Chúng ta là Đền Thờ của Thiên Chúa nơi trần gian
Dưới đây là ban dịch bài Huấn Từ của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 15 tháng 10, năm 2008. ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về khuôn mặt và tư tưởng của Thánh Phaolô.
Anh chị en thân mến,
Thứ Tư tuần trước cha đã nói về liên hệ của Thánh Phaolô với Chúa Giêsu tiền Phục Sinh trong khi Người còn tại thế. Câu hỏi là: “Thánh Phaolô đã biết gì về cuộc đời Chúa Giêsu, về những Lời [giảng dạy] và cuộc khổ nạn của Người?”.
Hôm nay cha muốn nói về giáo huấn của Thánh Phaolô về Hội Thánh. Chúng ta phải bắt đầu bằng cách ghi nhận rằng chữ này – “iglesia” trong tiếng Tây Ban Nha, cũng như “église” trong tiếng Pháp hay “chiesa” trong tiếng Ý -- được lấy từ chữ “ekklesia” trong tiếng Hy Lạp. Nó bắt nguồn từ Cựu Ước và có nghĩa là sự tập họp của dân Israel, được Thiên Chúa quy tụ, và đặc biệt là kiểu tập họp ở chân núi Sinai.
Giờ đây, từ này ám chỉ một cộng đoàn tín hữu mới trong Đức Kitô tự ý thức rằng họ là cộng đồng của Chúa, một cuộc tập họp mới của tất cả các dân của Thiên Chúa trước mặt Ngài. Từ “ekklesia” chỉ xuất hiện trong các tác phẩm của Thánh Phaolô, là tác giả đầu tiên của một tác phẩm Kitô giáo. Điều này xảy ra trong câu mở đầu của Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Thêxalônica, trong đó Thánh Phaolô viết cho “Hội Thánh tại Thêxalônica” (x. sau này ngài cũng gửi cho “Hội Thánh của người Laođêcê trong thư gửi tín hữu Côlôxê 4:16).
Trong các Thư khác ngài nói về Hội Thánh của Thiên Chúa là Hội Thánh ở Côrinthô (x. 1 Cor 1:2 và 2 Cor 1:1), Hội Thánh ở Galatê (Gal 1:2, v.v.). – cho nên là những Hội Thánh đặc thù – nhưng ngài cũng kể lại việc đã khủng bố “Hội Thánh của Thiên Chúa”, mà không phải một cộng đoàn địa phương riêng biệt, mà là “Hội Thánh của Thiên Chúa”. Như thế, chúng ta thấy rằng từ “Hội Thánh” này có một ý nghĩa đa dạng: Nó một mặt ám chỉ những cuộc tập họp của Thiên Chúa ở những nơi riêng biệt (một thành phố, một quốc gia, một căn nhà), nhưng nó cũng có nghĩa là toàn thể Hội Thánh nói chung. Và như thế chúng ta thấy rằng “Hội Thánh của Thiên Chúa” không phải chỉ là tổng cộng của tất các Hội Thánh ữịa phương riêng rẽ, nhưng tất cả các Hội Thánh này đồng thời cũng là sự hiện thân của một Hội Thánh duy nhất của Thiên Chúa. Tất cả hợp lại thành “Hội Thánh của Thiên Chúa”, là Hội Thánh có trước mỗi Hội Thánh địa phương và được diễn tả cùng thể hiện trong các Hội Thánh ấy.
Điều quan trọng đáng cho chúng ta nhận xét là hầu như lúc nào chữ “Hội Thánh” cũng xuất hiện với thuộc từ “của Thiên Chúa”: Đó không phải là một đoàn thể của loài người, phát sinh từ nhũng tư tưởng hay ích lợi chung, nhưng là một cuộc tập họp của Thiên Chúa. Ngài đã tụ họp Hội Thánh lại và vì thế Hội Thánh là duy nhất trong mọi thể hiện. Sự duy nhất của Thiên Chúa tạo nên sự duy nhất của Hội Thánh ở mọi nơi mà Hội Thánh được thành lập. Sau này, trong Thư gửi tín hữu Êphêxô, Thánh Phaolô đã khai triển rộng rãi quan niệm duy nhất của Hội Thánh, tiếp tục theo quan niệm Dân Thiên Chúa, Israel, được các ngôn sứ coi là “hiền thê của Thiên Chúa,” được mời gọi để sống liên hệ phu thê với Ngài. Thánh Phaolô trình bày Hội Thánh duy nhất của Thiên Chúa như là “hiền thê của Đức Kitô” trong tình yêu, một tinh thần duy nhất với chính Đức Kitô.
