Fatima: Trường đào tạo ba tâm hồn thơ ấu của Mẹ Maria
Đối với ba trẻ chăn chiên Lucia, Phan-xi-cô và Gia-xin-ta, Đức Mẹ Cova Da Iria miền Fatima là nhà Sư Phạm tuyệt vời khôn sánh về đời sống thiêng liêng. Đức Mẹ đã huấn luyện dạy dỗ ba trẻ bằng những cuộc trao đổi chuyện trò của Ngài với ba em, nhưng trọn nội dung của những cuộc trao đổi đó, có lẽ phải chờ tới khi về Thiên đàng chúng ta mới có thể biết hết được. Đức Mẹ đã dạy cho ba trẻ môn khoa học lưỡng diện tối quan trọng và tối cần thiết cho mỗi một Kitô hữu, đó là: Tinh thần cầu nguyện và lòng hy sinh đền tội.
Là những học trò ngoan ngoãn, vâng lời, dễ dạy và siêng năng cần mẫn, ba trẻ chăn chiên đã hoàn toàn tin tưởng, phó thác và yêu mến vị Nữ Giáo Sư Thiên đàng hầu như tuyệt đối. Vì thế, Đức Maria đã có thể yêu cầu ba em thực hiện tất cả những điều Mẹ dự định, và dĩ nhiên Đức Mẹ không bao giờ đòi hỏi nơi các em bất cứ điều gì vượt quá khả năng của lứa tuổi các em.
Một điều thay đổi quá hiển nhiên nơi ba trẻ Fatima mà ai cũng có thể nhận thấy được là: kể từ khi cả ba trẻ được thị kiến, được tiếp cận và được trở nên những người tin cậy của Đức Nữ Vương Thiên Đàng, tâm hồn đơn sơ trong trắng và cao cả của các em đã mỗi ngày càng trở nên trong sáng, thánh thiện và can đảm phi thường hơn như thế nào! Nhưng để có thể xác tín được điều đó một cách rõ ràng hơn, chúng tôi xin trình bày qua những dòng sau đây hình ảnh chân thực của ba trẻ Fatima.
Cũng như ngày xưa, khi Thiên Chúa muốn cứu vớt nước Pháp qua tôi tớ Người là thánh nữ Jean d’Arc, thì trong suốt bốn năm trời Người đã sai thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-en đến để thông báo cho thánh nữ hiểu rõ về sứ mệnh đặc biệt của mình. Ngày nay cũng vậy, chính Mẹ Maria cũng đã sửa soạn các bài học cho ba trẻ qua Vị Thiên Sứ mà Ngài đã sai đến trước với ba trẻ. Vâng, Đức Mẹ đã sai một Vị Thiên Thần đến với ba trẻ chăn chiên làng Aljustrel thuộc vùng Fatima, mà Thiên Chúa nhân hậu đã lựa chọn làm cộng tác viên trong việc loan báo ơn cứu độ cho thế giới tân tiến ngày nay và để thanh luyện chính tâm hồn các em trở nên trong sáng thánh thiện, phù hợp với sứ mệnh cao cả ngoại thường mà Người sẽ trao phó cho các em. Đó là điều chúng ta đã tìm hiểu ở trên, trong phần III: ‘Nội dung của Sứ Điệp Fatima.’
Vị Thiên Sứ của Đức Mẹ đã dạy cho ba trẻ lòng hăng say nhiệt thành cầu nguyện cho “những kẻ không cầu nguyện và hy sinh đền bù cho những kẻ không hề biết tin tưởng mà cũng chẳng biết yêu thương”. Vâng, vị Thiên Sứ hướng dẫn tư tưởng ba trẻ từ từ tiến gần tới đối tượng của sứ mệnh cao cả của các em, đó là: Tinh thần cầu nguyện và sự hy sinh cho các kẻ có tội được ơn ăn năn trở lại và để an ủi Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Việc Vị Thiên Sứ cho ba em rước lễ một cách huyền nhiệm ở Cabeço đã mang lại hiệu quả tích cực cần thiết nơi ba trẻ: Nó đã đốt cháy lên ngọn lửa nhiệt thành và yêu mến trong trái tim ba tâm hồn thơ ấu dấu yêu của Chúa Giêsu. Có lẽ ba trẻ Fatima cũng đã được nghe kể câu chuyện tuyệt vời về sức mạnh thiêng liêng kỳ diệu của các trẻ em ở Santarem ngày nào. Santarem là Giáo xứ chính của toàn vùng Fatima và cách Fatima khoảng 60 Km. Các trẻ em Santarem là học trò của thánh Bê-na-đô Morlaas. Tất cả đã chết cùng với thầy giáo của mình trong chính ngày Lễ Chúa Lên Trời trong khi thầy trò đang chầu Tạ Ơn sau khi các em được rước lễ lần đầu.
Khi Lucia, Phan-xi-cô và Gia-xin-ta hay biết được câu chuyện tuyệt vời này, chắc hẳn cả ba em đã thèm khát có được số phận của hai anh em nọ ở Santarem là đã được nếm thử sự hoan lạc của Thiên đàng ngay trên mặt đất. Nguyên qua vẻ đẹp thánh thiện của mình, vị Thiên Thần đã gieo vào lòng ba em một sự nhận thức tuyệt vời về niềm hạnh phúc mà người ta sẽ được hưởng trên Thiên cung, nơi các Thần thánh đang ở.
Hoàn toàn tương tự như xưa kia cha mẹ và anh chị em của thánh nữ Jean d’Arc đã không tin là thánh nữ đã có những cuộc gặp gỡ với Tổng lãnh Thiên Thần Mi-ca-en, ngày nay hai gia đình Dos Santos và Marto cũng không hề biết gì về những liên lạc giữa con cái họ với Vị Thiên Sứ. Chính bà Olimpia, thân mẫu của Phan-xi-cô và Gia-xin-ta, cũng chẳng hay biết điều gì cả, dù bà rất thương yêu và săn sóc lo lắng cho hai đứa con nhỏ của mình. Chỉ về sau người ta mới khám phá ra là các trẻ thị kiến thường cầu nguyện với một lời kinh mới lạ do vị Thiên Thần dạy cho các em.
Còn chính các em thì luôn nghĩ đến những bí mật trọng đại đã được trao phó cho mình. Nếu các em suốt cả ngày được cùng nhau một mình ở ngoài cánh đồng, các em hoàn toàn được thoải mái chuyện trò với nhau về những sự kiện đã xảy ra. Đặc biệt nhất là các em rất yêu thích những nơi đã xảy ra các sự kiện đó, như: những tảng đá ở Cabeço và chỗ quen thuộc vắng vẻ phía sau giếng nước. Trước kia, ở chỗ này các em thích chơi đùa với nhau, và cũng chính nơi đây các em đã chiêm ngưỡng cuộc khổ nạn của Chúa Cứu Thế. Tiếp đến các em lại ẩn núp phía sau hốc đá hay sau hàng giậu rậm rạp dưới bóng cây dẻ rừng. Ở những chỗ đó các kẻ tò mò không thể nhìn thấy được các em và vì thế các em có thể yên tĩnh cầu nguyện và chuyện trò với nhau về tất cả những điều chỉ liên quan đến một mình các em mà thôi.
Nếu vì phải lo coi giữ đàn chiên, mà các em phải đi ra ngoài chỗ trống trải, thì các em leo lên trên ngọn đồi Cabeço, nơi có cỏ cho chiên ăn. Ở đây các em đã có sẵn «nơi ẩn núp» do thiên nhiên tạo ra. Đó là cái «hang», tức là cái động đá nhỏ mà chúng ta đã nghe biết. Chính ở động đá này các em đã được Thiên Thần cho rước Mình và Máu Thánh Chúa một cách huyền nhiệm. Ở chỗ này cũng không có ai có thể nhìn thấy được các em, dù nhìn từ cánh đồng hay từ con đường gần đó. Ở hai chỗ ẩn núp này hay ở một chỗ vắng vẻ yên tĩnh khác, các em hồi tưởng lại những lời nói và cử chỉ của Thiên Thần. Các em cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của từng chi tiết một. Nhất là các em rất thích cầu nguyện bằng lời Kinh tuyệt đẹp ở ngay chính những nơi mà lần đầu tiên các em đã được nghe những lời Kinh đó.
Thiên Thần đã nói với ba em: «Các em hãy cầu nguyện như thế…!» Các em hiểu rất rõ là vấn đề ở đây không phải là việc bắt chước thái độ quì sấp mình đầy lòng cung kính của vị Thiên Thần, nhưng trước hết là bắt chước lòng hăng say, sức mạnh và sự sốt sắng trong khi cầu nguyện của vị Thiên Thần.
Về sau, Thiên Thần đã nói với các em: «Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Mẹ Maria có những dự định đầy yêu thương với các em.» Nhưng đây là những dự định nào? Và Đức Mẹ đang chờ đợi nơi các em những gì? Thường thì Lucia biết trả lời cho các câu hỏi của Phan-xi-cô và Gia-xin-ta, nhưng lần này Lucia đã phải nhận rằng đây còn là một bí mật đối với em và em chưa biết được.
Riêng Phan-xi-cô chỉ nhìn thấy vị Thiên Thần, nhưng không nghe được những lời vị Thiên Thần nói, nên em cần được giải thích. Chính trong buổi chiều hôm đó, sau khi các em được rước lễ tại Cabeço, Phan-xi-cô đã hỏi Lucia là Thiên Thần đã cho các em uống gì trong chén thánh:
- Thiên Thần đã cho chị rước lễ; còn em và Gia-xin-ta thì Thiên Thần đã trao cho uống gì vậy?
Vì cũng đã được nghe và hiểu hết tất cả những gì Thiên Thần nói, nên Gia-xin-ta đã trả lời Phan-xi-cô thay cho Lucia:
- Thiên Thần cũng đã cho hai anh em chúng mình rước lễ hoàn toàn giống như chị Lucia… Tuy nhiên anh đã không nhìn thấy được Máu Thánh nhỏ giọt từ Mình Thánh xuống!
Sau này, khi người ta hỏi Sơ Lucia là liệu lúc bấy giờ Gia-xin-ta có ý thức được rằng em đã được rước lễ từ tay vị Thiên Thần hay không, thì Sơ Lucia đã trả lời:
- Gia-xin-ta đã xác tín rằng em thực sự đã được rước Máu Thánh của Chúa Cứu Thế; Nhưng em đã không bao giờ nghĩ rằng từ lúc bấy giờ trở đi em có thể rước lễ mà không cần có phép của vị Linh Mục.
