Gía trị pháp lý các bằng chứng liên quan tới Bất Động Sản thuộc
Giáo Xứ Thái Hà dựa trên các điều kiện căn bản của Luật về Hợp Đồng Dân Sự
Bài trước chúng tôi đã phân tích tính cách bất hợp Pháp và bất hợp Hiến của Nghị Quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXH Vietnam nhằm tước đoạt không bồi thường các Bất Động Sản thuộc Giáo Xứ Thái Hà và Nghị Quyết này phải bị tuyên bố vô giá trị, không có hiệu lực chấp hành (1).
Có lẽ Chính Quyền cũng đã nhận thấy cái Nghị Quyết trên không có giá trị pháp lý nên đã tập trung các phương tiện truyền thông đưa ra các bằng chứng cụ thể về việc Linh Mục Vũ Ngoc Bích, quản gia, đã ký biên bản “Hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào nhà nước” vào ngày 24/10/1961 (2).
Tuy nhiên, văn bản được chiếu trên Đài Truyền Hình Trung Ương trong mấy ngày qua, lại ghi là ngày 30/1/1961 (3).
Việc Hội nghị bàn giao nói trên là để thực hiện Thông tư của Thủ Tướng Chính phủ số 73/TTg ngày 7/7/1962.
So sánh 3 mốc thời gian trên đây, chúng ta thấy những điều nghịch lý khôi hài :
- gần 9 tháng sau Hội nghị bàn giao nhà đã thực hiện xong thì Thủ Tướng Chính phủ mới có Thông tư chỉ đạo việc bàn giao trên;
- gần 18 tháng sau Hội nghị bàn giao nhà đã thực hiện xong thì Thủ Tướng Chính phủ mới có Thông tư chỉ đạo việc bàn giao trên;
Đàng khác, theo Công văn số 1784/TNMTD &ND-CS của Sở tài Nguyên Môi Trường thì LM Vũ Ngọc Bích lại ký tên vào Hội nghị bàn giao nhà là ngày 24/11/1961 chứ không phải là 2 mốc thời gian đã nêu trên !!!
Sau cùng, UBND Thành phố Hà nội đã gửi cho Giáo Xứ Thái Hà một tài liệu tờ đơn lại ghi ngày ký Hội nghị bàn giao nhà là ngày 27/5/1963 !!!
Các điểm trình bày trên cho thấy một điều hài hước không bình thường là: chỉ có một văn bản Hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào nhà nước và chỉ có một chữ ký cũa LM Vũ Ngọc Bích mà có tơi 4 mốc thời gian ký tên khác nhau cũng như khi bàn giao đã thực hiện xong rất lâu thì Thủ tướng mới ra Thông tư chỉ đạo việc bàn giao !!!!.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng thử phân tách tính cách hợp pháp và hiệu lực văn bản Hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào nhà nước do LM Vũ Ngọc Bích đã ký tên.
Trong Luật về Hợp Đồng Dân Sự (Droit de contrat – Law of Contract), một Hợp Đồng Dân Sự đựơc thành lập phải hội đủ các yếu tố thiết yếu sau đây:
- Sự đồng thuân của hai bên ký kết bằng việc đưa ra đề nghị và vệc chấp thuận đề nghị;
- Các bên ký kết phải có tư cách pháp lý;
- Đối tượng của Hợp Đồng và ý muốn ràng buộc pháp lý các bên ký kết;
A - Điều kiện 1: sự đồng thuân của hai bên ký kết, điều này có nghĩa là mỗi bên ký kết phải tự chủ ý muốn của mình, phải hoàn toàn tự do ký kết.
Đây là một trong những nền móng cốt yếu trong đời sống xã hội (4). Nếu không có tự do ký kết mà chỉ có ý muốn một bên đơn phương áp đặt thì Hợp Đồng đó dù có chữ ký của 2 bên ký kết cũng vô giá trị như không hề có Hợp Đồng đó.
Ví dụ trong hợp đồng ký kết giữ Huấn Luyện Viên Letart người Pháp, mặc dù ông ta đã ký đơn xin từ chức sau 6 tháng làm việc, Liên Đoàn Bóng Đá Việt nam vẫn phải bị phạt phải trả hết thời gian Hợp Đồng là khoảng 200,000US$ vì ông Letart bị áp lục từ chức, không do mình tự do quyết định.
Nên văn bản Hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào nhà nước do LM Vũ Ngọc Bích đã ký tên là vô giá trị vì ý muốn của Chính Quyền thời đó bắt LM Vũ Ngọc Bích phải bàn giao và ngài không có một chọn lựa nào khác: LM Vũ Ngọc Bích phải chấp nhận mà không được tự do đưa ra đề nghị nào khác với Chính Quyền.
