LM NGUYỄN VĂN VINH, TRƯỞNG HẠT VĂN HẠNH GP VINH TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Vinh, Chính xứ Văn Hạnh, Hạt trưởng Hạt Văn Hạnh ở Hà Tĩnh, thuộc Thành phố Hà Tĩnh, Địa phận Vinh. Linh mục Vinh mặc dầu còn trẻ nhưng rất năng nổ và nhiệt huyết. Chúng tôi được biết: Từ ngày xảy ra vụ Thái Hà và Tòa Khâm sứ xảy ra ở Hà Nội, Giáo xứ Văn Hạnh đã có nhiều hoạt động thiết thực để hiệp thông cùng giáo dân Hà Nội. Họ đã photo nhiều tài liệu về Thái Hà và Tòa Khâm sứ, bài phát biểu của TGM Giuse Ngô Quang Kiệt để phát cho người dân, kể cả các cán bộ vì nhà thờ nằm ngay trong khu vực tỉnh lỵ. Sau đây là bài phỏng vấn Linh mục Pet. Nguyễn Văn Vinh – Hạt trưởng Hạt Văn Hạnh, Giáo phận Vinh.
Trâm Oanh xin kính chào Linh mục Nguyễn Văn Vinh
Kính chào Quý thính giả.
Xin mời nghe cuộc phỏng vấn này
Kính thưa Cha, nguyên nhân nào giáo dân Giáo xứ Văn Hạnh đã liên tục về Hà Nội cũng như tổ chức cầu nguyện liên tục cho Giáo xứ Thái Hà ạ?
- Trước hết, tôi xin được giải bày là không chỉ có giáo dân chúng tôi về Hà Nội và cầu nguyện cho Thái Hà, mà chúng tôi chỉ hòa mình vào dòng người muôn nơi và lời cầu nguyện bất tận của người Công giáo, cách riêng tại Giáo phận Vinh chúng tôi cho công lý và hòa bình. Về nguyên nhân, mà nói đúng hơn là động lực là thế này:
Trước hết là sự hiệp thông của thân mình mầu nhiệm Chúa Kitô. Giáo dân Hà Nội và chúng tôi, đều là chi thể trong thân mình mầu nhiệm ấy.
Giáo phận Vinh của chúng tôi thuộc Giáo tỉnh Hà Nội, nên Đức Tổng Kiệt là người cha của chúng tôi và giáo dân Thái Hà là anh em gần của chúng tôi.
Thứ hai, chúng tôi muốn nói với anh chị em Thái Hà rằng, anh chị em ngoài đó không cô đơn, anh chị em luôn có chúng tôi bên cạnh dù xa cách về thể lý.
Sau nữa, chúng tôi muốn nói với mọi người rằng: Ở Thái Hà không phải là những kẻ xấu, những kẻ xâm hại an ninh quốc gia như các phương tiện truyền thông mô tả. Họ là những người tốt, những người đang đòi công lý, chúng tôi trân trọng họ. Họ là nạn nhân của bất công, chúng tôi cầu nguyện cho họ.
Thưa Cha, giáo dân tại đây đã hiệp thông với Thái Hà bằng cách photo rất nhiều tài liệu về Thái Hà và Tòa Khâm sứ, để phát cho người dân, kể cả cán bộ. Xin Cha nói rõ hơn về sự việc này.
- Sau khi nghe các phương tiện truyền thông mô tả một chiều về sự việc, nhất là cảo thuật cắt xén câu nói của Đức Tổng, bình luận cách ác ý với điệu bộ hằn học trên màn hình. Người giáo dân tốt lành thì hoang mang, lo lắng, người khô khan tỏ ra thất vọng, người lừng khừng tỏ vẻ nghi ngờ. Khắp nơi, xưởng thợ chợ búa, xe tàu, đồng ruộng, trường học đâu đâu người ta cũng bàn tán. Những người không có thiện cảm với đạo được dịp để chế giễu người công giáo, một số trường học và công sở xem ra có tư thế đề phòng và phân biệt đối với người công giáo…
Đứng trước tình thế này, người nhiệt tình với đạo đã can đảm khẳng định đức tin vào Thiên Chúa, khẳng định lòng kính trọng đối với Đức Tổng, sự thông cảm sâu sắc với bà con Thái Hà. Từ đó nảy sinh những cuộc đối thoại, có lúc tranh cãi khá gay gắt. Người giáo dân trở thành những nhà hộ giáo lúc nào không hay. Câu chuyện càng lan rộng càng gây thêm sự chú ý, có người vì thách thức, đố kỵ, có người vì tò mò, lại có người vì muốn tìm hiểu sự thật, nhất là xung quanh câu nói của Đức Tổng mà người công giáo cho là bị cắt xén ác ý.
Vấn đề đặt ra là “nói có sách, mách có chứng”. Thế là không ai bảo ai, người giáo dân tự động photo tài liệu mang theo mình để phòng thân. Người đi chợ, người đi tàu xe đường xa, người đến xưởng… đều thủ tài liệu. Thậm chí có những em học sinh còn mang theo bài nói của Đức Tổng đến trường, phòng khi bạn bè hỏi thì có mà trả lời. Lại có những người làm công việc nhà nước, chỗ bạn bè với nhau người ta vẫn trao cho nhau bài nói của Đức Tổng để xem cho biết.
