TỰ DO NGÔN LUẬN HAY PHÁT BIỂU VÀ TỰ DO HỘI HỌP

Tự do Ngôn Luận hayTự Do Phát Biểu là một trong những quyền căn bản tự nhiên do Thượng Đế ban cho con người được hưởng, không phải do cá nhân, tổ chức hay Chế Độ Chính Trị nào ban phát cho người dân.

Sử gia danh tiếng Léonard Lévy đã nói «Các cá nhân có thể tự do trong khi chính phủ của họ không có”.

Ý nghĩa của câu nói trên đã trở thành nguyên tắc tổng quát Pháp Lý của tất cả các bộ luật trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị: «người dân đựơc làm tầt cả những gì mà Luật Pháp không cấm, trái lại, Chính Quyền chỉ được làm những gì mà Luật Pháp cho phép”. Nguyên tắc này nhằm hạn chế quyền lực Nhà Nước để bảo vệ các quyền tự do căn bản của người dân.

CÁC QUY ĐINH TRONG LUẬT PHÁP

Các quyền Tự do Ngôn Luận hay Tự Do Phát Biểu và Quyền Hội Họp và các quyền khác được minh thi trong Hiến Pháp XHCH Việt Nam được ban hành năm 1992.

Điều 69

«Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật” .

Điều 12

«Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật”.


VẬY TƯ DO NGÔN LUẬN ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

Điều 19 Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền Universal Declaration of Human Rights công bố ngày 10/12/1948, sau này năm 1976 đươc Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua và có tên mới Hiến Chương Quiốc Tế Về Nhân Quyền, minh thị:

“mọi người có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ bien tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia “. Và:

Điều 19 Công Ước Quốc Tế về những quyền dân sự và chính trị ban hành năm 1966 International Covenant on Civil and Political Rights

1. Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.

2. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.

3. Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:

a. Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.

b. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.


Tóm lại Quyền Tự do Ngôn Luận hay Tự Do Phát Biểu bao gồm:

- Quyền Tự do nói và viết;

- Quyền không bị ai can thiệp ( chính quyền các cấp ) vì những quan niệm của mình khi viết hay phát biểu;

- Quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông (sách báo, phim ảnh nghệ thuật, truyền thanh truyền hình, các mạng internet vv.) bất kể biên giới quốc gia;

Quyền này có thể bị giới hạn vì nhu cầu Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác và Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.

Đàng khác, Quyền Tự do Ngôn Luận hay Tự Do Phát Biểu phải được liên kết với Quyền Hội Họp, Lập Hội và Quyền Tụ Do Báo Chí.

Điều 21 của Công Ước trên:

Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận. Việc hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác.

Các Quốc gia, đặc biệt Việt Nam, đã ký kết gia nhập Tồ Chức Liện Hiệp Quốc và đã ký và công nhận các: Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền công bố ngày 10/12/1948, Công Ước Quốc Tế về những quyền dân sự và chính trị ban hành năm 1966 và Bản Hiến Chương Liên Hiếp Quốc, có nhiệm vụ phải tôn trọng các điểu khoản qui định trong các văn kiện Quốc Tế này vơí lý do sau đây:

PHẢI GIẢI THÍCH, DIỂN GIẢI THẾ NÀO CÁC QUYỀN TỰ DO NÊU TRÊN?

1- Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền CÂM ĐOÁN:

Điều 30:

“Không một điều khoản nào trong Tuyên Ngôn này có thể giải thích để cho phép một quốc gia, một đoàn thể, hay một cá nhân nào được quyền hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu hủy những quyền tự do liệt kê trong Tuyên Ngôn này”.

2- Công Ước Quốc Tế về những quyền dân sự và chính trị ban hành năm 1966, CẤM ĐOÁN:

Điều 5

1. Không một quốc gia, một phe nhóm hay một cá nhân nào có quyền giải thích các điều khoản trong Công Ước này để cho phép họ hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu diệt những quyền tự do đã được Công Ước thừa nhận, hoặc để giới hạn những quyền tự do này quá mức ấn định trong Công Ước.

2. Các quốc gia hội viên kết ước nào đã thừa nhận một số nhân quyền căn bản trong luật pháp quốc gia, công ước, quy chế hay tục lệ, sẽ không được quyền giới hạn hay đình chỉ thi hành các nhân quyền căn bản đó, viện cớ rằng Công Ước này không thừa nhận những nhân quyền đó, hay chỉ thừa nhận trong một phạm vi hạn hẹp hơn.