Qua câu trả lời của Gia-xin-ta, Phan-xi-cô đã tuyên bố:
- Bây giờ em đã hiểu ra rồi!... Em cảm nhận được rằng Chúa đã ngự vào lòng em, em chỉ không biết Người ngự vào lòng em ra sao thôi.
Sau những lần Đức Mẹ hiện ra đầu tiên, chính cảm giác về sự hiện diện của Chúa ở nơi Phan-xi-cô đóng vai trò trổi vượt.
Cả ba trẻ chăn chiên nghèo khó giờ đây đã được nếm thử trước sự hạnh phúc thánh thiện của Thiên đàng, nội tâm các em được đầy tràn ánh sáng của một thế giới khác, thấy mình được đắm chìm vào trong ánh sáng đó như vào trong chính Thiên Chúa vậy. Và những giây lát được nếm thử sự hạnh phúc hoàn hảo đó đã gieo vào trong tâm hồn các em mỗi ngày một hơn niềm khao khát Thiên đàng, mà vẻ đẹp mỹ miều thánh thiện của vị Thiên Thần cũng như ánh sáng tuyệt vời bao phủ vị Thiên Thần đã khơi dậy nơi các em.
Bởi vậy, sau khi các em được thị kiến vị Thiên Nữ, các em càng mong muốn được hiểu biết chốn hạnh phúc đó hơn, nơi vị Thiên Thần được cư ngụ cùng với Thiên Chúa, vì các em xác tín cách chắc chắn rằng vẻ đẹp mỹ miều của Thiên Chúa còn vô cùng tuyệt vời cao cả hơn bội phần vẻ đẹp của vị Thiên Thần.
Đó chính là lý do tại sao ngay trong lần hiện ra thứ nhất của vị Thiên Nữ, các em đã hỏi Ngài về việc lên Thiên đàng của mình, khi các em vừa nghe vị Thiên Nữ nói là Bà từ đó đến. Người ta nhìn thấy ngay được nỗi lòng khao khát của các em là mong chóng được lên Thiên đàng mạnh mẽ như thế nào. Do đó, người ta cảm nhận được rằng câu hỏi các em nêu lên cũng chính là lời cầu xin của các em.
Tiếp đến, khi các em biết được chắc chắn rằng mình sẽ được lên Thiên đàng, thì các em cho rằng việc hy sinh hãm mình mà vị Thiên Nữ đòi hỏi nơi các em, là một điều đương nhiên. Vâng, với tất cả lòng quảng đại của mình, nếu không nói là với sự hào hứng ham thích, cả ba em đã sẵn sàng hy sinh chịu đựng tất cả mọi thử thách và đau khổ gặp phải trong cuộc sống, để dâng lên Đức Mẹ bày tỏ tình yêu chân thành của các em đối với Ngài. Vì thế, Phan-xi-cô và Gia-xin-ta đã vô cùng sung sướng khi nghe Vị Thiên Nữ trong lần hiện ra thứ hai, đã hứa là chẳng bao lâu nữa Ngài sẽ đến và đưa hai em về Thiên đàng. Nhưng đồng thời Lucia lại vô cùng buồn bã khi em biết rằng một mình còn phải ở lại trần gian một ít lâu nữa!
Ở đây người ta thắc mắc tự hỏi: Tại sao ba trẻ thơ mới từ 6 đến 10 tuổi mà đã có được lòng yêu mến ham chuộng đời sống đạo đức thánh thiện và nhất là lòng khao khát cháy bỏng niềm hạnh phúc Thiên đàng như thế? Sức mạnh nào đã có thể biến đổi được tâm hồn của ba em trở nên thánh thiện đến siêu thoát như thế, nếu không phải là sức mạnh siêu nhiên của Thiên Chúa, mà Đức Mẹ, vị Nữ Giáo Sư tài ba đã ban cho các em? Để hiểu rõ hơn những biến đổi tích cực mà Đức Mẹ đã tác động nơi tâm hồn ba trẻ, chúng ta hãy quan sát sự kiện đó nơi mỗi em như sau:
1. Phan-xi-cô
Một ngày kia, khi cả ba trẻ chăn chiên đã trở thành đối tượng cho sự tò mò của thiên hạ, có hai người đàn bà nọ đã hỏi Phan-xi-cô là nếu sau này khi lớn lên, em sẽ yêu thích làm nghề gì: Thợ mộc? Làm lính? Làm thầy giáo?... Thì em đã không chút do dự trả lời ngay:
- Con không làm nghề gì hết.
- Bà biết cháu sẽ thích làm nghề gì rồi: Làm Linh Mục! Để cử hành Thánh Lễ, để rao giảng về Chúa và về Đức Mẹ và để hằng ngày đọc kinh cầu nguyện trong nhà thờ…! Phan-xi-cô, bà nói thế có đúng không nào?
- Thưa không! Con không muốn làm Linh Mục.
- Vậy, con muốn làm nghề gì?
- Con không hề nghĩ đến chuyện đó. Con chỉ muốn chết để được lên Thiên đàng mà thôi!
Vâng, chết và được lên Thiên đàng là sự hãnh diện và nỗi khao khát của cậu bé chăn chiên Phan-xi-cô. Để được nhìn thấy Thiên Thần, nhìn thấy Thiên Chúa dấu yêu và Mẹ Thánh của Người - mà vẻ đẹp mỹ miều của các Ngài chính đôi mắt em đã được diễm phúc ngắm nhìn qua – Phan-xi-cô sẵn sàng từ bỏ hết mọi sự đời này. Lòng khao khát Thiên đàng nơi em sống động và mạnh mẽ đến nỗi em luôn chỉ còn nghĩ đến sự chết, điều mà bình thường đối với các trẻ em khác là cả một sự khủng khiếp đáng sợ.
Không có bất cứ điều lành thánh tốt đẹp nào mà ba trẻ đã gặp gỡ lại gây được một ấn tượng sâu sắc và mạnh mẽ nơi Phan-xi-cô cho bằng sự hiện ra của vị Thiên Thần và của vị Thiên Nữ. Điều mà Phan-xi-cô hiểu được sâu xa nhất và đã gây nên nơi em một ấn tượng mạnh mẽ nhất, đó là vẻ đẹp kiều diễm của các Thiên Thần, sự hiện diện êm ái dịu dàng của Thiên Chúa và sự đau đớn khi em nhận biết rằng Thiên Chúa đầy nhân hậu như thế đã bị tội lỗi nhân loại xúc phạm quá nhiều!
Vì thế, Phan-xi-cô thường để cho các bạn bè hoặc coi giữ chiên hay chơi với nhau, còn em thì một mình quì cầu nguyện ở một chỗ vắng vẻ nào đó. Em để tâm hồn chìm sâu vào trong ánh sáng vô tận, mà em đã có lần được bao phủ lấy. Phan-xi-cô thích nói với Lucia và Gia-xin-ta:
- Em rất vui mừng khi được nhìn thấy Thiên Thần, nhưng em còn vui mừng gấp bội khi được nhìn thấy Đức Trinh Nữ Rất Thánh. Tuy nhiên, điều làm cho em hạnh phúc nhất là cảm nhận được Thiên Chúa trong ánh sáng vô tận mà Người đã cho chiếu vào ngực chúng ta… Nhưng điều làm cho em quá đau đớn là nhìn thấy Thiên Chúa phải buồn sầu! … Giá như em có thể an ủi được Người!
Mỗi khi nói về những lần hiện ra của Đức Mẹ, Phan-xi-cô rất thích nhắc lại với Lucia và Gia-xin-ta về giây phút hạnh phúc, đó là lúc Đức Mẹ mở rộng hai bàn tay Người ra và ban thưởng cho tinh thần quả cảm hy sinh của ba em, là cho ba em được nếm thử trước hạnh phúc được chiêm ngưỡng Thánh nhan Chúa. Phan-xi-cô nói:
- Chúng mình được ở trong ánh sáng của Thiên Chúa như được nung luyện trong lửa vậy, nhưng lại không bị thiêu rụi!… Thiên Chúa thật tuyệt vời biết bao! Người thật vô cùng đẹp đẽ, vô cùng tốt lành, đến nỗi chúng ta không sao có thể diễn tả hết được!...
Cũng vậy, Lucia và Gia-xin-ta không bao giờ quên được lời hứa của Vị Thiên Nữ là Bà sẽ đưa các em về Thiên đàng với Bà, và cả hai cũng nóng lòng ao ước cho lời hứa đó mau được hiện thực không kém Phan-xi-cô chút nào. Niềm hy vọng trông mong này của ba em luôn sống động và mạnh mẽ, cả khi ba em gặp bao khó khăn thử thách.
Kể từ lần hiện ra thứ ba, các nhóm Tam Điểm và vô thần, kẻ thù khét tiếng của Giáo Hội, càng trở nên giận dữ và thù ác đối với ba em bằng những dọa nạt xử tử ba em. Nhưng mỗi lần nghe được những lời đe dọa đó, các em đều bình tĩnh trả lời:
- Nếu người ta giết chết chúng con, thì càng tốt! chúng con sẽ mau được lên Thiên đàng!
Khi ngày 13 tháng 10 - tức ngày Đức Mẹ hiện ra lần cuối cùng và sẽ làm một phép lạ vĩ đại để mọi người tin – càng đến gần, thì thường xuyên các em càng bị đe dọa dữ dội hơn, như: Người ta dọa sẽ chặt các em ra từng khúc, sẽ thiêu sống các em, sẽ cho bom làm nổ tung nhà cha mẹ các em, sẽ đặt mìn ở gốc cây sồi để khi các em nói chuyện với vị Thiên Nữ thì sẽ cho nổ và giết chết tất cả. Nhưng các em đã trả lời mọi người một cách hoàn toàn bình tĩnh, thản nhiên và đầy tin tưởng:
- Thật hạnh phúc biết bao, nếu như chúng con được cùng Đức Mẹ về Thiên đàng!
2. Gia-xin-ta
Nếu trong các lần hiện ra, Phan-xi-cô chỉ nhìn thấy Đức Mẹ, chứ em không nghe được lời Đức Mẹ nói, và em đã có ấn tượng rất mạnh và bị thu hút bởi vẻ đẹp kiều diễm của thế giới siêu nhiên, thì ngược lại, Gia-xin-ta, em gái của Phan-xi-cô, với tâm hồn còn thơ ngây trong trắng và nhạy cảm của mình, lại đã ghi sâu trong tâm trí những đau khổ của các kẻ bị trầm luân trong hỏa ngục. Vì thế, kể từ khi được thị kiến hỏa ngục vào ngày 13 tháng 7, Gia-xin-ta luôn bị ám ảnh bởi tư tưởng về sự khủng khiếp của hỏa ngục. Và cũng từ buổi chiều hôm đó, em thường xin Lucia cắt nghĩa cho biết về tính cách đời đời của hỏa ngục. Gia-xin-ta hỏi:
- Nếu vậy thì sau nhiều năm luôn vẫn còn hỏa ngục hay sao?... Và những người bị thiêu đốt trong đó không bị cháy rụi đi sao? Họ sẽ không cháy thành than sao? Nếu các Kitô hữu cầu nguyện nhiều cho những con người bất hạnh này, thì Thiên Chúa luôn đầy yêu thương và nhân lành như thế lại không kéo họ ra khỏi đó hay sao? … Và nếu người ta hy sinh hãm mình nhiều cho họ cũng không thể giúp được gì cho họ cả hay sao?
