Hy sinh với mục đích khác nhau đưa đến phần thưởng khác nhau. Cho gia đình được thân nhân nhớ ơn. Cho đất nước tổ quốc ghi công. Cho chủ nghĩa chủ thuyết khen thưởng. Cho tình yêu Kitô được nhập đoàn các thánh. Niềm tin người vác thập tự mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một là dấu chỉ của sự sống dẫn đến phục sinh khải hoàn. Trái lại là dấu chỉ khổ đau mầm mống sự chết.
Quan niệm
Quan niệm thập tự là lẽ sống. Thập tự tuy nặng, vất vả, khổ sở. Vác khi ngã quị, khi té gục, nhưng vẫn gắng gượng đứng lên đi tiếp vì mỗi bước chân tiến gần hy vọng. Mỗi lần gắng gượng đứng lên tiến gần vinh quang thập giá. Hy sinh cho tình yêu, cho tha nhân, cho nước trời thập giá biến thành thánh giá.
Sinh ra ai cũng như nhau, cũng là người phàm. Người phàm biến thành thánh nhân vì cuộc sống người đó đặt nền tảng trên lời thánh, Lời Chúa Kitô và cố gắng hết sức sống trung tín với Ngài. Họ luôn quy hướng về sự thánh, suy tưởng lời thánh, sống thánh thiện, hành động thánh. Cả đời hy sinh cho tình yêu Kitô để phục vụ tha nhân. Khi người đó chết Giáo Hội Chúa nơi trần thế tôn vinh họ là thánh. Thập giá không làm cho ta nên thánh, là phương tiện giúp ta sống thánh thiện. Việc làm thánh thiện, tình yêu, lòng mến, đức khiêm nhường, hy sinh, hãm mình giúp tiến bước trên đường nên thánh. Do đó có xương thánh, áo thánh, máu thánh, lời thánh và thánh nhân. Tình yêu Chúa thể hiện qua việc làm bác ái, hy sinh biến toàn thể con người đó nên thánh, kể cả thập giá cuộc đời cũng biến đổi thành thánh giá. Anh hùng trong Kitô giáo đổ máu mình ra vì tha nhân, cho tha nhân được sống. Trái lại các thế lực chính trị tha nhân đổ lệ, dùng máu mình tô điểm cho anh hùng của họ.
Quan niệm thập giá là gánh nặng cuộc đời. Sức nặng thập giá trên vai nặng hơn. Cố vùng vẫy, chạy trốn thập giá càng đáng sợ, tương lai u tối. Hy sinh cho trần thế, vật chất, danh vọng, phe phái, chủ thuyết, thập giá muôn đời là thập giá.
Phó Thác
Thánh giá là dấu chỉ của sự sống, phục sinh khải hoàn khi người đó hướng tầm nhìn vượt qua khỏi các biến cố xảy ra trong đời sống. Qua các biến cố đó họ nhận biết ân sủng Chúa luôn gần bên. Thiên Chúa luôn hiện diện, đồng hành, chia sẻ và sẵn sàng ban ơn trợ giúp con người vượt qua mọi biến cố để con người vươn lên nhận biết Chúa là chủ cuộc sống, là chủ đời ta. Cuộc đời là một chuỗi những biến cố lớn, nhỏ liên tục kéo dài từ lúc Chúa gọi ta vào đời cho đến sau khi ta lìa đời. Các biến cố này liên quan đến ta và đến người chung quanh. Tất cả các biến cố lớn, nhỏ hợp lại tạo thành lịch sử đời người.
Giới hạn
Mỗi người là một mầu nhiệm. Không ai thấu hiểu mầu nhiệm đời mình. Sinh ra, lớn lên, học hỏi, phấn đấu sống là những thực tại trong cuộc sống.
Mọi cố gắng tìm hiểu rành rẽ ý nghĩa từng biến cố trong đời là điều dường như không thể thực hiện được. Một là có quá nhiều biến cố để tìm hiểu so với đời người lại ngắn ngủi. Hai là biến cố to lớn vượt quá tầm suy hiểu của trí óc con người. Ba là ngược lại nhiều biến cố nhỏ, nhẹ nhàng, êm đềm đến độ chúng đến rồi đi mà chúng ta vẫn không nhận ra sự hiện hữu và tầm ảnh hưởng của chúng đối với cuộc sống. Biến cố giúp ta trưởng thành, khôn lớn và từng trải cuộc đời.