B - Điều kiện 2: các bên ký kết phải có tư cách pháp lý: LM Vũ Ngọc Bích chỉ là người quản gia, không phải là chủ sở hữu bất đông Sản để có thể chuyển giao cho Chính Quyền thời đó.
C- Điều kiện 3 : đối tượng của Hợp Đồng và ý muốn ràng buộc pháp lý giữa các bên ký kết: một bên giao bất đông sản và một bên trả số tiền đền bù do sự chuyển nhượng bất đông sản.
Trong bản “Hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào nhà nước” chỉ thấy bên giao đất mà không thấy bên Chính Quyền nói tới đền bù. Điều này trái với qui định của Luật về Hợp Đồng Dân Sự về sự lợi ích tương đương (onereux)
Đúng thực ra, bản hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào nhà nước thực chất chỉ là bản kê khai tài sản thuộc Giáo Xứ Thái Hà, do LM Vũ Ngọc Bích, quản gia kê khai, không phải là bản sang nhượng hay trao cho Chính Quyền quản lý.
Điều này được minh chứng qua các tài liệu như băng Audio-Video được ghi nhận đầy đủ đăng trên các Web Site của Dòng Chúa Cứu Thế và VietCatholic khi Linh Mục Bích còn sống và qua nhiều lần khiếu nại đòi hoàn trả lại tài sản thuộc Giáo Xứ Thái Hà từ năm 1996.
Do vậy, chúng tối hết sức thông cảm dễ dàng sự lúng túng và vụng về của Chính Quyền khi đưa ra 4 thời điểm ký tên khác nhau trong cùng một văn kiện hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào nhà nước như chúng tôi đã trình bày ở trên.
Ngoài ra, một điều hết sức quan trọng là không một ai có thể căn cứ vào những tài liệu photocopi để thẩm định giá trị đích thực của bản văn hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào nhà nước, để minh chứng cho những điều minh khẳng định.
Bởi vậy có một sự thật không thể tranh cãi, đó là tài sản số 178 Nguyễn Lương Bằng, Quận Đống Đa vẩn luôn luôn thuộc Giáo Xứ Thái Hà trên khía cạnh lịch sử, pháp lý cũng như thực tế.
Luật sư Trần Lê Nguyên
Ghi Chú:
(1) Vietcatholic ngày 4/9/2008
(2) Quyết định số 2476/QD-UBND ngày 30/6/2008;
(3) Quyết định số 76/QL-ND;
(4) Điều 4 bản Tuyên Ngôn nhân quyền và quyền công dân năm 1789.
Giáo Xứ Thái Hà dựa trên các điều kiện căn bản của Luật về Hợp Đồng Dân Sự
Bài trước chúng tôi đã phân tích tính cách bất hợp Pháp và bất hợp Hiến của Nghị Quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXH Vietnam nhằm tước đoạt không bồi thường các Bất Động Sản thuộc Giáo Xứ Thái Hà và Nghị Quyết này phải bị tuyên bố vô giá trị, không có hiệu lực chấp hành (1).
Có lẽ Chính Quyền cũng đã nhận thấy cái Nghị Quyết trên không có giá trị pháp lý nên đã tập trung các phương tiện truyền thông đưa ra các bằng chứng cụ thể về việc Linh Mục Vũ Ngoc Bích, quản gia, đã ký biên bản “Hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào nhà nước” vào ngày 24/10/1961 (2).
Tuy nhiên, văn bản được chiếu trên Đài Truyền Hình Trung Ương trong mấy ngày qua, lại ghi là ngày 30/1/1961 (3).
Việc Hội nghị bàn giao nói trên là để thực hiện Thông tư của Thủ Tướng Chính phủ số 73/TTg ngày 7/7/1962.
So sánh 3 mốc thời gian trên đây, chúng ta thấy những điều nghịch lý khôi hài :
- gần 9 tháng sau Hội nghị bàn giao nhà đã thực hiện xong thì Thủ Tướng Chính phủ mới có Thông tư chỉ đạo việc bàn giao trên;
- gần 18 tháng sau Hội nghị bàn giao nhà đã thực hiện xong thì Thủ Tướng Chính phủ mới có Thông tư chỉ đạo việc bàn giao trên;
Đàng khác, theo Công văn số 1784/TNMTD &ND-CS của Sở tài Nguyên Môi Trường thì LM Vũ Ngọc Bích lại ký tên vào Hội nghị bàn giao nhà là ngày 24/11/1961 chứ không phải là 2 mốc thời gian đã nêu trên !!!
Sau cùng, UBND Thành phố Hà nội đã gửi cho Giáo Xứ Thái Hà một tài liệu tờ đơn lại ghi ngày ký Hội nghị bàn giao nhà là ngày 27/5/1963 !!!
