Guatemala City (Agenzia Fides) – Giáo Hội Công Giáo Guatemala đã công bố một văn bản trong đó mô tả tình trạng bi kịch ở đất nước này và sự dấn thân của Giáo Hội: Giáo Hội Công Giáo Guatemala dấn thân mạnh mẽ đối với hoàn cảnh của người di dân.
Theo văn thư, Guatemala có mức nghèo khổ cao cùng với cuộc khủng hoảng toàn cầu làm cho di dân trở thành một giải pháp (nhất là đến Hoa Kỳ). Các gia đình di dân “tạo nên một trong những nguồn thu kinh tế chính ở Guatemala, gần 12 phần trăm Tổng Sản lượng Quốc dân (GNP)”. Những người chịu đau khổ nhất trong hoàn cảnh hiện nay là những người bản địa, những người gốc Phi và những người nông dân.
Theo các giám mục, việc di dân hiện nay dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác như những người buôn bán bất hợp pháp, “những kẻ vô lại”, nhất là tại biên giới Mêxicô và Hoa Kỳ, nơi mà “có nhiều người buôn bán bất hợp pháp và những kẻ vô lại nhất” vì đó là nơi dễ nhập cư nhất. Cũng có những mạng lưới buôn bán bất hợp pháp quốc tế “lập nên cơ cấu tổ chức cấu kết với các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh doanh tư nhân” để những người muốn di dân buộc phải trả số tiền lớn cho hành trình của họ.
Đối mặt với tình hình này, các Giám Mục đề cập đến nhân quyền cho người di dân “vẫn chưa được đưa vào trách nhiệm của nhà nước” là “khiếm khuyết lớn lao trong các luật lệ. Các nước vẫn không chấp nhận quyền di dân cũng như không cấp nhận là nơi chốn để người ta tìm kiếm điều kiện làm việc tử tế”. Hơn thế nữa, việc di dân mang lại các vấn đề kèm theo: chia cắt gia đình kẻ ở lại, người đi xa, bóc lột lao động, mất các quyền xã hội và quyền công dân, phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc, cô độc, thiếu thốn về văn hoá, tôn giáo và các giá trị đạo đức, bị bỏ rơi, mất an ninh, bị hất hủi… Các Giám Mục đề cập đến “việc dấn thân đồng hành với người di dân” là “một trong những công việc quan trọng nhất của Giáo Hội Guatemala”. Các Giám Mục quan tâm đến nhu cầu có mối dây liên hệ tốt hơn giữa Giáo Hội của nơi ra đi, trong thời gian di chuyển tiếp và nơi đến, hình thành những cơ chế hiệp thông; những mạng lưới quốc gia và quốc tế, tập hợp sức lực và tài nguyên, vượt thắng những căn nguyên của việc di dân, mang đến trợ giúp tinh thần, hướng dẫn những vấn đề về nhân quyền và trợ giúp trong tiến trình thủ tục về nhân thân và công việc.
Văn bản còn viết thêm: “Công việc ủng hộ người di dân không phải là một lựa chọn mà là một ưu tiên. Chúng ta làm điều đó là vì người di dân là người nghèo nhất trong những người nghèo”. Giáo Hội nói đến việc “hơn bao giờ hết cần phải vượt thắng các mối quan hệ dựa dẫm và quyền thế”. Giáo Hội cũng phải “duy trì viễn cảnh phê phán đối với ý thức hệ không bén rễ vào giá trị nội tại của con người”.
Đối mặt với tình hình này, Văn phòng Chăm sóc Mục vụ Di Dân của Hội đồng Giám Mục đề cập đến một số hình thức khả quan của việc dấn thân cho người di dân: rằng họ luôn phải được công nhận là những con người có đầy đủ các quyền; phổ biến nhận thức trong giới chức trách; bảo vệ người di dân và các quyền của họ qua các tổ chức liên minh với Giáo Hội, xã hội dân sự và Nhà nước; giúp những người di dân có giấy tờ hợp pháp; đưa ra trợ giúp những người di dân bằng các nhà di dân và các trung tâm cứu trợ nhân đạo; chiến đấu chấm dứt ngược đãi và những vụ trục xuất ồ ạt.