Người ta biết rằng khi còn trẻ Thánh Phaolô đã rất thù ghét cái phong trào mới được cấu thành bởi Hội Thánh của Đức Kitô. Ngài là kẻ thù của Hội Thánh bởi vì ngài đã thấy phong trào mới này đe dọa tinh thần trung thành với truyền thống của Dân Chúa, được sinh động nhờ đức tin vào một Thiên Chúa Duy Nhất. Sự trung thành này được diễn tả trên hết trong việc cắt bì, tuân giữ các luật về thanh sạch thuộc về văn hóa, kiêng một số thức ăn nào đó, và tôn trọng ngày Sabath.
Dân Israel đã trả giá cho sự trung thành này bằng máu của họ trong thời Maccabêa, khi triều đại Hy Lạp bắt họ chỉ được chấp nhận nền văn hóa Hy Lạp mà thôi. Nhiều người Israel đã lấy máu mình mà bảo vệ ơn gọi riêng của dân Israel. Các vị tử vì đạo đã lấy mạng sống của họ mà trả cho căn tính của dân họ, là căn tính được diễn tả qua những yếu tố này.
Sau khi gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh, Thánh Phaolô đã hiểu rằng các Kitô hữu không phải là những kẻ phản quốc; trái lại, trong hoàn cảnh mới, Thiên Chúa của dân Israel, qua Đức Kitô, đã mở rộng lời mời gọi của Người đến mọi dân tộc, bằng cách trở thành Thiên Chúa của mọi dân tộc. Nhờ cách này mà sự trung thành với Thiên Chúa duy nhất được chu toàn; những dấu chỉ riêng biệt cấu thành bởi những tục lệ và những điều phải tuân giữ không còn cần thiết nữa, bởi vì tất cả mọi người được mời gọi, trong sự khác biệt nhau, để tạo thành phần tử của một Dân Thiên Chúa duy nhất trong “Hội Thánh của Thiên Chúa”, trong Đức Kitô.
Có một điều hiển nhiên đối với Thánh Phaolô trong hoàn cảnh mới là: giá trị chủ yếu và căn bản của Đức Kitô và “Lời” mà ngài đã rao giảng. Thánh Phaolô biết rằng người ta không những đã trở thành Kitô hữu không vì bị bắt buộc, nhưng vì trong hình thể nội tại của cộng đoàn mới này, cơ cấu hợp thành nó được liên kết với “Lời Hằng Sống”, là việc rao giảng Đức Kitô hằng sống, trong đó Thiên Chúa mở chính Mình ra cho mọi dân tộc, và kết hợp họ lại trong một Dân Thiên Chúa duy nhất. Việc Thánh Luca trong sách Tông Đồ Công Vụ nhiều lần dùng cụm từ “rao giảng Lời” (Cv 4:29,31; 8:25; 11:19; 13:46; 14:25; 16:6,31) là một điều quan trọng, với một ý định rõ ràng là chứng tỏ tầm vóc tối đa và quyết định của Lời được rao giảng.
Cách cụ thể, Lời này gồm có Thánh Giá và sự Phục Sinh của Đức Kitô, mà trong đó các lời trong Thánh Kinh được thể hiện. Mầu Nhiệm Phục Sinh, được công bố trong Lời, được hoàn thành trong các bí tích Thánh Tẩy và Thánh Thể, và được thể hiện trong Đức Ái của Kitô hữu. Công cuộc rao giảng Tin Mừng của Thánh Phaolô không có một mục tiêu nào khác hơn là thiết lập một cách vững chắc một cộng đồng các tín hữu trong Đức Kitô. Tư tưởng này có cùng một nguyên từ như “ekklesia” mà Thánh Phaolô, và toàn thể Kitô giáo cùng với ngài, thích dùng hơn một từ khác là “hội đường (synagogue)”, không những chỉ vì từ này có vẻ “thường dân” hơn – phát xuất từ thói quen tụ họp về chính trị của người Hy Lạp chứ không riêng về tôn giáo – nhưng cũng bởi vì từ ấy trực tiếp ám chỉ một tư tưởng có tính cách thần học hơn, một lời mời gọi “ab extra”, chứ không phải chỉ là một buổi họp đơn giản. Các tín hữu được Thiên Chúa, là Đấng tụ tập họ lại trong một cộng đoàn, là Hội Thánh của Ngài, mời gọi.