- Không! Người ta không thể giúp được gì cho những kẻ đó nữa, nếu như khi họ chết mà vẫn còn mang tội trọng trong người. Nhưng chúng ta có thể cầu nguyện và hy sinh như vị Thiên Nữ đã kêu mời, hầu người ta biết ăn năn sám hối và không bị sa vào trong hỏa ngục.
- Họ thật là những người bất hạnh và đáng thương! … Vậy, thì chúng ta phải cầu nguyện và hy sinh nhiều cho kẻ có tội được ơn ăn năn trở lại!
Thỉnh thoảng Gia-xin-ta ngồi đăm chiêu suy nghĩ và lặp đi lặp lại:
- Hỏa ngục!... Hỏa ngục!...Em thật thương tiếc cho các linh hồn phải sa vào trong nơi đó… Và những kẻ đang ở trong đó bị đốt cháy như những thanh củi trong lửa. Người ta cần phải cầu nguyện thật nhiều để ngăn cản các linh hồn khỏi bị sa vào trong đó!
Và toàn thân mình run rẩy vì khiếp sợ và xúc động, Gia-xin-ta quì gối, chấp hai tay và đọc lời kinh mà vị Thiên Nữ đã dạy cho các em đọc sau mỗi chục Kinh Kính Mừng khi các em lần hạt Mân Côi: «Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con; xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục; xin đem các linh hồn lên Thiên đàng hết thảy. Nhất là những linh hồn phải cần đến lòng Chúa thương xót hơn.»
Lần khác, Gia-xin-ta đã gọi hai em kia lại và nói:
- Chị Lucia và anh Phan-xi-cô không muốn cầu nguyện với em sao?… Chúng ta phải cầu nguyện thật nhiều, để ngăn cản các linh hồn khỏi phải sa vào trong hỏa ngục!... Ôi, có biết bao linh hồn đã phải sa vào đó!... Tại sao Đức Trinh Nữ lại không chỉ cho những kẻ tội lỗi nhìn thấy hỏa ngục? Nếu như họ có thể nhìn thấy được hỏa ngục, chắc chắn họ sẽ không phạm tội nữa và rồi sẽ không bị sa vào trong hỏa ngục.
Mỗi khi Gia-xin-ta nhớ đến lời bảo đảm của Đức Mẹ về phần rỗi đời đời của các em, em đã thở ra nhẹ nhõm:
- Ôi, vị Thiên Nữ thật tốt lành biết bao! Bà đã hứa sẽ đưa chúng ta về Thiên đàng!
Vào ngày lễ Thánh Gioan, ở Bồ Đào Nha vốn có truyền thống là mọi người đều nắm tay nhau nhảy múa chung quanh một đống lửa. Nhân dịp này, nhiều trẻ em trong làng đã đến rủ Gia-xin-ta cùng ra đó chơi với chúng. Nhưng Gia-xin-ta đã từ chối:
- Tớ không nhảy múa nữa đâu!
- Tại sao lại không?
- Tớ không nhảy múa nữa. Tớ muốn hy sinh chuyện đó để dâng lên Chúa.
Một lần kia, khi Gia-xin-ta trông thấy một đám đông người tuôn về Cova Da Iria để được có mặt vào những lần hiện ra, em đã nói với cô chị họ của mình:
- Chị Lucia, chị hãy xin vị Thiên Nữ cho những người này được nhìn thấy hỏa ngục!... Chị sẽ thấy họ ăn năn sám hối như thế nào!
Tiếp đến, đầy vẻ suy nghĩ, em nói thêm:
- Có quá nhiều người bị sa vào trong hỏa ngục!... Có quá nhiều!
Bấy giờ, để an ủi Gia-xin-ta, Lucia đã trả lời:
- Em chẳng có gì để phải sợ hãi gì cả… Chắc chắn em sẽ được lên Thiên đàng kia mà!
- Vâng, em biết rồi, nhưng em muốn cho tất cả những người này cũng được lên Thiên đàng như em cơ!
Tư tưởng về sự đời đời và về hỏa ngục đã làm cho bé Gia-xin-ta mỗi ngày mỗi chê chán tất cả mọi sự việc trần thế. Về sau, khi bị giam giữ trong nhà tù hay trong thời gian dài bị bệnh đau đớn, Gia-xin-ta đã tỏ ra rất can trường. Em đã hy sinh hãm mình chịu đựng một cách anh hùng như thế là hoàn toàn chỉ với mục đích duy nhất: Để cầu nguyện cho nhiều kẻ có tội được ơn ăn năn sám hối và nhiều người khỏi án phạt đời đời.
Bởi vậy, nhiều khi Gia-xin-ta đã hối hả yêu cầu Lucia:
- Chẳng bao lâu nữa em sẽ được lên Thiên đàng; nhưng còn chị, chị sẽ còn phải ở lại đây – và nếu như Đức Mẹ cho phép – chị cần phải nói cho mọi người biết hỏa ngục là gì, hầu họ đừng phạm tội nữa và rồi không bị sa vào đó.
Gia-xin-ta cũng đã than phiền là mặc dù Đức Mẹ đã nhắc nhủ đừng xúc phạm đến Thiên Chúa nữa, nhưng rồi loài người vẫn tiếp tục phạm cùng một thứ tội. Những khi em nghe người đời đàm tiếu với nhau bằng những lời nói tục tằn, Gia-xin-ta đã lấy hai tay bưng mặt lại và nói:
- Lạy Chúa, xem ra những người kia không hề biết là họ có thể sa vào hỏa ngục, nếu họ ăn nói những lời lẽ như thế! Xin Chúa tha thứ và cho họ biết ăn năn hối cải! Em tin chắc là họ không biết mình đang xúc phạm đến Thiên Chúa. Thật đáng buồn! Lạy Chúa Giêsu, con cầu xin cho những người đó!
Và rồi Gia-xin-ta bắt đầu cầu nguyện: «Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con; xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục; xin đưa các linh hồn lên Thiên đàng hết thảy, nhất là những linh hồn phải cần đến lòng thương xót Chúa hơn.»
Trong tập hồi ký của mình «Schwester Lucia spricht über Fatima» (Sơ Lucia nói về Fatima), Sơ Lucia đã có một nhận xét rất chí lý về thị kiến hỏa ngục, mà Đức Mẹ đã tỏ ra cho ba em, như sau:
- «Có rất nhiều người, kể cả những người đạo đức, đã tránh không muốn nói cho con cái họ về hỏa ngục, vì sợ sẽ làm cho chúng đâm ra kinh khiếp. Trong khi đó, Thiên Chúa lại không chút do dự tỏ cho ba em bé nhìn thấy hỏa ngục, mà một trong ba em chưa tròn bảy tuổi. Và mặc dù thị kiến về hỏa ngục này thật vô cùng khủng khiếp, đến nỗi đứa bé thơ dại và dễ nhạy cảm này hầu như có thể chết vì sợ hãi.»
Còn ba em khi nói chuyện với nhau về tình trạng khủng khiếp trong hỏa ngục, các em đã thở dài:
- Ôi! Giá như với những hy sinh hãm mình, chúng ta có thể mãi mãi đóng chặt được cánh cửa của lò lửa khủng khiếp kia!... Giá chúng ta có thể làm cho tất cả mọi kẻ có tội biết tìm thấy con đường dẫn họ về Thiên đàng!...»
Và nếu như Gia-xin-ta vốn có tâm hồn dễ đồng cảm hơn Lucia và Phan-xi-cô, nên em thường hay nói đến sự đau khổ của những người bị trầm luân trong hỏa ngục, thì hai em kia cũng không bao giờ quên được sự khủng khiếp của hỏa ngục. Cả ba em luôn cùng nhắc bảo và khuyến khích nhau siêng năng cầu nguyện và hy sinh hãm mình để đáp lại nguyện vọng của Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria.
Các em thường đọc lời kinh mà Thiên Thần đã dạy cho các em, để cầu nguyện cho những người không cầu nguyện. Nếu khi các em gặp phải một việc hy sinh nào đó, các em luôn đón nhận để có ý chỉ cho các kẻ có tội và các em cầu nguyện lời kinh mà Đức Mẹ đã dạy cho: «Lạy Chúa Giêsu, vì lòng yêu mến Chúa mà con xin hy sinh để cầu nguyện cho các kẻ có tội biết ăn năn trở lại, và để đền bù những tội lỗi đã xúc phạm đến Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria.»
Ngoài việc hy sinh hãm mình, Đức Mẹ còn yêu cầu các em hãy siêng năng đọc kinh cầu nguyện, nhất là việc sốt sắng lần hạt Mân Côi mỗi ngày. Điều này Đức Mẹ đã nói với các em ngay trong lần hiện ra đầu tiên. Kể từ ngày đáng ghi nhận này, mỗi khi ba trẻ đi ra ngoài cánh đồng, Gia-xin-ta thường bỏ đi và đến ngồi tư lự một mình trên một tảng đá.
- Gia-xin-ta, đến đây chơi đi.
- Hôm nay em không chơi đâu.
- Tại sao em lại không chơi?
- Bởi vì em đang nghĩ đến điều vị Thiên Nữ nói với chúng mình, là phải lần hạt Mân Côi và hy sinh cầu nguyện cho những kẻ có tội được ơn ăn năn hối cải.
Và như chúng ta đã đọc ở phần trên, vào buổi chiều ngày Đức Mẹ hiện ra lần thứ nhất, Gia-xin-ta đã về nhà xin thân mẫu em cùng lần hạt Mân Côi ngay lập tức với em. Ba trẻ chăn chiên đã không chỉ cùng nhau lần hạt nhiều lần trong ngày, nhưng các em còn cổ vũ mọi người cùng lần hạt Mân Côi nữa.