Thưa Cha, báo chí Hải ngoại có cho rằng: Thái độ làm chứng cho công lý của Cha và giáo dân thuộc Giáo xứ Văn Hạnh rất là tuyệt vời, Cha nghĩ sao về nhận định trên?
- Tôi xin cảm ơn về những ý nghĩ tốt đẹp nói trên, nhưng chúng tôi không dám nhận lời khen đó cho riêng mình, vì chúng tôi chỉ là “những đầy tớ vô dụng”, chúng tôi chỉ làm việc bổn phận mà thôi. Hơn nữa là vì biết mà không làm chứng cho sự thật là đồng lõa với sự dối trá.
Chính Chúa Giêsu đã dạy: “Điều Thầy nói với các con lúc đêm hôm, hãy nói ra giữa ban ngày. Điều các con nghe rỉ tai, hãy lên mái nhà mà rao giảng”. Vả lại, sự làm chứng đó không chỉ có ở xứ tôi, mà đó là sự hiệp thông sâu rộng và mạnh mẽ gần như khắp nơi trong Giáo phận và tôi nghĩ rằng các nơi khác cũng thế.
Vẫn theo VietCatholic chủ nhật ngày 21/9.2008 thì ngày 21/9/2008, UBND TP Hà Nội đã có công văn số 1370 v/v cảnh cáo Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt. Trong công văn cảnh cáo này đã viết: 1- Dừng ngay các hành vi vi phạm pháp luật, nếu không sẽ bị xử lý theo các quy định của luật, đồng thời có trách nhiệm vận động các giáo sỹ, giáo dân chấp hành các quy định của pháp luật, không được tổ chức các hoạt động tôn giáo trái phép, khẩn trương di chuyển tượng, Thánh giá về đúng nơi thờ tự. 2- Không được tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền với nội dung xuyên tạc kích động lợi dụng lôi kéo giáo sỹ, giáo dân vào các hoạt động vi phạm pháp luật. Xin Cha chia sẻ cảm nghĩ của Cha về lời cảnh cáo trên
- Theo tôi nghĩ thì lời cảnh cáo này có tính cách áp đặt, bất công và không có giá trị. Vì thực ra, để đạt được mục đích nói trên, người ta đã dùng bạo lực, kể cả thủ đoạn khủng bố và bàn tay bẩn thỉu của bọn lưu manh, côn đồ chứ không có một quy trình pháp luật nào cả. Trong khi đó, Đức Tổng Giám mục và giáo dân Hà Nội đã không phải thi hành hay bị xử lý theo quy trình pháp luật nào cả, họ chỉ là nạn nhân của bạo lực và khủng bố mà thôi.
Thưa Cha, cũng trong lời phát biểu trước UBND TP Hà Nội, Đức TGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt đã nói: “Trước hết ông chủ tịch có nói rằng: Uỷ ban nhân dân TP đã tạo rất là nhiều điều kiện cho Giáo Hội Công Giáo trong những năm qua nhất là dịp Lễ Noel… chúng ta phải công nhận trong những năm gần đây có nhiều điều kiện, thế tuy nhiên khi như thế, khi nói tạo điều kiện vẫn còn mang cái tâm lý xin cho: tức là cái này là ân huệ tôi ban cho anh đó. Nhưng mà cái tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho”. Cha nghĩ sao về lời tuyên bố trên của Đức TGM Hà Nội?
- Lời tuyên bố này thẳng thắn, có phần gây khó chịu hàm chứa những rủi ro nhưng lại hoàn toàn xác đáng. Quả thật, lời tuyên bố này thẳng thắn, từ trước đến giờ chưa ai dám tuyên bố cách công khai trước nhà cầm quyền trong giai đoạn “nhạy cảm” như thế cả. Tuyên bố kiểu này gây khó chịu, vì người ta không thích nghe như thế. Vì khó chịu nên dẫn tới những rủi ro bởi người ta có thể nâng quan điểm hoặc tìm cớ bắt chẹt cách nọ, cách kia.
Tuy nhiên, người phát ngôn tuyên bố này là người quả cảm, đã dám nói, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Xác đáng, vì quyền tự do tôn giáo là quyền tự nhiên, nghĩa là con người sinh ra đã có quyền đó rồi chứ không ai ban cho cả. Người ban chính là Thượng đế, người theo đạo nào, là quyền của người ta. Ai không theo bất kỳ đạo nào là đã không sử dụng quyền đó, chứ không ai tước mất của họ cả.
Hiến pháp Việt Nam cũng công nhận quyền tự do tín ngưỡng (Điều 70) mà một khi tôn giáo đã được công nhận thì phải có các điều kiện và môi trường thuận lợi để các tín đồ hành đạo. Nhà nước của dân, do dân vì dân có bổn phận tạo nên điều kiện này cũng như muôn mặt khác của đời sống cả xã hội. Nó cũng góp phần tạo nên sự thịnh vượng chung của quốc gia cũng như toàn thể nhân loại.
Thưa Cha, trong một diễn tiến chưa bao giờ xảy ra, hôm 15/10/2008, UBND TP Hà Nội mời họp và thông báo với đại diện với ngoại giao các nước tại Việt Nam rằng: “sẽ đề nghị thuyên chuyển Đức TGM Ngô Quang Kiệt ra khỏi Giáo phận Hà Nội, xin Cha chia sẻ cảm nghĩ về sự việc này.