Mặc dù không hiểu hết ý nghĩa các biến cố. Điều chắc chắn biến cố cần thiết cho cuộc sống, nếu không Chúa đã không cho phép chúng hiện diện trong đời. Chúng tồn tại trong đời không phải để che lấp ánh tương lai mà chính là làm giầu cho cuộc sống. Ơn khôn ngoan giúp ta nhận biết ý nghĩa tiềm ẩn sau mỗi biến cố. Bình tĩnh nhìn lại các biến cố dâng lời tạ ơn Chúa tin tưởng giao phó trong tay ta. Càng về già ta càng nhận rõ chân giá trị cuộc sống, càng nhận biết giới hạn cuộc đời, càng nhìn rõ hư ảo vinh quang trần thế, càng kinh nghiệm cái mau qua, chóng tàn trong cuộc sống. Suy xét chín chắn hơn khi cần phán đoán và phó thác mọi thành công thất bại cho Chúa. Thất bại thì đau khổ nhưng nhờ thất bại mà có bài học khiêm nhường. Nghèo đói giúp hiểu rõ và cảm thông với người cùng cảnh ngộ. Bệnh tật không ai tránh khỏi chúng giúp hiểu hơn lòng từ tâm của bác sĩ, y tá. Già nua là dấu chỉ rõ ràng con người yếu đuối, bất toàn, tránh cậy mình.
Chúng ta được mời gọi trung thành sống Lời Chúa. Để hoàn thành ơn gọi phải học bước đi từng bước một, học vác thập giá hàng ngày theo Chúa. Vác trong tin yêu, phó thác.
Mồ hôi, nước mắt, đau thương, tủi hờn hay chiến thắng, thất bại, thành công tất cả những thứ đó quyện lại, gắn liền với đời sống. Có sống là có đau khổ, có kinh nghiệm đau thương, có vui, có buồn. Chúng rất thật, thật đến độ thể hiện trên khuôn mặt, dáng đi, người ngoài cũng cảm nhận được nhưng chúng không phải là chiến thắng của ta, chúng cũng không phải là bất hạnh đời ta. Chúng tôi luyện, gọt dũa, liên kết ta với Chúa, giúp ta bước từng bước một trên con đường lên thánh.
Dấu chỉ thập tự
Nhìn lên thập tự để nhận biết tình thương Chúa, mặc dù có lúc ta phản bội, nhưng Chúa vẫn yêu ta. Tình thương Chúa vĩ đại, cao trọng, rộng lượng hơn ta tưởng. Chúa Kitô biến thập tự thành Thánh giá ban ơn tái sinh, sự sống cho những ai biết đóng đinh sự chết quá khứ, học lối sống cho tương lai. Theo nghĩa đó thánh giá mang lại sự sống vĩnh cửu.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Quan niệm
Quan niệm thập tự là lẽ sống. Thập tự tuy nặng, vất vả, khổ sở. Vác khi ngã quị, khi té gục, nhưng vẫn gắng gượng đứng lên đi tiếp vì mỗi bước chân tiến gần hy vọng. Mỗi lần gắng gượng đứng lên tiến gần vinh quang thập giá. Hy sinh cho tình yêu, cho tha nhân, cho nước trời thập giá biến thành thánh giá.
Sinh ra ai cũng như nhau, cũng là người phàm. Người phàm biến thành thánh nhân vì cuộc sống người đó đặt nền tảng trên lời thánh, Lời Chúa Kitô và cố gắng hết sức sống trung tín với Ngài. Họ luôn quy hướng về sự thánh, suy tưởng lời thánh, sống thánh thiện, hành động thánh. Cả đời hy sinh cho tình yêu Kitô để phục vụ tha nhân. Khi người đó chết Giáo Hội Chúa nơi trần thế tôn vinh họ là thánh. Thập giá không làm cho ta nên thánh, là phương tiện giúp ta sống thánh thiện. Việc làm thánh thiện, tình yêu, lòng mến, đức khiêm nhường, hy sinh, hãm mình giúp tiến bước trên đường nên thánh. Do đó có xương thánh, áo thánh, máu thánh, lời thánh và thánh nhân. Tình yêu Chúa thể hiện qua việc làm bác ái, hy sinh biến toàn thể con người đó nên thánh, kể cả thập giá cuộc đời cũng biến đổi thành thánh giá. Anh hùng trong Kitô giáo đổ máu mình ra vì tha nhân, cho tha nhân được sống. Trái lại các thế lực chính trị tha nhân đổ lệ, dùng máu mình tô điểm cho anh hùng của họ.
Quan niệm thập giá là gánh nặng cuộc đời. Sức nặng thập giá trên vai nặng hơn. Cố vùng vẫy, chạy trốn thập giá càng đáng sợ, tương lai u tối. Hy sinh cho trần thế, vật chất, danh vọng, phe phái, chủ thuyết, thập giá muôn đời là thập giá.
