Một Thượng Hội Đồng ngoại thường(tiếp theo)
Văn hóa khôn ngoan
Sáng ngày 15 tháng 10 được coi là buổi cuối cùng để các nghị phụ ‘can thiệp’ (tham luận trong năm phút). Nhân dịp này, Đức Hồng Y Joseph Zen của Hồng Kông đã dùng tiếng Ý nói về việc hạt giống Lời Chúa đã được gieo vãi ra sao nơi một dân tộc vốn được thừa hưởng một nền “văn hóa khôn ngoan”.
Ngài đề cập đến sự hòa hợp hết sức tốt đẹp giữa sáu tôn giáo tại quê hương ngài. Sáu tôn giáo ấy cùng làm việc với nhau, không hẳn để chính thức tạo ra một cuộc đối thoại liên tôn, nhưng đúng hơn để kết hợp với nhau nhằm duy trì gia tài khôn ngoan hết sức qúy báu của Trung Hoa.
Theo Đức Hồng Y Zen, “Giáo Hội luôn tìm được đồng minh trong nền văn hóa khôn ngoan của Khổng Phu Tử”. Ngài nói với cử tọa quốc tế của mình: “Nếu ta được đức ái thúc đẩy và có khả năng thấm nhiễm nơi thế hệ trẻ các nhân đức tín nghĩa, trung thực, trọng liêm sỉ (fidelity, honesty, shame) của Trung Hoa, ta sẽ giúp họ thực hiện được một bước nhẩy vọt trong đàng thánh thiện”.
Ngài nói thêm: khi các nhân đức trên không có trong cuộc sống người Trung Hoa, thì các giá trị thánh thiêng về sự sống, hôn nhân và gia đình sẽ xuống dốc một cách hãi hùng. Ngài cũng đề cập tới việc gia tăng thối nát một cách trơ trẽn hiện nay, việc dập tắt tiếng nói lương tâm và việc sẵn sàng làm bất cứ điều gì miễn là có lợi. Nhân dịp này, ngài nhắc tới vụ xì-căng-đan của nạn ô nhiễm sữa gần đây tại Trung Hoa khiến cho 4 trẻ thơ chết và hàng chục ngàn người khác mắc bệnh nặng.
Sách Thánh như mái nhà
Cũng buổi sáng 15/10, Đức Hồng Y Giovanna Battista Re, Tổng trưởng Bộ Giám Mục, đã trình bầy một số suy tư hữu ích cho các giám mục thế giới. Dựa vào hiến chế tín lý
”Lumen Gentium” của Công đồng Vatican II, Ngài nói về vai trò chính của giám mục là “người loan báo Lời Chúa, một tiến sĩ thực thụ, được trao ban thẩm quyền của Chúa Kitô, một người lưu ý và chuyển giao Lời Chúa cho người khác; một bậc thầy trung thành gìn giữ Lời Chúa, một chứng nhân sẵn sàng công bố Lời ấy dù cho phải hy sinh chính mạng sống mình”.
ĐHY Re, nhân dịp này, đã nhắc đến một hình ảnh hết sức có ý nghĩa. Đó là nghi lễ tấn phong giám mục, trong đó một cuốn Phúc Âm mở sẵn được dơ cao trên đầu vị giám mục vừa được tấn phong đang qùy trước bàn thờ. Hình ảnh vị giám mục qùy với Sách Thánh trên đầu ấy nhắc ngài nhớ rằng toàn bộ thừa tác vụ giám mục của ngài được đặt dưới Lời Chúa, chỉ với mục tiêu duy nhất là để ngài loan báo Lời ấy, công bố và trung thành sống Lời ấy.
Ngài cũng cho rằng hình ảnh cuốn Phúc Âm mở sẵn gợi ta nghĩ tới hình ảnh chiếc mái nhà: “Đối với giám mục chúng ta, Lời Chúa là căn nhà mà ta rời bỏ mỗi sáng để đi gặp gỡ đoàn chiên vốn được trao phó cho ta và cũng căn nhà ấy ta sẽ trở về mỗi chiều tối. Lời Chúa là mái nhà chắc chắn trong đó, ta tìm được nơi trú ẩn trong cơn bão táp của cuộc đời và nó cũng là nơi thân mật trong đó các liên hệ, ký ức và xúc cảm của ta cũng như các lắng lo ưu tư mục vụ của ta gặp gỡ nhau, giúp ta tìm được sự bồi bổ tươi mát của Chúa Kitô cho linh hồn ta và nghị lực để ta đương đầu với các vấn đề và thách thức liên quan tới thừa tác vụ của mình”.