- Thông thường, việc bổ nhiệm và thuyên chuyển Giám mục là việc của Tòa Thánh. Ở Việt Nam chúng ta, xem ra chưa có được quyền thông thường ấy dẫn đến mỗi lần phái đoàn Tòa Thánh sang Việt Nam có trao đổi về vấn đề này. Như thế, nếu Tòa Thánh có trao đổi, thì trao đổi với Chính phủ Việt Nam chứ không trao đổi với chính quyền TP Hà Nội.
Việc UBND TP Hà Nội đề nghị thuyên chuyển Đức Tổng, là sự can thiệp cách thô bạo, sống sượng và không đáng có vào công việc nội bộ của Giáo hội. Như ông Nguyễn Thế Thảo nói là vì “ông Ngô Quang Kiệt mất uy tín”? Tôi nghĩ rằng lý do này không thuyết phục. Chúng tôi là người có đạo, chúng tôi biết rõ vị chủ chăn của mình hơn ông ấy. Vả lại, ông Nguyễn Thế Thảo đề nghị, thì tôi không biết là đề nghị với ai? Tôi nghĩ rằng Tòa Thánh không có chức năng tiếp nhận hồ sơ này.
Con xin cảm ơn Cha về những lời chia sẻ trên. Câu hỏi tiếp theo là Hội Đồng Giám mục Việt Nam vừa ra các văn bản về những vấn đề về Thái Hà và Tòa Khâm sứ với những quan điểm mạnh mẽ. Cha nghĩ sao về vấn đề này?
- Tôi nghĩ rằng, những văn bản đó, không chỉ nói riêng về Thái Hà và Tòa Khâm sứ mà con quan tâm đến lợi ích và sự thịnh vượng chung của cả dân tộc trước mắt và lâu dài. Vấn đề nổi cộm là quyền tư hữu không được tôn trọng, cộng thêm nạn tham nhũng và hối lộ là vấn đề nhức nhối liên quan đến vô số con người và là nỗi oan khiên cho không biết bao nhiêu thân phận con người thấp cổ bé miệng không thể cất lên tiếng nói trong xã hội, vấn đề đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, dùng đối thoại thay cho bạo lực là vấn đề trăm họ mong chờ chứ không riêng người Công giáo.
Các văn bản này, vừa phát huy truyền thống về giáo thuyết xã hội của Hội Thánh, vừa đáp ứng nhu cầu cấp bách hiện tại. Vì phải làm chứng cho chân lý trong bối cảnh khẩn trương, dồn dập và trong bầu khí căng thẳng, lại vì tầm mức quan trọng của vấn đề, nên lời lẽ có phần thẳng thắn và dứt khoát. Sứ điệp rõ ràng được gửi gắm trong tinh thần đối thoại cởi mở và thẳng thắn.
Thưa Cha, cũng trong buổi tiếp và làm việc với các đại sứ, phó đại sứ và trưởng đại diện của Đoàn ngoại giao tại TPHN vào ngày 15/10/2008. Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TPHN đã nói: “nguyên nhân chính của các vụ việc tại 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng là do một số giáo sỹ mà đứng đầu là Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đã lợi dụng hoạt động tôn giáo, lợi dụng đức tin và sự thiếu hiểu biết của một số giáo dân, cố tình vi phạm pháp luật; đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc và của giáo hội. Những giáo sỹ này đã làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chính quyền Thành phố với Tòa Tổng giám mục cũng như Nhà thờ Thái Hà, ảnh hưởng đến hình ảnh của công giáo trong lòng nhân dân Thủ đô và cả nước”. Cha nghĩ sao về lời tuyên bố trên của ông Nguyễn Thế Thảo?
- Đây lại là một tuyên bố định sẵn trong đường lối chủ trương chính sách. Ông Nguyễn Thế Thảo không bao giờ muốn đặt vấn đề kiểu khác, mặt khác ông cũng không có khả năng nói khác đi được.
Ông Chủ tịch vẫn cho rằng Đức Tổng, các giáo sỹ và Giáo dân Thái Hà vi phạm pháp luật và từ chỗ vi phạm pháp luật này kéo theo nhiều hậu quả xấu cho lợi ích quốc gia là đoàn kết dân tộc. Trong khi chúng tôi xác tín rằng việc cầu nguyện bất bạo động không phải là phạm pháp. Vì đất của nhà thờ, chưa có văn bản nào đúng pháp luật nào cho thấy đất đó đã trở thành của nhà nước thì đất vẫn là của nhà thờ, cho nên việc xây cất trên đó là trái phép. Vậy thì việc quy kết giáo dân là phá hoại tài sản XHCN khi họ xô đổ bức tường xây trên đất của họ là vô lý và bất công.
Cho đến nay, người ta vẫn chưa đưa những người đang bị giam ra xét xử trước tòa công khai vì tội phá hoại tài sản, thì tôi e rằng những lời quy kết của ông Chủ tịch nhắm vào Đức Tổng và các giáo sỹ khó lòng thuyết phục được ai. Vậy thì nguyên nhân chính của các vụ việc không phải là do các giáo sỹ đứng đầu là TGM Ngô Quang Kiệt, mà đến từ những người không tôn trọng quyền lợi chính đáng của người dân và là hậu quả của bạo lực.
