Vatican:Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã lên án "hành vi bạo lực man rợ" ám sát Thủ Tướng Zoran Djindjic của quốc gia Serbia và Montenegro và Ðức Thánh Cha dâng lời cầu nguyện cho dân tộc nước này.
Thủ Tướng Djindjic đã bị ám sát vào ngày 12/3 trước tòa nhà chính phủ tại Belgrade. Ông ta đã trút hơi thở cuối cùng sau khi được đưa cứu cấp vào bệnh viện.
Mặc dầu Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và các giáo sĩ Giáo Triều Roma đang tham dự tuần tĩnh tâm, Ðức Hồng Y Angelo Sodano đã gởi một điện thư chia buồn dưới danh nghĩa của Ðức Giáo Hoàng.
Ðiện văn viết:"Vào lúc đau buồn này trên cả nước, Ðức Thánh Cha đã bày tỏ tình đại kết với dân tộc Serbia và Montenegro trong những nỗ lực kiên quyết làm việc để phục hồi xã hội và xây dựng một trật tự dân chủ được đánh dấu bằng công lý, sự hợp tác đeo đuổi lợi ích chung và tôn trọng quyền lợi của tất cả mọi người"
"Phó thác cố Thủ Tướng lên lòng thương xót của Chúa, Ðức Thánh Cha cầu xin cho quốc gia và dân tộc được ơn khôn ngoan, sức mạnh và an bình"
Các nhà lãnh đạo tại Serbia và Montenegro đã sốc khi hay tin Thủ Tướng bị ám sát. Lên tiếng trên đài phát thanh Ðức Quốc vào ngày 13/3, Ðức Tổng Giám Mục Stanislav Hocevar tại Belgrad đã nói : "Ông Djindjic là một người rất can trường và khôn ngoan đã đưa niềm hy vọng và đổi mới khắp miền Balkans".
"Công tác quan trọng nhất đối với chính quyền sau khi ông ra đi là tiếp tục sự cải tổ chính trị. Nhưng chúng tôi đang ở trong tình thế hết sức tế nhị, không phải vì cư dân trong nước nhưng cho toàn thể Âu Châu"
Theo Linh Mục Bề Trên Dòng Tên tại Serbia, Cha Lorand Kilbertus cho biết Thủ Tuớng Zoran Djindjic , người xây dựng cơ đồ cải cách nền dân chủ cho quốc gia Serbia và Montenegro trước đây là Yugoslavia, là người "đi lại tiếp xúc thân thiện" với Giáo Hội Công Giáo.
Linh Mục Kibertus cho biết thêm: "Ông Djindjic chắc chắn vẫn còn quan điểm cộng sản cho những công việc mà điều đó không thể chứng minh được, và tôi không thể nói rằng cá nhân ông là một người tôn giáo. Nhưng ông là một người đầy tình cảm, một con người bình dị và cái chết của ông đã đánh động đến cá nhân rất nhiều người".
Chính quyền đã qui trách nhiệm vụ giết người này do bọn vô lại đã dính líu tới nhiều vụ bắt cóc và giết người.
Cha Kilbertus cho biết thêm ông Djindjic thường viếng thăm Dòng Tên tại Belgrade vào thập niên 80 khi ông tranh đấu cho nhân quyền và đã sắp xếp để cho phát hành ấn bản đầu tiên "Những bài Linh Thao" của Thánh I-Nhã, vị thánh lập Dòng Tên, bằng tiếng Serb.
Trong hai năm làm Thủ Tướng, ông Djindjic thường bác bỏ "những lời chỉ trích bất công" về Công Giáo. Cha Bề Trên Dòng Tên nhận định rằng: "Mặc dầu những gì ông tìn là điều thầm kín riêng tư, nhưng ắt hẳn khi ông đọc những bài của Thánh I Nhã có thể đã ảnh hưởng đến quan điểm của ông về luật pháp và hiến pháp".
Linh Mục Kilbertus cũng tin rằng ông Djindjic đã không để ý đến "sự đối kháng mãnh liệt" mà ông đã tạo ra trong cuộc đời chính trị của ông.
"Chắc chắn rằng, sự việc này sẽ không xảy ra nếu đối thủ của ông không nghĩ rằng nó sẽ giúp để thay đổi tình hình chính trị. Nhưng ông Dijindjic đã không hành động một mình trong những nỗ lực cải tổ. Tuy dẫu tình hình hiện nay rất khó khăn, nhưng quốc gia chúng tôi sẽ có thể đối phó được".
Ông Djindjic cộng tác viên thành lập Ðảng Dân Chủ Yugoslavia vào năm 1989 và được tuyển cử vào Quốc Hội Liên Bang 4 năm sau đó.
Ông Djindjic đã đóng vai trò lãnh đạo vào tháng 10/2000 để lật đổ Tổng Thống độc tài Slobodan Milosevi và đã dẫn đưa đảng ông đắc cử vinh quanq vào năm 2001 sau khi nắm quyền lãnh đạo.
Trong thông tư vào ngày 13/3, Giáo Hội Chính Thống Serbian đã lên án hành động giết người và kêu gọi dân chúng hãy bình tĩnh. Trong thông tư có đoạn viết:" Ông Djindjic là một món quà vô giá cho dân tộc Serbia đang chịu đau khổ".
