Một Thượng Hội Đồng ngoại thường(tiếp theo)
Cái giá của việc sống Lời Chúa
Tại Iraq, đời là một Đồi Canvariô. Đó là lời chia sẻ của Đức Hồng Y Emmanuel III Delly, thượng phục Babylon của người Kan-đê và là Tổng giám mục Bác-đát, trong phiên khoáng đại thứ 12.
Đức Hồng Y khởi đầu bài chia sẻ của ngài như sau: “Con là một người con của quê hương Abraham, tức Iraq. Con đoán chắc phần lớn THĐ diễm phúc này muốn được nghe một số tin tức về tình thế của đất nước đang bị hành khổ và đẫm máu này”. Tuy nhiên, ngài trấn an ngay: bài chia sẻ của ngài không phải là bài bình luận về chính trị, nhưng là suy nghĩ của “một người cha đang sống với con cái thiêng liêng của mình trong nửa thế kỷ qua và từng chứng kiến đồng bào mình đau khổ và chết chóc. Một người cha từng cảm nhận được nhiệm vụ thánh thiêng phải bênh vực quyền lợi của Giáo Hội mình, của các tín hữu của mình và cảm nhận được bổn phận riêng phải cảnh cáo những người có trách nhiệm gây ra tình thế trên phải đi theo con đường công chính của hòa bình và an ninh. Xin cho phép chúng con nói lên sự thật: chúng con đã cố gắng làm mọi sự để đạt được hòa bình và thanh bình cho xứ sở của chúng con”.
Tuy nhiên, ngài cho hay: “tình thế tại một số vùng ở Iraq hết sức thảm hại và đau thương. Cuộc sống quả là một Đồi Canvariô. Hòa bình và an ninh không có, cả những yếu tố căn bản cho cuộc sống hàng ngày cũng không. Điện, nước, xăng dầu tiếp tục thiếu hụt; truyền thông bằng điện thoại luôn gặp trở ngại; đường xá bị phong tỏa; trường học hoặc bị đóng cửa hoặc bị đe dọa liên tục; các nhà thương thiếu nhân viên; người dân sợ cho chính sự an toàn của mình. Ai cũng sợ bị bắt cóc, dẫn đi và đe dọa”
Riêng đối với các Kitô hữu Iraq, “sống Lời Chúa có nghĩa là lấy cái giá chính mạng sống mình mà làm chứng cho nó, như đã từng xẩy ra và còn tiếp tục xẩy ra với nhiều hy sinh của các giám mục, linh mục và tín hữu. Họ ở lại Iraq, vững mạnh trong đức tin và đức mến Chúa Kitô, nhờ ngọn lửa Lời Chúa”. Nói đến đó, Đức Hồng khẩn khoản “xin qúy vị cầu cùng Chúa Giêsu, Ngôi Lời Thiên Chúa, cho chúng con và cùng với chúng con, chia sẻ các ưu tư lo lắng và niềm hy vọng của chúng con, các đau đớn nơi các người bị thương tích của chúng con, để Lời nhập thể của Thiên Chúa ở với Giáo Hội của Người, ở với chúng con như tin mừng và nâng đỡ”.
Để kết luận, Đức Hồng Y nhắc đến 16 linh mục và 2 giám mục bị bắt cóc và sau đó được thả nhờ tiền chuộc. Nhưng nhiều vị khác đã tham gia đoàn ngũ các “tân tử đạo mà hiện nay đang ở thiên đàng cầu bầu cho chúng ta: Đức tổng giám mục Mosul, là ĐC Faraj Rahho; Cha Raghid Ganni; cùng hai linh mục khác và sáu thanh niên”.
