ giết các con; và các con sẽ bị mọi dân tộc ghét vì danh Thầy” (Mt 24:9).
Thời nay, nhất là ở Âu Mỹ, người ta không còn cấm đạo công khai, nhưng cấm chúng ta hành đạo dưới những chiêu bài như tôn trọng “tự do chọn lựa”, “dân chủ”,…. Dù thế gian có tìm cách nào để hại chúng ta đi nữa, chúng ta cũng vẫn nhất tâm theo Chúa. Theo Chúa thời nào cũng là một cuộc mạo hiểm có tính toán vì biết chắc rằng Chúa không thể đi lạc. Mỗi người chúng ta ý thức rằng: “‘Chúa là Đấng Chăn Chiên của tôi: tôi không thiếu gì... dù tôi bước qua thung lũng tối tăm sự chết, tôi không sợ sự dữ nào, bởi vì Chúa ở cùng tôi...’ (Tv 23 [22]:1, 4). Người chăn chiên thực là người biết cả đến những nẻo đường băng qua thung lũng sự chết; người mà bước đi với tôi dẫu là nẻo đường cuối cùng của hiu quạnh, nơi mà không ai có thể bước với tôi, hướng đạo cho tôi đi qua: thì chính người đã bước qua nẻo đường đó, người đã xuống tận cõi chết, đã chiến thắng sự chết, và giờ đây đã trở về để dẫn đưa chúng ta và cho chúng ta niềm xác tín rằng, cùng với người, chúng ta tìm ra một con đường đi qua được” (Spe Salvi, số 6).
37 Nhưng chúng ta vượt thắng được trong tất cả những sự ấy, vì Đấng đã yêu thương chúng ta.
Dịch câu này là “vượt thắng được trong tất cả những sự ấy” thì chưa lột được ý nghĩa của bản Hy Lạp. Dịch sát nghĩa là “chúng ta còn hơn cả những người thắng trận trong những điều ấy” hoặc dịch như nhóm Giờ Kinh Phụng Vụ: “trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng.” Chúng ta toàn thắng tất cả mọi khó khăn kể trên bởi vì một khi có “Thiên Chúa về phe chúng ta, thì ai có thể chống lại chúng ta được?” (Rom 8:31)
38 Tôi chắc chắn rằng dù sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay các bậc quyền quý, tài sức, dù những sự hiện tại hay tương lai, hoặc sức mạnh,
Trong câu 38 và 39, Thánh Phaolô lại đưa ra một loạt những trở ngại khác mà chúng ta sẽ gặp.
Sự chết hay sự sống - Đối với những người không tin vào Thiên Chúa thì “sống ‘không có Thiên Chúa’ … là sống trong một thế giới tối tăm, đối diện với tương lai mịt mù” (Spe Salvi, 2). Còn đối với các Kitô hữu là sống “có tương lai, không phải là họ biết tường tận chi tiết về những gì đang chờ đợi họ, nhưng họ biết cách tổng quát là cuộc sống của họ không kết thúc trong hư không. Khi tương lai được bảo đảm như một thực tại tích cực thì lúc đó hiện tại trở nên có thể sống được” (Ibid). Vì họ xác tín như Thánh Bakhita rằng: “Tôi nhất định được [Thiên Chúa] yêu thương và dù điều gì xảy đến cho tôi – tôi vẫn đang được chờ đón bởi Tình Yêu này. Và vì thế đời tôi thật là đẹp” (Spe Salvi, 3).
Thiên thần hay ma quỷ - Bản này dịch chữ αρχαι là “các bậc quyền quý”. Thật ra αρχαι thường được dịch là “quyền thần”. Chữ này trong Thánh Kinh được dùng cả cho các Thiên Thần (thần lành) lẫn cho ma quỷ (thần dữ). Theo mạch văn, Thánh Phaolô vừa nói đến sống hay chết, thì kế tiếp phải dịch là Thiên Thần hay ma quỷ để chỉ sự tương phản. Tuy nhiên ở đây cũng có thể hiểu là các thần minh của người Hy Lạp và Rôma. “Thánh Phaolô nhắc nhở dân thành Êphêsô rằng trước khi gặp gỡ Chúa Kitô, họ sống ‘không hy vọng và không có Thiên Chúa trên đời’ (Eph 2:12). Dĩ nhiên, thánh nhân biết rõ họ đã từng có những thần minh, ngài biết là họ đã từng có tín ngưỡng, nhưng những thần minh của họ đã cho thấy là đáng ngờ vực, và chẳng có tia hy vọng nào loé lên từ những huyền thoại đối kháng nhau” (Spe Salvi, 2). Những thần minh này thật ra chỉ là gỗ đá không làm hại gì được ai.