Theo văn thư, Guatemala có mức nghèo khổ cao cùng với cuộc khủng hoảng toàn cầu làm cho di dân trở thành một giải pháp (nhất là đến Hoa Kỳ). Các gia đình di dân “tạo nên một trong những nguồn thu kinh tế chính ở Guatemala, gần 12 phần trăm Tổng Sản lượng Quốc dân (GNP)”. Những người chịu đau khổ nhất trong hoàn cảnh hiện nay là những người bản địa, những người gốc Phi và những người nông dân.
Theo các giám mục, việc di dân hiện nay dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác như những người buôn bán bất hợp pháp, “những kẻ vô lại”, nhất là tại biên giới Mêxicô và Hoa Kỳ, nơi mà “có nhiều người buôn bán bất hợp pháp và những kẻ vô lại nhất” vì đó là nơi dễ nhập cư nhất. Cũng có những mạng lưới buôn bán bất hợp pháp quốc tế “lập nên cơ cấu tổ chức cấu kết với các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh doanh tư nhân” để những người muốn di dân buộc phải trả số tiền lớn cho hành trình của họ.
Đối mặt với tình hình này, các Giám Mục đề cập đến nhân quyền cho người di dân “vẫn chưa được đưa vào trách nhiệm của nhà nước” là “khiếm khuyết lớn lao trong các luật lệ. Các nước vẫn không chấp nhận quyền di dân cũng như không cấp nhận là nơi chốn để người ta tìm kiếm điều kiện làm việc tử tế”. Hơn thế nữa, việc di dân mang lại các vấn đề kèm theo: chia cắt gia đình kẻ ở lại, người đi xa, bóc lột lao động, mất các quyền xã hội và quyền công dân, phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc, cô độc, thiếu thốn về văn hoá, tôn giáo và các giá trị đạo đức, bị bỏ rơi, mất an ninh, bị hất hủi… Các Giám Mục đề cập đến “việc dấn thân đồng hành với người di dân” là “một trong những công việc quan trọng nhất của Giáo Hội Guatemala”. Các Giám Mục quan tâm đến nhu cầu có mối dây liên hệ tốt hơn giữa Giáo Hội của nơi ra đi, trong thời gian di chuyển tiếp và nơi đến, hình thành những cơ chế hiệp thông; những mạng lưới quốc gia và quốc tế, tập hợp sức lực và tài nguyên, vượt thắng những căn nguyên của việc di dân, mang đến trợ giúp tinh thần, hướng dẫn những vấn đề về nhân quyền và trợ giúp trong tiến trình thủ tục về nhân thân và công việc.
Văn bản còn viết thêm: “Công việc ủng hộ người di dân không phải là một lựa chọn mà là một ưu tiên. Chúng ta làm điều đó là vì người di dân là người nghèo nhất trong những người nghèo”. Giáo Hội nói đến việc “hơn bao giờ hết cần phải vượt thắng các mối quan hệ dựa dẫm và quyền thế”. Giáo Hội cũng phải “duy trì viễn cảnh phê phán đối với ý thức hệ không bén rễ vào giá trị nội tại của con người”.
Đối mặt với tình hình này, Văn phòng Chăm sóc Mục vụ Di Dân của Hội đồng Giám Mục đề cập đến một số hình thức khả quan của việc dấn thân cho người di dân: rằng họ luôn phải được công nhận là những con người có đầy đủ các quyền; phổ biến nhận thức trong giới chức trách; bảo vệ người di dân và các quyền của họ qua các tổ chức liên minh với Giáo Hội, xã hội dân sự và Nhà nước; giúp những người di dân có giấy tờ hợp pháp; đưa ra trợ giúp những người di dân bằng các nhà di dân và các trung tâm cứu trợ nhân đạo; chiến đấu chấm dứt ngược đãi và những vụ trục xuất ồ ạt.