Phó Thác
Thánh giá là dấu chỉ của sự sống, phục sinh khải hoàn khi người đó hướng tầm nhìn vượt qua khỏi các biến cố xảy ra trong đời sống. Qua các biến cố đó họ nhận biết ân sủng Chúa luôn gần bên. Thiên Chúa luôn hiện diện, đồng hành, chia sẻ và sẵn sàng ban ơn trợ giúp con người vượt qua mọi biến cố để con người vươn lên nhận biết Chúa là chủ cuộc sống, là chủ đời ta. Cuộc đời là một chuỗi những biến cố lớn, nhỏ liên tục kéo dài từ lúc Chúa gọi ta vào đời cho đến sau khi ta lìa đời. Các biến cố này liên quan đến ta và đến người chung quanh. Tất cả các biến cố lớn, nhỏ hợp lại tạo thành lịch sử đời người.
Giới hạn
Mỗi người là một mầu nhiệm. Không ai thấu hiểu mầu nhiệm đời mình. Sinh ra, lớn lên, học hỏi, phấn đấu sống là những thực tại trong cuộc sống.
Mọi cố gắng tìm hiểu rành rẽ ý nghĩa từng biến cố trong đời là điều dường như không thể thực hiện được. Một là có quá nhiều biến cố để tìm hiểu so với đời người lại ngắn ngủi. Hai là biến cố to lớn vượt quá tầm suy hiểu của trí óc con người. Ba là ngược lại nhiều biến cố nhỏ, nhẹ nhàng, êm đềm đến độ chúng đến rồi đi mà chúng ta vẫn không nhận ra sự hiện hữu và tầm ảnh hưởng của chúng đối với cuộc sống. Biến cố giúp ta trưởng thành, khôn lớn và từng trải cuộc đời.
Mặc dù không hiểu hết ý nghĩa các biến cố. Điều chắc chắn biến cố cần thiết cho cuộc sống, nếu không Chúa đã không cho phép chúng hiện diện trong đời. Chúng tồn tại trong đời không phải để che lấp ánh tương lai mà chính là làm giầu cho cuộc sống. Ơn khôn ngoan giúp ta nhận biết ý nghĩa tiềm ẩn sau mỗi biến cố. Bình tĩnh nhìn lại các biến cố dâng lời tạ ơn Chúa tin tưởng giao phó trong tay ta. Càng về già ta càng nhận rõ chân giá trị cuộc sống, càng nhận biết giới hạn cuộc đời, càng nhìn rõ hư ảo vinh quang trần thế, càng kinh nghiệm cái mau qua, chóng tàn trong cuộc sống. Suy xét chín chắn hơn khi cần phán đoán và phó thác mọi thành công thất bại cho Chúa. Thất bại thì đau khổ nhưng nhờ thất bại mà có bài học khiêm nhường. Nghèo đói giúp hiểu rõ và cảm thông với người cùng cảnh ngộ. Bệnh tật không ai tránh khỏi chúng giúp hiểu hơn lòng từ tâm của bác sĩ, y tá. Già nua là dấu chỉ rõ ràng con người yếu đuối, bất toàn, tránh cậy mình.
Chúng ta được mời gọi trung thành sống Lời Chúa. Để hoàn thành ơn gọi phải học bước đi từng bước một, học vác thập giá hàng ngày theo Chúa. Vác trong tin yêu, phó thác.
Mồ hôi, nước mắt, đau thương, tủi hờn hay chiến thắng, thất bại, thành công tất cả những thứ đó quyện lại, gắn liền với đời sống. Có sống là có đau khổ, có kinh nghiệm đau thương, có vui, có buồn. Chúng rất thật, thật đến độ thể hiện trên khuôn mặt, dáng đi, người ngoài cũng cảm nhận được nhưng chúng không phải là chiến thắng của ta, chúng cũng không phải là bất hạnh đời ta. Chúng tôi luyện, gọt dũa, liên kết ta với Chúa, giúp ta bước từng bước một trên con đường lên thánh.
Dấu chỉ thập tự
Nhìn lên thập tự để nhận biết tình thương Chúa, mặc dù có lúc ta phản bội, nhưng Chúa vẫn yêu ta. Tình thương Chúa vĩ đại, cao trọng, rộng lượng hơn ta tưởng. Chúa Kitô biến thập tự thành Thánh giá ban ơn tái sinh, sự sống cho những ai biết đóng đinh sự chết quá khứ, học lối sống cho tương lai. Theo nghĩa đó thánh giá mang lại sự sống vĩnh cửu.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html