Đức cha Nguyễn Chí Linh: Chỉ có Lời Chúa mới đem lại niềm vui
Tiếp nối cùng một đường suy tư với người anh em mình là Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Phó giám mục Nha Trang, trong bài chia sẻ của mình, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Thanh Hóa, cũng nhắc lại lịch sử du nhập Đạo Chúa vào Việt Nam trong “bối cảnh đau thương của nội chiến giữa hai vương quốc do anh em trở thành kẻ thù của nhau cai trị”.
Nhưng ngài cho hay: “Lạ lùng thay, nhờ sự trùng hợp trên, Lời Chúa đã trở thành nguồn an ủi lớn đối với các người chịu rửa tội đầu tiên và mãi sau này, nó không ngừng trở thành nguồn nâng đỡ tinh thần và thiêng liêng, nguyên lý phong phú hóa đối với Giáo Hội tại Việt Nam, một trong các Giáo Hội đau khổ nhất vì những cuộc bách hại đẫm máu và tiếp nối nhau. Sống trong cái lịch sử ấy, một lịch sử được dệt bằng hận thù, chiến tranh ý thức hệ và kỳ thị hạn chế, các Kitô hữu của chúng con ngày càng xác tín rằng chỉ có Lời Chúa mới giữ họ trong yêu thương, niềm vui, bình an, hiệp thông và khoan dung”.
Nhân dịp này, Đức cha nhắc đến hai sự kiện xẩy ra tại Việt Nam hiện nay để chứng tỏ sức mạnh biến đổi của Lời Chúa. Sự kiện đầu tiên liên quan tới vấn đề phá thai mà theo ngài hiện rất thịnh hành ở Việt Nam. Người Công Giáo Việt Nam đóng góp chủ yếu bằng cách đi tìm các trẻ bị phá thai trong các bệnh viện, để hoặc rửa tội cho các em nếu thấy có dấu hiệu còn sống, và/hoặc chôn cất các em nếu đã qua đời. Thoạt đầu, các hành động này bị coi là bất hợp pháp, nên người Công Giáo phải làm lén lút. Ngày nay, việc ấy tuy vẫn chưa được phép, nhưng đã được làm ngơ. Và nhiều người đã lên tiếng ca ngợi việc làm này, đưa đến việc thực hiện nhiều phim tài liệu về nó. Làm vậy, họ đã nhìn nhận các chứng tá Kitô giáo của ta, những người sống bằng Lời Chúa, biết kính trọng sự sống.
Sự kiện thứ hai là việc trở lại ồ ạt của hàng ngàn đồng bào sắc tộc sau biến cố Phong Thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam năm 1988. Điều lạ lùng là các đồng bào này nghe Đài Phát Thanh Tin Lành ở Manila, nhưng khi trở lại lại gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Đúng là người Tin Lành gieo mà người Công Giáo thì gặt. Đức cha nhận xét rằng “Lời Chúa vang dội từ xa, thấu tai các anh em đó, và đã trở nên nguồn hy vọng cho những con người mất hút trong rừng sâu núi thẳm, bị tước đoạt hết và chả còn tương lai gì này”.
Ngài kết luận: “trong bách hại, ơn phúc lớn nhất của chúng ta là lòng trung thành với Lời Chúa”.
Huấn dụ của Đức Bênêđíctô XVI: chú giải phải luôn luôn đi với thần học
Sau buổi “caffé latte” (càphê sữa) ban sáng ngày 14 tháng 10, các nghị phụ của THĐ nghe tiếng của Đức tổng giám mục Eterovic, Tổng thư ký, loan báo trên loa phóng thanh: “ ‘chủ tịch’ của THĐ sẽ nói truyện với chúng ta”. Tưởng ai hóa ra là chính Đức Giáo Hoàng!
Ngài tới ngồi vào chỗ dành sẵn, đeo kính giáo sư lên, mở bài nói truyện và bắt đầu ngỏ lời với ĐH. Ai trong phòng cũng trở nên tỉnh táo như vừa ‘sống lại’ và chăm chú lắng nghe, kể cả các nhân viên của THĐ, các thư ký, “các vị chạy việc” và lẽ dĩ nhiên cả “ngũ nhân bang” tùy viên báo chí. Không ai được phát “bài soạn sẵn”, nên hiểu ra là Đức Thánh Cha đọc từ các ghi chú chính tay Ngài soạn.