Thủ Tướng Djindjic đã bị ám sát vào ngày 12/3 trước tòa nhà chính phủ tại Belgrade. Ông ta đã trút hơi thở cuối cùng sau khi được đưa cứu cấp vào bệnh viện.
Mặc dầu Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và các giáo sĩ Giáo Triều Roma đang tham dự tuần tĩnh tâm, Ðức Hồng Y Angelo Sodano đã gởi một điện thư chia buồn dưới danh nghĩa của Ðức Giáo Hoàng.
Ðiện văn viết:"Vào lúc đau buồn này trên cả nước, Ðức Thánh Cha đã bày tỏ tình đại kết với dân tộc Serbia và Montenegro trong những nỗ lực kiên quyết làm việc để phục hồi xã hội và xây dựng một trật tự dân chủ được đánh dấu bằng công lý, sự hợp tác đeo đuổi lợi ích chung và tôn trọng quyền lợi của tất cả mọi người"
"Phó thác cố Thủ Tướng lên lòng thương xót của Chúa, Ðức Thánh Cha cầu xin cho quốc gia và dân tộc được ơn khôn ngoan, sức mạnh và an bình"
Các nhà lãnh đạo tại Serbia và Montenegro đã sốc khi hay tin Thủ Tướng bị ám sát. Lên tiếng trên đài phát thanh Ðức Quốc vào ngày 13/3, Ðức Tổng Giám Mục Stanislav Hocevar tại Belgrad đã nói : "Ông Djindjic là một người rất can trường và khôn ngoan đã đưa niềm hy vọng và đổi mới khắp miền Balkans".
"Công tác quan trọng nhất đối với chính quyền sau khi ông ra đi là tiếp tục sự cải tổ chính trị. Nhưng chúng tôi đang ở trong tình thế hết sức tế nhị, không phải vì cư dân trong nước nhưng cho toàn thể Âu Châu"
Theo Linh Mục Bề Trên Dòng Tên tại Serbia, Cha Lorand Kilbertus cho biết Thủ Tuớng Zoran Djindjic , người xây dựng cơ đồ cải cách nền dân chủ cho quốc gia Serbia và Montenegro trước đây là Yugoslavia, là người "đi lại tiếp xúc thân thiện" với Giáo Hội Công Giáo.
Linh Mục Kibertus cho biết thêm: "Ông Djindjic chắc chắn vẫn còn quan điểm cộng sản cho những công việc mà điều đó không thể chứng minh được, và tôi không thể nói rằng cá nhân ông là một người tôn giáo. Nhưng ông là một người đầy tình cảm, một con người bình dị và cái chết của ông đã đánh động đến cá nhân rất nhiều người".
Chính quyền đã qui trách nhiệm vụ giết người này do bọn vô lại đã dính líu tới nhiều vụ bắt cóc và giết người.
Cha Kilbertus cho biết thêm ông Djindjic thường viếng thăm Dòng Tên tại Belgrade vào thập niên 80 khi ông tranh đấu cho nhân quyền và đã sắp xếp để cho phát hành ấn bản đầu tiên "Những bài Linh Thao" của Thánh I-Nhã, vị thánh lập Dòng Tên, bằng tiếng Serb.
Trong hai năm làm Thủ Tướng, ông Djindjic thường bác bỏ "những lời chỉ trích bất công" về Công Giáo. Cha Bề Trên Dòng Tên nhận định rằng: "Mặc dầu những gì ông tìn là điều thầm kín riêng tư, nhưng ắt hẳn khi ông đọc những bài của Thánh I Nhã có thể đã ảnh hưởng đến quan điểm của ông về luật pháp và hiến pháp".
Linh Mục Kilbertus cũng tin rằng ông Djindjic đã không để ý đến "sự đối kháng mãnh liệt" mà ông đã tạo ra trong cuộc đời chính trị của ông.
"Chắc chắn rằng, sự việc này sẽ không xảy ra nếu đối thủ của ông không nghĩ rằng nó sẽ giúp để thay đổi tình hình chính trị. Nhưng ông Dijindjic đã không hành động một mình trong những nỗ lực cải tổ. Tuy dẫu tình hình hiện nay rất khó khăn, nhưng quốc gia chúng tôi sẽ có thể đối phó được".
Ông Djindjic cộng tác viên thành lập Ðảng Dân Chủ Yugoslavia vào năm 1989 và được tuyển cử vào Quốc Hội Liên Bang 4 năm sau đó.
Ông Djindjic đã đóng vai trò lãnh đạo vào tháng 10/2000 để lật đổ Tổng Thống độc tài Slobodan Milosevi và đã dẫn đưa đảng ông đắc cử vinh quanq vào năm 2001 sau khi nắm quyền lãnh đạo.
Trong thông tư vào ngày 13/3, Giáo Hội Chính Thống Serbian đã lên án hành động giết người và kêu gọi dân chúng hãy bình tĩnh. Trong thông tư có đoạn viết:" Ông Djindjic là một món quà vô giá cho dân tộc Serbia đang chịu đau khổ".