Một Thượng Hội Đồng ngoại thường
Đức Giáo Hoàng chỉ trích các học giả bác khước thần tính Chúa Kitô
Theo Robert Mickens, trong một bài báo đăng trên tờ “The Tablet” của Anh ngày 18 tháng Mười, vào tuần này Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã lên tiếng chỉ trích giới học giả thánh kinh “chính dòng” ở Đức đã “rút gọn mọi sự vào lãnh vực nhân bản” mà bác khước lãnh vực thần linh, trong đó có việc Phục Sinh của Chúa Kitô và việc thiết lập Phép Thánh Thể.
Đức Giáo Hoàng đưa ra lời chỉ trích trên tại Vatican vào ngày thứ Ba khi Ngài lên tiếng can thiệp lần đầu tiên tại THĐ giám mục thế giới bàn về Lời Chúa. Việc Ngài nhắc tới các học giả Thánh Kinh của Đức nhằm minh hoạ các nguy hiểm của phương pháp phê bình sử học trong việc giải thích Thánh Kinh khi phương pháp này tách biệt khỏi “nền chú giải của đức tin”. Dùng tiếng Ýđể ứng khẩu với hơn 300 tham dự viên của THĐ, Đức GH cho hay phương pháp phê bình sử học cần phải được thần học “bổ túc”. Ngài nói: “Nếu nền chú giải của đức tin biến mất, vị trí của nó sẽ được nền chú giải duy nghiệm hay duy tục chiếm giữ, mà theo các nền chú giải sau, lãnh vực thần linh không hề xuất hiện trong lịch sử”. Dựa vào tài liệu của Công đồng Vatican II về Mạc Khải, tức hiến chế tín lý “Dei Verbum”, Đức GH nói rằng Thánh Kinh phải là “linh hồn của thần học” và thần học phải là cách thế giải thích Thánh Kinh trong Giáo Hội. Vốn là một nhà thần học hệ thống với chú tâm cao về Thánh Kinh, Đức Bênêđíctô XVI cho hay bất cứ chủ nghĩa nhị nguyên nào giữa Thánh Kinh và thần học đều cần phải được vượt qua vì chúng chỉ là hai chiều kích của cùng một thực tại.
Sau đó, Đức GH yêu cầu các nghị phụ của THĐ hãy ghi nhận 2 điểm sau đây vào danh sách các đề nghị trình lên Ngài: thứ nhất, nhấn mạnh rằng phương pháp phê bình sử học phải được cân bằng hóa bởi “nền chú giải của đức tin”; và thứ hai, các học giả Thánh Kinh Công Giáo phải được giáo dục về nguyên lý trên.
Cha Thomas Rosita, tùy viên báo chí nói tiếng Anh tại THĐ, cho hay khoa chú giải là một trong số các chủ đề thường xuyên được các nghị phụ nêu ra trong các tham luận kéo dài 5 phút của họ. Các chủ đề chính yếu khác là: khai triển phương pháp Đọc Lời Chúa (lectio divina); việc xuất bản và phân phối Thánh Kinh bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau; việc đào tạo giáo dân cũng như các giáo sư cho ngành nghiên cứu Thánh Kinh; nhu cầu cấp thiết phải “tái sinh động hóa bài giảng”; thiết lập các trường Thánh Kinh và các viện dịch thuật mới; và nhất là nhu cầu phải tái khám phá Lời Chúa.
Lời ta, Lời Chúa
Cũng trong số báo ngày 18 tháng Mười, tờ “The Tablet” có bài xã luận tựa đề như trên.
Theo tờ báo này, hoài mong của Công Đồng Vatican II khi đưa ra hiến chế tín lý về mạc khải tức“Dei Verbum” là một trong những hoài mong ít được thể hiện hơn cả và sự thiếu sót này đã có một hệ luận quan trọng trong chiều kích đại kết vì Phong Trào Thệ Phản vốn phê phán Giáo Hội Công Giáo về phương diện này. Chính hiện tượng trên đã đưa tới Thượng Hội Đồng các giám mục thế giới bàn về Lời Chúa hiện nay.