Theo cha Rosita, thì “tại đây, trước mặt đại biểu Giáo Hội thế giới, là ông giáo sư Joseph Ratzinger, đang ngồi giữa các học trò, môn đệ và đồng nghiệp của mình, để chia sẻ các suy tư của Ngài về những điều Ngài thấy và nghe được trong tuần lễ đầu tiên của THĐ giám mục thế giới”.
Sau khi nhắc đến Hiến Chế "Dei Verbum," về Mạc Khải Thiên Chúa, Đức Thánh Cha đề cập tới tầm quan trọng của phương pháp phê bình sử học (historical-critical method) vốn có gốc rễ trong Phúc Âm Gioan 1:14, Lời đã thành nhục thân. Trong tư cách vừa là thầy vừa là cha, Đức Thánh Cha nhắc THĐ nhớ đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu học hỏi Thánh Kinh, một nghiên cứu phản ảnh tính đơn nhất của mọi sách trong bộ Sách Thánh, một nghiên cứu được thực hiện với và phát sinh từ truyền thống sống động của Giáo Hội. Khoa chú giải và phân tích Lời Chúa của ta phải luôn luôn có chiều kích thần học vì chúng ta không đơn thuần xử lý với một cuốn sách sử của quá khứ mà với Lời luôn sống động trong cộng đồng Giáo Hội: Lời ấy chính là Chúa Giêsu. Khi khoa chú giải thánh kinh ly dị khỏi cộng đồng đức tin sống động đầy hơi thở là Giáo Hội, nó chỉ còn là cách ghi chép lịch sử không hơn không kém. Việc chú giải của đức tin không còn nữa. Ta giản lược mọi sự vào nguồn gốc nhân bản và đơn thuần dùng giải thích loại bỏ mọi sự khác. Cuối cùng, ta sẽ bác bỏ chính Đấng mà Thánh Kinh chủ yếu nói về, Đấng mà sự hiện diện sống động nằm sâu dưới các ngôn từ. Khi chú giải ly dị khỏi thần học, thì Thánh Kinh không còn là linh hồn của thần học nữa. Cần lưu ý tới mối giây liên kết nội tại giữa việc học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh với truyền thống thần học của Giáo Hội, thần học phải bén rễ trong Thánh Kinh.
Bằng một văn phong đơn giản, trong sáng và đẹp đẽ, Đức Thánh Cha, người vốn được gọi là “Mozart của thần học” đã đem lại cho THĐ một bài học đơn giản và sáng sủa về sự hợp nhất của Thánh Kinh và thần học để ta khiêm hạ tiếp cận Lời Chúa, học tập Lời ấy và đem nó ra thực hành. Một giáo dân Ý làm việc tại Vatican tâm sự: “Đức thánh cha Ratzinger đã làm cho bạn yêu Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người dù bạn xa cách Chúa và Giáo Hội đã lâu. Ngài quả là người nhân hậu”.
Chúa Giêsu trên đường Emmaus
Cha Rosita kể lại: trong các cuộc họp báo hàng ngày của THĐ, một trong các câu hỏi được đặt ra nhiều hơn cả là câu: “Các nghị phụ thường trích dẫn đoạn Thánh Kinh nào nhiều hơn cả?”. Có lẽ không sai nếu trả lời: đó là đoạn Phúc Âm kể lại truyện hai môn đệ trên đường Emmaus (Lc 24:13-35). Đoạn naỳ được đủ mọi vị trích dẫn, trong đó có hồng y, giám mục, chuyên viên và khách mời. Truyện này quả là mẫu gương cho khoa giáo lý, khoa giảng dạy, cho việc học hỏi Thánh Kinh và trên hết cho lối sống của Kitô hữu.