Theo Thông lệ Quốc Tế: chỉ trong trường hợp chiến tranh, bạo động vũ trang hay bệnh dịch lan tràn,các quyền tự do căn bản của người dân mói bị hạn chế trong thời điểm không gian và thời gian nhất định do một đạo luật đặc biệt do Quốc Hội biểu quyết.

Ví dụ Luật Đặc Biệt Quốc Hội Hoa Kỳ cho phép hạn chế quyền và bắt giam giữ để điếu tra các công dân Nhật nghi làm gián điệp trong thế chiến thứ Hai 1945.

Ví dụ Luật Biện Pháp Chiến Tranh Quốc Hội Canada năm 1970 hạn chế quyền biểu tình, hội họp và cho phép điều động quân đội, cảnh sát tạm giử điều tra các nghi can tham dư vào việc bạo động đốt phá, bắt cóc một viên chức ngoại giao Anh và một tổng trưởng Québec.

LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆC CHẾ TÀI CÁC VI PHẠM CÁC QUYỀN TỤ DO

Các quốc gia trên thế giới, trừ vài nuớc theo Xã Hội Chủ Nghĩa, đều có các Toà Án xét xử về những vi phạm nhân quyền và Tối Cao Pháp Viện kiểm soát về tính cách vi hiến và vi luật các đạo luật và các hành vi của nhà cầm quyền không có căn bản pháp luật.

Xin đơn cử vài quốc gia tiêu biểu liên quan tới bảo vệ nhân quyền.


Hoa Kỳ: Luật nhân quyền của Hoa Kỳ được mệnh danh là Bill of Rights gồm 27 điều luật đương thông qua dưới hình thức Tu Chính Hiến Pháp của Hiến Pháp Hoa Kỳ.

Điều 1:

“Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và yên cầu chính phủ sửa chữa những điều gây tranh chấp” .

Điều quan trọng của điều luật này nhằm bảo vệ các quyền tự do căn bản của công dân đôí vơí chính quyền các cấp của Tiểu Bang cũng như Liên Bang có thể thông qua các đạo luật nhằm giơí hạn các quyền tự do của người dân nói trên.

Có người cho rằng các quyền trên có tính cách gần như tuyệt đối. Nhưng thực ra chỉ là tương đối với việc hành sử giữa các tư nhân với nhau lý do vì tương quan dân sự.

Ngoài các Toà Án Hành Chánh xét xử sơ thẩm về những vi phạm nhân quyền, Các Toá Án thường của Tiểu Bang cũng như Các Toà Án Liêng Bang Hoa Kỳ đều xét xử những vi phạm nhân quyền tùy theo thẩm quyền và chưc năng của toà án quy định theo pháp luật.

Toà án chung thẩm là Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.

CANADA:

Năm 1976, Canada đã ký và công nhận 3 thoả ước quốc tế: Hiến Chương Quốc Tế về Nhân Quyền thông qua ngày 1976 của Liên Hiệp Quốc, mà khởi thủy là Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền ngày 10/12/1948, Công Ước Quốc Tế về những quyền dân sự và chính trị ban hành năm 1966 và Nguyên Tăc Hành Sử Tùy Tiện liên quan tới Công Ước Quốc Tế về những quyền dân sự và chính trị (1).

Trên phương diện Hiếp Pháp, Canada đã lồng trong Hiến Pháp của mình những quyền căn bản của công dân được mệnh danh là Hiến Chương Canada về Nhân Quyền.

Điều 3:

“Mọi người là chủ thể các quyền tự do căn bản như quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do phát biểu, tự do hội họp hòa bình và tự do lập hội”.

Điều quan trọng là Hiến Chương Canada về Nhân Quyền có giá tri vượt trội trên các Pháp Luật bình thường khác ngoại trư trường hợp một Bộ Luật mới minh thi một điều khoản biệt lệ NONOBSTANT hiến định cho phép.

Ví dụ Luật vế Biện Pháp Chiến Tranh năm 1970 cấm biểu tình nhằm chống lại bạo loạn vũ trang do các phần tử Cộng Sản Mac-Xít chủ động.

Trên phương diện định chế đẻ bảo đảm và thăng tiến các quyền tự do căn bản về nhân quyên, Quốc Hội Canada đã thông qua một Đạo Luật về Nhân Quyền (L.R.C.1985, ch. H-6) nhằm bổ túc các luật về nhân quyền và chi tiết hoá các hành vi vi phạm nhân quyền, các biện pháp thăng tiến và tạo bình đẳng trong xã hội.

