Chính quyền Việt Nam đi ngược lại với những tư tưởng của Ủy Ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc
Vào những năm 1990, Ủy ban Nhân quyền đã có những biện pháp nhằm điều tra tình hình nhân quyền tại một số quốc gia trên thế giới và quá trình này vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay. Có thể nói rằng đây là một hoạt động chủ yếu và rất thiết thực của Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Việt Nam đã được Liên Hợp Quốc liệt kê vào một trong những nước bị xâm hại về nhân quyền và tôn giáo bị coi nhẹ.
Ở Việt Nam, thực sự thì chưa có một tổ chức liên minh chính thức nào vì Dân chủ và cùng các tổ chức khác đấu tranh cho việc thành lập chính quyền dân chủ tại Việt Nam để tạo ra những thay đổi về chính trị và xã hội, mà sẽ là đảm bảo một xã hội tiến bộ, ổn định và hòa bình, như đã được phác thảo trong Bản tuyên ngôn Nhân quyền. Trong đó các quyền tự do cơ bản của con người được luật pháp bảo vệ.
Những ai đang đấu tranh cho nền dân chủ tại Việt Nam cũng đều mong muốn phân biệt rõ giữa "sự cai trị bằng luật pháp", điều vốn có nghĩa là sự quản lý công bằng và vô tư của luật pháp hiến định – tức là những biện pháp do một Quốc Hội dân tuyển thông qua – và tiến trình luật pháp lẫn trật tự mà chỉ đơn thuần là sự "cưỡng chế bằng sắc lệnh độc đoán" của một chính quyền không do nhân dân ủy thác mà có, hoặc trên danh nghĩa thì chính quyền đó là của nhân dân nhưng lại đi ngược lại với lợi ích và những mong muốn của nhân dân.
Chẳng phải là giáo dân Giáo xứ Thái Hà – Dòng Chúa cứu thế Hà Nội đang tranh cho một nền dân chủ tại Việt Nam đấy chăng. Chính họ đang đứng lên để đấu tranh tự do, hòa bình và công bằng mà chính quyền Việt Nam đã và đang bóp méo nó. Những ai tin tưởng vào quyền bất khả xâm phạm của Nhân quyền không phản đối khái niệm luật pháp và trật tự, nhưng họ muốn được đảm bảo rằng sự công bằng được thực hiện và người ta đã thấy nó đang được thực hiện. Không thể nói những sắc lệnh có mục đích thực hiện những biện pháp chống lại những ai đang đấu tranh bảo vệ tình trạng những quyền mà Liên Hợp Quốc thừa nhận như là cốt lõi của tự do, hòa bình và công bằng thoát khỏi cảnh bị chà đạp là lực lượng đạo đức hay hợp pháp được.
Chính sách trước sau như một của Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc là tôn trọng và giữ gìn những luật pháp công bằng.
Giáo hội Công giáo nói chung và Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng đồng thừa nhận rằng, những ai mong muốn xây dựng một đất nước vững mạnh và hòa bình đều có bổn bận tránh những biện pháp tấn công vào chính nền tảng sự thật, công bằng và phẩm hạnh của con người.
Rất nhiều tù nhân chính trị đang bị giam giữ ở Việt Nam ngày nay đều bị quy vào tội hình sự bởi nỗ lại gìn giữ các điều khoản 19, 20 và 21 của Bản Tuyên ngôn Nhân quyền. Và hiện tại, có một số giáo dân giáo xứ Thái Hà cũng bị Cơ quan công tố buộc tội theo Điều 143 Bộ luật hình sự, về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Suy cho cùng thì những người giáo dân Thái Hà là những người đang bày tỏ lòng ủng hộ đối với dân chủ và nhân quyền, họ đều không hề mong muốn có sự xung đột và đối đầu, điều chỉ có thể mang lại sự khốn khổ hơn nữa cho nhân dân nói chung và giáo dân Giáo xứ Thái Hà nói riêng vốn đã và đang bị đau khổ nhiều trước cảnh hà khắc chính trị.
Tìm kiếm sự hiểu biết thông qua đối thoại và thương lượng chính là nguyên tắc được thừa nhận của truyền thống dân chủ, điều mà các tổ chức liên minh vì Dân chủ vẫn luôn tuôn thủ kể từ khi thành lập. Những ai đang mong muốn có một chuyển dịch hòa bình và sớm sang một chính quyền dân chủ đều hiểu giá trị của phát biểu sau đây: "phủ nhận quyền của con người chính là khơi mào cho sự bất ổn về chính trị lẫn xã hội". Do đó, mà những nỗ lực của họ đều là nhằm tạo ra những điều kiện mà sẽ tránh được tình cảm rối ren chính trị và xã hội này. Thế nhưng các nỗ lực của chúng ta đều gặp sự cản trở rất quyết liệt của nhà cầm quyền là không biết tôn trọng ý muốn của đa số.
Hy vọng rằng Ủy Ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc sẽ có thể dành được những điều kiện cho phép quan tâm những ai cổ động và ủng hộ cho nhân quyền, công lý và sự thật ở Việt Nam (nhất là các giáo dân của Việt Nam đang bị nhà cầm quyền giam giữ) được chân thành nói lên quan điểm của mình mà không gặp cảnh lo sợ bị trả thù đối với bản thân mình, người thân của mình hay bạn bè mình.