Câu truyện này chính là điểm tập chú trong cấu trúc Phúc Âm Luca, cho thấy sự căng thẳng giữa biến cố mồ trống và phản ứng của môn đệ. Các sự kiện của câu truyện rất rõ ràng: Cleopas và một người bạn từ địa điểm vừa xẩy ra các biến cố có tính quyết định để tới một ngôi làng vô nghĩa. Họ không tin sứ điệp Phục Sinh, chỉ vì cái gương mù gương xấu của Thánh Giá tạo ra. Ngỡ ngàng và thất vọng, họ không làm sao nhìn ra sự giải phóng trong cái chết, chiếc mồ trống, hay sứ điệp về việc Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ khác. Dưới con mắt họ, hoặc là sứ mệnh của Chúa Giêsu thất bại hoàn toàn, hoặc là họ bị đánh lừa một cách thảm hại, hết còn trông mong gì nới Chúa Giêsu nữa.
Khi hai môn đệ đầy thất vọng ấy được đồng hành với Chúa Giêsu trên đường tới Emmaus, tâm hồn họ bắt đầu ấm lên khi trí khôn họ bắt đầu hiểu được sự thật về Đấng Được Xức Dầu phải chịu đau khổ. Trong bữa ăn tại Emmaus, họ cảm nghiệm được sức mạnh của Phục Sinh ngay trong tâm hồn họ. Giảp đáp cho vấn đề của hai môn đệ này không phải là câu trả lời hoàn toàn hợp luận lý.
Qua sứ điệp mạnh mẽ của câu truyện Phục Sinh này, Thánh Luca muốn giải thích cho người đọc và cộng đoàn của ngài rằng Phục Sinh thực sự là giải đáp hợp luận lý cho những ai hiểu sứ điệp của Sách Thánh. Nhưng Cleopas và người bạn của ông đã “chẳng hiểu gì cả, lòng trí các ông chậm tin vào lời các ngôn sứ!” (câu 25).
Muốn hiểu Phục Sinh, cần một diễn trình hai mặt: biết sứ điệp Sách Thánh và cảm nghiệm được Đấng Sách Thánh nói tới, tức Chúa Giêsu, Chúa chúng ta, qua việc bẻ và chia sẻ bánh với cộng đồng tín hữu. Không phải chỉ là vấn đề lý thuyết hay tri thức, câu truyện Emmaus muốn nói với ta rằng Phục Sinh đầu hết và trước hết phải được cảm nghiệm trong tâm hồn.
Emmaus và THĐ: cuộc hành trình từ đầu tới tim
Chủ đề hành trình trong truyện Emmaus không những chỉ là khoảng cách giữa Giêrusalem và Emmaus mà còn là cuộc hành trình vất vả và tiệm tiến của lời nói phải đi từ đầu xuống tới tim; của việc đức tin trồi lên, của việc trở về với mối liên hệ chân chính với người khách lạ, không ai khác mà là chính Chúa Giêsu, Chúa chúng ta.
Đối với Cleopas và người bạn đồng hành vào ngày Phục Sinh đầu hết kia, cuộc hành trình của họ là một diễn trình tiệm tiến, vất vả đòi hỏi phải cẩn thận nhớ lại và nhắc lại các biến cố của lịch sử cứu độ trong Sách Thánh, song song với việc cảm nghiệm được Chúa Phục Sinh. Người Kitô hữu thế kỷ 21 cũng thế. Họ phải tiếp tục giải thích Thánh Kinh trong thời buổi và trong thời đại này, và di chuyển từ cái nhìn thông sáng đầy đức tin qua việc công bố và cảm nghiệm sống động Đấng thực sự đã sống lại từ cõi chết. Không lạ gì câu truyện này đã được các nghị phụ trích dẫn đi trích dẫn lại trong THĐ bàn về Lời Chúa trong đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội.
