Đường lối Chúa khôn ngoan, cao siêu hơn gấp hàng vạn ngàn lần so với cách suy nghĩ nông cạn, lí luận bình thường của con người. Để nhận biết sự khác biệt thâm sâu giữa lối suy nghĩ của con người và suy nghĩ Thiên Chúa tiên tri Isaiah mượn hình ảnh trời xanh cao thẳm cho thấy khoảng cách khác biệt giữa suy nghĩ của loài người và suy nghĩ của Thiên Chúa. Tiên tri Isaiah sống 764 năm trước Chúa Giáng Sinh mặc khải sự khác biệt này qua sấm ngôn
Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi. Đường lối của các ngươi không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối của các ngươi. Tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng của các ngươi chừng ấy Is 55,8
Một cái nhìn khác nữa về sự khôn ngoan của Thiên Chúa khi tiên tri Samuel đưa ra hai cái nhìn khác nhau. Con người chỉ có khả năng nhìn thoáng qua bên ngoài, hoặc nếu nhận xét kĩ càng cũng chỉ có thể nhìn dấu chỉ bề ngoài để đoán sự việc bên trong. Thiên Chúa không nhìn bề ngoài nhận xét. Thiên Chúa nhìn thấu rõ từ trong con người nên nhận định của Chúa không phải là đoán mà chính là nhìn rõ con người nội tâm, con người toàn diện từ trong ra ngoài. Samuel sống khoảng 650 trước Chúa Giáng Sinh diễn tả cách nhìn của Thiên Chúa qua câu nói đơn giản.
Thiên Chúa không nhìn theo kiểu phàm nhân. Phàm nhân chỉ thấy điều mắt thấy, còn Đức Chúa thấy tận đáy lòng 1Sm 16,7
Sách Giảng Viên lẫn tiên tri Mica đều có cái nhìn chung về kiến thức nhỏ hẹp, giới hạn nông cạn của con người. Cả hai đều tin vào một Thiên Chúa làm chủ công trình tạo hoá do tay Chúa làm ra. Chúa phán một lời thì mọi sự đều thành hiện thực trước mắt chúng ta.Cả hai đều xác nhận bàn tay Chúa hiện diện trong mọi giây phút của việc tạo thành vũ trụ, Chúa điều khiển, ban sức sống, bảo vệ công trình do Chúa tạo thành. Con người đang mò mẫm tìm tòi, học hỏi hiểu thêm về vũ trụ, vật chất quanh ta. Ngoài ra không thể nào hiểu thấu chương trình cứu độ của Chúa.
Con người không thể nào hiểu hết ý nghĩa công trình Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử Ecc 3,11.
Chúng nào có biết chương trình của Đức Chúa, cũng chẳng hiểu ý định của Người Mica 4,12.
Thánh Phaolô tông đồ, cột trụ, tông đồ dân ngoại, tường thành vững chắc của Giáo Hội và là thầy dậy của muôn dân, trong thư gởi tín hữu thành Rôma 11,33 cũng khiêm nhường xác nhận cái khôn ngoan của loài người chỉ bằng hạt muối bỏ vào lòng đại dương, như hạt sương mau tan trong nắng, như hạt cát tung bay trong sa mạc.
Sự giầu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào. Quyết định của Người ai dò cho thấu. Đường lối của Người ai theo dõi được.
Đường lối Chúa cao siêu hơn cả trí óc ta có thể tưởng tượng. Chương trình tạo dựng của Ngài kì diệu vượt trên mọi trí khôn cộng lại, ngay cả những gì Ngài đã tạo ra đối với ta vẫn còn xa lạ, huyền bí. Môn khoa học giả tưởng đưa con người đến chân trời vô định; tuy thế cũng chưa kì diệu bằng một li so với cấu trúc của thái dương hệ con người đang mong mỏi học hỏi tìm kiếm.
Chỉ việc đơn giản như Ngài rửa chân cho các môn đệ trong bữa Tiệc Ly các Tông Đồ đã không hiểu được ý nghĩa thâm sâu của việc đó.
Chúa rửa chân cho các môn đệ trở thành đề tài nghiên cứu cho nhiều học giả kinh thánh bởi việc rửa chân liên quan đến phục vụ, việc bác ái, hành động của yêu thương.