Các điểm trình bày trên cho thấy một điều hài hước không bình thường là: chỉ có một văn bản Hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào nhà nước và chỉ có một chữ ký cũa LM Vũ Ngọc Bích mà có tơi 4 mốc thời gian ký tên khác nhau cũng như khi bàn giao đã thực hiện xong rất lâu thì Thủ tướng mới ra Thông tư chỉ đạo việc bàn giao !!!!.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng thử phân tách tính cách hợp pháp và hiệu lực văn bản Hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào nhà nước do LM Vũ Ngọc Bích đã ký tên.
Trong Luật về Hợp Đồng Dân Sự (Droit de contrat – Law of Contract), một Hợp Đồng Dân Sự đựơc thành lập phải hội đủ các yếu tố thiết yếu sau đây:
- Sự đồng thuân của hai bên ký kết bằng việc đưa ra đề nghị và vệc chấp thuận đề nghị;
- Các bên ký kết phải có tư cách pháp lý;
- Đối tượng của Hợp Đồng và ý muốn ràng buộc pháp lý các bên ký kết;
A - Điều kiện 1: sự đồng thuân của hai bên ký kết, điều này có nghĩa là mỗi bên ký kết phải tự chủ ý muốn của mình, phải hoàn toàn tự do ký kết.
Đây là một trong những nền móng cốt yếu trong đời sống xã hội (4). Nếu không có tự do ký kết mà chỉ có ý muốn một bên đơn phương áp đặt thì Hợp Đồng đó dù có chữ ký của 2 bên ký kết cũng vô giá trị như không hề có Hợp Đồng đó.
Ví dụ trong hợp đồng ký kết giữ Huấn Luyện Viên Letart người Pháp, mặc dù ông ta đã ký đơn xin từ chức sau 6 tháng làm việc, Liên Đoàn Bóng Đá Việt nam vẫn phải bị phạt phải trả hết thời gian Hợp Đồng là khoảng 200,000US$ vì ông Letart bị áp lục từ chức, không do mình tự do quyết định.
Nên văn bản Hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào nhà nước do LM Vũ Ngọc Bích đã ký tên là vô giá trị vì ý muốn của Chính Quyền thời đó bắt LM Vũ Ngọc Bích phải bàn giao và ngài không có một chọn lựa nào khác: LM Vũ Ngọc Bích phải chấp nhận mà không được tự do đưa ra đề nghị nào khác với Chính Quyền.
B - Điều kiện 2: các bên ký kết phải có tư cách pháp lý: LM Vũ Ngọc Bích chỉ là người quản gia, không phải là chủ sở hữu bất đông Sản để có thể chuyển giao cho Chính Quyền thời đó.
C- Điều kiện 3 : đối tượng của Hợp Đồng và ý muốn ràng buộc pháp lý giữa các bên ký kết: một bên giao bất đông sản và một bên trả số tiền đền bù do sự chuyển nhượng bất đông sản.
Trong bản “Hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào nhà nước” chỉ thấy bên giao đất mà không thấy bên Chính Quyền nói tới đền bù. Điều này trái với qui định của Luật về Hợp Đồng Dân Sự về sự lợi ích tương đương (onereux)
Đúng thực ra, bản hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào nhà nước thực chất chỉ là bản kê khai tài sản thuộc Giáo Xứ Thái Hà, do LM Vũ Ngọc Bích, quản gia kê khai, không phải là bản sang nhượng hay trao cho Chính Quyền quản lý.
Điều này được minh chứng qua các tài liệu như băng Audio-Video được ghi nhận đầy đủ đăng trên các Web Site của Dòng Chúa Cứu Thế và VietCatholic khi Linh Mục Bích còn sống và qua nhiều lần khiếu nại đòi hoàn trả lại tài sản thuộc Giáo Xứ Thái Hà từ năm 1996.
Do vậy, chúng tối hết sức thông cảm dễ dàng sự lúng túng và vụng về của Chính Quyền khi đưa ra 4 thời điểm ký tên khác nhau trong cùng một văn kiện hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào nhà nước như chúng tôi đã trình bày ở trên.
Ngoài ra, một điều hết sức quan trọng là không một ai có thể căn cứ vào những tài liệu photocopi để thẩm định giá trị đích thực của bản văn hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào nhà nước, để minh chứng cho những điều minh khẳng định.
Bởi vậy có một sự thật không thể tranh cãi, đó là tài sản số 178 Nguyễn Lương Bằng, Quận Đống Đa vẩn luôn luôn thuộc Giáo Xứ Thái Hà trên khía cạnh lịch sử, pháp lý cũng như thực tế.
Luật sư Trần Lê Nguyên
Ghi Chú:
(1) Vietcatholic ngày 4/9/2008
(2) Quyết định số 2476/QD-UBND ngày 30/6/2008;
(3) Quyết định số 76/QL-ND;
(4) Điều 4 bản Tuyên Ngôn nhân quyền và quyền công dân năm 1789.