Tại Canada có Toà Án Tài Phán có tên Ủy Ban Canada về Nhân Quyền, cũng như các Toà Án về Nhân Quyền và Tối Cao Pháp Viện là Toá Án cuối cùng để kiểm soát tính hợp hiến và hợp pháp của các luật lệ và các phán quyết các toà án cấp dưới.

Tại Các Tỉnh Bang Canada cũng có các luật về nhân quyền cũng như các cơ quan tài phán vế các vi phạm nhân quyền theo quy định lãnh vực thẩm quyên chuyên biệt của các Tỉnh Bang.

Ví dụ Tỉnh bang Québec có Hiến Chương Nhân quyền riêng ( Charte québécoise des droits et des libertés), Cơ Quan Bảo Vệ Công Dân ( Protecteur des ciyoyens) và Ủy Ban Nhân Quyền(Commission des droits et des libertés)

CỘNG ĐỒNG ÂU CHÂU

Các quốc gia trong Cộng Đồng Au Châu đã ký một thỏa ước có tên Thoả Ước nhằm Tôn Trong Nhân Quyền Và Các Quyền Tự Do Căn Bản mà nguồn gôc căn bản là Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền ngày 10/12/1948, đồng thời thiết lập một Toà án Âu Châu Về Nhân Quyền.

Điều 9 của Thoả Ước: tụ do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.

Điều 10: tự do phát biểu.

Điều 11: tự do hội họp và tự do lập hội.

Điều 19 thiết lập
Toà án Âu Châu Về Nhân Quyền có qui chế thường trưc.

Đặc biệt Toà Án có thẩm quyền xét xử các đơn kiện của cá nhân, hội đoàn hay của một nhóm người, nạn nhân của các vi phạm về nhân quyền đã được Thỏa Ước này công nhân. (Điều 34).

BẢN CHẤT PHÁP LÝ CỦA BẢN TUYÊN NGÔN PHỔ QUÁT VỀ NHÂN QUYỀN

Luật quốc tế, xa xưa trước đây được coi như một công việc nội bộ ( jus inter gentes) chỉ liên quan tới công dân một quốc gia, thì ngày nay trở thành luật toàn cầu mà trong đó những nguyên tắc áp dụng không những cho các quốc gia mà còn áp dụng cho các tổ chức quốc tế và các cá nhân.

Các nguyên tắc này dựa trên hai công ước: Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền ngày 10/12/1948 và Công Ước Quốc Tế về những quyền dân sự và chính trị năm 1966.

Liên Hiệp Quốc đã dùng các nguyên tắc trên để giải thích các điều khoản của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc liên quan tơí nhân quyền.

Ví dụ: trong thâp niên 70, Liên Hiệp Quốc đã dựa trên Bản Tuyên Ngôn để lên án Nam Mỹ ( apartheid) về kỳ thị chủng tộc.

Sau đó là các vụ truy tố các lãnh tụ cựu Tổng Thống Milosevic, và một số tướng lãnh trong vu thảm sát hàng ngàn dân thương tại Yougoslavie ( Tòa Án Hính Sự Quốc Tế Yougoslavie); Vụ Toá án Hình Sự Quốc Tế Rewanda xét xử tội diệt chủng; Vụ dẫn dộ và xét xử cựu TT Pinochet của xứ Argentina tại Anh rồi Y pha Nho (Espagne,); vụ tru tố các lãnh tụ Khe-Me đỏ của xứ Kampuchea (Cam Bốt) vv…

Do vâỵ những nguyên tắc và tiêu chuần về nhân quyền là phổ quát áp dụng cho mọi quốc gia trên thế giới, không phân biệt thể chế chính trị hay đặc thù văn hóa, xã hội.

Một quốc gia không thể viện cớ sự khác biệt về đặc thu văn hoá, xã hội để tự cho mình cái quyền miễn trừ việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.

Một nghiên cứu quốc tế có tên Worldwide Governance Indicator do Ngân Hàng Thế giới tài trợ kết luận rằng quyền tự do ngôn luận và các tiến trình kiểm chứng được rất có ảnh hưởng tối phẩm chất (quality) của nhà cai tri đất nước.