Theo nghĩa ấy, chúng ta cũng hiểu quan niệm nguyên thủy về Hội Thánh như “Thân Mình Đức Kitô”, theo học thuyết riêng của Thánh Phaolô. Về việc này, chúng ta nên ghi nhớ hai bình diện của quan niệm này. Thứ nhất là đặc tính xã hội, theo đó thì thân thể được tạo thành bởi những bộ phận, và không có thân thể nếu không có những bộ phận ấy. Chúng ta thấy cách giải thích này trong Thư gửi tín hữu Rôma và trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô, ở đó Thánh Phaolô dùng một hình ảnh đã có sẵn trong xã hội học của người Rôma. Ngài nói rằng một dân tộc cũng giống như một thân thể với những chi thể khác nhau, mỗi chi thể có phận sự riêng của mình, nhưng tất cả, dù chi thể nhỏ nhất và xem ra tầm thường nhất, cũng vẫn cần thiết để thân thể có thể sống và thi hành nhiệm vụ của mình. Cách thích hợp, Thánh Tông Đồ quan sát và thấy rằng trong Hội Thánh có nhiều ơn gọi: làm ngôn sứ, tông đồ, dân chúng đơn thành, tất cả đều được mời gọi sống Đức Ái mỗi ngày, tất cả đều cần thiết cho việc xây dựng sự hợp nhất sống động của tổ chức thiêng liêng này.
Một cách giải thích khác nói đến chính Thân Thể Đức Kitô. Thánh Phaolô chứng minh rằng Hội Thánh không chỉ là một tổ chức, nhưng thật sự trở thành Nhiệm Thể Đức Kitô trong Bí Tích Thánh Thể, là nơi mà tất cả các phần tử đón nhận Mình Người và thật sự trở thành Thân Thể của Người. Như thế là làm tròn mầu nhiệm phu thê, rằng tất cả là một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô. Vì thế thực tại phải vượt qua sự tưởng tượng về xã hội rất nhiều, bằng cách diễn tả bản chất thật sự và sâu xa của nó, là sự hợp nhất của tất cả những người đã được thanh tẩy trong Đức Kitô, được Thánh Tông đồ coi là “một” trong Đức Kitô, chiếu theo bí tích của Thánh Thể Người.
Khi nói điều này, Thánh Phaolô cho thấy rằng ngài biết rõ và ngài đưa chúng ta đến hiểu biết rằng Hội Thánh không phải là của ngài và cũng không phải là của chúng ta: Hội Thánh là Thân Thể Đức Kitô, là “Hội Thánh của Thiên Chúa”, là “cánh đồng của Thiên Chúa”, công việc xây dựng của Thiên Chúa.. . “đền thờ của Thiên Chúa (1 Cor 3:9,16). Danh hiệu cuối cùng đáng cho chúng ta đặc biệt quan tâm bởi vì danh hiệu ấy nói về một sự liên quan giữa các cá nhân, một từ thường được dùng để chỉ một nơi chốn, được coi là thánh. Liên quan giữa Hội Thánh và đền thờ như thế bao gồm hai bình diện bổ túc cho nhau: một đàng, đặc tính tách biệt và trong sạch, là điều mà căn nhà thánh có, được áp dụng cho cộng đồng giáo hội; mặt khác, người ta vượt lên trên quan niệm về một không gian vật chất, để chuyển giá trị này đến thực tại của một cộng đồng đức tin sống động. Nếu trước kia, các đền thờ được coi là những nơi có Thiên Chúa hiện diện, thì bây giờ người ta biết và thấy rằng Thiên Chúa không ngự trong những ngôi nhà làm bằmg đá, nhưng nơi Thiên Chúa hiện diện là thế giới của cộng đoàn các tín hữu sống động.