39 dù cao hay sâu, dù tạo vật nào khác, cũng không có thể tách biệt chúng ta ra khỏi lòng yêu mến của Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
Cao hay sâu – Cao (υψωμα) hay sâu (βαθος) là những từ dùng trong khoa chiêm tinh để chỉ sự xa gần của một tinh tú so với thiên đỉnh (zenith). Chúng dùng để chỉ những quyền lực trong vũ trụ mà Dân Ngoại thời đó tin là có thể chi phối đời sống con người. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI viết về những thần linh này: “Tuy người ta có thể cảm nhận được thần thánh trong những cách thế khác nhau nơi những lực của vũ trụ, nhưng một Thiên Chúa mà người ta có thể cầu nguyện với Ngài thì không hiện hữu. Thánh Phaolô đã minh họa khá chính xác vấn nạn then chốt của tôn giáo trong thời kỳ này khi ngài tương phản cuộc sống ‘theo Chúa Kitô’ với cuộc sống dưới sự khống chế của ‘các lực vũ trụ’ (Cl 2:8). Về phương diện này, một đoạn văn của Thánh Grêgôriô thành Nazianzen có thể giúp soi sáng. Ngài nói rằng chính khi Ba Nhà Đạo Sĩ, được hướng dẫn bởi vì sao, thờ lạy Chúa Kitô vị Tân Vương, thì khoa chiêm tinh đã đến hồi kết thúc, vì các vì sao giờ đây di chuyển trong một quỹ đạo được xác định bởi Chúa Kitô. Cảnh tượng này thực ra lật ngược thế giới quan của thời đó, một thế giới quan trong một cách thế khác đã trở nên thịnh hành một lần nữa trong thời đại hôm nay. Không phải những lực lượng trong vũ trụ, những luật vật chất, chi phối tối hậu thế giới và nhân loại, nhưng chính Thiên Chúa cai quản các vì sao, nghĩa là vũ trụ; không phải những định luật về vật chất và tiến hóa có tiếng nói sau cùng nhưng là lý trí, ý chí, tình yêu – một Ngôi Vị. Và chúng ta biết Ngôi Vị này, và Ngài cũng biết đến chúng ta, thành ra, thực sự là thế lực mù quáng của các yếu tố vật chất không còn tiếng nói sau cùng; chúng ta không phải là những nô lệ của vũ trụ và các định luật của nó, chúng ta là những người tự do. Trong những thời cổ đại, sự suy xét lý trí cách thành thực cũng nhận ra điều này. Thiên đàng không phải là hư vô. Đời sống không chỉ là hệ quả của những định luật và sự ngẫu nhiên, nhưng bên trong mọi thứ và cùng lúc vượt lên mọi thứ là một ý chí, một Thần Khí mà qua Đức Giêsu đã tỏ lộ chính Ngài cho chúng ta như một Tình Yêu” (Spe Salvi, 5).
Tình yêu Thiên Chúa được thể hiện trong Đức Kitô là một nền tảng bất di dịch của đời sống và hy vọng của mọi Kitô hữu. Không một điều gì hay một ai hoặc một quyền lực nào có thể tách rời chúng ta ra khỏi tình yêu ấy bao lâu chúng ta thực tâm gắn bó với Đức Kitô.