Báo này cũng nhận xét rằng sở dĩ thái độ Công Giáo đối với Thánh Kinh hiện nay vẫn còn dậm chân tại chỗ giống như thời kỳ trước Công Đồng, là vì tính nghèo nàn trong các bài giảng. Công Đồng Vatican II đã nhấn mạnh rất đúng tới vai trò chủ chốt của bài giảng trong Thừa Tác Vụ Lời Chúa của Thánh Lễ. Nếu không có nó, việc đọc to các lời từ trang Sách Thánh chẳng có mấy hiệu quả. Những lời ấy cần được cắt nghĩa và giải thích, không phải để Giáo Hội áp đặt quan điểm “chính thức” của mình trên ý nghĩa của chúng nhưng vì Thánh Kinh đôi lúc khá bí hiểm về nội dung, khiến ta lúng túng không hiểu nổi. Ba bài đọc Sách Thánh trong Thánh Lễ Chúa Nhật đã được chọn vì chúng có một gắn bó nào đó ngay bên trong, nhưng gắn bó như thế nào là điều ít khi thẳng thừng lắm.
Thực vậy, toàn bộ sách các bài đọc, là sách buộc ta phải đọc gì và đọc khi nào, hiện đến lúc cần phải được duyệt lại. Theo tờ “The Tablet”, vấn đề tương quan ăn có (relevance) của Cựu Ước đối với Tân Ước tự nó đã là một bãi mìn rồi, vì bất cứ tham chiếu nào tới vai trò tiên tri của giao ước cũ cũng không được phép hàm ý là tôn giáo của Cựu Ước đã bị Tân Ước thay thế rồi. Giáo Hội ngày nay ý thức rõ: con đường ấy chắc chắn dẫn tới chủ nghĩa bài Do Thái.
Vấn đề khác cũng khó khăn chẳng kém là quân bình hóa giữa các yếu tố lịch sử và ẩn dụ trong Thánh Kinh. Nhất thiết phải đả phá chủ nghĩa giản lược cấp tiến (radical reductionism), một chủ nghĩa chủ trương dẹp bỏ mọi yếu tố lạ lùng hay siêu nhiên. Nhưng cũng không thể chấp nhận chủ nghĩa cực đoan ngây thơ (naïve fundamentalism). Đức Bênêđíctô XVI từng khuyên THĐ đừng theo phương pháp phê bình Thánh Kinh hiện đại một cách quá trớn. Đức tin Công Giáo đòi các biến cố như Phục Sinh phải được chấp nhận như thực tại khách quan. Nhưng các biến cố như câu truyện mở đầu Phúc Âm Luca thì hình như không có tính bắt buộc như vậy.
Tuy nhiên, trong vấn đề thuyết giảng, không nên nhấn mạnh tới mọi khó khăn trên, vì như thế sẽ có hại đến tính sáng tạo và hào hứng rất cần có để làm cho bài giảng có sinh lực. Bài giảng trước hết là một hành vi truyền đạt, và điều cần được truyền đạt không hẳn là ý nghĩa của lời nói mà là đức tin của người giảng. Nói trước công chúng là một hình thức nghệ thuật, có thể học được. Có nhiều ‘chiêu thức’giúp việc này trở nên có hiệu quả hơn như chú ý tới phản ứng của cử toạ hay cộng đoàn chẳng hạn, để bài giảng trở thành một diễn trình hai chiều. Các thủ bản về giảng thuyết hay các sách về khoa giảng trong thánh lễ (homiletics) cũng cần để sống động hóa việc giảng thuyết giống như việc đào tạo căn bản trong chủng viện vậy. Việc huấn luyện tu nghiệp sau đó cũng như việc phê bình lẫn nhau cũng là điều cần thiết.