Kính thưa Cha, Cha Đaminh Nguyễn Văn Kinh trong bài giảng lễ đám tang của Đức Cha Giuse Nguyễn Quang Tuyến ngày 25/9/2006, có viết: “Tôi muốn làm viên gạch dưới tầng sâu/ Làm chất đốt cho cuộc đời ấm lửa/ Làm phân bón cho cây đời tươi nhựa/ Trĩu quả vàng bát ngát những mùa sau”. Xin Cha chia sẻ những cảm nghĩ của Cha về bài giảng này.
- Mấy câu thơ trong bài giảng này nói lên tinh thần hy sinh tự hủy theo gương Chúa Giêsu “Hạt lúa mì khi rơi xuống đất, nếu không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó thối đi, thì nó sẽ sinh nhiều bông hạt”. Ngài đã tự hủy ra không để cứu độ muôn người. Thánh Inhaxiô Antiokia đã thấm nhuần bài học này khi tự nguyện: “Tôi là hạt lúa mì của Thiên Chúa, và sẽ được nanh thú dữ nghiền nát để trở thành tấm bánh tinh tuyền của Đức Kitô”.
Hy sinh tự hủy, nhưng hi vọng cũng tràn trề, “Họ ra đi khi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo, lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng”. Điều quan trọng là người mục tử cũng như giáo dân phải biết vượt qua những giới hạn của chính mình để nhận ra sứ mạng cao cả mà Nước Trời giao phó để sống, để cống hiến và phụng sự chân lý, hầu để lại hoa trái tốt tươi cho đời.
Ngày nay, chúng ta đang được xem các tấm gương, cũng là dấu chỉ của thời đại.
Thưa Cha, những chuyện xảy ra ở Tòa Khâm sứ cũ 42 Nhà Chung và Giáo xứ Thái Hà 178 Nguyễn Lương Bằng Hà Nội, đến nay vẫn là đề tài nóng bỏng được nhiều người dân, nhất là giáo dân Công giáo quốc nội cũng như hải ngoại hết sức quan tâm. Trâm Oanh nghĩ: Một giáo xứ như giáo xứ Văn Hạnh ở Hà Tĩnh, rất thân thương bình dị về một niềm tin, về một tinh thần Hiệp thông, gắn bó vô cùng sâu sắc với Giáo Hội, với tất cả những con người thống khổ. Trâm Oanh xin cảm ơn Linh mục Nguyễn Văn Vinh, Chính xứ Văn Hạnh, Hạt trưởng Hạt Văn Hạnh, Địa phận Vinh đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn ngày hôm nay. Trước khi kết thúc, xin Cha giới thiệu với bà con quốc nội cũng như hải ngoại vài nét về giáo dân Giáo xứ Văn Hạnh và những chia sẻ của Cha với bà con Công giáo trên toàn thế giới.
- Kính thưa anh chị em, Giáo hạt Văn Hạnh chúng tôi gồm gần 40.000 giáo dân, có 11 giáo xứ. Riêng giáo xứ Văn Hạnh chúng tôi có gần 4.000 giáo dân. Giáo xứ chúng tôi trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh, địa bàn này mới được nhập vào Thành phố cách đây vài năm. Người dân vẫn làm ruộng, một số làm nghề buôn bán, một số làm thợ… nhìn chung cũng có khá nhiều ngành nghề. Cuộc sống bà con cũng đang còn nhiều vất vả, nhất là những bà con đông con, có thu nhập thấp. Việc học hành ngày càng trở nên gánh nặng. Tuy nhiên bà con cũng rất lạc quan, tin tưởng, cậy trông vào Chúa và có tinh thần xây dựng Giáo hội rất cao cả. Đặc biệt, thời gian vừa rồi, bà con luôn lo lắng, hướng về Đức Tổng Giám mục, cầu nguyện cho Ngài, hướng về những người anh em em gần ở Giáo xứ Thái Hà để cầu nguyện. Việc cầu nguyện của chúng tôi bây giờ theo hướng dẫn của bề trên Địa phận cũng như hướng dẫn của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Không chỉ cầu nguyện cho giáo dân Thái Hà và Đức Tổng, mà cầu nguyện cho Hòa Bình, Công lý nói chung, cho mọi người dân được hưởng nền hòa bình, tự do đích thực. Để được như thế, xin Chúa cho các nhà cầm quyền được sáng suốt, để nhận định, để phân biệt đâu là lợi ích quốc gia đích thực, đâu là lợi ích của cá nhân, của phe nhóm, để mọi người can đảm nhìn thẳng vào sự thật để đối thoại, để nước nhà được hòa bình, thình vượng, cho nhân dân trăm họ được hạnh phúc.
Chúng tôi vẫn luôn luôn lo lắng theo dõi quan sát tình hình, nhất là mấy hôm nay được tin mấy giáo dân Thái Hà có thể bị truy tố về tội gây rối trật tự công cộng. Chúng tôi biết rằng, đó là những người anh em của chúng tôi và là những chứng nhân cho đức tin, cho sự thật. Chúng tôi xin anh chị em, tất cả mọi người cầu nguyện, để những anh chị em đó được vững mạnh, giữ vững đức tin, giữ vững lập trường, đồng thời cho Công lý được sáng tỏ. Xin chúc quý thính giả bình an. Xin cảm ơn.
