Dakar (Agenzia Fides) – Kể từ khi đặt chân đến Senegal vào năm 1980, ngoài công việc mục vụ trong các giáo xứ, Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ (FMM) còn tận hiến đời sống họ để thăng tiến điều kiện sống cho phụ nữ. Từ năm 1981, ở quận Salemata, phụ nữ gốc người thiểu số Bassari and Peulh cũng như các tộc người khác đã được tham dự khoá học 3 năm về Pháp ngữ, Toán học, Nấu ăn (gồm cả đan và thêu) và tham dự vào các chương trình huấn luyện về kinh tế gia đình và công việc nội trợ hợp vệ sinh.
Mục đích chính của đề án này là giáo dục phụ nữ, những người sau này sẽ truyền kiến thức của mình cho những người khác trong làng của họ, và vì thế sẽ góp phần vào việc cải thiện kinh tế trong toàn khu vực. Các nữ tu đã cẩn thận trông nom việc huấn luyện của mình và cố gắng thu xếp các hoạt động như thế để họ có thể mang kiến thức đến cho càng nhiều phụ nữ càng tốt. Từ năm 1992, nhiều khóa huấn luyện đã được trực tiếp tổ chức bởi chính những dân làng trong nỗ lực chấm dứt những cuộc di dân khổng lồ từ các khu vực nông thôn. Qua việc huấn luyện này, các phụ nữ và các cô gái được học cách chăm sóc đất đai và vật nuôi của họ.
Ngày nay, Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ hiện diện gần 20 thị trấn để truyền đạt các chương trình phát triển kinh tế vi mô. Từ năm 1992, Trung Tâm Huấn Nghệ Salemata đã mở cửa như một trường học ban đêm cho các phụ nữ trẻ của các làng lân cận. Trong 3 năm qua nó đã thành công vang dội làm cho các nữ tu phải mở một lớp khác trong Tỉnh Dòng dành phòng học cho 30 học viên nữ. Từ năm 2006, Giáo phận Tambacounda cũng đã tổ chức các hội nghị chuyên đề để phục vụ vì sự thăng tiến phụ nữ.
Mục đích chính của đề án này là giáo dục phụ nữ, những người sau này sẽ truyền kiến thức của mình cho những người khác trong làng của họ, và vì thế sẽ góp phần vào việc cải thiện kinh tế trong toàn khu vực. Các nữ tu đã cẩn thận trông nom việc huấn luyện của mình và cố gắng thu xếp các hoạt động như thế để họ có thể mang kiến thức đến cho càng nhiều phụ nữ càng tốt. Từ năm 1992, nhiều khóa huấn luyện đã được trực tiếp tổ chức bởi chính những dân làng trong nỗ lực chấm dứt những cuộc di dân khổng lồ từ các khu vực nông thôn. Qua việc huấn luyện này, các phụ nữ và các cô gái được học cách chăm sóc đất đai và vật nuôi của họ.
Ngày nay, Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ hiện diện gần 20 thị trấn để truyền đạt các chương trình phát triển kinh tế vi mô. Từ năm 1992, Trung Tâm Huấn Nghệ Salemata đã mở cửa như một trường học ban đêm cho các phụ nữ trẻ của các làng lân cận. Trong 3 năm qua nó đã thành công vang dội làm cho các nữ tu phải mở một lớp khác trong Tỉnh Dòng dành phòng học cho 30 học viên nữ. Từ năm 2006, Giáo phận Tambacounda cũng đã tổ chức các hội nghị chuyên đề để phục vụ vì sự thăng tiến phụ nữ.