Tờ báo này kết luận bằng cách nhấn mạnh: nhiều tân tòng vừa từ các giáo hội Kitô giáo khác gia nhập Công Giáo hay than phiền rằng các bài giảng lễ trong Giáo Hội mới của họ hết sức nghèo nàn. Lời than phiền này không nên bỏ qua.
Đại Hội Quốc Tế về Lời Chúa
Tờ “La Croix” của Pháp, nhân đề cập tới bản phúc trình kết thúc giai đoạn đầu của THĐ do ĐHY Ouellet trình bầy, cũng nhắc đến tầm quan trọng của bài giảng trong việc phục vụ Lời Chúa và nhu cầu đòi huấn quyền Giáo Hội phải đưa ra các chỉ dẫn chi tiết về mối tương quan giữa Linh hứng, Thánh Kinh, Thánh truyền và Huấn quyền để đào sâu hơn việc giải thích Lời Chúa, một giải thích phải giữ được sự quân bình giữa chữ viết, Thần Khí, truyền thống sống động và huấn quyền của Giáo Hội. Vì mặc dù Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh đã cho công bố tài liệu “Giải Thích Thánh Kinh Trong Giáo Hội” từ năm 1993, nhưng cho đến nay các khó khăn do các lối giải thích Thánh Kinh khác nhau tạo nên (phương pháp phê bình lịch sử, phương pháp quy điển, phương pháp khảo sát văn thể…) vẫn còn rất quan trọng.
Điều lý thú được tờ báo này ghi nhận là ý của một số nghị phụ muốn thiết lập ra một Đại Hội Quốc Tế về Lời Chúa, giống như Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế hiện có ngày nay, để giúp người Công Giáo đẩy mạnh việc đọc và học hỏi Lời Chúa. Trong việc đối thoại liên tôn, tờ báo này cũng nhắc đến gợi ý của Đức HY Ouellet về một nghị hội Lời Chúa với người Hồi Giáo.
Về chiều kích phục vụ người nghèo, tờ “La Croix” cho rằng tuy không được các nghị phụ nhấn mạnh bằng mối tương quan giữa Lời Chúa và Phép Thánh Thể, nhưng không thiếu các tham luận đề cập đến chiều kích này, cho rằng Lời Chúa có thể trở thành thịt xương trong phục vụ khiêm hạ và kín đáo đối với người nghèo. Đức Cha Thomas Menamparampil của giáo phận Guwahati, Ấn Độ, chẳng hạn, cho rằng: “Cả ở những nơi Phúc Âm bị chống đối nhất, chứng tá phúc âm bằng các công tác xã hội vẫn được chào đón nồng nhiệt”. Còn Đức Hồng Y Crescenzio Sepe (Naples, Ý) thì ví việc chăm sóc người bệnh và người nghèo như “các chứng minh cụ thể của lòng trung tín đối với Lời Chúa” và như chính “Phúc Âm sống động” vậy. Phúc âm ấy còn “hùng hồn hơn nhiều lời nói vì nó đã trở nên ‘thịt và máu’”. Trong cuộc gặp gỡ báo chí hôm 16 tháng Mười, Đức Cha Luis Antonio Tagle của giáo phận Imus, Phi Luật Tân, cho các ký giả hay: “Một Giáo Hội không biết lắng nghe người nghèo thì cũng sẽ không biết lắng nghe Lời Chúa”.
Đại Kết mới là vấn đề
Ngược với nhận định của tờ “The Tablet”, tờ “La Croix” cho rằng hiện nay, Thánh Kinh không còn phân rẽ người Công Giáo và người Thệ Phản nữa. Năm mươi năm sau Vatican II, toàn bộ các môn đệ của Chúa Kitô không còn dị biệt về phương diện đọc và hiểu Sách Thánh nữa.