Kết Luận
Không có gì thích hợp hơn để kết luận bài này bằng lời của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI: “Con người được giải thoát bởi tình yêu. Điều này đúng ngay cả đối với thế giới ngày nay. Khi một người cảm nghiệm được một tình yêu cao đẹp trong đời, đó là giây phút người ấy được ‘giải thoát’, là giây phút đem đến một ý nghĩa mới cho cuộc đời. Nhưng chẳng mấy chốc người ấy nhận ra rằng tình yêu được trao ban trên mình tự nó không giải quyết được vấn nạn đời mình. Đó chỉ là một tình yêu giữ nguyên tính mong manh của nó. Tình yêu đó có thể bị huỷ diệt bởi cái chết. Con người cần đến một tình yêu vô điều kiện. Con người cần đến một sự chắc chắn khiến họ nói được: ‘cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào,trời cao hay vực sâu hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, sẽ không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta’ (Rom 8:38-39). Nếu tình yêu tuyệt đối này tồn tại, với sự chắc chắn tuyệt đối của nó, thì lúc đó – và chỉ khi đó – con người được ‘cứu rỗi’, dù cho chuyện gì sẽ xảy đến với người ấy trong những điều kiện cụ thể của họ. Điều này nói lên là: Chúa Giêsu Kitô đã ‘cứu rỗi’ chúng ta. Qua Ngài chúng ta trở nên chắc chắn về Thiên Chúa, một vị Thiên Chúa không phải là một ‘căn nguyên (first cause)’ xa xôi của thế giới, bởi vì Con một-tự hữu của Ngài đã hóa thành phàm nhân và mọi người có thể nói về Người: ‘Tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi’ (Gl 2:20)” (Spe Salvi, 26).
Lạy Chúa, xin đừng bao giờ để con lìa xa Tình Yêu Chúa. Amen
Trong bài đọc tuần trước Thánh Phaolô cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa làm tất cả mọi sự đều nhằm ích lợi cho những ai yêu mến Ngài, là những người được mời gọi theo ý định của Ngài. Và ý định đó là những người ấy trở nên giống hình dạng Con của Ngài. Trước khi sang bài đọc hôm nay, Thánh Nhân đưa ra ba câu hỏi: (1) Nếu Thiên Chúa về phe chúng ta, thì ai có thể chống lại chúng ta được? (2) Ngài là Ðấng đã không tha cho chính Con Một Mình, nhưng đã trao nộp Người vì tất cả chúng ta, thì làm sao Ngài lại không ban cho chúng ta tất cả những điều khác cùng với Người? (3) Ai sẽ truy tố những người đã được Thiên Chúa chọn? (x. Rom 8:31-33) Hôm nay ngài kết luận bằng câu hỏi cuối cùng: “Ai sẽ có thể tách biệt chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô?”
35 Ai sẽ tách biệt chúng ta ra khỏi lòng yêu mến của Đức Kitô được?
“Lòng yêu mến” hay nói đúng hơn là tình yêu của Đức Kitô đối với chúng ta. Chúa Giêsu yêu chúng ta trước đến nỗi Người đã chết cho chúng ta trong khi chúng ta còn là những người tội lỗi (x. Rom 5:8). Và Người đã làm thế vì quá yêu chúng ta như Người đã nói “Không ai có tình yêu cao trọng hơn tình yêu này, là hy sinh mạng sống vì bạn hữu của mình” (Ga 15:13). Chính vì tình yêu ấy mà Chúa không bao giờ từ bỏ chúng ta trừ khi chúng ta bỏ Người. Bao lâu chúng ta còn trung thành với Thiên Chúa thì ngoại cảnh không làm gì được chúng ta.
Hay là gian truân, buồn sầu, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, bắt bớ, gươm giáo sao?
Ở đây Thánh Phaolo đưa ra một loạt những nghịch cảnh mà các môn đệ Chúa có thể gặp phải. Danh sách trong bản dịch này là theo bản Latin Vulgate cũ. Hầu hết các bản mới liệt kê theo thứ tự sau: “gian truân, khốn khổ, khủng bố, đói khổ, trần truồng, hiểm nghèo, hay gươm giáo.” Tất cả những từ dùng ở đây đều không diễn tả hết những gì Thánh Phaolô muốn nói theo tiếng Hy Lạp. Chính Đức Kitô đã chấp nhận và trải qua tất cả những điều này vì yêu chúng ta. Người đã cho chúng ta biết rằng chúng ta cũng sẽ phải đương đầu với chúng. Người bảo chúng ta rằng “Môn đệ không hơn thầy, hoặc đầy tớ không hơn chủ. Môn đệ được như thầy, đầy tớ được như chủ, là đã đủ rồi” (Mt 10:24-25).