Một điều đáng đưọc bàn đến là tiêu chuẩn của “Dân Thiên Chúa” mà đối với Thánh Phaolô được áp dụng cách chắc chắn cho dân của Cựu Ước, rồi sau đó cho dân ngoại là những kẻ “không phải là dân” và cũng đã trở thành Dân Thiên Chúa nhờ việc được tháp nhập vào Đức Kitô qua Lời và Bí Tích.
Và có một sắc thái cuối cùng. Trong Thư gửi Timôthê, Thánh Phaolô gọi Hội Thánh là “nhà của Thiên Chúa” (1 Tim 3:15); và đó thật là một định nghĩa nguyên thủy, bởi vì định nghĩa này coi Hội Thánh là một cơ cấu của cộng đồng mà trong đó người ta sống trong những liên hệ đầm ấm có tính gia đình với nhau. Thánh Tông Đồ giúp chúng ta hiểu rõ hơn bao giờ hết mầu nhiệm Hội Thánh trong những chiều kích riêng biệt của buổi tập họp của Thiên Chúa trên thế gian.
Đây là điều cao quý nhất của Hội Thánh và của ơn gọi của chúng ta: chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa nơi trần gian, là nơi Thiên Chúa ngự thật, và chúng ta đồng thời cũng là một cộng đồng, một gia đình của Thiên Chúa, Đấng là tình yêu. Như là gia đình và nhà của Thiên Chúa, chúng ta phải thực hành Đức Ái của Ngài trong thế gian, và như thế, với sức mạnh đến từ Đức Tin, chúng ta thành nơi chốn và dấu chỉ của sự hiện diện của Ngài. Chúng ta hãy cầu xin Chúa để Người ban cho chúng ta càng ngày càng trở nên Hội Thánh của Người, Thân Thể của Người, nơi hiện diện của Đức Ái của Người trong thế gian và trong lịch sử của chúng ta.
Dưới đây là ban dịch bài Huấn Từ của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 15 tháng 10, năm 2008. ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về khuôn mặt và tư tưởng của Thánh Phaolô.
****
Anh chị en thân mến,
Thứ Tư tuần trước cha đã nói về liên hệ của Thánh Phaolô với Chúa Giêsu tiền Phục Sinh trong khi Người còn tại thế. Câu hỏi là: “Thánh Phaolô đã biết gì về cuộc đời Chúa Giêsu, về những Lời [giảng dạy] và cuộc khổ nạn của Người?”.
Hôm nay cha muốn nói về giáo huấn của Thánh Phaolô về Hội Thánh. Chúng ta phải bắt đầu bằng cách ghi nhận rằng chữ này – “iglesia” trong tiếng Tây Ban Nha, cũng như “église” trong tiếng Pháp hay “chiesa” trong tiếng Ý -- được lấy từ chữ “ekklesia” trong tiếng Hy Lạp. Nó bắt nguồn từ Cựu Ước và có nghĩa là sự tập họp của dân Israel, được Thiên Chúa quy tụ, và đặc biệt là kiểu tập họp ở chân núi Sinai.
Giờ đây, từ này ám chỉ một cộng đoàn tín hữu mới trong Đức Kitô tự ý thức rằng họ là cộng đồng của Chúa, một cuộc tập họp mới của tất cả các dân của Thiên Chúa trước mặt Ngài. Từ “ekklesia” chỉ xuất hiện trong các tác phẩm của Thánh Phaolô, là tác giả đầu tiên của một tác phẩm Kitô giáo. Điều này xảy ra trong câu mở đầu của Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Thêxalônica, trong đó Thánh Phaolô viết cho “Hội Thánh tại Thêxalônica” (x. sau này ngài cũng gửi cho “Hội Thánh của người Laođêcê trong thư gửi tín hữu Côlôxê 4:16).