Đó là kết quả cuộc thăm dò của Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo vừa được công bố tại Rôma nhân dịp có THĐ giám mục thế giới bàn về Lời Chúa. Cuộc thăm dò này được thực hiện tại bốn quốc gia nơi có cả người công giáo lẫn thệ phản tham dự: Hoa Kỳ, Anh, Hòa Lan và Đức. Theo tường trình của giáo sư Luca Diotallevi, nhà xã hội học của Trường Đại Học Rôma III, và là phối trí viên của cuộc thăm dò, bất kể đối với câu hỏi nào được đặt ra, các dị biết đều không đáng kể…
Đức Hồng Y Walter Kaspar, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Hợp nhất Kitô hữu, cho hay khởi đi cùng một bản văn gốc, hai bên đã thực hiện được một số bản dịch chung và đang cùng nhau tìm cách giải thích như nhau các điểm hiện còn là vấn đề. Ngài nhấn mạnh: Công Giáo,Thệ Phản và Chính Thống hiện đang sử dụng chung các phương pháp giải thích Thánh Kinh như nhau như phương pháp phê bình sử học chẳng hạn. Phương pháp này đã được Đức Bênêđíctô XVI, dựa vào hiến chế “Dei Verbum”, mà bênh vực là có giá trị.
Tuy nhiên, báo “La Croix” cho rằng dù thế mặc lòng, chủ đề đại kết ít được bàn cãi trong THĐ. Trong bài giảng Thánh Lễ Khai Mạc THĐ, Đức GH không nhắc gì tới đại kết, dù Giáo Hội có mời nhiều đại biểu các giáo hội anh em, tham dự THĐ với tư cách dự thính viên và dù nhà thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, nơi diễn ra Thánh Lễ khai mạc, vốn là biểu tượng cho đại kết tại Rôma.
Mặt khác, tại phòng họp của THĐ, người ta thấy âm vang nhiều mối ưu tư của các giám mục khi phải đối diện với các giáo phái thệ phản, tin lành và ngũ tuần, cũng như các căng thẳng với các giáo phái cực đoan. Chỉ những giáo hội nào đã tiến xa trong chiều kích đại kết về phương diện Thánh Kinh mới tỏ ra quan tâm đến đại kết mà thôi. Như Đức Cha Georg Muller của Na Uy chẳng hạn. Ngài phát biểu: “Chúng tôi đang dùng các ấn bản Thánh Kinh mà chúng tôi không thực hiện một mình”.
Đức HY Sean Brady của Armagh, Irlande, nhấn mạnh đến sự đóng góp to lớn của truyền thống thệ phản vào nền bác học Thánh Kinh: “Giọng điệu do phong trào Cải Cách nhấn mạnh tới việc đi vào bản văn Thánh Kinh quả là một món quà phụ trội [bonus] mang lại lợi ích cho mọi Kitô hữu”
Tuy nhiên, tờ “La Croix nhìn nhận rằng rất hiếm có nghị phụ nào lại không muốn đẩy xa phong trào đại kết. Đức Cha Dionisio Lachovicz, giám mục phụ tá của Kiev, Ukraine chẳng hạn, than phiền là việc hiệp thông chung quanh Lời Chúa đã không đẩy ta nhanh chóng tới các hiệp thông khác, như hiệp thông Thánh Thể chẳng hạn. Ngài tự đặt câu hỏi: “Làm thế nào ta có thể đọc và chú giải Lời Chúa với các giáo phái khác mà lại không thể nhập thể Lời ấy được”
Thầy Alois, tu viện trưởng tu viện Taizé, được mời tham dự THĐ với tư cách khách qúy phát biểu rằng: “Nghe chung Thánh Kinh với nhau dẫn ta tới một sự hiệp nhất có thể chỉ là bất toàn, nhưng rất thực chất. Việc nghe chung ấy há không thể trở thành việc mỗi ngày, thay vì chỉ cầu nguyện chung với nhau mỗi năm một lần?”