Cái giá của việc sống Lời Chúa
Tại Iraq, đời là một Đồi Canvariô. Đó là lời chia sẻ của Đức Hồng Y Emmanuel III Delly, thượng phục Babylon của người Kan-đê và là Tổng giám mục Bác-đát, trong phiên khoáng đại thứ 12.
Đức Hồng Y khởi đầu bài chia sẻ của ngài như sau: “Con là một người con của quê hương Abraham, tức Iraq. Con đoán chắc phần lớn THĐ diễm phúc này muốn được nghe một số tin tức về tình thế của đất nước đang bị hành khổ và đẫm máu này”. Tuy nhiên, ngài trấn an ngay: bài chia sẻ của ngài không phải là bài bình luận về chính trị, nhưng là suy nghĩ của “một người cha đang sống với con cái thiêng liêng của mình trong nửa thế kỷ qua và từng chứng kiến đồng bào mình đau khổ và chết chóc. Một người cha từng cảm nhận được nhiệm vụ thánh thiêng phải bênh vực quyền lợi của Giáo Hội mình, của các tín hữu của mình và cảm nhận được bổn phận riêng phải cảnh cáo những người có trách nhiệm gây ra tình thế trên phải đi theo con đường công chính của hòa bình và an ninh. Xin cho phép chúng con nói lên sự thật: chúng con đã cố gắng làm mọi sự để đạt được hòa bình và thanh bình cho xứ sở của chúng con”.
Tuy nhiên, ngài cho hay: “tình thế tại một số vùng ở Iraq hết sức thảm hại và đau thương. Cuộc sống quả là một Đồi Canvariô. Hòa bình và an ninh không có, cả những yếu tố căn bản cho cuộc sống hàng ngày cũng không. Điện, nước, xăng dầu tiếp tục thiếu hụt; truyền thông bằng điện thoại luôn gặp trở ngại; đường xá bị phong tỏa; trường học hoặc bị đóng cửa hoặc bị đe dọa liên tục; các nhà thương thiếu nhân viên; người dân sợ cho chính sự an toàn của mình. Ai cũng sợ bị bắt cóc, dẫn đi và đe dọa”
Riêng đối với các Kitô hữu Iraq, “sống Lời Chúa có nghĩa là lấy cái giá chính mạng sống mình mà làm chứng cho nó, như đã từng xẩy ra và còn tiếp tục xẩy ra với nhiều hy sinh của các giám mục, linh mục và tín hữu. Họ ở lại Iraq, vững mạnh trong đức tin và đức mến Chúa Kitô, nhờ ngọn lửa Lời Chúa”. Nói đến đó, Đức Hồng khẩn khoản “xin qúy vị cầu cùng Chúa Giêsu, Ngôi Lời Thiên Chúa, cho chúng con và cùng với chúng con, chia sẻ các ưu tư lo lắng và niềm hy vọng của chúng con, các đau đớn nơi các người bị thương tích của chúng con, để Lời nhập thể của Thiên Chúa ở với Giáo Hội của Người, ở với chúng con như tin mừng và nâng đỡ”.
Để kết luận, Đức Hồng Y nhắc đến 16 linh mục và 2 giám mục bị bắt cóc và sau đó được thả nhờ tiền chuộc. Nhưng nhiều vị khác đã tham gia đoàn ngũ các “tân tử đạo mà hiện nay đang ở thiên đàng cầu bầu cho chúng ta: Đức tổng giám mục Mosul, là ĐC Faraj Rahho; Cha Raghid Ganni; cùng hai linh mục khác và sáu thanh niên”.
Đức cha Nguyễn Chí Linh: Chỉ có Lời Chúa mới đem lại niềm vui
Tiếp nối cùng một đường suy tư với người anh em mình là Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Phó giám mục Nha Trang, trong bài chia sẻ của mình, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Thanh Hóa, cũng nhắc lại lịch sử du nhập Đạo Chúa vào Việt Nam trong “bối cảnh đau thương của nội chiến giữa hai vương quốc do anh em trở thành kẻ thù của nhau cai trị”.