1) Gian truân (θλιψις) có nghĩa là những áp lực do những khó khăn từ bên ngoài tạo ra, như bị chỉ trích, bị cáo gian, bị chèn ép, kỳ thị,…
2) Khốn khổ (στενοχωρια) là những áp lực từ bên trong như lo âu, buồn phiền, không biết phải xoay xở ra sao giống như một người bị mắc kẹt ở một chỗ chật hẹp. Thánh Phaolô có ý nói rằng trong những hoàn cảnh, dù khó khăn thế nào đi nữa, Chúa cũng không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Ngài đã viết cho giáo đoàn Côrinthô rằng, “tôi còn mối bận tâm hằng ngày là lo lắng cho tất cả các giáo đoàn! Có ai yếu đuối mà tôi lại không yếu đuối chăng? Có ai vấp phạm mà tôi lại không nóng lòng sao?” (2 Cor 11:28-29). Chính Chúa Giêsu cũng phải đương đầu với cảnh này trong vườn Cây Dầu đền nỗi Người phải than thở vời các môn đệ: ““Linh hồn Thầy buồn rầu đến nỗi chết được” (Mc 14:34). Rồi trên Thập Giá Người còn thốt lên: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài nỡ bỏ rơi con?” (Mt 27:46; Mc 15:34).
3) Khủng bố (διωγμος) là những đau khổ phải chịu về tinh thần hay thể xác do những kẻ thù nghịch hoặc chống đối Đức Kitô gây ra như bắt bớ, tù đày, tẩy chay, đe dọa, làm khó làm dễ, ngược đãi, cấm đoán làm theo lương tâm…. Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh đã viết: “Nhà tù ở đây thực sự là hình ảnh Hỏa Ngục muôn đời: thêm vào bên cạnh những đòn tra tấn dã man gồm đủ mọi cách – gông cùm, xiềng xích, đe dọa –là thù hận, trả thù, tai ương, thô bạo tục tằn, cãi vã, hành động độc ác, chửi thề, cũng như những nỗi âu lo và than khóc. Nhưng chính Chúa là Đấng đã giải thoát 3 trẻ nhỏ khỏi lò lửa hãi hùng, đã ở với cha luôn luôn; Ngài đã giải thoát cha khỏi những khốn cùng này và làm cho chúng nên dịu ngọt, vì lòng từ bi Chúa muôn đời. Những gian truân này thường làm kinh khiếp nhiều người khác, thế nhưng với cha, nhờ ơn Chúa, cha tràn đầy niềm vui và phúc lạc, bởi vì cha không ở một mình – Đức Kitô ở với cha...” (Spe Salvi, 37). Từ xưa đến nay các môn đệ của Chúa luôn gặp khó khăn như thế. Chúa đã nói trước và đã hứa: “Các con sẽ bị mọi người ghét vì danh Thầy. Nhưng ai bền chí đến cùng, sẽ được cứu thoát” (Mt 10:22, Mk 13:13; Lc 21:17)
4) Đói khổ (λιμος), trần truồng (γυμνοτης) nói về những thiếu thốn về vật chất mà những người trung thành với Chúa phải chấp nhận. Những ai sống theo giáo huấn của Chúa thì phải thành thật, không ăn gian, nói dối. Và làm như thế nhiều khi không trở nên giàu có được. Họ không theo thiên lạ làm giàu bằng mọi giá, và biết rằng Thiên Chúa mới thật sự là chủ, và họ chỉ là quản lý. Họ là những người được Chúa chúc phúc (x. Mt 5:3) và ban cho dư đầy ân phúc (Lc 1:53). Thánh Giacôbê hỏi chúng ta rằng “Thiên Chúa đã chẳng chọn những người nghèo khó trước mặt thế gian, để trở nên giàu có trong đức tin, và thừa tự của vương quốc Ngài đã hứa cho những ai yêu mến Ngài hay sao?” (Gia 2:5).
