Vụ Thái Hà là khúc quanh biến chuyển của con đường Dân Oan Việt Nam nói chung. Con đường mà nơi đến là hố sâu đang chờ chế độ đang cầm quyền là CS Hà nội. CS Hà nội biết, chớ không phải không. Nên Thủ Tướng Việt Cộng mới đây đã vừa đánh vừa xoa qua lời tuyên bố và qua thông tư sẽ không trả lại đất đai đã tiếp thu, nếu đạo nào có nhu cầu sẽ cất đất mới.

Lịnh của Thủ Tướng sẽ thành lạc vì đặc quyền đặc lợi của địa phương như ở Trung Cộng.

Chính chế độ CS Hà nội - chớ không ai vào đó cả - chính CS Hà nội đã đưa người dân Việt lương cũng như giáo vào cái thế xô đẩy chế độ CS vào hố sâu chôn chế độ. CS Hà nội đã tạo bế tắc cho Dân Oan trong việc khiếu kiện đòi lại đất đai bị tịch thu, trưng thu trả giá rẻ mạt như giựt. Một cuộc khiếu kiện của quần chúng nhân dân nghèo, của các tôn giáo không chấp nhận sự điều khiển của CS. Một cuộc khiếu kiện có tính toàn dân, có tính tập thể mà nhà cầm quyền CS định để lâu hoá bùn. Trên trung ương đùa xuống dưới địa phương và dưới địa phương đẩy lên trên trung ương, nhưng hàng mấy chục năm trời mà không nơi nào giải quyết cả. Mà giải quyết làm sao được vì đó là cái bịnh chánh trị của tổ tông, của chủ nghĩa CS chủ trương đất đai là "công sản" mà ông chủ là Đảng CS và ngưòi cọp rằng là Nhà Nước CS Hà nội. Thêm vào đó CS chuyển sang kinh tế thị trường mà "tư sản" là căn bản và tư bản ngoại quốc cần mặt bằng khi dân số tăng gia lên 86 triệu, nên đất đai trở nên quí hiếm. Qui luật của cuộc sống là cùng tắc biến, biến tăc thông, thông tắc cữu. Mà tầng lớp nhân dân bị trị biến, thông và cữu thì Đảng Nhà Nước CS thống trị phải trụ và diệt.

Trở lại con đường Dân Oan. Về khiếu kiện coi vậy chớ thời quân chủ đỡ hơn thời CS Hà nội. Quân chủ không có dân chủ, nhưng minh quân thấy xa, và thương dân, yêu nước vì chính giòng họ lập ra triều đại. Nên minh quân dành một chỗ cho người dân xì bất mãn, cho phép thần dân phản đối trực tiếp tại triều đình, đánh trống động thiên đình để bày tỏ bất bình hay tố cáo tham quan ô lại với vua, cho vua xử. Vua không ngần ngại giáng chức, đánh đòn quần thần sai phạm

Thời CS thì mị dân, nói mà không làm, chẳng những không làm mà dùa đẩy người khiếu kiện vào thế bế tắc và bị trả thù. CS cho người dân có quyền "kiến nghị", khiếu kiện nhưng chỉ giải quyết có lệ bằng cách "di lý" về cho địa phương xem xét. Đi thưa cán bộ đảng viên cầm quyền sai phạm ở địa phương trong đảng ủy và ủy ban hành chánh mà đưa về địa phương giải quyết thì huyện binh huyện, phủ binh phủ khó mà tránh. Người đi thưa gởi sẽ thành nạn nhân lần thứ hai sau khi bị mất đất, thường bị trả thù trực tiếp hay gián tiếp. Báo chí toàn là của Đảng Nhà Nước khó mà nói nỗi oan của dân, khuất lập của cán bộ đảng viên cầm quyền.

Oan sai tích lũy qua thời gian, không gian, vụ việc và số lượng nạn nhân khiến chồng chấ, bất mãn nhơn lên thành cơn lốc, con trốt trên con đường của người Dân Oan. Thói quen biến thành bản chất thứ hai của CS là trấn áp sự chống đối của người dân biểu tình. Trấn áp sẽ kêu gọi vùng lên. Bạo lực sẽ kêu gọi bạo lực. Nhà cầm quyền điạ phương càng trấn áp càng bạo hành, trung ương càng đóng cửa rút cầu, càng im lặng đổ thừa địa phương thì người dân sẽ bất mãn trung ương, không cần tới trung ương nữa. Sức nén càng nhiều sức bật càng cao.