Nhưng ngài cho hay: “Lạ lùng thay, nhờ sự trùng hợp trên, Lời Chúa đã trở thành nguồn an ủi lớn đối với các người chịu rửa tội đầu tiên và mãi sau này, nó không ngừng trở thành nguồn nâng đỡ tinh thần và thiêng liêng, nguyên lý phong phú hóa đối với Giáo Hội tại Việt Nam, một trong các Giáo Hội đau khổ nhất vì những cuộc bách hại đẫm máu và tiếp nối nhau. Sống trong cái lịch sử ấy, một lịch sử được dệt bằng hận thù, chiến tranh ý thức hệ và kỳ thị hạn chế, các Kitô hữu của chúng con ngày càng xác tín rằng chỉ có Lời Chúa mới giữ họ trong yêu thương, niềm vui, bình an, hiệp thông và khoan dung”.
Nhân dịp này, Đức cha nhắc đến hai sự kiện xẩy ra tại Việt Nam hiện nay để chứng tỏ sức mạnh biến đổi của Lời Chúa. Sự kiện đầu tiên liên quan tới vấn đề phá thai mà theo ngài hiện rất thịnh hành ở Việt Nam. Người Công Giáo Việt Nam đóng góp chủ yếu bằng cách đi tìm các trẻ bị phá thai trong các bệnh viện, để hoặc rửa tội cho các em nếu thấy có dấu hiệu còn sống, và/hoặc chôn cất các em nếu đã qua đời. Thoạt đầu, các hành động này bị coi là bất hợp pháp, nên người Công Giáo phải làm lén lút. Ngày nay, việc ấy tuy vẫn chưa được phép, nhưng đã được làm ngơ. Và nhiều người đã lên tiếng ca ngợi việc làm này, đưa đến việc thực hiện nhiều phim tài liệu về nó. Làm vậy, họ đã nhìn nhận các chứng tá Kitô giáo của ta, những người sống bằng Lời Chúa, biết kính trọng sự sống.
Sự kiện thứ hai là việc trở lại ồ ạt của hàng ngàn đồng bào sắc tộc sau biến cố Phong Thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam năm 1988. Điều lạ lùng là các đồng bào này nghe Đài Phát Thanh Tin Lành ở Manila, nhưng khi trở lại lại gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Đúng là người Tin Lành gieo mà người Công Giáo thì gặt. Đức cha nhận xét rằng “Lời Chúa vang dội từ xa, thấu tai các anh em đó, và đã trở nên nguồn hy vọng cho những con người mất hút trong rừng sâu núi thẳm, bị tước đoạt hết và chả còn tương lai gì này”.
Ngài kết luận: “trong bách hại, ơn phúc lớn nhất của chúng ta là lòng trung thành với Lời Chúa”.
Huấn dụ của Đức Bênêđíctô XVI: chú giải phải luôn luôn đi với thần học
Sau buổi “caffé latte” (càphê sữa) ban sáng ngày 14 tháng 10, các nghị phụ của THĐ nghe tiếng của Đức tổng giám mục Eterovic, Tổng thư ký, loan báo trên loa phóng thanh: “ ‘chủ tịch’ của THĐ sẽ nói truyện với chúng ta”. Tưởng ai hóa ra là chính Đức Giáo Hoàng!
Ngài tới ngồi vào chỗ dành sẵn, đeo kính giáo sư lên, mở bài nói truyện và bắt đầu ngỏ lời với ĐH. Ai trong phòng cũng trở nên tỉnh táo như vừa ‘sống lại’ và chăm chú lắng nghe, kể cả các nhân viên của THĐ, các thư ký, “các vị chạy việc” và lẽ dĩ nhiên cả “ngũ nhân bang” tùy viên báo chí. Không ai được phát “bài soạn sẵn”, nên hiểu ra là Đức Thánh Cha đọc từ các ghi chú chính tay Ngài soạn.