3. Lucia
Trên đây là những thay đổi trong tâm hồn và cuộc sống của Phan-xi-cô và Gia-xin-ta mà hiện tượng siêu nhiên Đức Mẹ hiện ra đã mang lại. Còn những gì xảy ra trong cuộc sống và tâm hồn Lucia, chúng ta không thể biết rõ được, nhưng chúng ta cũng có thể đoán chắc được rằng là hoàn toàn không có gì khác với những điều đã xảy ra nơi hai anh em bà con họ của em. Bởi vì, hầu như tất cả những gì chúng ta biết được về biến cố Fatima đều xuất phát từ các lời tường trình của Lucia. Nhưng Lucia lại không bao giờ muốn nói về mình.
Đúng vậy, ở đây chúng ta cần phải ghi nhận một điều, là Lucia luôn rất thận trọng khi phải nói đến những gì có liên quan tới chính mình, em tìm cách nói thật ít về mình hết sức có thể. Trong khi đó, em tìm cách hướng sự chú ý của dư luận về hai người bạn trẻ của mình là Phan-xi-cô và nhất là Gia-xin-ta.
Vậy, chúng ta không biết được cách rõ ràng tất cả những ấn tượng và những cảm xúc nào đã xảy ra trong tâm hồn Lucia: liệu em có chìm sâu, có cảm thấy mình bị cuốn hút vào trong chi tiết này hay chi tiết kia, vào trong phương diện này hay phương diện nọ của bí mật như hai anh em Phan-xi-cô và Gia-xin-ta hay không!
Người ta thường thắc mắc tự hỏi: Những gì Lucia thích trao đổi nhất với hai người bạn thân tình của mình là Phan-xi-cô và Gia-xin-ta ở trong động đá Cabeço thanh vắng hay ở phía sau cái giếng làng? … Một điều thật đáng tiếc là hai em Phan-xi-cô và Gia-xin-ta đã qua đời quá sớm, nên các em không thể thông tri được gì cho chúng ta về Lucia cả.
Vâng, Lucia - người duy nhất trong ba trẻ còn sống sót và nắm giữ các bí mật bao lâu tùy thánh ý Thiên Chúa muốn – chắc chắn sẽ cảm thấy mình có trách nhiệm nặng nề về bí mật được giao phó hơn hai em kia. Chúng ta có thể phỏng đoán được rằng những mặc khải về:
• tương lai của em;
• tương lai của đất nước em và của thế giới;
• sứ mệnh của em trong việc truyền bá sự tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria;
• việc nhìn thấy trước cuộc thế chiến thứ hai, cũng như những đau khổ và những tàn phá khủng khiếp của nó, v.v…
và tất cả những gì đã xảy ra đó, đã xâm chiếm trọn tâm hồn em và nhất là đã trở thành đối tượng cho những lời cầu nguyện của em cũng như cho những trao đổi chuyện trò giữa em với anh em Phan-xi-cô. Dĩ nhiên còn phải thêm một số chi tiết khác của bí mật nữa, mà chúng ta chưa thể biết được.
Người ta rất ngạc nhiên là thế giới bên ngoài đã hầu như biết được rất ít về cuộc sống nội tâm đầy phong phú của ba trẻ chăn chiên, kể cả cha mẹ, anh chị em và bạn bè của ba em cũng không biết được gì nhiều hơn. Tuy nhiên, người ta có thể hiểu được điều đó, nếu người ta để ý suy nghĩ về cách thức các em sống ra sao, khi các em được phép hoàn toàn một mình với nhau thật lâu và thường xuyên hơn. Mãi khi Phan-xi-cô và Gia-xin-ta bị bệnh, thì bấy giờ một ít trong các thay đổi nội tâm của các em mới được bộc lộ ra.
Trước Ủy Ban Điều Tra, bà Olimpia, thân mẫu của hai em Phan-xi-cô và Gia-xin-ta, đã giải thích:
- Sau biến cố hiện ra, các con cái tôi vẫn chuyện trò với nhau hoàn toàn như trước kia. Chỉ có một điều duy nhất làm tôi để ý và là điều các cháu làm khác với thói quen trước kia, đó là các cháu lần hạt Mân Côi thường xuyên hơn. Mỗi buổi tối các cháu đều xin phép được lần hạt thêm, mặc dù trong ngày khi đi coi giữ chiên ngoài đồng các cháu đã đã lần hạt 2, 3 lần rồi.
Tuy nhiên, bà Olimpia cũng đã có thể ghi nhận được một nét thay đổi rõ ràng trong tâm hồn các con của mình, bà nói:
- "Các cháu cởi mở hơn trước kia. Nếu trong ngày các cháu phải xa gia đình, thì lúc trở về nhà các cháu tường trình công khai và chính xác về những điều mà các cháu gặp gỡ.»
Ông Manuel Pedro, thân phụ của hai em, kể lại rằng trước kia đã có lần xảy ra là Phan-xi-cô vì quá mảng chơi ngoài đồng, nên đến giờ gia đình đọc kinh tối thì phải chạy đi gọi cháu. Ông phải kiếm mãi mới tìm được cháu. Nhưng kể từ khi xảy ra biến cố hiện ra thì những điều như thế không hề xảy ra nữa. Trái lại, bây giờ chính Phan-xi-cô và Gia-xin-ta lại thúc bách những người khác trong gia đình phải lần hạt Mân Côi.
Một điều quá rõ ràng mà ai cũng có thể xác nhận được, đó là sự hăng say nhiệt thành của các em đối với Sứ Điệp của Đức Mẹ, và sự trung thành của các em trong việc tìm cách đáp ứng những yêu cầu của Đức Mẹ ở Cova. Với một lòng can đảm rất đáng khâm phục và với một sự cương quyết mạnh mẽ, các em đã dấn thân cho sứ mệnh của mình là làm sứ giả cho Đức Nữ Vương Thiên Đàng. Các em cũng kêu mời các trẻ em khác cùng lần hạt Mân Côi với mình, hay các em dẫn những đứa trẻ này đến nơi hiện ra để kính chào Đức Nữ Vương Thiên Đàng. Mỗi khi ngày 13 trong tháng sắp tới gần, các em tỏ ra trang nghiêm và trầm ngâm hơn. Từ khi biến cố Đức Mẹ hiện ra, người ta đã ghi nhận được rằng sự thân tình giữa ba em trở nên thân mật tha thiết hơn nhiều, đặc biệt nhất là giữa Phan-xi-cô và Lucia. Trước kia, Phan-xi-cô chỉ đến gặp gỡ và chơi với Lucia, nếu như Gia-xin-ta cùng đi chung với em, chứ một mình thì không bao giờ, bởi vì Phan-xi-cô và Lucia không được hợp tính nhau lắm. Bà Olimpia ghi nhận là bây giờ Phan-xi-cô thường hay nhắc đến Lucia. Về sau khi gia đình bà bán hết đàn vật, thì hai con của bà càng hay sang nhà thăm Lucia hơn.
Một lần kia, khi hai anh em Phan-xi-cô và Gia-xin-ta đến chỗ hẹn sớm hơn Lucia, thì cả hai cùng chạy đi kiếm Lucia, và Phan-xi-cô nói với Lucia:
- Trước đây em không thích chị cho lắm, nên mỗi khi em ra ngoài cánh đồng cỏ với chị là chỉ vì em muốn làm vui lòng Gia-xin-ta mà thôi. Nhưng bây giờ, mỗi buổi sáng khi thức dậy em liền nghĩ đến việc mong gặp lại chị, và em không mong muốn gì khác hơn là được ở gần bên chị.
Tình thân thiết thâm sâu này phát xuất từ nhu cầu nội tâm, tức các em muốn cùng nhau trao đổi và chia sẻ các suy tư và ý nghĩ riêng của mình cho các em khác biết. Và những suy tư đó đã trở thành nội dung chính của cuộc đời các em, tức tìm cách đáp lại các yêu cầu của Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria là cầu nguyện cho kẻ có tội được ơn ăn năn sám hối, và phần rỗi đời đời của các em.
Trong khi bà Olimpia, thân mẫu của hai em Phan-xi-cô và Gia-xin-ta, quả quyết rằng các con của bà hoàn toàn giống như mọi đứa trẻ bình thường khác, thì ý kiến và sự nhận xét chung của dân chúng lại hoàn toàn khác, tất cả mọi người đều đem lòng khâm phục và kính trọng các em mỗi ngày mỗi hơn.
Một ngày Chúa Nhật nọ, sau Thánh Lễ, có mấy bé gái nhỏ từ Moita đã đến rủ Lucia sau trưa cùng đi chơi với nhau. Bà Maria Rosa, thân mẫu của Lucia, đồng ý. Sau đó các em cùng đi đến gặp bà Olimpia để xin phép cho cả Phan-xi-cô và Gia-xin-ta cùng đi chơi.
Tất cả các em ăn điểm tâm tại gia đình José Alves. Sau bữa trưa thì Gia-xin-ta cảm thấy buồn ngủ; vị gia trưởng liền mời em vào trong phòng bên cạnh nghỉ một chốc. Trong khi đó, các em khác đều được yêu cầu ở lại chờ Gia-xin-ta. Và em nào cũng muốn vào phòng xem Gia-xin-ta ngủ. Các em đến gần bên then cửa và qua một kẽ hở của cánh cửa các em nhìn ngắm Gia-xin-ta đang ngủ ngon giấc ở trong phòng:
Hai môi em trông như đang mỉm cười. Còn hai tay bé nhỏ của em chấp lại trông tựa như một vị Thiên Thần tý hon vậy. Cả những gia đình bên cạnh cũng kéo đến để chiêm ngắm Gia-xin-ta đang ngủ.
Bà Alves và các con gái của bà đều nói:
- Gia-xin-ta quả thực là một vị Thiên Thần!
Và rồi vì lòng quá kính trọng đối với Gia-xin-ta, tất cả đều quì gối trước giường, nơi Gia-xin-ta đang nằm ngủ, mãi cho tới 16 giờ 30 chiều, tức giờ các em đã hẹn với nhau là đi đến Cova Da Iria để cùng lần hạt chung.
Từ nay mọi người dân làng Aljustrel đều đem lòng kính trọng ba trẻ chăn chiên mỗi ngày mỗi hơn. Rồi khi Phan-xi-cô và Gia-xin-ta bị bệnh, ai nấy đều coi các em như những đứa trẻ được Thiên Chúa tuyển chọn. Họ nói: «Điều gì xảy đến cho các em, chẳng ai có thể hiểu được.» Hay: «Các em là những trẻ hoàn toàn giống như con cái chúng ta; các em chẳng nói gì với chúng ta và cũng không có gì đặc biệt khiến chúng ta phải chú ý cả, tuy nhiên khi ở gần bên cạnh các em, người ta cảm thấy như ở trong một thế giới khác! Khi người ta bước vào phòng Phan xi-cô, người ta có cảm tưởng như bước vào một ngôi nhà nguyện vậy!»