Đức Giáo Hoàng chỉ trích các học giả bác khước thần tính Chúa Kitô
Theo Robert Mickens, trong một bài báo đăng trên tờ “The Tablet” của Anh ngày 18 tháng Mười, vào tuần này Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã lên tiếng chỉ trích giới học giả thánh kinh “chính dòng” ở Đức đã “rút gọn mọi sự vào lãnh vực nhân bản” mà bác khước lãnh vực thần linh, trong đó có việc Phục Sinh của Chúa Kitô và việc thiết lập Phép Thánh Thể.
Đức Giáo Hoàng đưa ra lời chỉ trích trên tại Vatican vào ngày thứ Ba khi Ngài lên tiếng can thiệp lần đầu tiên tại THĐ giám mục thế giới bàn về Lời Chúa. Việc Ngài nhắc tới các học giả Thánh Kinh của Đức nhằm minh hoạ các nguy hiểm của phương pháp phê bình sử học trong việc giải thích Thánh Kinh khi phương pháp này tách biệt khỏi “nền chú giải của đức tin”. Dùng tiếng Ýđể ứng khẩu với hơn 300 tham dự viên của THĐ, Đức GH cho hay phương pháp phê bình sử học cần phải được thần học “bổ túc”. Ngài nói: “Nếu nền chú giải của đức tin biến mất, vị trí của nó sẽ được nền chú giải duy nghiệm hay duy tục chiếm giữ, mà theo các nền chú giải sau, lãnh vực thần linh không hề xuất hiện trong lịch sử”. Dựa vào tài liệu của Công đồng Vatican II về Mạc Khải, tức hiến chế tín lý “Dei Verbum”, Đức GH nói rằng Thánh Kinh phải là “linh hồn của thần học” và thần học phải là cách thế giải thích Thánh Kinh trong Giáo Hội. Vốn là một nhà thần học hệ thống với chú tâm cao về Thánh Kinh, Đức Bênêđíctô XVI cho hay bất cứ chủ nghĩa nhị nguyên nào giữa Thánh Kinh và thần học đều cần phải được vượt qua vì chúng chỉ là hai chiều kích của cùng một thực tại.
Sau đó, Đức GH yêu cầu các nghị phụ của THĐ hãy ghi nhận 2 điểm sau đây vào danh sách các đề nghị trình lên Ngài: thứ nhất, nhấn mạnh rằng phương pháp phê bình sử học phải được cân bằng hóa bởi “nền chú giải của đức tin”; và thứ hai, các học giả Thánh Kinh Công Giáo phải được giáo dục về nguyên lý trên.
Cha Thomas Rosita, tùy viên báo chí nói tiếng Anh tại THĐ, cho hay khoa chú giải là một trong số các chủ đề thường xuyên được các nghị phụ nêu ra trong các tham luận kéo dài 5 phút của họ. Các chủ đề chính yếu khác là: khai triển phương pháp Đọc Lời Chúa (lectio divina); việc xuất bản và phân phối Thánh Kinh bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau; việc đào tạo giáo dân cũng như các giáo sư cho ngành nghiên cứu Thánh Kinh; nhu cầu cấp thiết phải “tái sinh động hóa bài giảng”; thiết lập các trường Thánh Kinh và các viện dịch thuật mới; và nhất là nhu cầu phải tái khám phá Lời Chúa.
Lời ta, Lời Chúa
Cũng trong số báo ngày 18 tháng Mười, tờ “The Tablet” có bài xã luận tựa đề như trên.
Theo tờ báo này, hoài mong của Công Đồng Vatican II khi đưa ra hiến chế tín lý về mạc khải tức“Dei Verbum” là một trong những hoài mong ít được thể hiện hơn cả và sự thiếu sót này đã có một hệ luận quan trọng trong chiều kích đại kết vì Phong Trào Thệ Phản vốn phê phán Giáo Hội Công Giáo về phương diện này. Chính hiện tượng trên đã đưa tới Thượng Hội Đồng các giám mục thế giới bàn về Lời Chúa hiện nay.
