Sáng hôm 12/12/2008, Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh Vatican đã công bố Huấn thị của Thánh bộ Giáo lý Đức tin mang tên “Dignitas Personae” (Phẩm giá con người) về các vấn đề liên quan đến đạo đức sinh học. Huấn thị được công bố bằng các ngôn ngữ: Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và Ba Lan.
Tham dự cuộc họp báo có Đức Tổng Giám Mục Luis Francisco Ferrer Ladaria, Dòng Tên, Tổng Trưởng Thánh bộ Giáo lý Đức tin và Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự Sống; Giám Mục Elio Sgreccia, Chủ tịch danh dự của Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự Sống; và Giáo sư Maria Luisa Di Pietro, giáo sư trợ tá về đạo đức sinh học tại Trường Đại học Thánh Tâm, Rôma đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội "Khoa học và Sự sống".
Đức Tổng Giám Mục Ladaria khẳng định rằng huấn thị này là thành quả nghiên cứu mà Thánh bộ Giáo lý Đức tin thực hiện vào năm 2002 dựa trên các vấn đề mới về đạo đức sinh học với mục tiêu mang lại sự cập nhật cho huấn thị "Donum vitae" (Hồng ân Sự sống - 1987) của thánh bộ này. Tài liệu được Đức Giáo hoàng phê chuẩn "được hình thành theo thể thức huấn quyền thông thường của người kế vị Thánh Phêrô" và "là giáo huấn về tự nhiên ".
Huấn thị này "khuyến khích nghiên cứu y sinh học, vốn tôn trọng phẩm giá và sự sinh sản của tất cả mọi người... Đồng thời, không loại trừ các kỹ thuật y sinh học khác là trái đạo đức và có thể bị cáo buộc là chứa đựng nhiều điều cấm kỵ. Tuy nhiên, đối diện với cáo buộc có thể có này, thật cần thiết để nhấn mạnh rằng Giáo Hội cảm thấy có trách nhiệm nói thay những người không có tiếng nói".
Đức Tổng Giám Mục Fisichella lưu ý rằng tài liệu "cố gắng diễn tả theo quy tắc của Giáo Hội, về thẩm quyền đóng góp vào việc giáo dục lương tâm, không chỉ của các tín hữu, mà còn của những người lắng nghe những luận cứ được trình bày và tranh luận về chúng. Đây là một hình thức can dự như là sứ mệnh của Giáo Hội và không những cần được lắng nghe một cách chính đáng, mà còn rất cần thiết trong một xã hội đa nguyên, thế tục và dân chủ ".
Giáo sư Di Pietro lưu ý là trước khi khảo sát các vấn đề liên quan có trong tài liệu, chẳng hạn như các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, thụ tinh trong ống nghiệm, sự phôi thai và đông lạnh phôi và trứng, biến đổi phôi, và chẩn đoán trước cấy ghép thì "thật cần thiết để nhớ đến ba điều tốt lành căn bản ảnh hưởng đến mỗi quyết định”:
- Công nhận phẩm giá con người của mỗi con người từ khi thụ thai đến khi chết đi theo cách tự nhiên, với tính chất chủ quan hợp lý của quyền sống và tính toàn vẹn về thể lý.
- Tính duy nhất của hôn nhân, vốn mang trong nó sự tôn trọng lẫn nhau về quyền của các cặp vợ chồng trở thành cha mẹ duy chỉ thông qua người bạn đời của mình.
- Những giá trị đặc trưng của con người về tính dục "đòi hỏi rằng sự sinh sản một con người phải được khao khát như là hoa quả của hoạt động phối ngẫu trong tình yêu giữa vợ chồng".
Đức Giám Mục Sgreccia giới thiệu đến phần thứ ba của tài liệu nói đến các đề xuất mới về các liệu pháp có liên quan đến sự thao tác trên phôi mầm hay tính di truyền của con người: "Bản văn đưa ra được sự cần cần thiết ghi nhớ một phân biệt căn bản: theo lý thuyết, liệu pháp di truyền (gien) có thể được áp dụng đối với các tế bào thân (somatic cells) chữa bệnh một cách trực tiếp hoặc đối với các tế bào phôi mầm (germinal cells)". Nhưng liên quan đến các tế bào phôi mầm "không thể can thiệp khi không tồn tại một kỹ thuật an toàn", ngài nhấn mạnh, "bởi vì nó có thể đưa đến nguy cơ làm biến dạng gien di truyền kế thừa của thế hệ tương lai".