5) Hiểm nghèo (κινδυνος) là những nguy hiểm chúng ta phải chịu vì Chúa. Thánh Phaolô viết rằng ngài “ở tù thường xuyên, … bị đánh đòn quá mức, …. nhiều phen suýt chết…. Năm lần tôi bị đánh ba mươi chín roi; ba lần bị đánh bằng gậy; một lần bị ném đá; ba lần đắm tàu; một đêm và một ngày trôi dạt giữa biển khơi!.... phải thường xuyên hành trình,…. hiểm nguy trên nước, hiểm nguy bị trộm cướp, hiểm nguy do những người đồng hương, hiểm nguy từ Dân Ngoại, hiểm nguy ở thành phố, hiểm nguy ngoài hoang địa, hiểm nguy giữa biển khơi, hiểm nguy do những kẻ mạo nhận là anh em gây ra (2Cor 11:24-26).
Ngày nay có những nguy hiểm khác, thường không hại đến thân xác, nhưng hại linh hồn chúng ta, và đặc biệt là con cháu chúng ta. Lời Thánh Phaolô nhắc nhở Timôthê phải đề phòng những nguy hiểm như thế cách đây 2000 năm vẫn còn thích hợp cho thời đại chúng ta, “Con cũng hãy hiểu điều này, là vào những ngày sau hết sẽ có những lúc hiểm nghèo. Vì người ta sẽ thành ra ích kỷ, mê tiền, khoe khoang, kiêu ngạo, lộng ngôn, không vâng lời cha mẹ, vô ơn, vô đạo, vô nhân, vô tâm, vu khống, trác táng, hung tợn, ghét điều lành, xảo trá, nông nổi, lên mặt tự phụ, yêu khoái lạc hơn yêu Thiên Chúa, giữ đạo cách hình thức, nhưng chối bỏ quyền năng của đạo. Con hãy xa lánh những người như thế” (2Tim 3:1-5).
6) Gươm giáo (μαχαιρα) có nghĩa là bị sát hại hay giết chết vì Chúa. Chém đầu là cách xử tử thông thường nhất trong thời Thánh Phaolô. Trong tất cả các Thánh Tông Đồ, ngoài Thánh Gioan ra thì tất cả đều tử vì đạo. Quả thật Hội Thánh được xây dựng bằng máu các Thánh Tử Vì Đạo. Các ngài không sơ gươm giáo vì Chúa Giêsu đã nói trước, “người ta sẽ nộp các con để chịu đau khổ, và sẽ giết các con; và các con sẽ bị mọi dân tộc ghét vì danh Thầy” (Mt 24:9).
Thời nay, nhất là ở Âu Mỹ, người ta không còn cấm đạo công khai, nhưng cấm chúng ta hành đạo dưới những chiêu bài như tôn trọng “tự do chọn lựa”, “dân chủ”,…. Dù thế gian có tìm cách nào để hại chúng ta đi nữa, chúng ta cũng vẫn nhất tâm theo Chúa. Theo Chúa thời nào cũng là một cuộc mạo hiểm có tính toán vì biết chắc rằng Chúa không thể đi lạc. Mỗi người chúng ta ý thức rằng: “‘Chúa là Đấng Chăn Chiên của tôi: tôi không thiếu gì... dù tôi bước qua thung lũng tối tăm sự chết, tôi không sợ sự dữ nào, bởi vì Chúa ở cùng tôi...’ (Tv 23 [22]:1, 4). Người chăn chiên thực là người biết cả đến những nẻo đường băng qua thung lũng sự chết; người mà bước đi với tôi dẫu là nẻo đường cuối cùng của hiu quạnh, nơi mà không ai có thể bước với tôi, hướng đạo cho tôi đi qua: thì chính người đã bước qua nẻo đường đó, người đã xuống tận cõi chết, đã chiến thắng sự chết, và giờ đây đã trở về để dẫn đưa chúng ta và cho chúng ta niềm xác tín rằng, cùng với người, chúng ta tìm ra một con đường đi qua được” (Spe Salvi, số 6).
