SAIGÒN - Khoảng 8 giờ sáng ngày 25/02/2009 Thi hành án dân sự quận Gò Vấp đã bất ngờ tấn công chi nhánh Văn phòng luật sư Pháp Quyền (VPLSPQ) do luật sư Lê Trần Luật điều hành, trụ sở tại 30 Đường số 3, P.7, Q. Gò Vấp với trang bị giống như đi bắt tội phạm, trong lúc luật sư Luật vắng mặt. Ngoài những người có tên tuổi và chức vụ còn có rất đông những kẻ lạ mặt tự tiện ra vào VPLSPQ như vào chỗ không người, như vào nhà vắng chủ.
Những kẻ có tên tuổi gồm:
1. Nguyễn Thị Hạnh, chấp hành viên
2. Nguyễn Thị Tuyết Hằng, cán bộ tư pháp P.7, Q. Gò Vấp, đại diện UBND P.7
3. Đặng Phương Quang, cảnh sát khu vực P.7
4. Trần Thị Cẩm Anh, kiểm sát viên, đại diện Viện kiểm sát nhân dân quận Gò Vấp
5. Phạm Vũ Phong, ghi biên bản kê biên tài sản
Còn rất nhiều những kẻ lạ mặt mà người ta nghi ngờ là bồi bút của các tờ báo được chỉ thị đấu tố luật sư Lê Trần Luật.
Nhân viên VPLSPQ gồm có bà Tạ Phong Tần, ông Lê Trần Luân, anh trai của luật sư Luật,…
Có nhiều điểm khuất tất gây khó hiểu cho nhiều người là:
- Biên bản kê biên tài sản có ghi: “Căn cứ Quyết định cưỡng chế thi hành án số 08/QĐTHA ngày 16/02/2009…”. Thế thì VPLSPQ đã nhận được quyết định này chưa? Điều gì chứng minh họ đã nhận mà vẫn cố tình vi phạm? Tôi không tin VPLSPQ có thể công khai vi phạm để nhà cầm quyền “sờ gáy”, nhất là trong hoàn cảnh ông Luật đang bị theo dõi sát sao.
- Tổng giá trị mà VPLSPQ bị thi hành án trong tranh chấp dân sự này là 42 triệu đồng. Để tránh bị kê biên tài sản, VPLSPQ đã đồng ý đưa trước 50 triệu đồng để thi hành án tạm giữ, sau khi hai bên tranh chấp đạt được thỏa thuận sẽ tính tiếp. Thế nhưng bà Hạnh nhất định không chịu lấy tiền mà khăng khăng kê biên các phương tiện lưu trữ dữ liệu của VPLSPQ.
- Việc niêm phong các tài sản kê biên, nhất là máy vi tính hoàn toàn không đúng quy định. Lẽ ra phải niêm phong làm sao để tránh mọi sự xâm phạm đến các tài sản này. Đàng này tuy niêm phong nhưng rất dễ dàng xâm nhập vào các máy tính để xem, lấy ra hoặc thêm dữ liệu vào đó.
Người ta dễ dàng thấy được động cơ của việc này. Vì thế, bà Tạ Phong Tần đã ghi rõ trong các văn bản rằng:
- Việc kê biên và niêm phong tài sản không đúng quy định pháp luật. Tôi có ý kiến phản đối ở trang 3 biên bản này nhưng Chấp hành viên không đồng ý niêm phong kín theo đề nghị của tôi.
- niêm phong tài sản một cách rất sơ sài
- không đưa giấy niêm phong cho đại diện VPLSPQ ký
- giấy niêm phong dán bên ngoài thùng máy, vì vậy vẫn có thể mở máy ra được và cắm dây vào thùng máy để thêm hoặc bớt dữ liệu mà không để lại dấu vết.
Sau đó, không biết vì lý do gì, công an đã rượt bắt luật sư Phan Thanh Hải giựt máy ảnh của anh và đẩy anh lên xe công an đưa đi một cách rất dã man.
Không biết nhà cầm quyền sẽ giở trò gì tiếp theo nữa đây?
Những kẻ có tên tuổi gồm:
1. Nguyễn Thị Hạnh, chấp hành viên
2. Nguyễn Thị Tuyết Hằng, cán bộ tư pháp P.7, Q. Gò Vấp, đại diện UBND P.7
3. Đặng Phương Quang, cảnh sát khu vực P.7
4. Trần Thị Cẩm Anh, kiểm sát viên, đại diện Viện kiểm sát nhân dân quận Gò Vấp
5. Phạm Vũ Phong, ghi biên bản kê biên tài sản
Còn rất nhiều những kẻ lạ mặt mà người ta nghi ngờ là bồi bút của các tờ báo được chỉ thị đấu tố luật sư Lê Trần Luật.
Nhân viên VPLSPQ gồm có bà Tạ Phong Tần, ông Lê Trần Luân, anh trai của luật sư Luật,…
Có nhiều điểm khuất tất gây khó hiểu cho nhiều người là:
- Biên bản kê biên tài sản có ghi: “Căn cứ Quyết định cưỡng chế thi hành án số 08/QĐTHA ngày 16/02/2009…”. Thế thì VPLSPQ đã nhận được quyết định này chưa? Điều gì chứng minh họ đã nhận mà vẫn cố tình vi phạm? Tôi không tin VPLSPQ có thể công khai vi phạm để nhà cầm quyền “sờ gáy”, nhất là trong hoàn cảnh ông Luật đang bị theo dõi sát sao.
- Tổng giá trị mà VPLSPQ bị thi hành án trong tranh chấp dân sự này là 42 triệu đồng. Để tránh bị kê biên tài sản, VPLSPQ đã đồng ý đưa trước 50 triệu đồng để thi hành án tạm giữ, sau khi hai bên tranh chấp đạt được thỏa thuận sẽ tính tiếp. Thế nhưng bà Hạnh nhất định không chịu lấy tiền mà khăng khăng kê biên các phương tiện lưu trữ dữ liệu của VPLSPQ.
- Việc niêm phong các tài sản kê biên, nhất là máy vi tính hoàn toàn không đúng quy định. Lẽ ra phải niêm phong làm sao để tránh mọi sự xâm phạm đến các tài sản này. Đàng này tuy niêm phong nhưng rất dễ dàng xâm nhập vào các máy tính để xem, lấy ra hoặc thêm dữ liệu vào đó.
Người ta dễ dàng thấy được động cơ của việc này. Vì thế, bà Tạ Phong Tần đã ghi rõ trong các văn bản rằng:
- Việc kê biên và niêm phong tài sản không đúng quy định pháp luật. Tôi có ý kiến phản đối ở trang 3 biên bản này nhưng Chấp hành viên không đồng ý niêm phong kín theo đề nghị của tôi.
- niêm phong tài sản một cách rất sơ sài
- không đưa giấy niêm phong cho đại diện VPLSPQ ký
- giấy niêm phong dán bên ngoài thùng máy, vì vậy vẫn có thể mở máy ra được và cắm dây vào thùng máy để thêm hoặc bớt dữ liệu mà không để lại dấu vết.
Sau đó, không biết vì lý do gì, công an đã rượt bắt luật sư Phan Thanh Hải giựt máy ảnh của anh và đẩy anh lên xe công an đưa đi một cách rất dã man.
Không biết nhà cầm quyền sẽ giở trò gì tiếp theo nữa đây?