Theo cha Rosita, thì “tại đây, trước mặt đại biểu Giáo Hội thế giới, là ông giáo sư Joseph Ratzinger, đang ngồi giữa các học trò, môn đệ và đồng nghiệp của mình, để chia sẻ các suy tư của Ngài về những điều Ngài thấy và nghe được trong tuần lễ đầu tiên của THĐ giám mục thế giới”.
Sau khi nhắc đến Hiến Chế "Dei Verbum," về Mạc Khải Thiên Chúa, Đức Thánh Cha đề cập tới tầm quan trọng của phương pháp phê bình sử học (historical-critical method) vốn có gốc rễ trong Phúc Âm Gioan 1:14, Lời đã thành nhục thân. Trong tư cách vừa là thầy vừa là cha, Đức Thánh Cha nhắc THĐ nhớ đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu học hỏi Thánh Kinh, một nghiên cứu phản ảnh tính đơn nhất của mọi sách trong bộ Sách Thánh, một nghiên cứu được thực hiện với và phát sinh từ truyền thống sống động của Giáo Hội. Khoa chú giải và phân tích Lời Chúa của ta phải luôn luôn có chiều kích thần học vì chúng ta không đơn thuần xử lý với một cuốn sách sử của quá khứ mà với Lời luôn sống động trong cộng đồng Giáo Hội: Lời ấy chính là Chúa Giêsu. Khi khoa chú giải thánh kinh ly dị khỏi cộng đồng đức tin sống động đầy hơi thở là Giáo Hội, nó chỉ còn là cách ghi chép lịch sử không hơn không kém. Việc chú giải của đức tin không còn nữa. Ta giản lược mọi sự vào nguồn gốc nhân bản và đơn thuần dùng giải thích loại bỏ mọi sự khác. Cuối cùng, ta sẽ bác bỏ chính Đấng mà Thánh Kinh chủ yếu nói về, Đấng mà sự hiện diện sống động nằm sâu dưới các ngôn từ. Khi chú giải ly dị khỏi thần học, thì Thánh Kinh không còn là linh hồn của thần học nữa. Cần lưu ý tới mối giây liên kết nội tại giữa việc học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh với truyền thống thần học của Giáo Hội, thần học phải bén rễ trong Thánh Kinh.
Bằng một văn phong đơn giản, trong sáng và đẹp đẽ, Đức Thánh Cha, người vốn được gọi là “Mozart của thần học” đã đem lại cho THĐ một bài học đơn giản và sáng sủa về sự hợp nhất của Thánh Kinh và thần học để ta khiêm hạ tiếp cận Lời Chúa, học tập Lời ấy và đem nó ra thực hành. Một giáo dân Ý làm việc tại Vatican tâm sự: “Đức thánh cha Ratzinger đã làm cho bạn yêu Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người dù bạn xa cách Chúa và Giáo Hội đã lâu. Ngài quả là người nhân hậu”.
Chúa Giêsu trên đường Emmaus
Cha Rosita kể lại: trong các cuộc họp báo hàng ngày của THĐ, một trong các câu hỏi được đặt ra nhiều hơn cả là câu: “Các nghị phụ thường trích dẫn đoạn Thánh Kinh nào nhiều hơn cả?”. Có lẽ không sai nếu trả lời: đó là đoạn Phúc Âm kể lại truyện hai môn đệ trên đường Emmaus (Lc 24:13-35). Đoạn naỳ được đủ mọi vị trích dẫn, trong đó có hồng y, giám mục, chuyên viên và khách mời. Truyện này quả là mẫu gương cho khoa giáo lý, khoa giảng dạy, cho việc học hỏi Thánh Kinh và trên hết cho lối sống của Kitô hữu.