Xin cảm ơn Linh mục Nguyễn Văn Vinh, Chính xứ Văn Hạnh, Hạt trưởng Hạt Văn Hạnh, Địa phận Vinh đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn hôm nay. Thay mặt Vietnamexodus Trâm Oanh xin gửi tới linh mục lời chúc sức khỏe chân thành nhất. Xin kính chào Linh mục.
Ghi chú: Linh mục Pet. Nguyễn Văn Vinh, sinh năm 1966 tại xứ Kẻ Gai. Thụ phong Linh mục năm 1999.
Hiện là chính xứ Văn Hạnh, Hạt trưởng Hạt Văn Hạnh, giáo phận Vinh. Trưởng ban Tình thương Giáo phận Vinh.
(Nguồn: Trâm Oanh - Vietnamexodus thực hiện)
LM Nguyễn văn Vinh |
Trâm Oanh xin kính chào Linh mục Nguyễn Văn Vinh
Kính chào Quý thính giả.
Xin mời nghe cuộc phỏng vấn này
Kính thưa Cha, nguyên nhân nào giáo dân Giáo xứ Văn Hạnh đã liên tục về Hà Nội cũng như tổ chức cầu nguyện liên tục cho Giáo xứ Thái Hà ạ?
- Trước hết, tôi xin được giải bày là không chỉ có giáo dân chúng tôi về Hà Nội và cầu nguyện cho Thái Hà, mà chúng tôi chỉ hòa mình vào dòng người muôn nơi và lời cầu nguyện bất tận của người Công giáo, cách riêng tại Giáo phận Vinh chúng tôi cho công lý và hòa bình. Về nguyên nhân, mà nói đúng hơn là động lực là thế này:
Trước hết là sự hiệp thông của thân mình mầu nhiệm Chúa Kitô. Giáo dân Hà Nội và chúng tôi, đều là chi thể trong thân mình mầu nhiệm ấy.
Giáo phận Vinh của chúng tôi thuộc Giáo tỉnh Hà Nội, nên Đức Tổng Kiệt là người cha của chúng tôi và giáo dân Thái Hà là anh em gần của chúng tôi.
Thứ hai, chúng tôi muốn nói với anh chị em Thái Hà rằng, anh chị em ngoài đó không cô đơn, anh chị em luôn có chúng tôi bên cạnh dù xa cách về thể lý.
Sau nữa, chúng tôi muốn nói với mọi người rằng: Ở Thái Hà không phải là những kẻ xấu, những kẻ xâm hại an ninh quốc gia như các phương tiện truyền thông mô tả. Họ là những người tốt, những người đang đòi công lý, chúng tôi trân trọng họ. Họ là nạn nhân của bất công, chúng tôi cầu nguyện cho họ.
Thưa Cha, giáo dân tại đây đã hiệp thông với Thái Hà bằng cách photo rất nhiều tài liệu về Thái Hà và Tòa Khâm sứ, để phát cho người dân, kể cả cán bộ. Xin Cha nói rõ hơn về sự việc này.
- Sau khi nghe các phương tiện truyền thông mô tả một chiều về sự việc, nhất là cảo thuật cắt xén câu nói của Đức Tổng, bình luận cách ác ý với điệu bộ hằn học trên màn hình. Người giáo dân tốt lành thì hoang mang, lo lắng, người khô khan tỏ ra thất vọng, người lừng khừng tỏ vẻ nghi ngờ. Khắp nơi, xưởng thợ chợ búa, xe tàu, đồng ruộng, trường học đâu đâu người ta cũng bàn tán. Những người không có thiện cảm với đạo được dịp để chế giễu người công giáo, một số trường học và công sở xem ra có tư thế đề phòng và phân biệt đối với người công giáo…
Đứng trước tình thế này, người nhiệt tình với đạo đã can đảm khẳng định đức tin vào Thiên Chúa, khẳng định lòng kính trọng đối với Đức Tổng, sự thông cảm sâu sắc với bà con Thái Hà. Từ đó nảy sinh những cuộc đối thoại, có lúc tranh cãi khá gay gắt. Người giáo dân trở thành những nhà hộ giáo lúc nào không hay. Câu chuyện càng lan rộng càng gây thêm sự chú ý, có người vì thách thức, đố kỵ, có người vì tò mò, lại có người vì muốn tìm hiểu sự thật, nhất là xung quanh câu nói của Đức Tổng mà người công giáo cho là bị cắt xén ác ý.
Vấn đề đặt ra là “nói có sách, mách có chứng”. Thế là không ai bảo ai, người giáo dân tự động photo tài liệu mang theo mình để phòng thân. Người đi chợ, người đi tàu xe đường xa, người đến xưởng… đều thủ tài liệu. Thậm chí có những em học sinh còn mang theo bài nói của Đức Tổng đến trường, phòng khi bạn bè hỏi thì có mà trả lời. Lại có những người làm công việc nhà nước, chỗ bạn bè với nhau người ta vẫn trao cho nhau bài nói của Đức Tổng để xem cho biết.
