Khi các bà mẹ mừng chung một ngày lễ!
Nếu để ý một chút, ngày hôm nay 15-8-2008 là ngày khá đặc biệt! Ngày mừng Mẹ về Trời của người Công giáo cũng trùng vào ngày đại lễ Vu Lan của người Phật giáo. Người Công Giáo kính Mẹ Maria - mẹ chung của mọi tín hữu còn người Phật giáo kính nhớ người mẹ sinh thành dưỡng dục nên mình.
Với người Công Giáo, cứ vào ngày này thì chẳng ai bảo ai, cứ ráng thu xếp công việc để chạy đến với Mẹ để mừng Mẹ về Trời. Mẹ về Trời gói ghém niềm tin vào đời sau của kitô hữu. Mẹ về Trời cũng muốn nói cho con cái Mẹ biết rằng Mẹ Chúa đã được Chúa ân thưởng cho Mẹ đặc ân này và con cái của Mẹ cũng phải sống làm sao để ngày sau cũng được hưởng nhan Thánh Chúa như Mẹ.
Với người Phật giáo thì cứ đến độ rằm tháng bảy gọi là Đại Lễ Vu Lan, chẳng ai bảo ai, Phật tử từ mọi nơi cũng tìm đến chùa chiềng để cầu xin, để khấn vái cầu nguyện cho mẹ của mình như tỏ lòng thảo hiếu với người dù người còn sống hay đã khuất. Lễ Vu Lan xuất xứ từ kinh Pháp Thuyết Vu Lan Bồn. Theo kinh này Phật có dạy Mục Kiền Liên rằng: “Là đệ tử của Phật tu hành đạo hiếu thảo, các con thường nhớ nghĩ cúng dường cha mẹ mình. Hàng năm nhằm ngày rằm tháng bảy các con phải sinh lòng hiếu thảo đối với cha mẹ đời này cũng như cha mẹ trong bảy đời quá khứ mà cử hành pháp hội Vu-Lan, cúng dường chư Phật và chư Tăng để báo đáp ân đức mà cha mẹ mình đã nuôi dưỡng mình”. Ngày Mục Kiền Liên vâng theo lời Phật, thiết trai cúng dường mười phương tăng chúng, hồi hướng công đức về cho mẹ mình ở dưới địa ngục, khiến bà được thoát thân ngạ quỷ, vãng sinh tịnh độ.
Với người Á Đông, hình ảnh người phụ nữ quá thân thương, quá gần gụi với con người và hình ảnh của Mẹ đã được quá nhiều thi sĩ, nhạc sĩ phóng tác ra những bài thơ, những tác phẩm về Mẹ. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam được không ít người ví von suốt cả cuộc đời chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để lo cho chồng cho con. Quả không sai chút nào cả khi cả cuộc đời của bà chỉ biết lo cho chồng, lo cho con.
Hình ảnh mẹ thân thương như thế, gần gụi như thế để rồi từ tạo thiên lập địa, Thiên Chúa đã có một chương trình cứu độ đặc biệt. Khi người mẹ của chúng sinh là Evà phạm tội thất tín bất trung thì Ngài đã có một chương trình đặc biệt cho người Mẹ Thiên Chúa. Thiên Chúa đã sai Con Một của mình nhập thể và sinh hạ trong cung lòng của người Mẹ hiền để Mẹ như sửa lại, như hàn lại, như gắn lại những đổ vỡ xưa của người mẹ chúng sinh.
Hình như trong niềm tin Kitô giáo Mẹ đã lên trời thật nhưng hình như Mẹ chẳng thể nào cam tâm ở yên trên cõi phúc mình mẹ. Mẹ vẫn còn vương vấn, Mẹ vẫn còn nặng lòng, Mẹ vẫn còn lo lắng chăm lo cho con Mẹ để rồi đâu đó ở Mễ-du, ở Fa-ti-ma, ở La Vang, ở Trà Triệu, ở Bạch Lâm Mẹ vẫn còn hiện diện bằng cách này hay cách khác để nhắn nhủ con Mẹ sống tốt hơn.
Công giáo hay Phật giáo cũng thế, ai ai cũng có Mẹ để rồi ai ai cũng mừng kính Mẹ, nhớ ơn Mẹ và chạy đến cầu xin Mẹ.
Chẳng hiểu sao, do duyên hay do phận mà năm nay 2008, không phân biệt lương - giáo, phận làm con cứ nô nức chạy đến Mẹ. Chẳng lẽ nào Mẹ lại chẳng nhận lời cầu khẩn của con Mẹ sao ?