Trong các Thư khác ngài nói về Hội Thánh của Thiên Chúa là Hội Thánh ở Côrinthô (x. 1 Cor 1:2 và 2 Cor 1:1), Hội Thánh ở Galatê (Gal 1:2, v.v.). – cho nên là những Hội Thánh đặc thù – nhưng ngài cũng kể lại việc đã khủng bố “Hội Thánh của Thiên Chúa”, mà không phải một cộng đoàn địa phương riêng biệt, mà là “Hội Thánh của Thiên Chúa”. Như thế, chúng ta thấy rằng từ “Hội Thánh” này có một ý nghĩa đa dạng: Nó một mặt ám chỉ những cuộc tập họp của Thiên Chúa ở những nơi riêng biệt (một thành phố, một quốc gia, một căn nhà), nhưng nó cũng có nghĩa là toàn thể Hội Thánh nói chung. Và như thế chúng ta thấy rằng “Hội Thánh của Thiên Chúa” không phải chỉ là tổng cộng của tất các Hội Thánh ữịa phương riêng rẽ, nhưng tất cả các Hội Thánh này đồng thời cũng là sự hiện thân của một Hội Thánh duy nhất của Thiên Chúa. Tất cả hợp lại thành “Hội Thánh của Thiên Chúa”, là Hội Thánh có trước mỗi Hội Thánh địa phương và được diễn tả cùng thể hiện trong các Hội Thánh ấy.
Điều quan trọng đáng cho chúng ta nhận xét là hầu như lúc nào chữ “Hội Thánh” cũng xuất hiện với thuộc từ “của Thiên Chúa”: Đó không phải là một đoàn thể của loài người, phát sinh từ nhũng tư tưởng hay ích lợi chung, nhưng là một cuộc tập họp của Thiên Chúa. Ngài đã tụ họp Hội Thánh lại và vì thế Hội Thánh là duy nhất trong mọi thể hiện. Sự duy nhất của Thiên Chúa tạo nên sự duy nhất của Hội Thánh ở mọi nơi mà Hội Thánh được thành lập. Sau này, trong Thư gửi tín hữu Êphêxô, Thánh Phaolô đã khai triển rộng rãi quan niệm duy nhất của Hội Thánh, tiếp tục theo quan niệm Dân Thiên Chúa, Israel, được các ngôn sứ coi là “hiền thê của Thiên Chúa,” được mời gọi để sống liên hệ phu thê với Ngài. Thánh Phaolô trình bày Hội Thánh duy nhất của Thiên Chúa như là “hiền thê của Đức Kitô” trong tình yêu, một tinh thần duy nhất với chính Đức Kitô.
Người ta biết rằng khi còn trẻ Thánh Phaolô đã rất thù ghét cái phong trào mới được cấu thành bởi Hội Thánh của Đức Kitô. Ngài là kẻ thù của Hội Thánh bởi vì ngài đã thấy phong trào mới này đe dọa tinh thần trung thành với truyền thống của Dân Chúa, được sinh động nhờ đức tin vào một Thiên Chúa Duy Nhất. Sự trung thành này được diễn tả trên hết trong việc cắt bì, tuân giữ các luật về thanh sạch thuộc về văn hóa, kiêng một số thức ăn nào đó, và tôn trọng ngày Sabath.
Dân Israel đã trả giá cho sự trung thành này bằng máu của họ trong thời Maccabêa, khi triều đại Hy Lạp bắt họ chỉ được chấp nhận nền văn hóa Hy Lạp mà thôi. Nhiều người Israel đã lấy máu mình mà bảo vệ ơn gọi riêng của dân Israel. Các vị tử vì đạo đã lấy mạng sống của họ mà trả cho căn tính của dân họ, là căn tính được diễn tả qua những yếu tố này.
Sau khi gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh, Thánh Phaolô đã hiểu rằng các Kitô hữu không phải là những kẻ phản quốc; trái lại, trong hoàn cảnh mới, Thiên Chúa của dân Israel, qua Đức Kitô, đã mở rộng lời mời gọi của Người đến mọi dân tộc, bằng cách trở thành Thiên Chúa của mọi dân tộc. Nhờ cách này mà sự trung thành với Thiên Chúa duy nhất được chu toàn; những dấu chỉ riêng biệt cấu thành bởi những tục lệ và những điều phải tuân giữ không còn cần thiết nữa, bởi vì tất cả mọi người được mời gọi, trong sự khác biệt nhau, để tạo thành phần tử của một Dân Thiên Chúa duy nhất trong “Hội Thánh của Thiên Chúa”, trong Đức Kitô.