ĐỂ KẾT LUẬN, chúng tôi xin trích vài thông tin mới nhất ghi lại của Đài Tự Do Á Châu RFA về việc tôn trọng pháp luật và nhân quyền tại Việt Nam L(2)

- Bài diễn văn ngày 11 tháng chín của Bộ Trưởng Jack Straw, trong khi đề cập đến khái niệm “dân chủ,” “nhân quyền” và “quyền tự do công dân,” nói rằng ông “hy vọng là trong vòng bốn mươi năm nữa, Việt Nam có thể khẳng định vị trí trên trường quốc tế, trong vai trò một lực đẩy tiến bộ mang lại sự thay đổi xã hội cũng như phát triển kinh tế, dựa trên nền tảng luật pháp và tôn trọng nhân quyền. ;

- Trong khi đó, bản thăm dò của Tổ Chức Tư Vấn Các Rủi Ro Kinh Tế và Chính Trị, gọi tắt là PERC, xếp Việt Nam đứng kế cuối trong bảng xếp hạng các thể chế tư pháp khu vực Châu Á.

Nguyên do?

- Theo tạp chí The Economic Times, thì Tổ Chức PERC nói rằng đối với trường hợp Việt Nam và Trung Quốc, vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ 2 quốc gia này thiếu tự do chính trị; cụ thể là Đảng Cộng Sản ở cả 2 quốc gia này “nằm trên luật pháp.

- Cách đây không lâu, vụ 4 viên chức công ty PCI của Nhật Bản hối lộ cho một quan chức Việt Nam cũng đã đặt ra nhiều câu hỏi về Luật và khả năng thực thi Luật tại Việt Nam;

Vụ hối lộ này được phía Nhật Bản điều tra, bắt nguồn từ những nghi vấn xung quanh việc vi phạm luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản.

- Một luật sư hành nghề tại Việt Nam, là ông Nguyễn Vân Nam, nói rằng luật Việt Nam bất khả ứng dụng trong trường hợp này.

“Đạo luật thực sự có hiệu quả nhất để trị những hành vi này là luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Thế nhưng, luật Việt Nam, trong phần chống cạnh tranh không lành mạnh, lại không hề nêu hành động hối lộ hay tham nhũng như thế này như là hành động cạnh tranh không lành mạnh.”

- “Tôi làm việc tại Việt Nam năm 1997-1998, theo tôi được biết từ đó đến nay cũng không có thay đổi nhiều. Tôi nhận thấy chính phủ ban hành rất nhiều luật, nhưng vấn đề là họ không theo luật. Có luật mà không theo luật thì cũng như là không có luật.”
LS Nhân Vũ. Hết trích dẫn

- Việt nam bị xếp hạng thứ 168/173 về tự do báo chí (2007-2008) theo Tổ Chức Ký gỉa Không Biên Giới;

- Quốc Hội Âu Châu ra Nghị Quyết đòi Viện Nam phải thực thi nhân quyền;

- Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, ông KolBergman phản đối bản án dành cho hai nhà báo VN Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn văn Hải của báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên;

- Và việc mới đây việc hành xử vụng về và không có căn bản pháp luật của Chính Quyền Hà Nội đối với tu sĩ va giáo dân xứ Thái Hà liên quan tới khu bất đông sản số 178 Nguyễn Lương Băng cũng như việc cắt xén bài phát biển của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quanh Kiệt và xuyên tạc nhằm hạ uy tín và thanh danh của Ngài, đã làm cả cộng đồng thế giới ngỡ ngàng và gây nên phản ứng giận dữ giây chuyền trên khắp thế giớí.

Nhừng thông tin kể trên, chắc chắn là Chính Quyền Việt nam cũng như moị người Việt Nam không vui chút nào và còn cảm thấy bị xúc phạm ! ! !

Câu hỏi đặt ra là chúng ta có dám chấp nhận sự thật phũ phàng để tìm các phương thế ĐẠI ĐOÀN KẾT các thành phần dân tộc đế cùng nhau xây dựng mốt quốc gia văn minh phú cường, được thế giới nể trọng hay chúng ta vẫn giữ cách suy tư và cách hành xử cũ kỹ của những thập niên 50 thuộc thế kỷ 20, để áp dụng cho thế kỷ 21 !?

Notes: (1) Nguyên Tăc Hành Sử Tùy Tiện liên quan tới Công Ước Quốc Tế thông qua ngày 16/12/1966 về những quyền dân sự và chính trị, điều 2: Ngoại trừ qui định tại điều 1, các cá nhân cho răng mình là nạn nhân những vi phạm nào đó những quyền được ghi trong Thoả Ức này và sau khi đã dùng tất cả các tố quyền có sẵn nội địa, có thể thông báo bằng văn bản để Ủy Ban cứu xét.

(2) Trích Đài RFA ngày 21/9/2008