Phúc âm thuật chuyện người mẹ thành Canaan xin Đức Kitô chữa bệnh cho con Mt 15, 21-28. Thái độ của Đức Kitô rất lạ.
Người mẹ xin Chúa chữa bệnh cho con.
Ngài làm ngơ, không đáp.
Người mẹ kêu van đến độ các môn đệ cảm thấy khó chịu, ngượng quá, Thầy làm ngơ lời kêu cứu. Các ông lên tiếng
‘Thầy làm ơn bảo bà ấy về đi vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi’.
Đức Kitô viện cớ không đáp vì Ngài được sai đến với chiên lạc nhà Israel.
Người mẹ tiến lên van xin.
‘Lạy Ngài, xin đến cứu giúp tôi’.
Biến Chuyển
Lưu ý các thay đổi trong trình thuật.
Thứ nhất lúc đầu bà mẹ đi sau lưng Đức Kitô và các môn đệ kêu van xin giúp. Bà mẹ lúc này tiến ra phía trước mặt các Ngài, không còn sau lưng nài van như trước nữa.
Thứ hai thay đổi từ đứng đối thoại sang quì gối.
Thứ ba theo phía sau dấu chỉ nhút nhát, rình rập; quì trước mặt là thái độ mạnh dạn, rõ ràng, cương quyết, diện đối diện.
Thứ tư lời xin hoàn toàn thay đổi. Trước đây xin cho con gái. Giờ đây xin cho cho chính mình. Bệnh tật của con là của chính mẹ.
'Lậy Ngài, xin cứu giúp tôi’.
Chúa đáp
'Không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con.'
Lũ chó con, không phải là chó lớn mà là chó con. Cũng không phải chó hoang, lang sói mà là lũ chó con. Phải chăng câu nói lũ chó con không mang ý nghĩa nhục mạ. Một số bà mẹ Việt cũng nựng con mình là ‘chó con’, không hề mang ý nghĩa la mắng, khinh bỉ, chửi bới. Bản Anh ngữ dịch là ‘chó nuôi trong nhà-house dog’. Nuôi thì chủ phải cho ăn. Như thế chính Chúa mở đường, dẫn lối cho bà công khai nói ra điều thầm kín trong tâm ‘nuôi thì phải cho ăn’.
'Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống’.
Đức Kitô đáp
‘Lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn thế nào, sẽ được như vậy’.
Lời cầu của mẹ
Câu chuyện Phúc âm cho thấy đức tin của mẹ cứu được con. Không phải đức tin của con mà của mẹ nên Chúa nhận lời vì
Thứ nhất mẹ kiên trì trong cầu nguyện.
Thứ hai mẹ can đảm và biết rõ điều cầu xin.
Thứ ba mẹ khiêm nhường, quì trước đám đông, nơi phố chợ.
Thứ tư quan trọng nhất mẹ đức tin vững chắc, tin tưởng mãnh liệt.
Khi cầu
Người mẹ không chú ý tiếng xì xèo của đám đông, cũng không nghe tiếng nhắc nhở của ai khác. Bà chú trọng tới giọng duy nhất, giọng Đức Kitô.
Bà lắng nghe, đối đáp, van xin và trước mặt đám đông bà mạnh dạn tuyên bố Đức Kitô đến cứu tất cả mọi người, không trừ một ai. Tất cả đều được Chúa thương yêu, chăm sóc. Mục đích của Chúa đến là mang tình thương, bình an và hy vọng cho mọi người, không trừ một ai.
Lời cầu của cộng đoàn
Khi cầu nguyện dù là cầu nguyện riêng hay cầu nguyện chung chúng ta cần có các tâm tình lắng nghe. Tuần nào cộng đoàn cũng có lời cầu trong phần lời nguyện giáo dân. Tiếng kêu cầu của cộng đoàn là tiếng nài van chung của mọi thành phần tham dự trong thánh lễ hôm đó.