Thợ dệt cả
Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Giám Mục Québec, hết sức xứng đáng với vai trò Tổng Phúc Trình Viên của THĐ các giám mục thế giới lần này. Ngày khai mạc THĐ, ngài đã xuất sắc trình bầy các chủ đề cũng như đường hướng chính của THĐ. Và hôm nay, 15 tháng 10, trước mặt toàn thể THĐ dưới sự chủ toạ của Đức Thánh Cha, ngài lại làm mọi người như mất hồn một lần nữa trong suốt 70 phút qua phần gọi là “Relatio post disceptationem" (phúc trình sau thảo luận).
Phần lớn người ta cần tới cả tháng mới “chế biến” hết những điều nghe được trong suốt 10 ngày qua tại THĐ. Nhiều vị giám mục hiện diện còn cho hay các ngài không làm sao có thể tưởng tượng được việc gom lại với nhau cả hàng ngàn các tư tưởng, gợi ý, cũng như ý niệm được trình bầy tại cuộc họp quốc tế này. Tuy nhiên, vị hồng y của Québec và nhóm của ngài đã cật lực làm việc không nghỉ suốt hai ngày qua để tổng kết các dữ kiện của hơn 200 ‘can thiệp’ tại THĐ.
Kết quả là một bài trình bầy hết sức quán triệt, có suy nghĩ và hoàn bị trước khi bắt đầu giai đoạn kế tiếp của THĐ, đồng thời đưa ra một số đề nghị sẽ được đệ trình cho Đức GH vào tuần tới. Những đề nghị này sau đó sẽ được dùng làm nền tảng cho tông huấn hậu THĐ.
Bản phúc trình 38 trang này, với bản tóm lược tuyệt diệu gồm các câu hỏi để suy nghĩ, sẽ được trình bầy với báo chí trong cuộc họp báo ngày 16 tháng 10 tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh. Trong cuộc họp báo này, một nhóm các vị hồng y và giám mục chủ chốt trong THĐ sẽ trả lời các câu hỏi của báo chí thế giới.
Nhóm này bao gồm Đức HY William Levada, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, ĐHY George Pell, Tổng giám mục Sydney, ĐHY Odilo Pedro Scherer, Tổng giám mục São Paulo, Brazil, ĐHY Peter Turkson, Tổng giám mục Cape Coast, Ghana; ĐTGM Diarmuid Martin của Dublin, Ireland, và ĐGM Luis Antonio Tagle của Imus, Phi Luật Tân.
Mười chín câu hỏi
230 ‘can thiệp’ trong các phiên khoáng đại của THĐ đã được ĐHY Ouellet của Québec xuất sắc tóm lược thành 19 câu hỏi, liệt kê ở phần cuối phúc trình dài 70 phút của ngài. Các câu hỏi này đi từ các vấn đề nền tảng như “phải làm gì giúp tín hữu hiểu rõ hơn rằng Lời Chúa chính là Chúa Kitô” tới các gợi ý cụ thể như “Phải giáo dục ra sao cách thực hành phương thức Đọc Lời Chúa (lectio divina)”.
Bài diễn văn của ĐHY Ouellet, trước sự hiện diện của Đức Bênêđíctô XVI, sẽ được dùng làm căn bản cho các nhóm làm việc vào những ngày tới. Các nhóm này có nhiệm vụ soạn ra các đề nghị để tổng hợp tư tưởng của THĐ. Bản tổng hợp này sau đó sẽ được đệ lên Đức Giáo Hoàng.
Mười chín câu hỏi ấy như sau:
1. Phải làm gì giúp tín hữu hiểu rõ hơn rằng Lời Chúa chính là Chúa Kitô, Ngôi Lời nhập thể của Thiên Chúa? Làm thế nào để có thể đi sâu hơn vào chiều kích đối thoại của Mạc Khải trong thần học và trong thực hành của Giáo Hội?