Gần đây chỉ một lời tuyên bố ngắn gọn của một vị lãnh đạo tôn giáo gây nên cả một làn sóng phản ứng, phân tích, phê bình, khen chê. Điều kì lạ là những bình phẩm đến từ một nhà nước vừa kị tôn giáo, vừa độc quyền ngành truyền thông. Bình phẩm, chỉ trích, trách móc, vu cáo mạ lị tôn giáo có phản ứng ngược khó lường. Có lẽ đây là cách truyền giáo hữu hiệu nhất vì lập lờ pha trộn tình yêu Chúa với tình yêu quê hương, dân tộc. Ít nhiều hai nguồn tình yêu đó như những hạt giống được cơ quan tuyên truyền gieo vãi. Sẽ có hạt rơi vào đất sỏi khô, hạt rơi bên vệ đường, hạt rơi vào đất tốt sinh hoa kết trái gấp trăm. Việc Chúa làm suy sao cho thấu. Khi tuyên truyền người ta gieo cả hai loại hạt giống, đề cao một hạt và hạ thấp một hạt. Người nghe tự do chọn lựa, người gieo vãi không kiểm soát được. Khi hạt giống buông khỏi tầm tay người gieo vãi mất quyền điều khiển hạt giống. Hạt đó lệ thuộc vào thiên nhiên. Thiên Chúa làm chủ thiên nhiên vì do Ngài dựng nên.
Hạt giống đức tin đã gieo vào, hạt đó không bao giờ chết. Hạt có thể bị ngộp, chậm lớn, èo ọt nhưng hạt đó luôn âm ỉ sống, luôn chờ cơ hội thuân tiện để vươn lên. Trong xã hội vô thần có nhân chứng đức tin. Nhân chứng đức tin này lại do chính tay người vô thần gieo vãi.
Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên tảng đá góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kì diệu trước mắt chúng ta Mat 21,42
Người thợ nhiều kinh nghiệm xây cất, thuộc về ngành chuyên môn cộng với bao kiến thức học hỏi loại bỏ tảng đá, cho nó là vô dụng, bị đào thải, không dùng vào việc chi. Thiên Chúa biến tảng đá loại bỏ thành tảng đá góc. Không việc gì quá khó với Chúa. Tảng đá Chúa còn không muốn loại bỏ nói chi đến con người mang hình ảnh Chúa. Trong tay Chúa tất cả đều hữu dụng.
Việc Thầy làm các con không hiểu nhưng sau này các con sẽ hiểu. Jn 13,7
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi. Đường lối của các ngươi không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối của các ngươi. Tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng của các ngươi chừng ấy Is 55,8
Một cái nhìn khác nữa về sự khôn ngoan của Thiên Chúa khi tiên tri Samuel đưa ra hai cái nhìn khác nhau. Con người chỉ có khả năng nhìn thoáng qua bên ngoài, hoặc nếu nhận xét kĩ càng cũng chỉ có thể nhìn dấu chỉ bề ngoài để đoán sự việc bên trong. Thiên Chúa không nhìn bề ngoài nhận xét. Thiên Chúa nhìn thấu rõ từ trong con người nên nhận định của Chúa không phải là đoán mà chính là nhìn rõ con người nội tâm, con người toàn diện từ trong ra ngoài. Samuel sống khoảng 650 trước Chúa Giáng Sinh diễn tả cách nhìn của Thiên Chúa qua câu nói đơn giản.
Thiên Chúa không nhìn theo kiểu phàm nhân. Phàm nhân chỉ thấy điều mắt thấy, còn Đức Chúa thấy tận đáy lòng 1Sm 16,7
Sách Giảng Viên lẫn tiên tri Mica đều có cái nhìn chung về kiến thức nhỏ hẹp, giới hạn nông cạn của con người. Cả hai đều tin vào một Thiên Chúa làm chủ công trình tạo hoá do tay Chúa làm ra. Chúa phán một lời thì mọi sự đều thành hiện thực trước mắt chúng ta.Cả hai đều xác nhận bàn tay Chúa hiện diện trong mọi giây phút của việc tạo thành vũ trụ, Chúa điều khiển, ban sức sống, bảo vệ công trình do Chúa tạo thành. Con người đang mò mẫm tìm tòi, học hỏi hiểu thêm về vũ trụ, vật chất quanh ta. Ngoài ra không thể nào hiểu thấu chương trình cứu độ của Chúa.