Thưa Cha, báo chí Hải ngoại có cho rằng: Thái độ làm chứng cho công lý của Cha và giáo dân thuộc Giáo xứ Văn Hạnh rất là tuyệt vời, Cha nghĩ sao về nhận định trên?
Nhà thờ Văn Hạnh |
Chính Chúa Giêsu đã dạy: “Điều Thầy nói với các con lúc đêm hôm, hãy nói ra giữa ban ngày. Điều các con nghe rỉ tai, hãy lên mái nhà mà rao giảng”. Vả lại, sự làm chứng đó không chỉ có ở xứ tôi, mà đó là sự hiệp thông sâu rộng và mạnh mẽ gần như khắp nơi trong Giáo phận và tôi nghĩ rằng các nơi khác cũng thế.
Vẫn theo VietCatholic chủ nhật ngày 21/9.2008 thì ngày 21/9/2008, UBND TP Hà Nội đã có công văn số 1370 v/v cảnh cáo Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt. Trong công văn cảnh cáo này đã viết: 1- Dừng ngay các hành vi vi phạm pháp luật, nếu không sẽ bị xử lý theo các quy định của luật, đồng thời có trách nhiệm vận động các giáo sỹ, giáo dân chấp hành các quy định của pháp luật, không được tổ chức các hoạt động tôn giáo trái phép, khẩn trương di chuyển tượng, Thánh giá về đúng nơi thờ tự. 2- Không được tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền với nội dung xuyên tạc kích động lợi dụng lôi kéo giáo sỹ, giáo dân vào các hoạt động vi phạm pháp luật. Xin Cha chia sẻ cảm nghĩ của Cha về lời cảnh cáo trên
- Theo tôi nghĩ thì lời cảnh cáo này có tính cách áp đặt, bất công và không có giá trị. Vì thực ra, để đạt được mục đích nói trên, người ta đã dùng bạo lực, kể cả thủ đoạn khủng bố và bàn tay bẩn thỉu của bọn lưu manh, côn đồ chứ không có một quy trình pháp luật nào cả. Trong khi đó, Đức Tổng Giám mục và giáo dân Hà Nội đã không phải thi hành hay bị xử lý theo quy trình pháp luật nào cả, họ chỉ là nạn nhân của bạo lực và khủng bố mà thôi.
Thưa Cha, cũng trong lời phát biểu trước UBND TP Hà Nội, Đức TGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt đã nói: “Trước hết ông chủ tịch có nói rằng: Uỷ ban nhân dân TP đã tạo rất là nhiều điều kiện cho Giáo Hội Công Giáo trong những năm qua nhất là dịp Lễ Noel… chúng ta phải công nhận trong những năm gần đây có nhiều điều kiện, thế tuy nhiên khi như thế, khi nói tạo điều kiện vẫn còn mang cái tâm lý xin cho: tức là cái này là ân huệ tôi ban cho anh đó. Nhưng mà cái tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho”. Cha nghĩ sao về lời tuyên bố trên của Đức TGM Hà Nội?
- Lời tuyên bố này thẳng thắn, có phần gây khó chịu hàm chứa những rủi ro nhưng lại hoàn toàn xác đáng. Quả thật, lời tuyên bố này thẳng thắn, từ trước đến giờ chưa ai dám tuyên bố cách công khai trước nhà cầm quyền trong giai đoạn “nhạy cảm” như thế cả. Tuyên bố kiểu này gây khó chịu, vì người ta không thích nghe như thế. Vì khó chịu nên dẫn tới những rủi ro bởi người ta có thể nâng quan điểm hoặc tìm cớ bắt chẹt cách nọ, cách kia.
Tuy nhiên, người phát ngôn tuyên bố này là người quả cảm, đã dám nói, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Xác đáng, vì quyền tự do tôn giáo là quyền tự nhiên, nghĩa là con người sinh ra đã có quyền đó rồi chứ không ai ban cho cả. Người ban chính là Thượng đế, người theo đạo nào, là quyền của người ta. Ai không theo bất kỳ đạo nào là đã không sử dụng quyền đó, chứ không ai tước mất của họ cả.
Hiến pháp Việt Nam cũng công nhận quyền tự do tín ngưỡng (Điều 70) mà một khi tôn giáo đã được công nhận thì phải có các điều kiện và môi trường thuận lợi để các tín đồ hành đạo. Nhà nước của dân, do dân vì dân có bổn phận tạo nên điều kiện này cũng như muôn mặt khác của đời sống cả xã hội. Nó cũng góp phần tạo nên sự thịnh vượng chung của quốc gia cũng như toàn thể nhân loại.
Thưa Cha, trong một diễn tiến chưa bao giờ xảy ra, hôm 15/10/2008, UBND TP Hà Nội mời họp và thông báo với đại diện với ngoại giao các nước tại Việt Nam rằng: “sẽ đề nghị thuyên chuyển Đức TGM Ngô Quang Kiệt ra khỏi Giáo phận Hà Nội, xin Cha chia sẻ cảm nghĩ về sự việc này.