Có một điều hiển nhiên đối với Thánh Phaolô trong hoàn cảnh mới là: giá trị chủ yếu và căn bản của Đức Kitô và “Lời” mà ngài đã rao giảng. Thánh Phaolô biết rằng người ta không những đã trở thành Kitô hữu không vì bị bắt buộc, nhưng vì trong hình thể nội tại của cộng đoàn mới này, cơ cấu hợp thành nó được liên kết với “Lời Hằng Sống”, là việc rao giảng Đức Kitô hằng sống, trong đó Thiên Chúa mở chính Mình ra cho mọi dân tộc, và kết hợp họ lại trong một Dân Thiên Chúa duy nhất. Việc Thánh Luca trong sách Tông Đồ Công Vụ nhiều lần dùng cụm từ “rao giảng Lời” (Cv 4:29,31; 8:25; 11:19; 13:46; 14:25; 16:6,31) là một điều quan trọng, với một ý định rõ ràng là chứng tỏ tầm vóc tối đa và quyết định của Lời được rao giảng.
Cách cụ thể, Lời này gồm có Thánh Giá và sự Phục Sinh của Đức Kitô, mà trong đó các lời trong Thánh Kinh được thể hiện. Mầu Nhiệm Phục Sinh, được công bố trong Lời, được hoàn thành trong các bí tích Thánh Tẩy và Thánh Thể, và được thể hiện trong Đức Ái của Kitô hữu. Công cuộc rao giảng Tin Mừng của Thánh Phaolô không có một mục tiêu nào khác hơn là thiết lập một cách vững chắc một cộng đồng các tín hữu trong Đức Kitô. Tư tưởng này có cùng một nguyên từ như “ekklesia” mà Thánh Phaolô, và toàn thể Kitô giáo cùng với ngài, thích dùng hơn một từ khác là “hội đường (synagogue)”, không những chỉ vì từ này có vẻ “thường dân” hơn – phát xuất từ thói quen tụ họp về chính trị của người Hy Lạp chứ không riêng về tôn giáo – nhưng cũng bởi vì từ ấy trực tiếp ám chỉ một tư tưởng có tính cách thần học hơn, một lời mời gọi “ab extra”, chứ không phải chỉ là một buổi họp đơn giản. Các tín hữu được Thiên Chúa, là Đấng tụ tập họ lại trong một cộng đoàn, là Hội Thánh của Ngài, mời gọi.
Theo nghĩa ấy, chúng ta cũng hiểu quan niệm nguyên thủy về Hội Thánh như “Thân Mình Đức Kitô”, theo học thuyết riêng của Thánh Phaolô. Về việc này, chúng ta nên ghi nhớ hai bình diện của quan niệm này. Thứ nhất là đặc tính xã hội, theo đó thì thân thể được tạo thành bởi những bộ phận, và không có thân thể nếu không có những bộ phận ấy. Chúng ta thấy cách giải thích này trong Thư gửi tín hữu Rôma và trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô, ở đó Thánh Phaolô dùng một hình ảnh đã có sẵn trong xã hội học của người Rôma. Ngài nói rằng một dân tộc cũng giống như một thân thể với những chi thể khác nhau, mỗi chi thể có phận sự riêng của mình, nhưng tất cả, dù chi thể nhỏ nhất và xem ra tầm thường nhất, cũng vẫn cần thiết để thân thể có thể sống và thi hành nhiệm vụ của mình. Cách thích hợp, Thánh Tông Đồ quan sát và thấy rằng trong Hội Thánh có nhiều ơn gọi: làm ngôn sứ, tông đồ, dân chúng đơn thành, tất cả đều được mời gọi sống Đức Ái mỗi ngày, tất cả đều cần thiết cho việc xây dựng sự hợp nhất sống động của tổ chức thiêng liêng này.