(Tháng Mân Côi 2008)
Đối với ba trẻ chăn chiên Lucia, Phan-xi-cô và Gia-xin-ta, Đức Mẹ Cova Da Iria miền Fatima là nhà Sư Phạm tuyệt vời khôn sánh về đời sống thiêng liêng. Đức Mẹ đã huấn luyện dạy dỗ ba trẻ bằng những cuộc trao đổi chuyện trò của Ngài với ba em, nhưng trọn nội dung của những cuộc trao đổi đó, có lẽ phải chờ tới khi về Thiên đàng chúng ta mới có thể biết hết được. Đức Mẹ đã dạy cho ba trẻ môn khoa học lưỡng diện tối quan trọng và tối cần thiết cho mỗi một Kitô hữu, đó là: Tinh thần cầu nguyện và lòng hy sinh đền tội.
Ba trẻ Fatima từ trái sang phải: Giaxinta, Lucia và Phanxicô. Hình chụp bên cạnh nhà thờ Fatima |
Một điều thay đổi quá hiển nhiên nơi ba trẻ Fatima mà ai cũng có thể nhận thấy được là: kể từ khi cả ba trẻ được thị kiến, được tiếp cận và được trở nên những người tin cậy của Đức Nữ Vương Thiên Đàng, tâm hồn đơn sơ trong trắng và cao cả của các em đã mỗi ngày càng trở nên trong sáng, thánh thiện và can đảm phi thường hơn như thế nào! Nhưng để có thể xác tín được điều đó một cách rõ ràng hơn, chúng tôi xin trình bày qua những dòng sau đây hình ảnh chân thực của ba trẻ Fatima.
Cũng như ngày xưa, khi Thiên Chúa muốn cứu vớt nước Pháp qua tôi tớ Người là thánh nữ Jean d’Arc, thì trong suốt bốn năm trời Người đã sai thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-en đến để thông báo cho thánh nữ hiểu rõ về sứ mệnh đặc biệt của mình. Ngày nay cũng vậy, chính Mẹ Maria cũng đã sửa soạn các bài học cho ba trẻ qua Vị Thiên Sứ mà Ngài đã sai đến trước với ba trẻ. Vâng, Đức Mẹ đã sai một Vị Thiên Thần đến với ba trẻ chăn chiên làng Aljustrel thuộc vùng Fatima, mà Thiên Chúa nhân hậu đã lựa chọn làm cộng tác viên trong việc loan báo ơn cứu độ cho thế giới tân tiến ngày nay và để thanh luyện chính tâm hồn các em trở nên trong sáng thánh thiện, phù hợp với sứ mệnh cao cả ngoại thường mà Người sẽ trao phó cho các em. Đó là điều chúng ta đã tìm hiểu ở trên, trong phần III: ‘Nội dung của Sứ Điệp Fatima.’
Vị Thiên Sứ của Đức Mẹ đã dạy cho ba trẻ lòng hăng say nhiệt thành cầu nguyện cho “những kẻ không cầu nguyện và hy sinh đền bù cho những kẻ không hề biết tin tưởng mà cũng chẳng biết yêu thương”. Vâng, vị Thiên Sứ hướng dẫn tư tưởng ba trẻ từ từ tiến gần tới đối tượng của sứ mệnh cao cả của các em, đó là: Tinh thần cầu nguyện và sự hy sinh cho các kẻ có tội được ơn ăn năn trở lại và để an ủi Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Việc Vị Thiên Sứ cho ba em rước lễ một cách huyền nhiệm ở Cabeço đã mang lại hiệu quả tích cực cần thiết nơi ba trẻ: Nó đã đốt cháy lên ngọn lửa nhiệt thành và yêu mến trong trái tim ba tâm hồn thơ ấu dấu yêu của Chúa Giêsu. Có lẽ ba trẻ Fatima cũng đã được nghe kể câu chuyện tuyệt vời về sức mạnh thiêng liêng kỳ diệu của các trẻ em ở Santarem ngày nào. Santarem là Giáo xứ chính của toàn vùng Fatima và cách Fatima khoảng 60 Km. Các trẻ em Santarem là học trò của thánh Bê-na-đô Morlaas. Tất cả đã chết cùng với thầy giáo của mình trong chính ngày Lễ Chúa Lên Trời trong khi thầy trò đang chầu Tạ Ơn sau khi các em được rước lễ lần đầu.
Khi Lucia, Phan-xi-cô và Gia-xin-ta hay biết được câu chuyện tuyệt vời này, chắc hẳn cả ba em đã thèm khát có được số phận của hai anh em nọ ở Santarem là đã được nếm thử sự hoan lạc của Thiên đàng ngay trên mặt đất. Nguyên qua vẻ đẹp thánh thiện của mình, vị Thiên Thần đã gieo vào lòng ba em một sự nhận thức tuyệt vời về niềm hạnh phúc mà người ta sẽ được hưởng trên Thiên cung, nơi các Thần thánh đang ở.
Hoàn toàn tương tự như xưa kia cha mẹ và anh chị em của thánh nữ Jean d’Arc đã không tin là thánh nữ đã có những cuộc gặp gỡ với Tổng lãnh Thiên Thần Mi-ca-en, ngày nay hai gia đình Dos Santos và Marto cũng không hề biết gì về những liên lạc giữa con cái họ với Vị Thiên Sứ. Chính bà Olimpia, thân mẫu của Phan-xi-cô và Gia-xin-ta, cũng chẳng hay biết điều gì cả, dù bà rất thương yêu và săn sóc lo lắng cho hai đứa con nhỏ của mình. Chỉ về sau người ta mới khám phá ra là các trẻ thị kiến thường cầu nguyện với một lời kinh mới lạ do vị Thiên Thần dạy cho các em.
Còn chính các em thì luôn nghĩ đến những bí mật trọng đại đã được trao phó cho mình. Nếu các em suốt cả ngày được cùng nhau một mình ở ngoài cánh đồng, các em hoàn toàn được thoải mái chuyện trò với nhau về những sự kiện đã xảy ra. Đặc biệt nhất là các em rất yêu thích những nơi đã xảy ra các sự kiện đó, như: những tảng đá ở Cabeço và chỗ quen thuộc vắng vẻ phía sau giếng nước. Trước kia, ở chỗ này các em thích chơi đùa với nhau, và cũng chính nơi đây các em đã chiêm ngưỡng cuộc khổ nạn của Chúa Cứu Thế. Tiếp đến các em lại ẩn núp phía sau hốc đá hay sau hàng giậu rậm rạp dưới bóng cây dẻ rừng. Ở những chỗ đó các kẻ tò mò không thể nhìn thấy được các em và vì thế các em có thể yên tĩnh cầu nguyện và chuyện trò với nhau về tất cả những điều chỉ liên quan đến một mình các em mà thôi.
Nếu vì phải lo coi giữ đàn chiên, mà các em phải đi ra ngoài chỗ trống trải, thì các em leo lên trên ngọn đồi Cabeço, nơi có cỏ cho chiên ăn. Ở đây các em đã có sẵn «nơi ẩn núp» do thiên nhiên tạo ra. Đó là cái «hang», tức là cái động đá nhỏ mà chúng ta đã nghe biết. Chính ở động đá này các em đã được Thiên Thần cho rước Mình và Máu Thánh Chúa một cách huyền nhiệm. Ở chỗ này cũng không có ai có thể nhìn thấy được các em, dù nhìn từ cánh đồng hay từ con đường gần đó. Ở hai chỗ ẩn núp này hay ở một chỗ vắng vẻ yên tĩnh khác, các em hồi tưởng lại những lời nói và cử chỉ của Thiên Thần. Các em cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của từng chi tiết một. Nhất là các em rất thích cầu nguyện bằng lời Kinh tuyệt đẹp ở ngay chính những nơi mà lần đầu tiên các em đã được nghe những lời Kinh đó.
Thiên Thần đã nói với ba em: «Các em hãy cầu nguyện như thế…!» Các em hiểu rất rõ là vấn đề ở đây không phải là việc bắt chước thái độ quì sấp mình đầy lòng cung kính của vị Thiên Thần, nhưng trước hết là bắt chước lòng hăng say, sức mạnh và sự sốt sắng trong khi cầu nguyện của vị Thiên Thần.
Về sau, Thiên Thần đã nói với các em: «Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Mẹ Maria có những dự định đầy yêu thương với các em.» Nhưng đây là những dự định nào? Và Đức Mẹ đang chờ đợi nơi các em những gì? Thường thì Lucia biết trả lời cho các câu hỏi của Phan-xi-cô và Gia-xin-ta, nhưng lần này Lucia đã phải nhận rằng đây còn là một bí mật đối với em và em chưa biết được.
Riêng Phan-xi-cô chỉ nhìn thấy vị Thiên Thần, nhưng không nghe được những lời vị Thiên Thần nói, nên em cần được giải thích. Chính trong buổi chiều hôm đó, sau khi các em được rước lễ tại Cabeço, Phan-xi-cô đã hỏi Lucia là Thiên Thần đã cho các em uống gì trong chén thánh:
- Thiên Thần đã cho chị rước lễ; còn em và Gia-xin-ta thì Thiên Thần đã trao cho uống gì vậy?
Vì cũng đã được nghe và hiểu hết tất cả những gì Thiên Thần nói, nên Gia-xin-ta đã trả lời Phan-xi-cô thay cho Lucia:
- Thiên Thần cũng đã cho hai anh em chúng mình rước lễ hoàn toàn giống như chị Lucia… Tuy nhiên anh đã không nhìn thấy được Máu Thánh nhỏ giọt từ Mình Thánh xuống!
Sau này, khi người ta hỏi Sơ Lucia là liệu lúc bấy giờ Gia-xin-ta có ý thức được rằng em đã được rước lễ từ tay vị Thiên Thần hay không, thì Sơ Lucia đã trả lời:
- Gia-xin-ta đã xác tín rằng em thực sự đã được rước Máu Thánh của Chúa Cứu Thế; Nhưng em đã không bao giờ nghĩ rằng từ lúc bấy giờ trở đi em có thể rước lễ mà không cần có phép của vị Linh Mục.
Qua câu trả lời của Gia-xin-ta, Phan-xi-cô đã tuyên bố:
- Bây giờ em đã hiểu ra rồi!... Em cảm nhận được rằng Chúa đã ngự vào lòng em, em chỉ không biết Người ngự vào lòng em ra sao thôi.
Sau những lần Đức Mẹ hiện ra đầu tiên, chính cảm giác về sự hiện diện của Chúa ở nơi Phan-xi-cô đóng vai trò trổi vượt.