Báo này cũng nhận xét rằng sở dĩ thái độ Công Giáo đối với Thánh Kinh hiện nay vẫn còn dậm chân tại chỗ giống như thời kỳ trước Công Đồng, là vì tính nghèo nàn trong các bài giảng. Công Đồng Vatican II đã nhấn mạnh rất đúng tới vai trò chủ chốt của bài giảng trong Thừa Tác Vụ Lời Chúa của Thánh Lễ. Nếu không có nó, việc đọc to các lời từ trang Sách Thánh chẳng có mấy hiệu quả. Những lời ấy cần được cắt nghĩa và giải thích, không phải để Giáo Hội áp đặt quan điểm “chính thức” của mình trên ý nghĩa của chúng nhưng vì Thánh Kinh đôi lúc khá bí hiểm về nội dung, khiến ta lúng túng không hiểu nổi. Ba bài đọc Sách Thánh trong Thánh Lễ Chúa Nhật đã được chọn vì chúng có một gắn bó nào đó ngay bên trong, nhưng gắn bó như thế nào là điều ít khi thẳng thừng lắm.
Thực vậy, toàn bộ sách các bài đọc, là sách buộc ta phải đọc gì và đọc khi nào, hiện đến lúc cần phải được duyệt lại. Theo tờ “The Tablet”, vấn đề tương quan ăn có (relevance) của Cựu Ước đối với Tân Ước tự nó đã là một bãi mìn rồi, vì bất cứ tham chiếu nào tới vai trò tiên tri của giao ước cũ cũng không được phép hàm ý là tôn giáo của Cựu Ước đã bị Tân Ước thay thế rồi. Giáo Hội ngày nay ý thức rõ: con đường ấy chắc chắn dẫn tới chủ nghĩa bài Do Thái.
Vấn đề khác cũng khó khăn chẳng kém là quân bình hóa giữa các yếu tố lịch sử và ẩn dụ trong Thánh Kinh. Nhất thiết phải đả phá chủ nghĩa giản lược cấp tiến (radical reductionism), một chủ nghĩa chủ trương dẹp bỏ mọi yếu tố lạ lùng hay siêu nhiên. Nhưng cũng không thể chấp nhận chủ nghĩa cực đoan ngây thơ (naïve fundamentalism). Đức Bênêđíctô XVI từng khuyên THĐ đừng theo phương pháp phê bình Thánh Kinh hiện đại một cách quá trớn. Đức tin Công Giáo đòi các biến cố như Phục Sinh phải được chấp nhận như thực tại khách quan. Nhưng các biến cố như câu truyện mở đầu Phúc Âm Luca thì hình như không có tính bắt buộc như vậy.
Tuy nhiên, trong vấn đề thuyết giảng, không nên nhấn mạnh tới mọi khó khăn trên, vì như thế sẽ có hại đến tính sáng tạo và hào hứng rất cần có để làm cho bài giảng có sinh lực. Bài giảng trước hết là một hành vi truyền đạt, và điều cần được truyền đạt không hẳn là ý nghĩa của lời nói mà là đức tin của người giảng. Nói trước công chúng là một hình thức nghệ thuật, có thể học được. Có nhiều ‘chiêu thức’giúp việc này trở nên có hiệu quả hơn như chú ý tới phản ứng của cử toạ hay cộng đoàn chẳng hạn, để bài giảng trở thành một diễn trình hai chiều. Các thủ bản về giảng thuyết hay các sách về khoa giảng trong thánh lễ (homiletics) cũng cần để sống động hóa việc giảng thuyết giống như việc đào tạo căn bản trong chủng viện vậy. Việc huấn luyện tu nghiệp sau đó cũng như việc phê bình lẫn nhau cũng là điều cần thiết.