2. Ta rút được hệ luận nào từ sự kiện: cử hành phụng vụ chính là chỗ thông thường và là đỉnh cao của Lời Chúa?
3. Ta có thể giáo dục tín hữu ra sao trong việc nghe Lời Chúa cách sống động, trong Giáo Hội, đối với mọi người và đối với mọi bình diện văn hóa?
4. Phải giáo dục tín hữu ra sao phương thức Đọc Lời Chúa (lectio divina)?
5. Có cần chăng một cuốn toát lược giúp các vị giảng lễ phục vụ Lời Chúa tốt hơn?
6. Có thể duyệt lại Sách Các Bài Đọc và thay đổi các bài đọc Cựu Ước và Tân Ước không?
7. Đặc điểm thừa tác vụ của Lời Chúa có vị thế nào và nên gán cho nó tầm quan trọng ra sao?
8. Phải giúp tín hữu ra sao để họ hiểu mối liên hệ nội tại giữa Lời Chúa và Phép Thánh Thể?
9. Phải chấp nhận phương thế nào để dịch và phổ biến Thánh Kinh nơi thật nhiều các nền văn hóa thế giới, nhất là nơi người nghèo.
10. Làm cách nào có thể hàn gắn mối liên hệ giữa các nhà chú giải, các nhà thần học và các mục tử, và làm thế nào để thúc đẩy sự hợp tác giữa họ với nhau?
11. Làm thế nào để có thể đi sâu hơn vào nghĩa của Thánh Kinh và việc giải thích nó, mà vẫn kính trọng được cũng như duy trì được sự quân bình giữa Lời Chúa, Chúa Thánh Thần, truyền thống sống động và huấn quyền của Giáo Hội?
12. Suy tư nào đứng đàng sau ý niệm một hội nghị thế giới về Lời Chúa được huấn quyền của Giáo Hội cổ vũ?
13. Làm thế nào để việc mưu cầu hợp nhất Kitô giáo và đối thoại với người Do Thái được phát triển hơn nữa chung quanh Lời Chúa?
14. Lên linh hồn thánh kinh cho mọi thừa tác vụ nghĩa là gì?
15. Những vấn đề nào đáng được huấn quyền của Giáo Hội khảo sát chi tiết hơn nữa (tính vô ngộ, thần khí học, mối tương quan linh hứng – Thánh Kinh – thánh truyền - huấn quyền)?
16. Làm thế nào để hoà giải cuộc đối thoại liên tôn và việc khẳng định có tính tín điều về Chúa Kitô, đấng trung gian duy nhất?
17. Dùng các phương thế khác ngoài các bản văn thánh ra sao để cổ vũ hơn nữa Lời của Chúa (nghệ thuật, thi ca, Liên mạng v.v…)?
18. Cần việc đào tạo về triết học nào để hiểu và giải thích tốt hơn Lời Chúa và Sách Thánh nói chung?
19. Tiêu chuẩn giải thích Lời Chúa nào có thể đảm bảo được việc bản vị hóa (inculturation) chân chính sứ điệp Phúc Âm?
THĐ nghe giải thích phương thức Đọc Lời Chúa (lectio divina)
Các quan sát viên nhận thấy phương thức Đọc Lời Chúa đã được các nghị phụ nhắc đến rất nhiều lần trong THĐ.
Hôm thứ Ba vừa qua, Đức cha Silva Retamales, Giám mục phụ tá của Valparaiso, Chile, trong 20 phút, đã trình bày cụ thể phương thức cầu nguyện này. Ngài cho hay trong năm năm mới đây, các nhóm cầu nguyện và suy gẫm Sách Thánh đã canh tân rất đáng kể cảm thức hiệp thông trong các cộng đoàn Kitô giáo.
Đức cha Silva, được Đức Bênêđíctô XVI cử làm phó chủ tịch ủy ban soạn thảo sứ điệp của THĐ, đã trích dẫn Thánh Grêgôriô Cả để giải thích rằng mục tiêu của phương thức Đọc Lời Chúa là “để biết lòng Chúa qua lời Chúa”.
Ngài minh hoạ các bước mà các nhóm tại Valparaiso đã theo để thực hành phương thức này.
1. Nhóm bắt đầu cuộc họp bằng việc chuẩn bị môi trường. Một cách cụ thể, một cuốn Sách Thánh mở sẵn được đặt trên bục cao, các tham dự viên cũng chuẩn bị con người của mình không những chỉ để đứng ngồi cho ‘phải phép’ mà còn để có “một tâm hồn trong sáng”. Mỗi tham dự viên đều có cuốn Thánh Kinh riêng.
2. Sau đó, khẩn cầu Chúa Thánh Thần để cũng như trong kinh nghiệm của Cộng Đoàn Kitô hữu tiên khởi “Lời đã thành sách” thế nào thì nay xin cho “sách trở thành Lời” như thế.
3. Rồi, một đoạn Thánh Kinh được chọn và được chuẩn bị với các câu hỏi để suy niệm nhằm đi sâu hơn vào việc hiểu bản văn.
4. Bước thứ tư là đọc, hay đúng hơn, là công bố bản văn Thánh Kinh. Sau phần công bố, là một ít phút im lặng để mỗi tham dự viên có dịp đích thân suy niệm. Sau đó, các tham dự viên được khuyến khích chú thích đoạn văn như dùng dấu hỏi đánh dấu những chỗ khó hiểu hay gạch dưới những câu họ cho là quan trọng đặc biệt. Như thế, trong tư cách cả nhóm, họ cùng nhau khám phá ra những điểm then chốt của đoạn văn. Hoặc người hướng dẫn nhóm giúp họ hiểu các điểm đó. Sau đó, các tham dự viên đọc lại đoạn văn một lần nữa, lần này dùng dấu tán thán đánh dấu những câu nào mời gọi họ hành động hay thay đổi tác phong. Và dùng dấu hoa thị (asterisk) đánh dấu những câu nào giúp họ cầu nguyện.
5. Rồi các tham dự viên bước vào suy niệm theo những điểm có dấu tán thán. Để cho dễ, họ nên đặt ra những câu hỏi có thể áp dụng vào chính cuộc sống của họ.
6. Bước kế tiếp, nhóm sẽ bắt đầu cầu nguyện, dùng các điểm đánh dấu hoa thị để cầu nguyện bằng chính Lời Chúa và bằng chính những gì từng được sống qua trong cuộc gặp gỡ với Ngôi Lời, là chính Chúa Kitô.
7. Sau cùng, thì giờ còn lại dành cho chiêm niệm, hoặc trong im lặng hoặc có âm nhạc phụ giúp. Đức cha cho hay: điều quan trọng là “Chúa Giêsu chiếm hữu tôi, nhìn tôi và tôi nhìn Người, hai đối tượng nhìn nhau”
Rồi đến giai đoạn chót, giai đoạn “hành động”, viết xuống mấy lời cho thấy con đường phải theo và chia sẻ. Đức cha Silva cho hay các sinh haọt cộng đoàn như thế được thực hành trong ba năm, không phải như một khóa học Thánh Kinh cho bằng một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu trong Sách Thánh.
Ngài quả quyết: tại Chile, những cuộc gặp gỡ như thế từng đem lại “những thời khắc hiệp thông lớn lao”
Đức cha Joseph Rayappu, Giám mục Mannar, Sri Lanka, trong bài tham luận của mình vào ngày 15 tháng 10, cũng đề cập tới phương thức Đọc Lời Chúa này. Ngài mô tả các hoa trái của việc thực hành trên trong giáo phận của ngài, nơi trước đây 14 năm, hội đồng giám mục đã nhấn mạnh tới phương thức Đọc Lời Chúa rồi.
Ngài đi tới kết luận: “Giáo Hội trong thế giới ngày nay đang giáp mặt với nhiều đe dọa nghiêm trọng bởi đủ thứ chủ nghĩa và để đương đầu với thách đố này, phương thức Đọc Lời Chúa là cách thế được chứng nghiệm là hữu hiệu. Xin trích lời Cha Chung: ‘nếu phương thức Đọc Lời Chúa được cổ vũ một cách có hiệu quả, Cha hoàn toàn xác tín nó sẽ mang lại cho Giáo Hội một mùa xuân thiêng liêng mới’”.
Văn hóa khôn ngoan
Sáng ngày 15 tháng 10 được coi là buổi cuối cùng để các nghị phụ ‘can thiệp’ (tham luận trong năm phút). Nhân dịp này, Đức Hồng Y Joseph Zen của Hồng Kông đã dùng tiếng Ý nói về việc hạt giống Lời Chúa đã được gieo vãi ra sao nơi một dân tộc vốn được thừa hưởng một nền “văn hóa khôn ngoan”.
Ngài đề cập đến sự hòa hợp hết sức tốt đẹp giữa sáu tôn giáo tại quê hương ngài. Sáu tôn giáo ấy cùng làm việc với nhau, không hẳn để chính thức tạo ra một cuộc đối thoại liên tôn, nhưng đúng hơn để kết hợp với nhau nhằm duy trì gia tài khôn ngoan hết sức qúy báu của Trung Hoa.
Theo Đức Hồng Y Zen, “Giáo Hội luôn tìm được đồng minh trong nền văn hóa khôn ngoan của Khổng Phu Tử”. Ngài nói với cử tọa quốc tế của mình: “Nếu ta được đức ái thúc đẩy và có khả năng thấm nhiễm nơi thế hệ trẻ các nhân đức tín nghĩa, trung thực, trọng liêm sỉ (fidelity, honesty, shame) của Trung Hoa, ta sẽ giúp họ thực hiện được một bước nhẩy vọt trong đàng thánh thiện”.
Ngài nói thêm: khi các nhân đức trên không có trong cuộc sống người Trung Hoa, thì các giá trị thánh thiêng về sự sống, hôn nhân và gia đình sẽ xuống dốc một cách hãi hùng. Ngài cũng đề cập tới việc gia tăng thối nát một cách trơ trẽn hiện nay, việc dập tắt tiếng nói lương tâm và việc sẵn sàng làm bất cứ điều gì miễn là có lợi. Nhân dịp này, ngài nhắc tới vụ xì-căng-đan của nạn ô nhiễm sữa gần đây tại Trung Hoa khiến cho 4 trẻ thơ chết và hàng chục ngàn người khác mắc bệnh nặng.
Sách Thánh như mái nhà
Cũng buổi sáng 15/10, Đức Hồng Y Giovanna Battista Re, Tổng trưởng Bộ Giám Mục, đã trình bầy một số suy tư hữu ích cho các giám mục thế giới. Dựa vào hiến chế tín lý
”Lumen Gentium” của Công đồng Vatican II, Ngài nói về vai trò chính của giám mục là “người loan báo Lời Chúa, một tiến sĩ thực thụ, được trao ban thẩm quyền của Chúa Kitô, một người lưu ý và chuyển giao Lời Chúa cho người khác; một bậc thầy trung thành gìn giữ Lời Chúa, một chứng nhân sẵn sàng công bố Lời ấy dù cho phải hy sinh chính mạng sống mình”.
ĐHY Re, nhân dịp này, đã nhắc đến một hình ảnh hết sức có ý nghĩa. Đó là nghi lễ tấn phong giám mục, trong đó một cuốn Phúc Âm mở sẵn được dơ cao trên đầu vị giám mục vừa được tấn phong đang qùy trước bàn thờ. Hình ảnh vị giám mục qùy với Sách Thánh trên đầu ấy nhắc ngài nhớ rằng toàn bộ thừa tác vụ giám mục của ngài được đặt dưới Lời Chúa, chỉ với mục tiêu duy nhất là để ngài loan báo Lời ấy, công bố và trung thành sống Lời ấy.
Ngài cũng cho rằng hình ảnh cuốn Phúc Âm mở sẵn gợi ta nghĩ tới hình ảnh chiếc mái nhà: “Đối với giám mục chúng ta, Lời Chúa là căn nhà mà ta rời bỏ mỗi sáng để đi gặp gỡ đoàn chiên vốn được trao phó cho ta và cũng căn nhà ấy ta sẽ trở về mỗi chiều tối. Lời Chúa là mái nhà chắc chắn trong đó, ta tìm được nơi trú ẩn trong cơn bão táp của cuộc đời và nó cũng là nơi thân mật trong đó các liên hệ, ký ức và xúc cảm của ta cũng như các lắng lo ưu tư mục vụ của ta gặp gỡ nhau, giúp ta tìm được sự bồi bổ tươi mát của Chúa Kitô cho linh hồn ta và nghị lực để ta đương đầu với các vấn đề và thách thức liên quan tới thừa tác vụ của mình”.
Thợ dệt cả
Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Giám Mục Québec, hết sức xứng đáng với vai trò Tổng Phúc Trình Viên của THĐ các giám mục thế giới lần này. Ngày khai mạc THĐ, ngài đã xuất sắc trình bầy các chủ đề cũng như đường hướng chính của THĐ. Và hôm nay, 15 tháng 10, trước mặt toàn thể THĐ dưới sự chủ toạ của Đức Thánh Cha, ngài lại làm mọi người như mất hồn một lần nữa trong suốt 70 phút qua phần gọi là “Relatio post disceptationem" (phúc trình sau thảo luận).
Phần lớn người ta cần tới cả tháng mới “chế biến” hết những điều nghe được trong suốt 10 ngày qua tại THĐ. Nhiều vị giám mục hiện diện còn cho hay các ngài không làm sao có thể tưởng tượng được việc gom lại với nhau cả hàng ngàn các tư tưởng, gợi ý, cũng như ý niệm được trình bầy tại cuộc họp quốc tế này. Tuy nhiên, vị hồng y của Québec và nhóm của ngài đã cật lực làm việc không nghỉ suốt hai ngày qua để tổng kết các dữ kiện của hơn 200 ‘can thiệp’ tại THĐ.
Kết quả là một bài trình bầy hết sức quán triệt, có suy nghĩ và hoàn bị trước khi bắt đầu giai đoạn kế tiếp của THĐ, đồng thời đưa ra một số đề nghị sẽ được đệ trình cho Đức GH vào tuần tới. Những đề nghị này sau đó sẽ được dùng làm nền tảng cho tông huấn hậu THĐ.
Bản phúc trình 38 trang này, với bản tóm lược tuyệt diệu gồm các câu hỏi để suy nghĩ, sẽ được trình bầy với báo chí trong cuộc họp báo ngày 16 tháng 10 tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh. Trong cuộc họp báo này, một nhóm các vị hồng y và giám mục chủ chốt trong THĐ sẽ trả lời các câu hỏi của báo chí thế giới.
Nhóm này bao gồm Đức HY William Levada, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, ĐHY George Pell, Tổng giám mục Sydney, ĐHY Odilo Pedro Scherer, Tổng giám mục São Paulo, Brazil, ĐHY Peter Turkson, Tổng giám mục Cape Coast, Ghana; ĐTGM Diarmuid Martin của Dublin, Ireland, và ĐGM Luis Antonio Tagle của Imus, Phi Luật Tân.
Mười chín câu hỏi
230 ‘can thiệp’ trong các phiên khoáng đại của THĐ đã được ĐHY Ouellet của Québec xuất sắc tóm lược thành 19 câu hỏi, liệt kê ở phần cuối phúc trình dài 70 phút của ngài. Các câu hỏi này đi từ các vấn đề nền tảng như “phải làm gì giúp tín hữu hiểu rõ hơn rằng Lời Chúa chính là Chúa Kitô” tới các gợi ý cụ thể như “Phải giáo dục ra sao cách thực hành phương thức Đọc Lời Chúa (lectio divina)”.
Bài diễn văn của ĐHY Ouellet, trước sự hiện diện của Đức Bênêđíctô XVI, sẽ được dùng làm căn bản cho các nhóm làm việc vào những ngày tới. Các nhóm này có nhiệm vụ soạn ra các đề nghị để tổng hợp tư tưởng của THĐ. Bản tổng hợp này sau đó sẽ được đệ lên Đức Giáo Hoàng.
Mười chín câu hỏi ấy như sau:
1. Phải làm gì giúp tín hữu hiểu rõ hơn rằng Lời Chúa chính là Chúa Kitô, Ngôi Lời nhập thể của Thiên Chúa? Làm thế nào để có thể đi sâu hơn vào chiều kích đối thoại của Mạc Khải trong thần học và trong thực hành của Giáo Hội?
2. Ta rút được hệ luận nào từ sự kiện: cử hành phụng vụ chính là chỗ thông thường và là đỉnh cao của Lời Chúa?
3. Ta có thể giáo dục tín hữu ra sao trong việc nghe Lời Chúa cách sống động, trong Giáo Hội, đối với mọi người và đối với mọi bình diện văn hóa?
4. Phải giáo dục tín hữu ra sao phương thức Đọc Lời Chúa (lectio divina)?
5. Có cần chăng một cuốn toát lược giúp các vị giảng lễ phục vụ Lời Chúa tốt hơn?
6. Có thể duyệt lại Sách Các Bài Đọc và thay đổi các bài đọc Cựu Ước và Tân Ước không?
7. Đặc điểm thừa tác vụ của Lời Chúa có vị thế nào và nên gán cho nó tầm quan trọng ra sao?
8. Phải giúp tín hữu ra sao để họ hiểu mối liên hệ nội tại giữa Lời Chúa và Phép Thánh Thể?
9. Phải chấp nhận phương thế nào để dịch và phổ biến Thánh Kinh nơi thật nhiều các nền văn hóa thế giới, nhất là nơi người nghèo.
10. Làm cách nào có thể hàn gắn mối liên hệ giữa các nhà chú giải, các nhà thần học và các mục tử, và làm thế nào để thúc đẩy sự hợp tác giữa họ với nhau?
11. Làm thế nào để có thể đi sâu hơn vào nghĩa của Thánh Kinh và việc giải thích nó, mà vẫn kính trọng được cũng như duy trì được sự quân bình giữa Lời Chúa, Chúa Thánh Thần, truyền thống sống động và huấn quyền của Giáo Hội?
12. Suy tư nào đứng đàng sau ý niệm một hội nghị thế giới về Lời Chúa được huấn quyền của Giáo Hội cổ vũ?
13. Làm thế nào để việc mưu cầu hợp nhất Kitô giáo và đối thoại với người Do Thái được phát triển hơn nữa chung quanh Lời Chúa?
14. Lên linh hồn thánh kinh cho mọi thừa tác vụ nghĩa là gì?
15. Những vấn đề nào đáng được huấn quyền của Giáo Hội khảo sát chi tiết hơn nữa (tính vô ngộ, thần khí học, mối tương quan linh hứng – Thánh Kinh – thánh truyền - huấn quyền)?
16. Làm thế nào để hoà giải cuộc đối thoại liên tôn và việc khẳng định có tính tín điều về Chúa Kitô, đấng trung gian duy nhất?
17. Dùng các phương thế khác ngoài các bản văn thánh ra sao để cổ vũ hơn nữa Lời của Chúa (nghệ thuật, thi ca, Liên mạng v.v…)?
18. Cần việc đào tạo về triết học nào để hiểu và giải thích tốt hơn Lời Chúa và Sách Thánh nói chung?
19. Tiêu chuẩn giải thích Lời Chúa nào có thể đảm bảo được việc bản vị hóa (inculturation) chân chính sứ điệp Phúc Âm?
THĐ nghe giải thích phương thức Đọc Lời Chúa (lectio divina)
Các quan sát viên nhận thấy phương thức Đọc Lời Chúa đã được các nghị phụ nhắc đến rất nhiều lần trong THĐ.
Hôm thứ Ba vừa qua, Đức cha Silva Retamales, Giám mục phụ tá của Valparaiso, Chile, trong 20 phút, đã trình bày cụ thể phương thức cầu nguyện này. Ngài cho hay trong năm năm mới đây, các nhóm cầu nguyện và suy gẫm Sách Thánh đã canh tân rất đáng kể cảm thức hiệp thông trong các cộng đoàn Kitô giáo.
Đức cha Silva, được Đức Bênêđíctô XVI cử làm phó chủ tịch ủy ban soạn thảo sứ điệp của THĐ, đã trích dẫn Thánh Grêgôriô Cả để giải thích rằng mục tiêu của phương thức Đọc Lời Chúa là “để biết lòng Chúa qua lời Chúa”.
Ngài minh hoạ các bước mà các nhóm tại Valparaiso đã theo để thực hành phương thức này.
1. Nhóm bắt đầu cuộc họp bằng việc chuẩn bị môi trường. Một cách cụ thể, một cuốn Sách Thánh mở sẵn được đặt trên bục cao, các tham dự viên cũng chuẩn bị con người của mình không những chỉ để đứng ngồi cho ‘phải phép’ mà còn để có “một tâm hồn trong sáng”. Mỗi tham dự viên đều có cuốn Thánh Kinh riêng.
2. Sau đó, khẩn cầu Chúa Thánh Thần để cũng như trong kinh nghiệm của Cộng Đoàn Kitô hữu tiên khởi “Lời đã thành sách” thế nào thì nay xin cho “sách trở thành Lời” như thế.
3. Rồi, một đoạn Thánh Kinh được chọn và được chuẩn bị với các câu hỏi để suy niệm nhằm đi sâu hơn vào việc hiểu bản văn.
4. Bước thứ tư là đọc, hay đúng hơn, là công bố bản văn Thánh Kinh. Sau phần công bố, là một ít phút im lặng để mỗi tham dự viên có dịp đích thân suy niệm. Sau đó, các tham dự viên được khuyến khích chú thích đoạn văn như dùng dấu hỏi đánh dấu những chỗ khó hiểu hay gạch dưới những câu họ cho là quan trọng đặc biệt. Như thế, trong tư cách cả nhóm, họ cùng nhau khám phá ra những điểm then chốt của đoạn văn. Hoặc người hướng dẫn nhóm giúp họ hiểu các điểm đó. Sau đó, các tham dự viên đọc lại đoạn văn một lần nữa, lần này dùng dấu tán thán đánh dấu những câu nào mời gọi họ hành động hay thay đổi tác phong. Và dùng dấu hoa thị (asterisk) đánh dấu những câu nào giúp họ cầu nguyện.
5. Rồi các tham dự viên bước vào suy niệm theo những điểm có dấu tán thán. Để cho dễ, họ nên đặt ra những câu hỏi có thể áp dụng vào chính cuộc sống của họ.
6. Bước kế tiếp, nhóm sẽ bắt đầu cầu nguyện, dùng các điểm đánh dấu hoa thị để cầu nguyện bằng chính Lời Chúa và bằng chính những gì từng được sống qua trong cuộc gặp gỡ với Ngôi Lời, là chính Chúa Kitô.
7. Sau cùng, thì giờ còn lại dành cho chiêm niệm, hoặc trong im lặng hoặc có âm nhạc phụ giúp. Đức cha cho hay: điều quan trọng là “Chúa Giêsu chiếm hữu tôi, nhìn tôi và tôi nhìn Người, hai đối tượng nhìn nhau”
Rồi đến giai đoạn chót, giai đoạn “hành động”, viết xuống mấy lời cho thấy con đường phải theo và chia sẻ. Đức cha Silva cho hay các sinh haọt cộng đoàn như thế được thực hành trong ba năm, không phải như một khóa học Thánh Kinh cho bằng một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu trong Sách Thánh.
Ngài quả quyết: tại Chile, những cuộc gặp gỡ như thế từng đem lại “những thời khắc hiệp thông lớn lao”
Đức cha Joseph Rayappu, Giám mục Mannar, Sri Lanka, trong bài tham luận của mình vào ngày 15 tháng 10, cũng đề cập tới phương thức Đọc Lời Chúa này. Ngài mô tả các hoa trái của việc thực hành trên trong giáo phận của ngài, nơi trước đây 14 năm, hội đồng giám mục đã nhấn mạnh tới phương thức Đọc Lời Chúa rồi.
Ngài đi tới kết luận: “Giáo Hội trong thế giới ngày nay đang giáp mặt với nhiều đe dọa nghiêm trọng bởi đủ thứ chủ nghĩa và để đương đầu với thách đố này, phương thức Đọc Lời Chúa là cách thế được chứng nghiệm là hữu hiệu. Xin trích lời Cha Chung: ‘nếu phương thức Đọc Lời Chúa được cổ vũ một cách có hiệu quả, Cha hoàn toàn xác tín nó sẽ mang lại cho Giáo Hội một mùa xuân thiêng liêng mới’”.