Con người không thể nào hiểu hết ý nghĩa công trình Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử Ecc 3,11.
Chúng nào có biết chương trình của Đức Chúa, cũng chẳng hiểu ý định của Người Mica 4,12.
Thánh Phaolô tông đồ, cột trụ, tông đồ dân ngoại, tường thành vững chắc của Giáo Hội và là thầy dậy của muôn dân, trong thư gởi tín hữu thành Rôma 11,33 cũng khiêm nhường xác nhận cái khôn ngoan của loài người chỉ bằng hạt muối bỏ vào lòng đại dương, như hạt sương mau tan trong nắng, như hạt cát tung bay trong sa mạc.
Sự giầu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào. Quyết định của Người ai dò cho thấu. Đường lối của Người ai theo dõi được.
Đường lối Chúa cao siêu hơn cả trí óc ta có thể tưởng tượng. Chương trình tạo dựng của Ngài kì diệu vượt trên mọi trí khôn cộng lại, ngay cả những gì Ngài đã tạo ra đối với ta vẫn còn xa lạ, huyền bí. Môn khoa học giả tưởng đưa con người đến chân trời vô định; tuy thế cũng chưa kì diệu bằng một li so với cấu trúc của thái dương hệ con người đang mong mỏi học hỏi tìm kiếm.
Chỉ việc đơn giản như Ngài rửa chân cho các môn đệ trong bữa Tiệc Ly các Tông Đồ đã không hiểu được ý nghĩa thâm sâu của việc đó.
Chúa rửa chân cho các môn đệ trở thành đề tài nghiên cứu cho nhiều học giả kinh thánh bởi việc rửa chân liên quan đến phục vụ, việc bác ái, hành động của yêu thương.
Gần đây chỉ một lời tuyên bố ngắn gọn của một vị lãnh đạo tôn giáo gây nên cả một làn sóng phản ứng, phân tích, phê bình, khen chê. Điều kì lạ là những bình phẩm đến từ một nhà nước vừa kị tôn giáo, vừa độc quyền ngành truyền thông. Bình phẩm, chỉ trích, trách móc, vu cáo mạ lị tôn giáo có phản ứng ngược khó lường. Có lẽ đây là cách truyền giáo hữu hiệu nhất vì lập lờ pha trộn tình yêu Chúa với tình yêu quê hương, dân tộc. Ít nhiều hai nguồn tình yêu đó như những hạt giống được cơ quan tuyên truyền gieo vãi. Sẽ có hạt rơi vào đất sỏi khô, hạt rơi bên vệ đường, hạt rơi vào đất tốt sinh hoa kết trái gấp trăm. Việc Chúa làm suy sao cho thấu. Khi tuyên truyền người ta gieo cả hai loại hạt giống, đề cao một hạt và hạ thấp một hạt. Người nghe tự do chọn lựa, người gieo vãi không kiểm soát được. Khi hạt giống buông khỏi tầm tay người gieo vãi mất quyền điều khiển hạt giống. Hạt đó lệ thuộc vào thiên nhiên. Thiên Chúa làm chủ thiên nhiên vì do Ngài dựng nên.
Hạt giống đức tin đã gieo vào, hạt đó không bao giờ chết. Hạt có thể bị ngộp, chậm lớn, èo ọt nhưng hạt đó luôn âm ỉ sống, luôn chờ cơ hội thuân tiện để vươn lên. Trong xã hội vô thần có nhân chứng đức tin. Nhân chứng đức tin này lại do chính tay người vô thần gieo vãi.
Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên tảng đá góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kì diệu trước mắt chúng ta Mat 21,42
Người thợ nhiều kinh nghiệm xây cất, thuộc về ngành chuyên môn cộng với bao kiến thức học hỏi loại bỏ tảng đá, cho nó là vô dụng, bị đào thải, không dùng vào việc chi. Thiên Chúa biến tảng đá loại bỏ thành tảng đá góc. Không việc gì quá khó với Chúa. Tảng đá Chúa còn không muốn loại bỏ nói chi đến con người mang hình ảnh Chúa. Trong tay Chúa tất cả đều hữu dụng.
Việc Thầy làm các con không hiểu nhưng sau này các con sẽ hiểu. Jn 13,7
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html