Nếu để ý một chút, ngày hôm nay 15-8-2008 là ngày khá đặc biệt! Ngày mừng Mẹ về Trời của người Công giáo cũng trùng vào ngày đại lễ Vu Lan của người Phật giáo. Người Công Giáo kính Mẹ Maria - mẹ chung của mọi tín hữu còn người Phật giáo kính nhớ người mẹ sinh thành dưỡng dục nên mình.
Với người Công Giáo, cứ vào ngày này thì chẳng ai bảo ai, cứ ráng thu xếp công việc để chạy đến với Mẹ để mừng Mẹ về Trời. Mẹ về Trời gói ghém niềm tin vào đời sau của kitô hữu. Mẹ về Trời cũng muốn nói cho con cái Mẹ biết rằng Mẹ Chúa đã được Chúa ân thưởng cho Mẹ đặc ân này và con cái của Mẹ cũng phải sống làm sao để ngày sau cũng được hưởng nhan Thánh Chúa như Mẹ.
Với người Phật giáo thì cứ đến độ rằm tháng bảy gọi là Đại Lễ Vu Lan, chẳng ai bảo ai, Phật tử từ mọi nơi cũng tìm đến chùa chiềng để cầu xin, để khấn vái cầu nguyện cho mẹ của mình như tỏ lòng thảo hiếu với người dù người còn sống hay đã khuất. Lễ Vu Lan xuất xứ từ kinh Pháp Thuyết Vu Lan Bồn. Theo kinh này Phật có dạy Mục Kiền Liên rằng: “Là đệ tử của Phật tu hành đạo hiếu thảo, các con thường nhớ nghĩ cúng dường cha mẹ mình. Hàng năm nhằm ngày rằm tháng bảy các con phải sinh lòng hiếu thảo đối với cha mẹ đời này cũng như cha mẹ trong bảy đời quá khứ mà cử hành pháp hội Vu-Lan, cúng dường chư Phật và chư Tăng để báo đáp ân đức mà cha mẹ mình đã nuôi dưỡng mình”. Ngày Mục Kiền Liên vâng theo lời Phật, thiết trai cúng dường mười phương tăng chúng, hồi hướng công đức về cho mẹ mình ở dưới địa ngục, khiến bà được thoát thân ngạ quỷ, vãng sinh tịnh độ.
Với người Á Đông, hình ảnh người phụ nữ quá thân thương, quá gần gụi với con người và hình ảnh của Mẹ đã được quá nhiều thi sĩ, nhạc sĩ phóng tác ra những bài thơ, những tác phẩm về Mẹ. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam được không ít người ví von suốt cả cuộc đời chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để lo cho chồng cho con. Quả không sai chút nào cả khi cả cuộc đời của bà chỉ biết lo cho chồng, lo cho con.
Hình ảnh mẹ thân thương như thế, gần gụi như thế để rồi từ tạo thiên lập địa, Thiên Chúa đã có một chương trình cứu độ đặc biệt. Khi người mẹ của chúng sinh là Evà phạm tội thất tín bất trung thì Ngài đã có một chương trình đặc biệt cho người Mẹ Thiên Chúa. Thiên Chúa đã sai Con Một của mình nhập thể và sinh hạ trong cung lòng của người Mẹ hiền để Mẹ như sửa lại, như hàn lại, như gắn lại những đổ vỡ xưa của người mẹ chúng sinh.
Hình như trong niềm tin Kitô giáo Mẹ đã lên trời thật nhưng hình như Mẹ chẳng thể nào cam tâm ở yên trên cõi phúc mình mẹ. Mẹ vẫn còn vương vấn, Mẹ vẫn còn nặng lòng, Mẹ vẫn còn lo lắng chăm lo cho con Mẹ để rồi đâu đó ở Mễ-du, ở Fa-ti-ma, ở La Vang, ở Trà Triệu, ở Bạch Lâm Mẹ vẫn còn hiện diện bằng cách này hay cách khác để nhắn nhủ con Mẹ sống tốt hơn.
Công giáo hay Phật giáo cũng thế, ai ai cũng có Mẹ để rồi ai ai cũng mừng kính Mẹ, nhớ ơn Mẹ và chạy đến cầu xin Mẹ.
Chẳng hiểu sao, do duyên hay do phận mà năm nay 2008, không phân biệt lương - giáo, phận làm con cứ nô nức chạy đến Mẹ. Chẳng lẽ nào Mẹ lại chẳng nhận lời cầu khẩn của con Mẹ sao ?