Một cách giải thích khác nói đến chính Thân Thể Đức Kitô. Thánh Phaolô chứng minh rằng Hội Thánh không chỉ là một tổ chức, nhưng thật sự trở thành Nhiệm Thể Đức Kitô trong Bí Tích Thánh Thể, là nơi mà tất cả các phần tử đón nhận Mình Người và thật sự trở thành Thân Thể của Người. Như thế là làm tròn mầu nhiệm phu thê, rằng tất cả là một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô. Vì thế thực tại phải vượt qua sự tưởng tượng về xã hội rất nhiều, bằng cách diễn tả bản chất thật sự và sâu xa của nó, là sự hợp nhất của tất cả những người đã được thanh tẩy trong Đức Kitô, được Thánh Tông đồ coi là “một” trong Đức Kitô, chiếu theo bí tích của Thánh Thể Người.
Khi nói điều này, Thánh Phaolô cho thấy rằng ngài biết rõ và ngài đưa chúng ta đến hiểu biết rằng Hội Thánh không phải là của ngài và cũng không phải là của chúng ta: Hội Thánh là Thân Thể Đức Kitô, là “Hội Thánh của Thiên Chúa”, là “cánh đồng của Thiên Chúa”, công việc xây dựng của Thiên Chúa.. . “đền thờ của Thiên Chúa (1 Cor 3:9,16). Danh hiệu cuối cùng đáng cho chúng ta đặc biệt quan tâm bởi vì danh hiệu ấy nói về một sự liên quan giữa các cá nhân, một từ thường được dùng để chỉ một nơi chốn, được coi là thánh. Liên quan giữa Hội Thánh và đền thờ như thế bao gồm hai bình diện bổ túc cho nhau: một đàng, đặc tính tách biệt và trong sạch, là điều mà căn nhà thánh có, được áp dụng cho cộng đồng giáo hội; mặt khác, người ta vượt lên trên quan niệm về một không gian vật chất, để chuyển giá trị này đến thực tại của một cộng đồng đức tin sống động. Nếu trước kia, các đền thờ được coi là những nơi có Thiên Chúa hiện diện, thì bây giờ người ta biết và thấy rằng Thiên Chúa không ngự trong những ngôi nhà làm bằmg đá, nhưng nơi Thiên Chúa hiện diện là thế giới của cộng đoàn các tín hữu sống động.
Một điều đáng đưọc bàn đến là tiêu chuẩn của “Dân Thiên Chúa” mà đối với Thánh Phaolô được áp dụng cách chắc chắn cho dân của Cựu Ước, rồi sau đó cho dân ngoại là những kẻ “không phải là dân” và cũng đã trở thành Dân Thiên Chúa nhờ việc được tháp nhập vào Đức Kitô qua Lời và Bí Tích.
Và có một sắc thái cuối cùng. Trong Thư gửi Timôthê, Thánh Phaolô gọi Hội Thánh là “nhà của Thiên Chúa” (1 Tim 3:15); và đó thật là một định nghĩa nguyên thủy, bởi vì định nghĩa này coi Hội Thánh là một cơ cấu của cộng đồng mà trong đó người ta sống trong những liên hệ đầm ấm có tính gia đình với nhau. Thánh Tông Đồ giúp chúng ta hiểu rõ hơn bao giờ hết mầu nhiệm Hội Thánh trong những chiều kích riêng biệt của buổi tập họp của Thiên Chúa trên thế gian.
Đây là điều cao quý nhất của Hội Thánh và của ơn gọi của chúng ta: chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa nơi trần gian, là nơi Thiên Chúa ngự thật, và chúng ta đồng thời cũng là một cộng đồng, một gia đình của Thiên Chúa, Đấng là tình yêu. Như là gia đình và nhà của Thiên Chúa, chúng ta phải thực hành Đức Ái của Ngài trong thế gian, và như thế, với sức mạnh đến từ Đức Tin, chúng ta thành nơi chốn và dấu chỉ của sự hiện diện của Ngài. Chúng ta hãy cầu xin Chúa để Người ban cho chúng ta càng ngày càng trở nên Hội Thánh của Người, Thân Thể của Người, nơi hiện diện của Đức Ái của Người trong thế gian và trong lịch sử của chúng ta.