Vào những năm 1990, Ủy ban Nhân quyền đã có những biện pháp nhằm điều tra tình hình nhân quyền tại một số quốc gia trên thế giới và quá trình này vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay. Có thể nói rằng đây là một hoạt động chủ yếu và rất thiết thực của Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Việt Nam đã được Liên Hợp Quốc liệt kê vào một trong những nước bị xâm hại về nhân quyền và tôn giáo bị coi nhẹ.
Ở Việt Nam, thực sự thì chưa có một tổ chức liên minh chính thức nào vì Dân chủ và cùng các tổ chức khác đấu tranh cho việc thành lập chính quyền dân chủ tại Việt Nam để tạo ra những thay đổi về chính trị và xã hội, mà sẽ là đảm bảo một xã hội tiến bộ, ổn định và hòa bình, như đã được phác thảo trong Bản tuyên ngôn Nhân quyền. Trong đó các quyền tự do cơ bản của con người được luật pháp bảo vệ.
Những ai đang đấu tranh cho nền dân chủ tại Việt Nam cũng đều mong muốn phân biệt rõ giữa "sự cai trị bằng luật pháp", điều vốn có nghĩa là sự quản lý công bằng và vô tư của luật pháp hiến định – tức là những biện pháp do một Quốc Hội dân tuyển thông qua – và tiến trình luật pháp lẫn trật tự mà chỉ đơn thuần là sự "cưỡng chế bằng sắc lệnh độc đoán" của một chính quyền không do nhân dân ủy thác mà có, hoặc trên danh nghĩa thì chính quyền đó là của nhân dân nhưng lại đi ngược lại với lợi ích và những mong muốn của nhân dân.
Chẳng phải là giáo dân Giáo xứ Thái Hà – Dòng Chúa cứu thế Hà Nội đang tranh cho một nền dân chủ tại Việt Nam đấy chăng. Chính họ đang đứng lên để đấu tranh tự do, hòa bình và công bằng mà chính quyền Việt Nam đã và đang bóp méo nó. Những ai tin tưởng vào quyền bất khả xâm phạm của Nhân quyền không phản đối khái niệm luật pháp và trật tự, nhưng họ muốn được đảm bảo rằng sự công bằng được thực hiện và người ta đã thấy nó đang được thực hiện. Không thể nói những sắc lệnh có mục đích thực hiện những biện pháp chống lại những ai đang đấu tranh bảo vệ tình trạng những quyền mà Liên Hợp Quốc thừa nhận như là cốt lõi của tự do, hòa bình và công bằng thoát khỏi cảnh bị chà đạp là lực lượng đạo đức hay hợp pháp được.
Chính sách trước sau như một của Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc là tôn trọng và giữ gìn những luật pháp công bằng.
Giáo hội Công giáo nói chung và Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng đồng thừa nhận rằng, những ai mong muốn xây dựng một đất nước vững mạnh và hòa bình đều có bổn bận tránh những biện pháp tấn công vào chính nền tảng sự thật, công bằng và phẩm hạnh của con người.
Rất nhiều tù nhân chính trị đang bị giam giữ ở Việt Nam ngày nay đều bị quy vào tội hình sự bởi nỗ lại gìn giữ các điều khoản 19, 20 và 21 của Bản Tuyên ngôn Nhân quyền. Và hiện tại, có một số giáo dân giáo xứ Thái Hà cũng bị Cơ quan công tố buộc tội theo Điều 143 Bộ luật hình sự, về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Suy cho cùng thì những người giáo dân Thái Hà là những người đang bày tỏ lòng ủng hộ đối với dân chủ và nhân quyền, họ đều không hề mong muốn có sự xung đột và đối đầu, điều chỉ có thể mang lại sự khốn khổ hơn nữa cho nhân dân nói chung và giáo dân Giáo xứ Thái Hà nói riêng vốn đã và đang bị đau khổ nhiều trước cảnh hà khắc chính trị.
Tìm kiếm sự hiểu biết thông qua đối thoại và thương lượng chính là nguyên tắc được thừa nhận của truyền thống dân chủ, điều mà các tổ chức liên minh vì Dân chủ vẫn luôn tuôn thủ kể từ khi thành lập. Những ai đang mong muốn có một chuyển dịch hòa bình và sớm sang một chính quyền dân chủ đều hiểu giá trị của phát biểu sau đây: "phủ nhận quyền của con người chính là khơi mào cho sự bất ổn về chính trị lẫn xã hội". Do đó, mà những nỗ lực của họ đều là nhằm tạo ra những điều kiện mà sẽ tránh được tình cảm rối ren chính trị và xã hội này. Thế nhưng các nỗ lực của chúng ta đều gặp sự cản trở rất quyết liệt của nhà cầm quyền là không biết tôn trọng ý muốn của đa số.
Hy vọng rằng Ủy Ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc sẽ có thể dành được những điều kiện cho phép quan tâm những ai cổ động và ủng hộ cho nhân quyền, công lý và sự thật ở Việt Nam (nhất là các giáo dân của Việt Nam đang bị nhà cầm quyền giam giữ) được chân thành nói lên quan điểm của mình mà không gặp cảnh lo sợ bị trả thù đối với bản thân mình, người thân của mình hay bạn bè mình.