Tờ báo này kết luận bằng cách nhấn mạnh: nhiều tân tòng vừa từ các giáo hội Kitô giáo khác gia nhập Công Giáo hay than phiền rằng các bài giảng lễ trong Giáo Hội mới của họ hết sức nghèo nàn. Lời than phiền này không nên bỏ qua.
Đại Hội Quốc Tế về Lời Chúa
Tờ “La Croix” của Pháp, nhân đề cập tới bản phúc trình kết thúc giai đoạn đầu của THĐ do ĐHY Ouellet trình bầy, cũng nhắc đến tầm quan trọng của bài giảng trong việc phục vụ Lời Chúa và nhu cầu đòi huấn quyền Giáo Hội phải đưa ra các chỉ dẫn chi tiết về mối tương quan giữa Linh hứng, Thánh Kinh, Thánh truyền và Huấn quyền để đào sâu hơn việc giải thích Lời Chúa, một giải thích phải giữ được sự quân bình giữa chữ viết, Thần Khí, truyền thống sống động và huấn quyền của Giáo Hội. Vì mặc dù Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh đã cho công bố tài liệu “Giải Thích Thánh Kinh Trong Giáo Hội” từ năm 1993, nhưng cho đến nay các khó khăn do các lối giải thích Thánh Kinh khác nhau tạo nên (phương pháp phê bình lịch sử, phương pháp quy điển, phương pháp khảo sát văn thể…) vẫn còn rất quan trọng.
Điều lý thú được tờ báo này ghi nhận là ý của một số nghị phụ muốn thiết lập ra một Đại Hội Quốc Tế về Lời Chúa, giống như Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế hiện có ngày nay, để giúp người Công Giáo đẩy mạnh việc đọc và học hỏi Lời Chúa. Trong việc đối thoại liên tôn, tờ báo này cũng nhắc đến gợi ý của Đức HY Ouellet về một nghị hội Lời Chúa với người Hồi Giáo.
Về chiều kích phục vụ người nghèo, tờ “La Croix” cho rằng tuy không được các nghị phụ nhấn mạnh bằng mối tương quan giữa Lời Chúa và Phép Thánh Thể, nhưng không thiếu các tham luận đề cập đến chiều kích này, cho rằng Lời Chúa có thể trở thành thịt xương trong phục vụ khiêm hạ và kín đáo đối với người nghèo. Đức Cha Thomas Menamparampil của giáo phận Guwahati, Ấn Độ, chẳng hạn, cho rằng: “Cả ở những nơi Phúc Âm bị chống đối nhất, chứng tá phúc âm bằng các công tác xã hội vẫn được chào đón nồng nhiệt”. Còn Đức Hồng Y Crescenzio Sepe (Naples, Ý) thì ví việc chăm sóc người bệnh và người nghèo như “các chứng minh cụ thể của lòng trung tín đối với Lời Chúa” và như chính “Phúc Âm sống động” vậy. Phúc âm ấy còn “hùng hồn hơn nhiều lời nói vì nó đã trở nên ‘thịt và máu’”. Trong cuộc gặp gỡ báo chí hôm 16 tháng Mười, Đức Cha Luis Antonio Tagle của giáo phận Imus, Phi Luật Tân, cho các ký giả hay: “Một Giáo Hội không biết lắng nghe người nghèo thì cũng sẽ không biết lắng nghe Lời Chúa”.
Đại Kết mới là vấn đề
Ngược với nhận định của tờ “The Tablet”, tờ “La Croix” cho rằng hiện nay, Thánh Kinh không còn phân rẽ người Công Giáo và người Thệ Phản nữa. Năm mươi năm sau Vatican II, toàn bộ các môn đệ của Chúa Kitô không còn dị biệt về phương diện đọc và hiểu Sách Thánh nữa.