Khi cầu xin cần rõ ràng, mạch lạc, đơn giản không cầu kì phức tạp. Biết rõ điều muốn xin và chỉ xin điều đó, không vương vấn những tâm tư nào khác. Tránh giải thích dài dòng, sợ Chúa không hiểu nhu cầu ta xin. Tránh tham lam trong ý cầu xin. Đừng tưởng cứ xin nhiều ơn khác nhau, không được ơn này Chúa cũng ban cho ơn kia. Không lẽ Chúa từ chối tất cả các lời ta nài van sao? Cầu xin mang tính ‘cầu may’ thể hiện một đức tin nông cạn. Cầu may hay cầu tài. Chúa không ban ơn theo kiểu cầu may. Ơn Chúa ban mang sức sống, bình an và hy vọng cho nhu cầu tâm linh. Để hưởng được nhu cầu tâm linh cần một lòng tin vững vàng. Lòng tin luôn gắn liền với ơn Chúa ban.
‘Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn thế nào, sẽ được như vậy’
Một vài trường hợp đề nghị công khai rao tên và ý nguyện trước cộng đoàn. Điều này dễ thực hiện, làm vui lòng người, nhưng khó giải thích về tâm linh. Lập luận cách nào cũng thể hiện nội tâm có vấn đề. Sự việc trở nên trầm trọng nếu vấn đề liên quan đến lòng tin. Bất an, sợ quên, sợ cầu sai ngày, sai ý người xin đều là những nỗi sợ không đáng sợ. Một khi xin vì ý ngay lành tự bản chất việc làm đã tốt. Chậm trễ hay quên làm điều đã hứa là trách nhiệm của người hứa, không phải của người xin. Yêu cầu rao lên để biết chắc lời hứa có được thực hiện như thế nào chính là muốn kiểm soát việc làm của người khác.
Nên nhớ người cầu nguyện có lầm lẫn thì Thiên Chúa không bao giờ.
Nếu không tin không nên xin vì có xin cũng không được. Xin như thế là xin cầu may. Xin cầu may sẽ không gặp may. Cầu xin cần có lòng tin vững chắc. Nhờ lòng tin thế nào cũng nhận được ơn xin.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Người mẹ xin Chúa chữa bệnh cho con.
Ngài làm ngơ, không đáp.
Người mẹ kêu van đến độ các môn đệ cảm thấy khó chịu, ngượng quá, Thầy làm ngơ lời kêu cứu. Các ông lên tiếng
‘Thầy làm ơn bảo bà ấy về đi vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi’.
Đức Kitô viện cớ không đáp vì Ngài được sai đến với chiên lạc nhà Israel.
Người mẹ tiến lên van xin.
‘Lạy Ngài, xin đến cứu giúp tôi’.
Biến Chuyển
Lưu ý các thay đổi trong trình thuật.
Thứ nhất lúc đầu bà mẹ đi sau lưng Đức Kitô và các môn đệ kêu van xin giúp. Bà mẹ lúc này tiến ra phía trước mặt các Ngài, không còn sau lưng nài van như trước nữa.
Thứ hai thay đổi từ đứng đối thoại sang quì gối.
Thứ ba theo phía sau dấu chỉ nhút nhát, rình rập; quì trước mặt là thái độ mạnh dạn, rõ ràng, cương quyết, diện đối diện.
Thứ tư lời xin hoàn toàn thay đổi. Trước đây xin cho con gái. Giờ đây xin cho cho chính mình. Bệnh tật của con là của chính mẹ.
'Lậy Ngài, xin cứu giúp tôi’.
Chúa đáp
'Không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con.'
Lũ chó con, không phải là chó lớn mà là chó con. Cũng không phải chó hoang, lang sói mà là lũ chó con. Phải chăng câu nói lũ chó con không mang ý nghĩa nhục mạ. Một số bà mẹ Việt cũng nựng con mình là ‘chó con’, không hề mang ý nghĩa la mắng, khinh bỉ, chửi bới. Bản Anh ngữ dịch là ‘chó nuôi trong nhà-house dog’. Nuôi thì chủ phải cho ăn. Như thế chính Chúa mở đường, dẫn lối cho bà công khai nói ra điều thầm kín trong tâm ‘nuôi thì phải cho ăn’.
'Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống’.
Đức Kitô đáp
‘Lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn thế nào, sẽ được như vậy’.
Lời cầu của mẹ
Câu chuyện Phúc âm cho thấy đức tin của mẹ cứu được con. Không phải đức tin của con mà của mẹ nên Chúa nhận lời vì
Thứ nhất mẹ kiên trì trong cầu nguyện.
Thứ hai mẹ can đảm và biết rõ điều cầu xin.
Thứ ba mẹ khiêm nhường, quì trước đám đông, nơi phố chợ.
Thứ tư quan trọng nhất mẹ đức tin vững chắc, tin tưởng mãnh liệt.
Khi cầu
Người mẹ không chú ý tiếng xì xèo của đám đông, cũng không nghe tiếng nhắc nhở của ai khác. Bà chú trọng tới giọng duy nhất, giọng Đức Kitô.
Bà lắng nghe, đối đáp, van xin và trước mặt đám đông bà mạnh dạn tuyên bố Đức Kitô đến cứu tất cả mọi người, không trừ một ai. Tất cả đều được Chúa thương yêu, chăm sóc. Mục đích của Chúa đến là mang tình thương, bình an và hy vọng cho mọi người, không trừ một ai.
Lời cầu của cộng đoàn
Khi cầu nguyện dù là cầu nguyện riêng hay cầu nguyện chung chúng ta cần có các tâm tình lắng nghe. Tuần nào cộng đoàn cũng có lời cầu trong phần lời nguyện giáo dân. Tiếng kêu cầu của cộng đoàn là tiếng nài van chung của mọi thành phần tham dự trong thánh lễ hôm đó.
Khi cầu xin cần rõ ràng, mạch lạc, đơn giản không cầu kì phức tạp. Biết rõ điều muốn xin và chỉ xin điều đó, không vương vấn những tâm tư nào khác. Tránh giải thích dài dòng, sợ Chúa không hiểu nhu cầu ta xin. Tránh tham lam trong ý cầu xin. Đừng tưởng cứ xin nhiều ơn khác nhau, không được ơn này Chúa cũng ban cho ơn kia. Không lẽ Chúa từ chối tất cả các lời ta nài van sao? Cầu xin mang tính ‘cầu may’ thể hiện một đức tin nông cạn. Cầu may hay cầu tài. Chúa không ban ơn theo kiểu cầu may. Ơn Chúa ban mang sức sống, bình an và hy vọng cho nhu cầu tâm linh. Để hưởng được nhu cầu tâm linh cần một lòng tin vững vàng. Lòng tin luôn gắn liền với ơn Chúa ban.
‘Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn thế nào, sẽ được như vậy’
Một vài trường hợp đề nghị công khai rao tên và ý nguyện trước cộng đoàn. Điều này dễ thực hiện, làm vui lòng người, nhưng khó giải thích về tâm linh. Lập luận cách nào cũng thể hiện nội tâm có vấn đề. Sự việc trở nên trầm trọng nếu vấn đề liên quan đến lòng tin. Bất an, sợ quên, sợ cầu sai ngày, sai ý người xin đều là những nỗi sợ không đáng sợ. Một khi xin vì ý ngay lành tự bản chất việc làm đã tốt. Chậm trễ hay quên làm điều đã hứa là trách nhiệm của người hứa, không phải của người xin. Yêu cầu rao lên để biết chắc lời hứa có được thực hiện như thế nào chính là muốn kiểm soát việc làm của người khác.
Nên nhớ người cầu nguyện có lầm lẫn thì Thiên Chúa không bao giờ.
Nếu không tin không nên xin vì có xin cũng không được. Xin như thế là xin cầu may. Xin cầu may sẽ không gặp may. Cầu xin cần có lòng tin vững chắc. Nhờ lòng tin thế nào cũng nhận được ơn xin.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html