Cả hai Tôn giáo loại bỏ sự Đàn áp và Tấn công

VATICAN 2/3, 2003 (Zenit.org).-Ủy ban Hỗn hợp của Ủy ban Thường trực Al-Azhar về việc đối thoại với các Tôn giáo Độc thần, và Hội đồng Giáo hoàng Đối thoại Liên Tôn giáo đã họp cuộc hợp hằng năm tại Cairo từ 24-25/2.

Đây là tuyên ngôn cuối cùng từ biến cố do ủy ban phổ biến

* * *

Ủy ban Hỗn hợp của Ủy banThường trực Al-Azhar về việc Đối thoại với các Tôn giáo Độc thần, và Hội đồng Giáo hoàng Đối thoại Liên Tôn giáo đã họp khóa họp hằng năm, năm nay được Al Azhar al- Sharif điều khiển, tại Cairo từ 24-25 February 2003 / 23-24 Dhu-l-Hijja, 1423.

1. Chủ đề chính để bàn cãi là hiện tượng khủng bố và trách nhiệm của các tôn giáo phải đương đầu trên vấn đề này. Nhấn mạnh đến những điểm sau đây:

--Những bản văn thánh trong cả hai tôn giáo phải được hiểu theo văn cảnh riêng của nó. Tách rời khỏi văn cảnh của chúng và xử dụng chúng để hợp pháp hóa sự bạo động là đi ngược lại tinh thần các tôn giáo chúng ta.

--Một mặt, phải chú ý phân biệt giữa những bản văn thánh và những huấn giáo của các tôn giáo chúng ta, mặt khác phải chú ý cách hành xử của số người theo tôn giáo khác. Nhiệm vụ các giáo quyền là cung cấp sự giải thích đích thực các bản văn thánh và nhờ vậy mới bảo tồn hình ảnh trung thực của mỗi tôn giáo.

--Vì tầm quan trọng phải hiểu đúng tôn giáo của người khác, nên đã đề nghị tổ chức những cuộc họp để so sách các tôn giáo do những giảng viên kinh nghiện trình bày theo văn cảnh của tôn giáo khác và cho phép một suy tư chung về huấn giáo của tôn giáo không phải của mình. Những cuộc họp như thế cũng là dịp để có những cuộc thảo luận chung.

2. Hoàn cảnh hiện nay bắt buộc Ủy Ban Hỗn Hợp phải suy nghĩ về những hậu quả do cuộc chiến đang đe dọa trên Iraq. Ủy ban lên án xử dụng chiến tranh như là một phương tiện giải quyết những cuộc xung đột giữa các quốc gia. Chiến tranh là một bằng chứng thất bại của con người. Chiến tranh kéo theo sự mất mát to lớn về nhân mạng, sự thiệt hại nặng nề cho những sinh kế cơ bản của con người, môi trường, sự di tản phần lớn các dân cư, và gây thêm sự sự bất ổn chính trị hơn nữa.

Trong những hoàn cảnh hiện nay có thêm một yếu tố nữa là gia tăng sự căng thẳng giữa những người Hồi Giáo và Kitô Giáo, đối với Kitô Giáo đó là sự đồng hóa sai lạc một số quyền lực phương Tây và đối với Hồi Giáo đó là sự đồng hóa Iraq.

Chúng tôi cực lực khẳng định phải tránh hai tiêu chuẩn đó. Hòa bình, không phân biệt khỏi công lý, đòi hỏi tuân theo tất cả những bắt buộc quốc tế. Nguyên lý này áp dụng một cách chung chung và do đó nó có thể áp dụng cho vụ xung đột giữa Israel-Palestine. Sự giải quyết vụ xung đột này sẽ góp phần vào sự giải quyết nhiều vấn đề nổi bật tạiTrung Đông .

Những thành phần Hồi giáo của Ủy Ban hoan nghênh chính sách rõ ràng và những cố gắng tích cực của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II vì hòa bình. Những thành phần Công giáo của Ủy Ban bày tỏ sự đánh giá cao về những nhà lãnh đạo tôn giáo Hồi giáo, gòm có Grand Imam, Sheikh al-Azhar M. Sayyid Tantawi, là những người đã lên tiếng nói uy quyền của mình để bênh vực hòa bình.

3. The Joint Committee was informed of the conference that was held in Vienna on the 3rd of July 2002, in which the Permanent Committee for Dialogue of al-Azhar suggested the preparation of a charter for interreligious dialogue. In this charter two points of fundamental importance for dialogue will be i) the rejection of generalizations when speaking of each other’s religions and communities, and ii) the ability to be self-critical. This proposal was welcomed by the Joint Committee.

3. Ủy ban Hỗn Hợp được thông báo về hội nghị đã diễn ra tại Vienna trong ngày 3/7/2002, theo đó Ủy ban Thường trực Đối thoại của al-Azhar gợi ý chuẩn bị một hiến chương về sự đối thoại liên tôn. Trong hiến chương này hai điểm quan trọng cơ bản để đối thoại sẽ là i) việc loại trừ những sự bao quát khi nói về những tôn giáo và cộng đồng của mỗi người khác, và ii) khả năng tự phê bình. Đề nghị này được Ủy ban Hỗn hợp hoan nghênh.