Cả ba trẻ chăn chiên nghèo khó giờ đây đã được nếm thử trước sự hạnh phúc thánh thiện của Thiên đàng, nội tâm các em được đầy tràn ánh sáng của một thế giới khác, thấy mình được đắm chìm vào trong ánh sáng đó như vào trong chính Thiên Chúa vậy. Và những giây lát được nếm thử sự hạnh phúc hoàn hảo đó đã gieo vào trong tâm hồn các em mỗi ngày một hơn niềm khao khát Thiên đàng, mà vẻ đẹp mỹ miều thánh thiện của vị Thiên Thần cũng như ánh sáng tuyệt vời bao phủ vị Thiên Thần đã khơi dậy nơi các em.
Bởi vậy, sau khi các em được thị kiến vị Thiên Nữ, các em càng mong muốn được hiểu biết chốn hạnh phúc đó hơn, nơi vị Thiên Thần được cư ngụ cùng với Thiên Chúa, vì các em xác tín cách chắc chắn rằng vẻ đẹp mỹ miều của Thiên Chúa còn vô cùng tuyệt vời cao cả hơn bội phần vẻ đẹp của vị Thiên Thần.
Đó chính là lý do tại sao ngay trong lần hiện ra thứ nhất của vị Thiên Nữ, các em đã hỏi Ngài về việc lên Thiên đàng của mình, khi các em vừa nghe vị Thiên Nữ nói là Bà từ đó đến. Người ta nhìn thấy ngay được nỗi lòng khao khát của các em là mong chóng được lên Thiên đàng mạnh mẽ như thế nào. Do đó, người ta cảm nhận được rằng câu hỏi các em nêu lên cũng chính là lời cầu xin của các em.
Tiếp đến, khi các em biết được chắc chắn rằng mình sẽ được lên Thiên đàng, thì các em cho rằng việc hy sinh hãm mình mà vị Thiên Nữ đòi hỏi nơi các em, là một điều đương nhiên. Vâng, với tất cả lòng quảng đại của mình, nếu không nói là với sự hào hứng ham thích, cả ba em đã sẵn sàng hy sinh chịu đựng tất cả mọi thử thách và đau khổ gặp phải trong cuộc sống, để dâng lên Đức Mẹ bày tỏ tình yêu chân thành của các em đối với Ngài. Vì thế, Phan-xi-cô và Gia-xin-ta đã vô cùng sung sướng khi nghe Vị Thiên Nữ trong lần hiện ra thứ hai, đã hứa là chẳng bao lâu nữa Ngài sẽ đến và đưa hai em về Thiên đàng. Nhưng đồng thời Lucia lại vô cùng buồn bã khi em biết rằng một mình còn phải ở lại trần gian một ít lâu nữa!
Đức Trinh Nữ Maria đã huấn luyện và biến đổi tâm hồn ba trẻ Fatima thành những vị Tồng đồ |
Ở đây người ta thắc mắc tự hỏi: Tại sao ba trẻ thơ mới từ 6 đến 10 tuổi mà đã có được lòng yêu mến ham chuộng đời sống đạo đức thánh thiện và nhất là lòng khao khát cháy bỏng niềm hạnh phúc Thiên đàng như thế? Sức mạnh nào đã có thể biến đổi được tâm hồn của ba em trở nên thánh thiện đến siêu thoát như thế, nếu không phải là sức mạnh siêu nhiên của Thiên Chúa, mà Đức Mẹ, vị Nữ Giáo Sư tài ba đã ban cho các em? Để hiểu rõ hơn những biến đổi tích cực mà Đức Mẹ đã tác động nơi tâm hồn ba trẻ, chúng ta hãy quan sát sự kiện đó nơi mỗi em như sau:
1. Phan-xi-cô
Một ngày kia, khi cả ba trẻ chăn chiên đã trở thành đối tượng cho sự tò mò của thiên hạ, có hai người đàn bà nọ đã hỏi Phan-xi-cô là nếu sau này khi lớn lên, em sẽ yêu thích làm nghề gì: Thợ mộc? Làm lính? Làm thầy giáo?... Thì em đã không chút do dự trả lời ngay:
- Con không làm nghề gì hết.
- Bà biết cháu sẽ thích làm nghề gì rồi: Làm Linh Mục! Để cử hành Thánh Lễ, để rao giảng về Chúa và về Đức Mẹ và để hằng ngày đọc kinh cầu nguyện trong nhà thờ…! Phan-xi-cô, bà nói thế có đúng không nào?
- Thưa không! Con không muốn làm Linh Mục.
- Vậy, con muốn làm nghề gì?
- Con không hề nghĩ đến chuyện đó. Con chỉ muốn chết để được lên Thiên đàng mà thôi!
Vâng, chết và được lên Thiên đàng là sự hãnh diện và nỗi khao khát của cậu bé chăn chiên Phan-xi-cô. Để được nhìn thấy Thiên Thần, nhìn thấy Thiên Chúa dấu yêu và Mẹ Thánh của Người - mà vẻ đẹp mỹ miều của các Ngài chính đôi mắt em đã được diễm phúc ngắm nhìn qua – Phan-xi-cô sẵn sàng từ bỏ hết mọi sự đời này. Lòng khao khát Thiên đàng nơi em sống động và mạnh mẽ đến nỗi em luôn chỉ còn nghĩ đến sự chết, điều mà bình thường đối với các trẻ em khác là cả một sự khủng khiếp đáng sợ.
Không có bất cứ điều lành thánh tốt đẹp nào mà ba trẻ đã gặp gỡ lại gây được một ấn tượng sâu sắc và mạnh mẽ nơi Phan-xi-cô cho bằng sự hiện ra của vị Thiên Thần và của vị Thiên Nữ. Điều mà Phan-xi-cô hiểu được sâu xa nhất và đã gây nên nơi em một ấn tượng mạnh mẽ nhất, đó là vẻ đẹp kiều diễm của các Thiên Thần, sự hiện diện êm ái dịu dàng của Thiên Chúa và sự đau đớn khi em nhận biết rằng Thiên Chúa đầy nhân hậu như thế đã bị tội lỗi nhân loại xúc phạm quá nhiều!
Vì thế, Phan-xi-cô thường để cho các bạn bè hoặc coi giữ chiên hay chơi với nhau, còn em thì một mình quì cầu nguyện ở một chỗ vắng vẻ nào đó. Em để tâm hồn chìm sâu vào trong ánh sáng vô tận, mà em đã có lần được bao phủ lấy. Phan-xi-cô thích nói với Lucia và Gia-xin-ta:
- Em rất vui mừng khi được nhìn thấy Thiên Thần, nhưng em còn vui mừng gấp bội khi được nhìn thấy Đức Trinh Nữ Rất Thánh. Tuy nhiên, điều làm cho em hạnh phúc nhất là cảm nhận được Thiên Chúa trong ánh sáng vô tận mà Người đã cho chiếu vào ngực chúng ta… Nhưng điều làm cho em quá đau đớn là nhìn thấy Thiên Chúa phải buồn sầu! … Giá như em có thể an ủi được Người!
Mỗi khi nói về những lần hiện ra của Đức Mẹ, Phan-xi-cô rất thích nhắc lại với Lucia và Gia-xin-ta về giây phút hạnh phúc, đó là lúc Đức Mẹ mở rộng hai bàn tay Người ra và ban thưởng cho tinh thần quả cảm hy sinh của ba em, là cho ba em được nếm thử trước hạnh phúc được chiêm ngưỡng Thánh nhan Chúa. Phan-xi-cô nói:
- Chúng mình được ở trong ánh sáng của Thiên Chúa như được nung luyện trong lửa vậy, nhưng lại không bị thiêu rụi!… Thiên Chúa thật tuyệt vời biết bao! Người thật vô cùng đẹp đẽ, vô cùng tốt lành, đến nỗi chúng ta không sao có thể diễn tả hết được!...
Cũng vậy, Lucia và Gia-xin-ta không bao giờ quên được lời hứa của Vị Thiên Nữ là Bà sẽ đưa các em về Thiên đàng với Bà, và cả hai cũng nóng lòng ao ước cho lời hứa đó mau được hiện thực không kém Phan-xi-cô chút nào. Niềm hy vọng trông mong này của ba em luôn sống động và mạnh mẽ, cả khi ba em gặp bao khó khăn thử thách.
Kể từ lần hiện ra thứ ba, các nhóm Tam Điểm và vô thần, kẻ thù khét tiếng của Giáo Hội, càng trở nên giận dữ và thù ác đối với ba em bằng những dọa nạt xử tử ba em. Nhưng mỗi lần nghe được những lời đe dọa đó, các em đều bình tĩnh trả lời:
- Nếu người ta giết chết chúng con, thì càng tốt! chúng con sẽ mau được lên Thiên đàng!
Khi ngày 13 tháng 10 - tức ngày Đức Mẹ hiện ra lần cuối cùng và sẽ làm một phép lạ vĩ đại để mọi người tin – càng đến gần, thì thường xuyên các em càng bị đe dọa dữ dội hơn, như: Người ta dọa sẽ chặt các em ra từng khúc, sẽ thiêu sống các em, sẽ cho bom làm nổ tung nhà cha mẹ các em, sẽ đặt mìn ở gốc cây sồi để khi các em nói chuyện với vị Thiên Nữ thì sẽ cho nổ và giết chết tất cả. Nhưng các em đã trả lời mọi người một cách hoàn toàn bình tĩnh, thản nhiên và đầy tin tưởng:
- Thật hạnh phúc biết bao, nếu như chúng con được cùng Đức Mẹ về Thiên đàng!
2. Gia-xin-ta
Nếu trong các lần hiện ra, Phan-xi-cô chỉ nhìn thấy Đức Mẹ, chứ em không nghe được lời Đức Mẹ nói, và em đã có ấn tượng rất mạnh và bị thu hút bởi vẻ đẹp kiều diễm của thế giới siêu nhiên, thì ngược lại, Gia-xin-ta, em gái của Phan-xi-cô, với tâm hồn còn thơ ngây trong trắng và nhạy cảm của mình, lại đã ghi sâu trong tâm trí những đau khổ của các kẻ bị trầm luân trong hỏa ngục. Vì thế, kể từ khi được thị kiến hỏa ngục vào ngày 13 tháng 7, Gia-xin-ta luôn bị ám ảnh bởi tư tưởng về sự khủng khiếp của hỏa ngục. Và cũng từ buổi chiều hôm đó, em thường xin Lucia cắt nghĩa cho biết về tính cách đời đời của hỏa ngục. Gia-xin-ta hỏi:
- Nếu vậy thì sau nhiều năm luôn vẫn còn hỏa ngục hay sao?... Và những người bị thiêu đốt trong đó không bị cháy rụi đi sao? Họ sẽ không cháy thành than sao? Nếu các Kitô hữu cầu nguyện nhiều cho những con người bất hạnh này, thì Thiên Chúa luôn đầy yêu thương và nhân lành như thế lại không kéo họ ra khỏi đó hay sao? … Và nếu người ta hy sinh hãm mình nhiều cho họ cũng không thể giúp được gì cho họ cả hay sao?