Câu truyện này chính là điểm tập chú trong cấu trúc Phúc Âm Luca, cho thấy sự căng thẳng giữa biến cố mồ trống và phản ứng của môn đệ. Các sự kiện của câu truyện rất rõ ràng: Cleopas và một người bạn từ địa điểm vừa xẩy ra các biến cố có tính quyết định để tới một ngôi làng vô nghĩa. Họ không tin sứ điệp Phục Sinh, chỉ vì cái gương mù gương xấu của Thánh Giá tạo ra. Ngỡ ngàng và thất vọng, họ không làm sao nhìn ra sự giải phóng trong cái chết, chiếc mồ trống, hay sứ điệp về việc Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ khác. Dưới con mắt họ, hoặc là sứ mệnh của Chúa Giêsu thất bại hoàn toàn, hoặc là họ bị đánh lừa một cách thảm hại, hết còn trông mong gì nới Chúa Giêsu nữa.
Khi hai môn đệ đầy thất vọng ấy được đồng hành với Chúa Giêsu trên đường tới Emmaus, tâm hồn họ bắt đầu ấm lên khi trí khôn họ bắt đầu hiểu được sự thật về Đấng Được Xức Dầu phải chịu đau khổ. Trong bữa ăn tại Emmaus, họ cảm nghiệm được sức mạnh của Phục Sinh ngay trong tâm hồn họ. Giảp đáp cho vấn đề của hai môn đệ này không phải là câu trả lời hoàn toàn hợp luận lý.
Qua sứ điệp mạnh mẽ của câu truyện Phục Sinh này, Thánh Luca muốn giải thích cho người đọc và cộng đoàn của ngài rằng Phục Sinh thực sự là giải đáp hợp luận lý cho những ai hiểu sứ điệp của Sách Thánh. Nhưng Cleopas và người bạn của ông đã “chẳng hiểu gì cả, lòng trí các ông chậm tin vào lời các ngôn sứ!” (câu 25).
Muốn hiểu Phục Sinh, cần một diễn trình hai mặt: biết sứ điệp Sách Thánh và cảm nghiệm được Đấng Sách Thánh nói tới, tức Chúa Giêsu, Chúa chúng ta, qua việc bẻ và chia sẻ bánh với cộng đồng tín hữu. Không phải chỉ là vấn đề lý thuyết hay tri thức, câu truyện Emmaus muốn nói với ta rằng Phục Sinh đầu hết và trước hết phải được cảm nghiệm trong tâm hồn.
Emmaus và THĐ: cuộc hành trình từ đầu tới tim
Chủ đề hành trình trong truyện Emmaus không những chỉ là khoảng cách giữa Giêrusalem và Emmaus mà còn là cuộc hành trình vất vả và tiệm tiến của lời nói phải đi từ đầu xuống tới tim; của việc đức tin trồi lên, của việc trở về với mối liên hệ chân chính với người khách lạ, không ai khác mà là chính Chúa Giêsu, Chúa chúng ta.
Đối với Cleopas và người bạn đồng hành vào ngày Phục Sinh đầu hết kia, cuộc hành trình của họ là một diễn trình tiệm tiến, vất vả đòi hỏi phải cẩn thận nhớ lại và nhắc lại các biến cố của lịch sử cứu độ trong Sách Thánh, song song với việc cảm nghiệm được Chúa Phục Sinh. Người Kitô hữu thế kỷ 21 cũng thế. Họ phải tiếp tục giải thích Thánh Kinh trong thời buổi và trong thời đại này, và di chuyển từ cái nhìn thông sáng đầy đức tin qua việc công bố và cảm nghiệm sống động Đấng thực sự đã sống lại từ cõi chết. Không lạ gì câu truyện này đã được các nghị phụ trích dẫn đi trích dẫn lại trong THĐ bàn về Lời Chúa trong đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội.