Lương thực Thế giới: những thách đố của biến đổi khí hậu và năng lượng sinh học
Vatican (VIS) - Nhân Ngày Lương thực Thế giới hằng năm vào ngày 16 Tháng Mười, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã viết một bức thư gửi cho Jacques Diouf, Tổng Giám đốc Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) trong đó bình luận về chủ đề được lựa chọn cho năm nay: “An ninh Lương thực Thế giới: những thách đố của Biến đổi khí hậu và Năng lượng sinh học”. Đức Thánh Cha cho rằng nó “có thể phản ánh những thành quả trong cuộc đấu tranh chống nạn đói và những trở ngại mà FAO phải đương đầu, với những thách đố mới đe dọa sự sống gia đình nhân loại”.
Đức Bênêdictô XVI nêu bật: “trên hết, chúng ta phải cam đoan soi tỏ những lý do vốn ngăn cản sự tôn trọng phẩm giá con người. Với các phương tiện và nguồn lực mà thế giới có toàn quyền sử dụng, thế giới có thể cung cấp đầy đủ thực phẩm và đáp ứng nhu cầu phát triển của tất cả mọi người”.
“Việc quản quản lý không đúng đắn các nguồn tài nguyên lương thực bởi nạn tham nhũng gây ra trong đời sống công cộng cùng với sự gia tăng đầu tư vào vũ khí và công nghệ quân sự tinh vi, làm tổn hạn đến nhu cầu căn bản của người dân, vốn có tầm quan trọng hết sức lớn lao”
Đức Thánh Cha cũng nêu lên “một chiến dịch chống nạn đói một cách hiệu quả, nhằm chạm trán với vấn đề biến đổi khí hậu hoặc ưu tiên phân bố việc sản xuất nông nghiệp đối với lương thực, đòi hỏi nhiều hơn chứ không chỉ là nghiên cứu khoa học. Trên hết, thật cần thiết khám phá lại ý nghĩa của con người trong các chiều kích cá nhân và cộng đồng”.
Ngài nói tiếp: “Điều này phản ánh sự cần thiết xây dựng các mối quan hệ giữa các dân tộc dựa trên sự thẳng thắn chân thực và không ngừng, để bảo đảm rằng mỗi quốc gia có thể đáp ứng được các nhu cầu của những người khốn khó, và để truyền tải ý tưởng thiết lập quan hệ ngoại giao dựa trên sự trao đổi lẫn nhau về kiến thức, giá trị, tương trợ nhanh chóng và sự tôn trọng”.
Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc “cam kết thăng tiến công bằng xã hội có hiệu quả trong mối quan hệ giữa các dân tộc”, để nền kinh tế có thể được định hướng hướng đến việc phân phối hàng hóa trên quả địa cầu “làm cho việc sử dụng chúng bền vững và phân chia lợi ích của chúng công bằng”.
Đức Thánh Cha kết luận: “Một điều kiện cần thiết để tăng mức độ sản xuất và bảo đảm tính đồng nhất của các cộng đồng bản địa, cũng như hòa bình và an ninh trên thế giới là để đảm bảo quyền tiếp cận đất đai, ưu đãi cho các lao động trong nông nghiệp và thăng tiến các quyền của họ”
Vatican (VIS) - Nhân Ngày Lương thực Thế giới hằng năm vào ngày 16 Tháng Mười, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã viết một bức thư gửi cho Jacques Diouf, Tổng Giám đốc Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) trong đó bình luận về chủ đề được lựa chọn cho năm nay: “An ninh Lương thực Thế giới: những thách đố của Biến đổi khí hậu và Năng lượng sinh học”. Đức Thánh Cha cho rằng nó “có thể phản ánh những thành quả trong cuộc đấu tranh chống nạn đói và những trở ngại mà FAO phải đương đầu, với những thách đố mới đe dọa sự sống gia đình nhân loại”.
Đức Bênêdictô XVI nêu bật: “trên hết, chúng ta phải cam đoan soi tỏ những lý do vốn ngăn cản sự tôn trọng phẩm giá con người. Với các phương tiện và nguồn lực mà thế giới có toàn quyền sử dụng, thế giới có thể cung cấp đầy đủ thực phẩm và đáp ứng nhu cầu phát triển của tất cả mọi người”.
“Việc quản quản lý không đúng đắn các nguồn tài nguyên lương thực bởi nạn tham nhũng gây ra trong đời sống công cộng cùng với sự gia tăng đầu tư vào vũ khí và công nghệ quân sự tinh vi, làm tổn hạn đến nhu cầu căn bản của người dân, vốn có tầm quan trọng hết sức lớn lao”
Đức Thánh Cha cũng nêu lên “một chiến dịch chống nạn đói một cách hiệu quả, nhằm chạm trán với vấn đề biến đổi khí hậu hoặc ưu tiên phân bố việc sản xuất nông nghiệp đối với lương thực, đòi hỏi nhiều hơn chứ không chỉ là nghiên cứu khoa học. Trên hết, thật cần thiết khám phá lại ý nghĩa của con người trong các chiều kích cá nhân và cộng đồng”.
Ngài nói tiếp: “Điều này phản ánh sự cần thiết xây dựng các mối quan hệ giữa các dân tộc dựa trên sự thẳng thắn chân thực và không ngừng, để bảo đảm rằng mỗi quốc gia có thể đáp ứng được các nhu cầu của những người khốn khó, và để truyền tải ý tưởng thiết lập quan hệ ngoại giao dựa trên sự trao đổi lẫn nhau về kiến thức, giá trị, tương trợ nhanh chóng và sự tôn trọng”.
Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc “cam kết thăng tiến công bằng xã hội có hiệu quả trong mối quan hệ giữa các dân tộc”, để nền kinh tế có thể được định hướng hướng đến việc phân phối hàng hóa trên quả địa cầu “làm cho việc sử dụng chúng bền vững và phân chia lợi ích của chúng công bằng”.
Đức Thánh Cha kết luận: “Một điều kiện cần thiết để tăng mức độ sản xuất và bảo đảm tính đồng nhất của các cộng đồng bản địa, cũng như hòa bình và an ninh trên thế giới là để đảm bảo quyền tiếp cận đất đai, ưu đãi cho các lao động trong nông nghiệp và thăng tiến các quyền của họ”