- Thông thường, việc bổ nhiệm và thuyên chuyển Giám mục là việc của Tòa Thánh. Ở Việt Nam chúng ta, xem ra chưa có được quyền thông thường ấy dẫn đến mỗi lần phái đoàn Tòa Thánh sang Việt Nam có trao đổi về vấn đề này. Như thế, nếu Tòa Thánh có trao đổi, thì trao đổi với Chính phủ Việt Nam chứ không trao đổi với chính quyền TP Hà Nội.
Việc UBND TP Hà Nội đề nghị thuyên chuyển Đức Tổng, là sự can thiệp cách thô bạo, sống sượng và không đáng có vào công việc nội bộ của Giáo hội. Như ông Nguyễn Thế Thảo nói là vì “ông Ngô Quang Kiệt mất uy tín”? Tôi nghĩ rằng lý do này không thuyết phục. Chúng tôi là người có đạo, chúng tôi biết rõ vị chủ chăn của mình hơn ông ấy. Vả lại, ông Nguyễn Thế Thảo đề nghị, thì tôi không biết là đề nghị với ai? Tôi nghĩ rằng Tòa Thánh không có chức năng tiếp nhận hồ sơ này.
Con xin cảm ơn Cha về những lời chia sẻ trên. Câu hỏi tiếp theo là Hội Đồng Giám mục Việt Nam vừa ra các văn bản về những vấn đề về Thái Hà và Tòa Khâm sứ với những quan điểm mạnh mẽ. Cha nghĩ sao về vấn đề này?
Các Hội đoàn giáo xứ Văn Hạnh |
Các văn bản này, vừa phát huy truyền thống về giáo thuyết xã hội của Hội Thánh, vừa đáp ứng nhu cầu cấp bách hiện tại. Vì phải làm chứng cho chân lý trong bối cảnh khẩn trương, dồn dập và trong bầu khí căng thẳng, lại vì tầm mức quan trọng của vấn đề, nên lời lẽ có phần thẳng thắn và dứt khoát. Sứ điệp rõ ràng được gửi gắm trong tinh thần đối thoại cởi mở và thẳng thắn.
Thưa Cha, cũng trong buổi tiếp và làm việc với các đại sứ, phó đại sứ và trưởng đại diện của Đoàn ngoại giao tại TPHN vào ngày 15/10/2008. Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TPHN đã nói: “nguyên nhân chính của các vụ việc tại 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng là do một số giáo sỹ mà đứng đầu là Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đã lợi dụng hoạt động tôn giáo, lợi dụng đức tin và sự thiếu hiểu biết của một số giáo dân, cố tình vi phạm pháp luật; đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc và của giáo hội. Những giáo sỹ này đã làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chính quyền Thành phố với Tòa Tổng giám mục cũng như Nhà thờ Thái Hà, ảnh hưởng đến hình ảnh của công giáo trong lòng nhân dân Thủ đô và cả nước”. Cha nghĩ sao về lời tuyên bố trên của ông Nguyễn Thế Thảo?
- Đây lại là một tuyên bố định sẵn trong đường lối chủ trương chính sách. Ông Nguyễn Thế Thảo không bao giờ muốn đặt vấn đề kiểu khác, mặt khác ông cũng không có khả năng nói khác đi được.
Ông Chủ tịch vẫn cho rằng Đức Tổng, các giáo sỹ và Giáo dân Thái Hà vi phạm pháp luật và từ chỗ vi phạm pháp luật này kéo theo nhiều hậu quả xấu cho lợi ích quốc gia là đoàn kết dân tộc. Trong khi chúng tôi xác tín rằng việc cầu nguyện bất bạo động không phải là phạm pháp. Vì đất của nhà thờ, chưa có văn bản nào đúng pháp luật nào cho thấy đất đó đã trở thành của nhà nước thì đất vẫn là của nhà thờ, cho nên việc xây cất trên đó là trái phép. Vậy thì việc quy kết giáo dân là phá hoại tài sản XHCN khi họ xô đổ bức tường xây trên đất của họ là vô lý và bất công.
Cho đến nay, người ta vẫn chưa đưa những người đang bị giam ra xét xử trước tòa công khai vì tội phá hoại tài sản, thì tôi e rằng những lời quy kết của ông Chủ tịch nhắm vào Đức Tổng và các giáo sỹ khó lòng thuyết phục được ai. Vậy thì nguyên nhân chính của các vụ việc không phải là do các giáo sỹ đứng đầu là TGM Ngô Quang Kiệt, mà đến từ những người không tôn trọng quyền lợi chính đáng của người dân và là hậu quả của bạo lực.
Kính thưa Cha, Cha Đaminh Nguyễn Văn Kinh trong bài giảng lễ đám tang của Đức Cha Giuse Nguyễn Quang Tuyến ngày 25/9/2006, có viết: “Tôi muốn làm viên gạch dưới tầng sâu/ Làm chất đốt cho cuộc đời ấm lửa/ Làm phân bón cho cây đời tươi nhựa/ Trĩu quả vàng bát ngát những mùa sau”. Xin Cha chia sẻ những cảm nghĩ của Cha về bài giảng này.
- Mấy câu thơ trong bài giảng này nói lên tinh thần hy sinh tự hủy theo gương Chúa Giêsu “Hạt lúa mì khi rơi xuống đất, nếu không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó thối đi, thì nó sẽ sinh nhiều bông hạt”. Ngài đã tự hủy ra không để cứu độ muôn người. Thánh Inhaxiô Antiokia đã thấm nhuần bài học này khi tự nguyện: “Tôi là hạt lúa mì của Thiên Chúa, và sẽ được nanh thú dữ nghiền nát để trở thành tấm bánh tinh tuyền của Đức Kitô”.