Cựu Chủ tịch của Hàn lâm viện Giáo hoàng về sự sống khẳng định rằng "sự phân biệt giữa sinh sản vô tính và chữa bệnh vô tính là không thể biện hộ được và vì thế cũng luôn luôn bao hàm sự sinh sản".
Tham dự cuộc họp báo có Đức Tổng Giám Mục Luis Francisco Ferrer Ladaria, Dòng Tên, Tổng Trưởng Thánh bộ Giáo lý Đức tin và Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự Sống; Giám Mục Elio Sgreccia, Chủ tịch danh dự của Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự Sống; và Giáo sư Maria Luisa Di Pietro, giáo sư trợ tá về đạo đức sinh học tại Trường Đại học Thánh Tâm, Rôma đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội "Khoa học và Sự sống".
Đức Tổng Giám Mục Ladaria khẳng định rằng huấn thị này là thành quả nghiên cứu mà Thánh bộ Giáo lý Đức tin thực hiện vào năm 2002 dựa trên các vấn đề mới về đạo đức sinh học với mục tiêu mang lại sự cập nhật cho huấn thị "Donum vitae" (Hồng ân Sự sống - 1987) của thánh bộ này. Tài liệu được Đức Giáo hoàng phê chuẩn "được hình thành theo thể thức huấn quyền thông thường của người kế vị Thánh Phêrô" và "là giáo huấn về tự nhiên ".
Huấn thị này "khuyến khích nghiên cứu y sinh học, vốn tôn trọng phẩm giá và sự sinh sản của tất cả mọi người... Đồng thời, không loại trừ các kỹ thuật y sinh học khác là trái đạo đức và có thể bị cáo buộc là chứa đựng nhiều điều cấm kỵ. Tuy nhiên, đối diện với cáo buộc có thể có này, thật cần thiết để nhấn mạnh rằng Giáo Hội cảm thấy có trách nhiệm nói thay những người không có tiếng nói".
Đức Tổng Giám Mục Fisichella lưu ý rằng tài liệu "cố gắng diễn tả theo quy tắc của Giáo Hội, về thẩm quyền đóng góp vào việc giáo dục lương tâm, không chỉ của các tín hữu, mà còn của những người lắng nghe những luận cứ được trình bày và tranh luận về chúng. Đây là một hình thức can dự như là sứ mệnh của Giáo Hội và không những cần được lắng nghe một cách chính đáng, mà còn rất cần thiết trong một xã hội đa nguyên, thế tục và dân chủ ".
Giáo sư Di Pietro lưu ý là trước khi khảo sát các vấn đề liên quan có trong tài liệu, chẳng hạn như các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, thụ tinh trong ống nghiệm, sự phôi thai và đông lạnh phôi và trứng, biến đổi phôi, và chẩn đoán trước cấy ghép thì "thật cần thiết để nhớ đến ba điều tốt lành căn bản ảnh hưởng đến mỗi quyết định”:
- Công nhận phẩm giá con người của mỗi con người từ khi thụ thai đến khi chết đi theo cách tự nhiên, với tính chất chủ quan hợp lý của quyền sống và tính toàn vẹn về thể lý.
- Tính duy nhất của hôn nhân, vốn mang trong nó sự tôn trọng lẫn nhau về quyền của các cặp vợ chồng trở thành cha mẹ duy chỉ thông qua người bạn đời của mình.
- Những giá trị đặc trưng của con người về tính dục "đòi hỏi rằng sự sinh sản một con người phải được khao khát như là hoa quả của hoạt động phối ngẫu trong tình yêu giữa vợ chồng".
Đức Giám Mục Sgreccia giới thiệu đến phần thứ ba của tài liệu nói đến các đề xuất mới về các liệu pháp có liên quan đến sự thao tác trên phôi mầm hay tính di truyền của con người: "Bản văn đưa ra được sự cần cần thiết ghi nhớ một phân biệt căn bản: theo lý thuyết, liệu pháp di truyền (gien) có thể được áp dụng đối với các tế bào thân (somatic cells) chữa bệnh một cách trực tiếp hoặc đối với các tế bào phôi mầm (germinal cells)". Nhưng liên quan đến các tế bào phôi mầm "không thể can thiệp khi không tồn tại một kỹ thuật an toàn", ngài nhấn mạnh, "bởi vì nó có thể đưa đến nguy cơ làm biến dạng gien di truyền kế thừa của thế hệ tương lai".
Cựu Chủ tịch của Hàn lâm viện Giáo hoàng về sự sống khẳng định rằng "sự phân biệt giữa sinh sản vô tính và chữa bệnh vô tính là không thể biện hộ được và vì thế cũng luôn luôn bao hàm sự sinh sản".