Đó là kết quả cuộc thăm dò của Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo vừa được công bố tại Rôma nhân dịp có THĐ giám mục thế giới bàn về Lời Chúa. Cuộc thăm dò này được thực hiện tại bốn quốc gia nơi có cả người công giáo lẫn thệ phản tham dự: Hoa Kỳ, Anh, Hòa Lan và Đức. Theo tường trình của giáo sư Luca Diotallevi, nhà xã hội học của Trường Đại Học Rôma III, và là phối trí viên của cuộc thăm dò, bất kể đối với câu hỏi nào được đặt ra, các dị biết đều không đáng kể…
Đức Hồng Y Walter Kaspar, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Hợp nhất Kitô hữu, cho hay khởi đi cùng một bản văn gốc, hai bên đã thực hiện được một số bản dịch chung và đang cùng nhau tìm cách giải thích như nhau các điểm hiện còn là vấn đề. Ngài nhấn mạnh: Công Giáo,Thệ Phản và Chính Thống hiện đang sử dụng chung các phương pháp giải thích Thánh Kinh như nhau như phương pháp phê bình sử học chẳng hạn. Phương pháp này đã được Đức Bênêđíctô XVI, dựa vào hiến chế “Dei Verbum”, mà bênh vực là có giá trị.
Tuy nhiên, báo “La Croix” cho rằng dù thế mặc lòng, chủ đề đại kết ít được bàn cãi trong THĐ. Trong bài giảng Thánh Lễ Khai Mạc THĐ, Đức GH không nhắc gì tới đại kết, dù Giáo Hội có mời nhiều đại biểu các giáo hội anh em, tham dự THĐ với tư cách dự thính viên và dù nhà thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, nơi diễn ra Thánh Lễ khai mạc, vốn là biểu tượng cho đại kết tại Rôma.
Mặt khác, tại phòng họp của THĐ, người ta thấy âm vang nhiều mối ưu tư của các giám mục khi phải đối diện với các giáo phái thệ phản, tin lành và ngũ tuần, cũng như các căng thẳng với các giáo phái cực đoan. Chỉ những giáo hội nào đã tiến xa trong chiều kích đại kết về phương diện Thánh Kinh mới tỏ ra quan tâm đến đại kết mà thôi. Như Đức Cha Georg Muller của Na Uy chẳng hạn. Ngài phát biểu: “Chúng tôi đang dùng các ấn bản Thánh Kinh mà chúng tôi không thực hiện một mình”.
Đức HY Sean Brady của Armagh, Irlande, nhấn mạnh đến sự đóng góp to lớn của truyền thống thệ phản vào nền bác học Thánh Kinh: “Giọng điệu do phong trào Cải Cách nhấn mạnh tới việc đi vào bản văn Thánh Kinh quả là một món quà phụ trội [bonus] mang lại lợi ích cho mọi Kitô hữu”
Tuy nhiên, tờ “La Croix nhìn nhận rằng rất hiếm có nghị phụ nào lại không muốn đẩy xa phong trào đại kết. Đức Cha Dionisio Lachovicz, giám mục phụ tá của Kiev, Ukraine chẳng hạn, than phiền là việc hiệp thông chung quanh Lời Chúa đã không đẩy ta nhanh chóng tới các hiệp thông khác, như hiệp thông Thánh Thể chẳng hạn. Ngài tự đặt câu hỏi: “Làm thế nào ta có thể đọc và chú giải Lời Chúa với các giáo phái khác mà lại không thể nhập thể Lời ấy được”
Thầy Alois, tu viện trưởng tu viện Taizé, được mời tham dự THĐ với tư cách khách qúy phát biểu rằng: “Nghe chung Thánh Kinh với nhau dẫn ta tới một sự hiệp nhất có thể chỉ là bất toàn, nhưng rất thực chất. Việc nghe chung ấy há không thể trở thành việc mỗi ngày, thay vì chỉ cầu nguyện chung với nhau mỗi năm một lần?”