- Không! Người ta không thể giúp được gì cho những kẻ đó nữa, nếu như khi họ chết mà vẫn còn mang tội trọng trong người. Nhưng chúng ta có thể cầu nguyện và hy sinh như vị Thiên Nữ đã kêu mời, hầu người ta biết ăn năn sám hối và không bị sa vào trong hỏa ngục.
- Họ thật là những người bất hạnh và đáng thương! … Vậy, thì chúng ta phải cầu nguyện và hy sinh nhiều cho kẻ có tội được ơn ăn năn trở lại!
Thỉnh thoảng Gia-xin-ta ngồi đăm chiêu suy nghĩ và lặp đi lặp lại:
- Hỏa ngục!... Hỏa ngục!...Em thật thương tiếc cho các linh hồn phải sa vào trong nơi đó… Và những kẻ đang ở trong đó bị đốt cháy như những thanh củi trong lửa. Người ta cần phải cầu nguyện thật nhiều để ngăn cản các linh hồn khỏi bị sa vào trong đó!
Và toàn thân mình run rẩy vì khiếp sợ và xúc động, Gia-xin-ta quì gối, chấp hai tay và đọc lời kinh mà vị Thiên Nữ đã dạy cho các em đọc sau mỗi chục Kinh Kính Mừng khi các em lần hạt Mân Côi: «Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con; xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục; xin đem các linh hồn lên Thiên đàng hết thảy. Nhất là những linh hồn phải cần đến lòng Chúa thương xót hơn.»
Lần khác, Gia-xin-ta đã gọi hai em kia lại và nói:
- Chị Lucia và anh Phan-xi-cô không muốn cầu nguyện với em sao?… Chúng ta phải cầu nguyện thật nhiều, để ngăn cản các linh hồn khỏi phải sa vào trong hỏa ngục!... Ôi, có biết bao linh hồn đã phải sa vào đó!... Tại sao Đức Trinh Nữ lại không chỉ cho những kẻ tội lỗi nhìn thấy hỏa ngục? Nếu như họ có thể nhìn thấy được hỏa ngục, chắc chắn họ sẽ không phạm tội nữa và rồi sẽ không bị sa vào trong hỏa ngục.
Mỗi khi Gia-xin-ta nhớ đến lời bảo đảm của Đức Mẹ về phần rỗi đời đời của các em, em đã thở ra nhẹ nhõm:
- Ôi, vị Thiên Nữ thật tốt lành biết bao! Bà đã hứa sẽ đưa chúng ta về Thiên đàng!
Vào ngày lễ Thánh Gioan, ở Bồ Đào Nha vốn có truyền thống là mọi người đều nắm tay nhau nhảy múa chung quanh một đống lửa. Nhân dịp này, nhiều trẻ em trong làng đã đến rủ Gia-xin-ta cùng ra đó chơi với chúng. Nhưng Gia-xin-ta đã từ chối:
- Tớ không nhảy múa nữa đâu!
- Tại sao lại không?
- Tớ không nhảy múa nữa. Tớ muốn hy sinh chuyện đó để dâng lên Chúa.
Một lần kia, khi Gia-xin-ta trông thấy một đám đông người tuôn về Cova Da Iria để được có mặt vào những lần hiện ra, em đã nói với cô chị họ của mình:
- Chị Lucia, chị hãy xin vị Thiên Nữ cho những người này được nhìn thấy hỏa ngục!... Chị sẽ thấy họ ăn năn sám hối như thế nào!
Tiếp đến, đầy vẻ suy nghĩ, em nói thêm:
- Có quá nhiều người bị sa vào trong hỏa ngục!... Có quá nhiều!
Bấy giờ, để an ủi Gia-xin-ta, Lucia đã trả lời:
- Em chẳng có gì để phải sợ hãi gì cả… Chắc chắn em sẽ được lên Thiên đàng kia mà!
- Vâng, em biết rồi, nhưng em muốn cho tất cả những người này cũng được lên Thiên đàng như em cơ!
Tư tưởng về sự đời đời và về hỏa ngục đã làm cho bé Gia-xin-ta mỗi ngày mỗi chê chán tất cả mọi sự việc trần thế. Về sau, khi bị giam giữ trong nhà tù hay trong thời gian dài bị bệnh đau đớn, Gia-xin-ta đã tỏ ra rất can trường. Em đã hy sinh hãm mình chịu đựng một cách anh hùng như thế là hoàn toàn chỉ với mục đích duy nhất: Để cầu nguyện cho nhiều kẻ có tội được ơn ăn năn sám hối và nhiều người khỏi án phạt đời đời.
Bởi vậy, nhiều khi Gia-xin-ta đã hối hả yêu cầu Lucia:
- Chẳng bao lâu nữa em sẽ được lên Thiên đàng; nhưng còn chị, chị sẽ còn phải ở lại đây – và nếu như Đức Mẹ cho phép – chị cần phải nói cho mọi người biết hỏa ngục là gì, hầu họ đừng phạm tội nữa và rồi không bị sa vào đó.
Gia-xin-ta cũng đã than phiền là mặc dù Đức Mẹ đã nhắc nhủ đừng xúc phạm đến Thiên Chúa nữa, nhưng rồi loài người vẫn tiếp tục phạm cùng một thứ tội. Những khi em nghe người đời đàm tiếu với nhau bằng những lời nói tục tằn, Gia-xin-ta đã lấy hai tay bưng mặt lại và nói:
- Lạy Chúa, xem ra những người kia không hề biết là họ có thể sa vào hỏa ngục, nếu họ ăn nói những lời lẽ như thế! Xin Chúa tha thứ và cho họ biết ăn năn hối cải! Em tin chắc là họ không biết mình đang xúc phạm đến Thiên Chúa. Thật đáng buồn! Lạy Chúa Giêsu, con cầu xin cho những người đó!
Và rồi Gia-xin-ta bắt đầu cầu nguyện: «Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con; xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục; xin đưa các linh hồn lên Thiên đàng hết thảy, nhất là những linh hồn phải cần đến lòng thương xót Chúa hơn.»
Trong tập hồi ký của mình «Schwester Lucia spricht über Fatima» (Sơ Lucia nói về Fatima), Sơ Lucia đã có một nhận xét rất chí lý về thị kiến hỏa ngục, mà Đức Mẹ đã tỏ ra cho ba em, như sau:
- «Có rất nhiều người, kể cả những người đạo đức, đã tránh không muốn nói cho con cái họ về hỏa ngục, vì sợ sẽ làm cho chúng đâm ra kinh khiếp. Trong khi đó, Thiên Chúa lại không chút do dự tỏ cho ba em bé nhìn thấy hỏa ngục, mà một trong ba em chưa tròn bảy tuổi. Và mặc dù thị kiến về hỏa ngục này thật vô cùng khủng khiếp, đến nỗi đứa bé thơ dại và dễ nhạy cảm này hầu như có thể chết vì sợ hãi.»
Còn ba em khi nói chuyện với nhau về tình trạng khủng khiếp trong hỏa ngục, các em đã thở dài:
- Ôi! Giá như với những hy sinh hãm mình, chúng ta có thể mãi mãi đóng chặt được cánh cửa của lò lửa khủng khiếp kia!... Giá chúng ta có thể làm cho tất cả mọi kẻ có tội biết tìm thấy con đường dẫn họ về Thiên đàng!...»
Và nếu như Gia-xin-ta vốn có tâm hồn dễ đồng cảm hơn Lucia và Phan-xi-cô, nên em thường hay nói đến sự đau khổ của những người bị trầm luân trong hỏa ngục, thì hai em kia cũng không bao giờ quên được sự khủng khiếp của hỏa ngục. Cả ba em luôn cùng nhắc bảo và khuyến khích nhau siêng năng cầu nguyện và hy sinh hãm mình để đáp lại nguyện vọng của Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria.
Các em thường đọc lời kinh mà Thiên Thần đã dạy cho các em, để cầu nguyện cho những người không cầu nguyện. Nếu khi các em gặp phải một việc hy sinh nào đó, các em luôn đón nhận để có ý chỉ cho các kẻ có tội và các em cầu nguyện lời kinh mà Đức Mẹ đã dạy cho: «Lạy Chúa Giêsu, vì lòng yêu mến Chúa mà con xin hy sinh để cầu nguyện cho các kẻ có tội biết ăn năn trở lại, và để đền bù những tội lỗi đã xúc phạm đến Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria.»
Ngoài việc hy sinh hãm mình, Đức Mẹ còn yêu cầu các em hãy siêng năng đọc kinh cầu nguyện, nhất là việc sốt sắng lần hạt Mân Côi mỗi ngày. Điều này Đức Mẹ đã nói với các em ngay trong lần hiện ra đầu tiên. Kể từ ngày đáng ghi nhận này, mỗi khi ba trẻ đi ra ngoài cánh đồng, Gia-xin-ta thường bỏ đi và đến ngồi tư lự một mình trên một tảng đá.
- Gia-xin-ta, đến đây chơi đi.
- Hôm nay em không chơi đâu.
- Tại sao em lại không chơi?
- Bởi vì em đang nghĩ đến điều vị Thiên Nữ nói với chúng mình, là phải lần hạt Mân Côi và hy sinh cầu nguyện cho những kẻ có tội được ơn ăn năn hối cải.
Và như chúng ta đã đọc ở phần trên, vào buổi chiều ngày Đức Mẹ hiện ra lần thứ nhất, Gia-xin-ta đã về nhà xin thân mẫu em cùng lần hạt Mân Côi ngay lập tức với em. Ba trẻ chăn chiên đã không chỉ cùng nhau lần hạt nhiều lần trong ngày, nhưng các em còn cổ vũ mọi người cùng lần hạt Mân Côi nữa.
3. Lucia
Trên đây là những thay đổi trong tâm hồn và cuộc sống của Phan-xi-cô và Gia-xin-ta mà hiện tượng siêu nhiên Đức Mẹ hiện ra đã mang lại. Còn những gì xảy ra trong cuộc sống và tâm hồn Lucia, chúng ta không thể biết rõ được, nhưng chúng ta cũng có thể đoán chắc được rằng là hoàn toàn không có gì khác với những điều đã xảy ra nơi hai anh em bà con họ của em. Bởi vì, hầu như tất cả những gì chúng ta biết được về biến cố Fatima đều xuất phát từ các lời tường trình của Lucia. Nhưng Lucia lại không bao giờ muốn nói về mình.