Hy sinh tự hủy, nhưng hi vọng cũng tràn trề, “Họ ra đi khi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo, lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng”. Điều quan trọng là người mục tử cũng như giáo dân phải biết vượt qua những giới hạn của chính mình để nhận ra sứ mạng cao cả mà Nước Trời giao phó để sống, để cống hiến và phụng sự chân lý, hầu để lại hoa trái tốt tươi cho đời.
Ngày nay, chúng ta đang được xem các tấm gương, cũng là dấu chỉ của thời đại.
Thưa Cha, những chuyện xảy ra ở Tòa Khâm sứ cũ 42 Nhà Chung và Giáo xứ Thái Hà 178 Nguyễn Lương Bằng Hà Nội, đến nay vẫn là đề tài nóng bỏng được nhiều người dân, nhất là giáo dân Công giáo quốc nội cũng như hải ngoại hết sức quan tâm. Trâm Oanh nghĩ: Một giáo xứ như giáo xứ Văn Hạnh ở Hà Tĩnh, rất thân thương bình dị về một niềm tin, về một tinh thần Hiệp thông, gắn bó vô cùng sâu sắc với Giáo Hội, với tất cả những con người thống khổ. Trâm Oanh xin cảm ơn Linh mục Nguyễn Văn Vinh, Chính xứ Văn Hạnh, Hạt trưởng Hạt Văn Hạnh, Địa phận Vinh đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn ngày hôm nay. Trước khi kết thúc, xin Cha giới thiệu với bà con quốc nội cũng như hải ngoại vài nét về giáo dân Giáo xứ Văn Hạnh và những chia sẻ của Cha với bà con Công giáo trên toàn thế giới.
- Kính thưa anh chị em, Giáo hạt Văn Hạnh chúng tôi gồm gần 40.000 giáo dân, có 11 giáo xứ. Riêng giáo xứ Văn Hạnh chúng tôi có gần 4.000 giáo dân. Giáo xứ chúng tôi trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh, địa bàn này mới được nhập vào Thành phố cách đây vài năm. Người dân vẫn làm ruộng, một số làm nghề buôn bán, một số làm thợ… nhìn chung cũng có khá nhiều ngành nghề. Cuộc sống bà con cũng đang còn nhiều vất vả, nhất là những bà con đông con, có thu nhập thấp. Việc học hành ngày càng trở nên gánh nặng. Tuy nhiên bà con cũng rất lạc quan, tin tưởng, cậy trông vào Chúa và có tinh thần xây dựng Giáo hội rất cao cả. Đặc biệt, thời gian vừa rồi, bà con luôn lo lắng, hướng về Đức Tổng Giám mục, cầu nguyện cho Ngài, hướng về những người anh em em gần ở Giáo xứ Thái Hà để cầu nguyện. Việc cầu nguyện của chúng tôi bây giờ theo hướng dẫn của bề trên Địa phận cũng như hướng dẫn của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Không chỉ cầu nguyện cho giáo dân Thái Hà và Đức Tổng, mà cầu nguyện cho Hòa Bình, Công lý nói chung, cho mọi người dân được hưởng nền hòa bình, tự do đích thực. Để được như thế, xin Chúa cho các nhà cầm quyền được sáng suốt, để nhận định, để phân biệt đâu là lợi ích quốc gia đích thực, đâu là lợi ích của cá nhân, của phe nhóm, để mọi người can đảm nhìn thẳng vào sự thật để đối thoại, để nước nhà được hòa bình, thình vượng, cho nhân dân trăm họ được hạnh phúc.
Chúng tôi vẫn luôn luôn lo lắng theo dõi quan sát tình hình, nhất là mấy hôm nay được tin mấy giáo dân Thái Hà có thể bị truy tố về tội gây rối trật tự công cộng. Chúng tôi biết rằng, đó là những người anh em của chúng tôi và là những chứng nhân cho đức tin, cho sự thật. Chúng tôi xin anh chị em, tất cả mọi người cầu nguyện, để những anh chị em đó được vững mạnh, giữ vững đức tin, giữ vững lập trường, đồng thời cho Công lý được sáng tỏ. Xin chúc quý thính giả bình an. Xin cảm ơn.
Xin cảm ơn Linh mục Nguyễn Văn Vinh, Chính xứ Văn Hạnh, Hạt trưởng Hạt Văn Hạnh, Địa phận Vinh đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn hôm nay. Thay mặt Vietnamexodus Trâm Oanh xin gửi tới linh mục lời chúc sức khỏe chân thành nhất. Xin kính chào Linh mục.
Ghi chú: Linh mục Pet. Nguyễn Văn Vinh, sinh năm 1966 tại xứ Kẻ Gai. Thụ phong Linh mục năm 1999.
Hiện là chính xứ Văn Hạnh, Hạt trưởng Hạt Văn Hạnh, giáo phận Vinh. Trưởng ban Tình thương Giáo phận Vinh.
(Nguồn: Trâm Oanh - Vietnamexodus thực hiện)