37 Nhưng chúng ta vượt thắng được trong tất cả những sự ấy, vì Đấng đã yêu thương chúng ta.
Dịch câu này là “vượt thắng được trong tất cả những sự ấy” thì chưa lột được ý nghĩa của bản Hy Lạp. Dịch sát nghĩa là “chúng ta còn hơn cả những người thắng trận trong những điều ấy” hoặc dịch như nhóm Giờ Kinh Phụng Vụ: “trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng.” Chúng ta toàn thắng tất cả mọi khó khăn kể trên bởi vì một khi có “Thiên Chúa về phe chúng ta, thì ai có thể chống lại chúng ta được?” (Rom 8:31)
38 Tôi chắc chắn rằng dù sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay các bậc quyền quý, tài sức, dù những sự hiện tại hay tương lai, hoặc sức mạnh,
Trong câu 38 và 39, Thánh Phaolô lại đưa ra một loạt những trở ngại khác mà chúng ta sẽ gặp.
Sự chết hay sự sống - Đối với những người không tin vào Thiên Chúa thì “sống ‘không có Thiên Chúa’ … là sống trong một thế giới tối tăm, đối diện với tương lai mịt mù” (Spe Salvi, 2). Còn đối với các Kitô hữu là sống “có tương lai, không phải là họ biết tường tận chi tiết về những gì đang chờ đợi họ, nhưng họ biết cách tổng quát là cuộc sống của họ không kết thúc trong hư không. Khi tương lai được bảo đảm như một thực tại tích cực thì lúc đó hiện tại trở nên có thể sống được” (Ibid). Vì họ xác tín như Thánh Bakhita rằng: “Tôi nhất định được [Thiên Chúa] yêu thương và dù điều gì xảy đến cho tôi – tôi vẫn đang được chờ đón bởi Tình Yêu này. Và vì thế đời tôi thật là đẹp” (Spe Salvi, 3).
Thiên thần hay ma quỷ - Bản này dịch chữ αρχαι là “các bậc quyền quý”. Thật ra αρχαι thường được dịch là “quyền thần”. Chữ này trong Thánh Kinh được dùng cả cho các Thiên Thần (thần lành) lẫn cho ma quỷ (thần dữ). Theo mạch văn, Thánh Phaolô vừa nói đến sống hay chết, thì kế tiếp phải dịch là Thiên Thần hay ma quỷ để chỉ sự tương phản. Tuy nhiên ở đây cũng có thể hiểu là các thần minh của người Hy Lạp và Rôma. “Thánh Phaolô nhắc nhở dân thành Êphêsô rằng trước khi gặp gỡ Chúa Kitô, họ sống ‘không hy vọng và không có Thiên Chúa trên đời’ (Eph 2:12). Dĩ nhiên, thánh nhân biết rõ họ đã từng có những thần minh, ngài biết là họ đã từng có tín ngưỡng, nhưng những thần minh của họ đã cho thấy là đáng ngờ vực, và chẳng có tia hy vọng nào loé lên từ những huyền thoại đối kháng nhau” (Spe Salvi, 2). Những thần minh này thật ra chỉ là gỗ đá không làm hại gì được ai.