Nhìn Dân Oan đã xô đẩy chế độ cầm quyền vào thế nguy. Ở Trung Cộng càng ngày số người kiện cáo càng đông bất chấp hù dọa, trấn áp, tù đày. Người dân đã mất tất cả, chỉ còn cái mạng cùi nên sẵn sàng thí mạng cùi, hết sợ. Thành phần dân chúng này là thành phần nguy hiểm cho chế độ đứng trên phương diện trị an mà nói. Nếu ở địa phương họ chỉ vài chục, vài trăm người thì còn bắt bớ, giam cầm được, chớ nếu hàng muôn hàng vạn thì công an đầu mà bao vậy, mà băt bớ, nhà tù đâu đủ má nhót. nhà giam. Nếu họ lan tràn ra các các địa phương, thì trung ương khó mà khu trú hoá, khó mà càn quét, nhứt là thời đại mở cửa cho đầu tư ngoại quốc và Tin Học đi nhanh như ánh sáng, không thể dấu được với thề giới.

Trung Cộng ý thức rõ mối nguy, đưa ra chánh sách " xã hội hài hoà" đem tăng trưỏng kinh tế về nông thôn, lắp bớt hố sâu ngăn cách nghèo giàu giữa thanh thị và nông thôn, giữa cán bộ đảng viên quyền thế và những người ăn theo nhiều tiền và nông dân ra thành làm công nhân và nông dân. Nhưng điạ phương mất quyền lợi sát sươn tránh né, biến lịnh của trung ương thành lạc. Trung ương lo, Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào ra chỉ thị cho nhà cầm quyền địa phương phải chận đứng làn sóng phản kháng.

Một sinh viên ban báo chí là Hầu Kim Lượng ở Trung Quốc mới đây có đưa lên mạng một thí dụ điển hình, làm nhiều người chấn động và tham gia ý kiến. Trường hợp nông dân Tôn Pháp Vũ vì "kiến nghi" mà bị tù cải tạo một lần và vào nhà thương điên một lần. Năm 1988, con trai của ông bị đệ tử của một cán bộ quyền thế địa phương đánh đập gây thương tích và bị giam trong một nhà thương điên. Khiếu kiện ở địa phương, bộ hạ của quí tử cán bộ này còn hăm dọa giết cả gia đình ông. Năm 2005, Ong Tôn lên trung ương nộp kiến nghị tại "văn phòng quốc gia nhận kiến nghị công chúng". Kết quả Ong bị 20 tháng tù lao động cải tạo. Tháng 10 năm 2008, nông dân Tôn Phát Vũ, 57 tuổi đến thành phố Tân Thái, tỉnh Quảng Đông, định phản đối chuyện nhà cầm quyền địa phương khai thác mõ than đá bừa bãi gây ô nhiểm làng của ông. Công an địa phương chận bắt, đưa vào nhà thương điên, 20 ngày sau thả sau khi cưỡng bức Ông phải ký tờ cam kết không được khiếu kiện.

Báo Pháp Le Courrier International cho biết điều tra cho thấy, Tôn Phát Vũ không phải là trường hợp đơn lẻ. Hiện nay, bệnh viện "tâm thần" ở Trung Quốc đầy ấp người nhờ vào vụ kiến nghị. Bất cứ ai ký kiến nghị đều bị xem là bị bịnh điên. Theo số liệu chính thức, hàng năm có 100 ngàn vụ nổi loạn vì người dân không thể tiếp tục bị dồn nén mãi. Tờ tuần báo có uy tín này của Pháp nhắc lại nhận định của sinh viên ban báo chí Hầu Kim Lượng ở Trung Quốc. Nếu cán bộ địa phương tiếp tục dùng quyền lực trấn áp dân chúng thì có một lúc họ sẽ trả giá đắt vì thái độ của họ làm hại xã hội, và làm cho người dân mất tin tưởng ở nhà cầm quyền trung ương. Vì khi người dân động viên hàng loạt để phản đối, thì đến lượt chính quyền trung ương trả giá. Và mở ra vòng xoáy nguy hiểm khó lường. Tác giả bài báo cũng nhắc lại nạn nhân của nhà cầm quyền địa phương là thành phần cùng đinh, không có gì để mất.

Trở lại VNCS. Trung Cộng là Anh Cả Đỏ mà CS Hà nội thần phục như thiên tử. Trung Cộng làm gì thì CS Hà nội hay rập khuông. Nên con đường Dân Oan VN nói chung cũng đang qua khúc quanh bung ra vì lâu nay CS dồn nén dân thường bị thiệt hại đất đai. Điểm biến chuyển tăng diện địa, nhịp độ, qui mô và hình thái tư Dân Oan thường sang Dân Oan Công Giáo là vụ Thái Hà. CS Hà nội muốn khu trú hoá ở Hà nội nhưng mất sáng kiến đối phó. Đề nghị thay Đức Tổng Giám mục, linh mục mà không được. Lạng Sơn nổi lên chống CS thu hồi đất hoa mầu 5%. Saigon nổi lên nhiều vụ. Vĩnh Long rộ lên. Rạch Giá sát biển cũng ào lên. Dân Oan Phật Giáo, Dân Oan dân thường tái phát khắp nước. Cơn lốc, con trốt Dân Oan VN đang thổi dùa đẩy chế độ CS Hà nội ngày càng gần hố sâu ở cuối đường.

(Nguồn: http://vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=139530)