Đúng vậy, ở đây chúng ta cần phải ghi nhận một điều, là Lucia luôn rất thận trọng khi phải nói đến những gì có liên quan tới chính mình, em tìm cách nói thật ít về mình hết sức có thể. Trong khi đó, em tìm cách hướng sự chú ý của dư luận về hai người bạn trẻ của mình là Phan-xi-cô và nhất là Gia-xin-ta.
Vậy, chúng ta không biết được cách rõ ràng tất cả những ấn tượng và những cảm xúc nào đã xảy ra trong tâm hồn Lucia: liệu em có chìm sâu, có cảm thấy mình bị cuốn hút vào trong chi tiết này hay chi tiết kia, vào trong phương diện này hay phương diện nọ của bí mật như hai anh em Phan-xi-cô và Gia-xin-ta hay không!
Người ta thường thắc mắc tự hỏi: Những gì Lucia thích trao đổi nhất với hai người bạn thân tình của mình là Phan-xi-cô và Gia-xin-ta ở trong động đá Cabeço thanh vắng hay ở phía sau cái giếng làng? … Một điều thật đáng tiếc là hai em Phan-xi-cô và Gia-xin-ta đã qua đời quá sớm, nên các em không thể thông tri được gì cho chúng ta về Lucia cả.
Vâng, Lucia - người duy nhất trong ba trẻ còn sống sót và nắm giữ các bí mật bao lâu tùy thánh ý Thiên Chúa muốn – chắc chắn sẽ cảm thấy mình có trách nhiệm nặng nề về bí mật được giao phó hơn hai em kia. Chúng ta có thể phỏng đoán được rằng những mặc khải về:
• tương lai của em;
• tương lai của đất nước em và của thế giới;
• sứ mệnh của em trong việc truyền bá sự tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria;
• việc nhìn thấy trước cuộc thế chiến thứ hai, cũng như những đau khổ và những tàn phá khủng khiếp của nó, v.v…
và tất cả những gì đã xảy ra đó, đã xâm chiếm trọn tâm hồn em và nhất là đã trở thành đối tượng cho những lời cầu nguyện của em cũng như cho những trao đổi chuyện trò giữa em với anh em Phan-xi-cô. Dĩ nhiên còn phải thêm một số chi tiết khác của bí mật nữa, mà chúng ta chưa thể biết được.
Người ta rất ngạc nhiên là thế giới bên ngoài đã hầu như biết được rất ít về cuộc sống nội tâm đầy phong phú của ba trẻ chăn chiên, kể cả cha mẹ, anh chị em và bạn bè của ba em cũng không biết được gì nhiều hơn. Tuy nhiên, người ta có thể hiểu được điều đó, nếu người ta để ý suy nghĩ về cách thức các em sống ra sao, khi các em được phép hoàn toàn một mình với nhau thật lâu và thường xuyên hơn. Mãi khi Phan-xi-cô và Gia-xin-ta bị bệnh, thì bấy giờ một ít trong các thay đổi nội tâm của các em mới được bộc lộ ra.
Trước Ủy Ban Điều Tra, bà Olimpia, thân mẫu của hai em Phan-xi-cô và Gia-xin-ta, đã giải thích:
- Sau biến cố hiện ra, các con cái tôi vẫn chuyện trò với nhau hoàn toàn như trước kia. Chỉ có một điều duy nhất làm tôi để ý và là điều các cháu làm khác với thói quen trước kia, đó là các cháu lần hạt Mân Côi thường xuyên hơn. Mỗi buổi tối các cháu đều xin phép được lần hạt thêm, mặc dù trong ngày khi đi coi giữ chiên ngoài đồng các cháu đã đã lần hạt 2, 3 lần rồi.
Tuy nhiên, bà Olimpia cũng đã có thể ghi nhận được một nét thay đổi rõ ràng trong tâm hồn các con của mình, bà nói:
- "Các cháu cởi mở hơn trước kia. Nếu trong ngày các cháu phải xa gia đình, thì lúc trở về nhà các cháu tường trình công khai và chính xác về những điều mà các cháu gặp gỡ.»
Ông Manuel Pedro, thân phụ của hai em, kể lại rằng trước kia đã có lần xảy ra là Phan-xi-cô vì quá mảng chơi ngoài đồng, nên đến giờ gia đình đọc kinh tối thì phải chạy đi gọi cháu. Ông phải kiếm mãi mới tìm được cháu. Nhưng kể từ khi xảy ra biến cố hiện ra thì những điều như thế không hề xảy ra nữa. Trái lại, bây giờ chính Phan-xi-cô và Gia-xin-ta lại thúc bách những người khác trong gia đình phải lần hạt Mân Côi.
Một điều quá rõ ràng mà ai cũng có thể xác nhận được, đó là sự hăng say nhiệt thành của các em đối với Sứ Điệp của Đức Mẹ, và sự trung thành của các em trong việc tìm cách đáp ứng những yêu cầu của Đức Mẹ ở Cova. Với một lòng can đảm rất đáng khâm phục và với một sự cương quyết mạnh mẽ, các em đã dấn thân cho sứ mệnh của mình là làm sứ giả cho Đức Nữ Vương Thiên Đàng. Các em cũng kêu mời các trẻ em khác cùng lần hạt Mân Côi với mình, hay các em dẫn những đứa trẻ này đến nơi hiện ra để kính chào Đức Nữ Vương Thiên Đàng. Mỗi khi ngày 13 trong tháng sắp tới gần, các em tỏ ra trang nghiêm và trầm ngâm hơn. Từ khi biến cố Đức Mẹ hiện ra, người ta đã ghi nhận được rằng sự thân tình giữa ba em trở nên thân mật tha thiết hơn nhiều, đặc biệt nhất là giữa Phan-xi-cô và Lucia. Trước kia, Phan-xi-cô chỉ đến gặp gỡ và chơi với Lucia, nếu như Gia-xin-ta cùng đi chung với em, chứ một mình thì không bao giờ, bởi vì Phan-xi-cô và Lucia không được hợp tính nhau lắm. Bà Olimpia ghi nhận là bây giờ Phan-xi-cô thường hay nhắc đến Lucia. Về sau khi gia đình bà bán hết đàn vật, thì hai con của bà càng hay sang nhà thăm Lucia hơn.
Một lần kia, khi hai anh em Phan-xi-cô và Gia-xin-ta đến chỗ hẹn sớm hơn Lucia, thì cả hai cùng chạy đi kiếm Lucia, và Phan-xi-cô nói với Lucia:
- Trước đây em không thích chị cho lắm, nên mỗi khi em ra ngoài cánh đồng cỏ với chị là chỉ vì em muốn làm vui lòng Gia-xin-ta mà thôi. Nhưng bây giờ, mỗi buổi sáng khi thức dậy em liền nghĩ đến việc mong gặp lại chị, và em không mong muốn gì khác hơn là được ở gần bên chị.
Tình thân thiết thâm sâu này phát xuất từ nhu cầu nội tâm, tức các em muốn cùng nhau trao đổi và chia sẻ các suy tư và ý nghĩ riêng của mình cho các em khác biết. Và những suy tư đó đã trở thành nội dung chính của cuộc đời các em, tức tìm cách đáp lại các yêu cầu của Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria là cầu nguyện cho kẻ có tội được ơn ăn năn sám hối, và phần rỗi đời đời của các em.
Trong khi bà Olimpia, thân mẫu của hai em Phan-xi-cô và Gia-xin-ta, quả quyết rằng các con của bà hoàn toàn giống như mọi đứa trẻ bình thường khác, thì ý kiến và sự nhận xét chung của dân chúng lại hoàn toàn khác, tất cả mọi người đều đem lòng khâm phục và kính trọng các em mỗi ngày mỗi hơn.
Một ngày Chúa Nhật nọ, sau Thánh Lễ, có mấy bé gái nhỏ từ Moita đã đến rủ Lucia sau trưa cùng đi chơi với nhau. Bà Maria Rosa, thân mẫu của Lucia, đồng ý. Sau đó các em cùng đi đến gặp bà Olimpia để xin phép cho cả Phan-xi-cô và Gia-xin-ta cùng đi chơi.
Tất cả các em ăn điểm tâm tại gia đình José Alves. Sau bữa trưa thì Gia-xin-ta cảm thấy buồn ngủ; vị gia trưởng liền mời em vào trong phòng bên cạnh nghỉ một chốc. Trong khi đó, các em khác đều được yêu cầu ở lại chờ Gia-xin-ta. Và em nào cũng muốn vào phòng xem Gia-xin-ta ngủ. Các em đến gần bên then cửa và qua một kẽ hở của cánh cửa các em nhìn ngắm Gia-xin-ta đang ngủ ngon giấc ở trong phòng:
Hai môi em trông như đang mỉm cười. Còn hai tay bé nhỏ của em chấp lại trông tựa như một vị Thiên Thần tý hon vậy. Cả những gia đình bên cạnh cũng kéo đến để chiêm ngắm Gia-xin-ta đang ngủ.
Bà Alves và các con gái của bà đều nói:
- Gia-xin-ta quả thực là một vị Thiên Thần!
Và rồi vì lòng quá kính trọng đối với Gia-xin-ta, tất cả đều quì gối trước giường, nơi Gia-xin-ta đang nằm ngủ, mãi cho tới 16 giờ 30 chiều, tức giờ các em đã hẹn với nhau là đi đến Cova Da Iria để cùng lần hạt chung.
Từ nay mọi người dân làng Aljustrel đều đem lòng kính trọng ba trẻ chăn chiên mỗi ngày mỗi hơn. Rồi khi Phan-xi-cô và Gia-xin-ta bị bệnh, ai nấy đều coi các em như những đứa trẻ được Thiên Chúa tuyển chọn. Họ nói: «Điều gì xảy đến cho các em, chẳng ai có thể hiểu được.» Hay: «Các em là những trẻ hoàn toàn giống như con cái chúng ta; các em chẳng nói gì với chúng ta và cũng không có gì đặc biệt khiến chúng ta phải chú ý cả, tuy nhiên khi ở gần bên cạnh các em, người ta cảm thấy như ở trong một thế giới khác! Khi người ta bước vào phòng Phan xi-cô, người ta có cảm tưởng như bước vào một ngôi nhà nguyện vậy!»
(Tháng Mân Côi 2008)