39 dù cao hay sâu, dù tạo vật nào khác, cũng không có thể tách biệt chúng ta ra khỏi lòng yêu mến của Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
Cao hay sâu – Cao (υψωμα) hay sâu (βαθος) là những từ dùng trong khoa chiêm tinh để chỉ sự xa gần của một tinh tú so với thiên đỉnh (zenith). Chúng dùng để chỉ những quyền lực trong vũ trụ mà Dân Ngoại thời đó tin là có thể chi phối đời sống con người. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI viết về những thần linh này: “Tuy người ta có thể cảm nhận được thần thánh trong những cách thế khác nhau nơi những lực của vũ trụ, nhưng một Thiên Chúa mà người ta có thể cầu nguyện với Ngài thì không hiện hữu. Thánh Phaolô đã minh họa khá chính xác vấn nạn then chốt của tôn giáo trong thời kỳ này khi ngài tương phản cuộc sống ‘theo Chúa Kitô’ với cuộc sống dưới sự khống chế của ‘các lực vũ trụ’ (Cl 2:8). Về phương diện này, một đoạn văn của Thánh Grêgôriô thành Nazianzen có thể giúp soi sáng. Ngài nói rằng chính khi Ba Nhà Đạo Sĩ, được hướng dẫn bởi vì sao, thờ lạy Chúa Kitô vị Tân Vương, thì khoa chiêm tinh đã đến hồi kết thúc, vì các vì sao giờ đây di chuyển trong một quỹ đạo được xác định bởi Chúa Kitô. Cảnh tượng này thực ra lật ngược thế giới quan của thời đó, một thế giới quan trong một cách thế khác đã trở nên thịnh hành một lần nữa trong thời đại hôm nay. Không phải những lực lượng trong vũ trụ, những luật vật chất, chi phối tối hậu thế giới và nhân loại, nhưng chính Thiên Chúa cai quản các vì sao, nghĩa là vũ trụ; không phải những định luật về vật chất và tiến hóa có tiếng nói sau cùng nhưng là lý trí, ý chí, tình yêu – một Ngôi Vị. Và chúng ta biết Ngôi Vị này, và Ngài cũng biết đến chúng ta, thành ra, thực sự là thế lực mù quáng của các yếu tố vật chất không còn tiếng nói sau cùng; chúng ta không phải là những nô lệ của vũ trụ và các định luật của nó, chúng ta là những người tự do. Trong những thời cổ đại, sự suy xét lý trí cách thành thực cũng nhận ra điều này. Thiên đàng không phải là hư vô. Đời sống không chỉ là hệ quả của những định luật và sự ngẫu nhiên, nhưng bên trong mọi thứ và cùng lúc vượt lên mọi thứ là một ý chí, một Thần Khí mà qua Đức Giêsu đã tỏ lộ chính Ngài cho chúng ta như một Tình Yêu” (Spe Salvi, 5).
Tình yêu Thiên Chúa được thể hiện trong Đức Kitô là một nền tảng bất di dịch của đời sống và hy vọng của mọi Kitô hữu. Không một điều gì hay một ai hoặc một quyền lực nào có thể tách rời chúng ta ra khỏi tình yêu ấy bao lâu chúng ta thực tâm gắn bó với Đức Kitô.
Kết Luận
Không có gì thích hợp hơn để kết luận bài này bằng lời của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI: “Con người được giải thoát bởi tình yêu. Điều này đúng ngay cả đối với thế giới ngày nay. Khi một người cảm nghiệm được một tình yêu cao đẹp trong đời, đó là giây phút người ấy được ‘giải thoát’, là giây phút đem đến một ý nghĩa mới cho cuộc đời. Nhưng chẳng mấy chốc người ấy nhận ra rằng tình yêu được trao ban trên mình tự nó không giải quyết được vấn nạn đời mình. Đó chỉ là một tình yêu giữ nguyên tính mong manh của nó. Tình yêu đó có thể bị huỷ diệt bởi cái chết. Con người cần đến một tình yêu vô điều kiện. Con người cần đến một sự chắc chắn khiến họ nói được: ‘cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào,trời cao hay vực sâu hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, sẽ không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta’ (Rom 8:38-39). Nếu tình yêu tuyệt đối này tồn tại, với sự chắc chắn tuyệt đối của nó, thì lúc đó – và chỉ khi đó – con người được ‘cứu rỗi’, dù cho chuyện gì sẽ xảy đến với người ấy trong những điều kiện cụ thể của họ. Điều này nói lên là: Chúa Giêsu Kitô đã ‘cứu rỗi’ chúng ta. Qua Ngài chúng ta trở nên chắc chắn về Thiên Chúa, một vị Thiên Chúa không phải là một ‘căn nguyên (first cause)’ xa xôi của thế giới, bởi vì Con một-tự hữu của Ngài đã hóa thành phàm nhân và mọi người có thể nói về Người: ‘Tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi’ (Gl 2:20)” (Spe Salvi, 26).
Lạy Chúa, xin đừng bao giờ để con lìa xa Tình Yêu Chúa. Amen