Trong cuộc xuất hành, Thiên Chúa đã cứu và thánh hiến dân Người, đồng thời Người lập Giao ước mới qua ông Môsê để khẳng định những gì đã hứa với ông Apraham. Giao ước này liên quan đến cả một dân tộc. Ngoài việc chịu cắt bì, người ta còn cam kết giữ Luật, gồm Mười Điều Răn và Bộ Luật Giao Ước. Luật ấy về sau là hiến pháp của Do Thái giáo. Bộ Luật Giao Ước đem Mười Điều Răn ứng dụng vào luật dân sự và hình sự, vào nền phụng tự và nền luân lý xã hội. Vì vậy, đối với người Do Thái, có ba dịp lễ lớn hàng năm họ tổ chức kỷ niệm những lần Thiên Chúa can thiệp trong lịch sử để giải thoát dân Người, đó là lễ Vượt Qua, lễ Ngũ Tuần và lễ Lều.
Lễ Vượt Qua là lễ trọng hơn cả, kéo dài trọn một tuần, được cử hành như một cuộc tưởng niệm nhằm giúp mỗi người sống lại kinh nghiệm của cha ông họ xưa kia được giải thoát khỏi Ai Cập. Từ đây người ta hy vọng Chúa sẽ tiếp tục giải thoát họ trong tương lai. Trong lễ này, trên nguyên tắc, mọi người Do thái thuộc phái nam phải đi hành hương Giêrusalem. Nên hằng năm, vào những dịp đại lễ như vậy, họ kéo về đền thờ Giêrusalem rất đông, là nơi duy nhất dành cho việc tế lễ Thiên Chúa, họ mang theo lễ vật. Người giàu thì dâng bò hay chiên, người nghèo thì một cặp bồ câu non. Có người mua thì có kẻ bán. Lúc đầu việc trao dổi mua bán chỉ diễn ra bên ngoài Đền Thờ nhưng lâu dần, các con buôn đã lấn sâu vào tận bên trong Đền Thờ. Chính trong khung cảnh này, Chúa Giêsu đã lên tiếng quở trách họ.
"Người chắp dây thừng làm roi đánh đuổi tất cả...Người hất tung tiền của những người đổi bạc". Ở đây, ngoài việc thấy nơi hành động của Chúa Giêsu một ý định muốn chống lại những sự lạm dụng bất chính, trục lợi biến đền thờ thánh thiêng tôn thờ Thiên Chúa thành nơi buôn bán, trả lại sự trong sạch cho đền thờ. Hành động của Chúa Giêsu còn mang một ý nghĩa biểu trưng: súc vật và tiền bạc là dấu hiệu của một nền phụng tự cũ, đã lỗi thời, Chúa Giêsu đến mang theo một nền phụng tự mới, với đền thờ mới là chính thân thể của Người. Nên khi nói: "Các ông cứ phá hủy đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ xây dựng lại". Người đã mạc khải cách bí nhiệm về chính mình. Người Do Thái chắc chắn không thể hiểu nổi lời của Người, mà chỉ nghĩ đơn giản đến ngôi đền thờ bằng đá do cha ông họ đã phải mất 46 năm mới xây dựng được.. Đây là lời Chúa Giêsu loan báo về việc thân xác Người sẽ bị hành hạ, đánh đập, tàn phá cho đến chết, nhưng trong ba ngày Người sẽ phục sinh vinh hiển, trở thành đền thờ mới thay thế đền thờ cũ.
Với lời loan báo ám chỉ đến thân thể Phục sinh của Chúa Giêsu, cho phép chúng ta chiêm ngưỡng Người chính là Đền thờ đích thực của Thiên Chúa. Mọi sự thờ phượng, dâng lễ của Kitô hữu hôm nay đều phải thực hiện nhờ Người. Thân thể Chúa Giêsu còn chính là Giáo hội, nhiệm thể của Người, trong đó mỗi Kitô hữu là những viên đá sống động xây nên ngôi đền thờ này.
Khi nhận ra Chúa Giêsu là đền thờ của Thiên Chúa thì cũng đồng thời nhận ra nơi Giáo hội, nơi chính bản thân mỗi người cũng là đền thờ của Thiên Chúa, như Thánh Phaolô khẳng định: Thân xác anh em là đền thờ của Chúa Thánh Thần. Là đền thờ của Chúa nghĩa là nơi Chúa ngự, là nơi mà anh chị em chung quanh có thể gặp gỡ Chúa, nên bản thân Kitô hữu luôn phải là một người đạo đức thánh thiện. Lòng tham và tội lỗi làm cho con người trở thành hang trộm cướp, thành cái chợ buôn bán những điều phi nghĩa bất chính. Tâm hồn luôn mưu toan điều trái lẽ phải, luôn ước muốn điều sai quấy. Vì vậy, Mùa Chay là thời gian thuận tiện để chúng ta thanh tẩy lại lòng mình xứng đáng là đền thờ của Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con thực sự trở nên những đền thờ sống dộng, biết tôn thờ Chúa bằng đời sống theo Tin mừng hằng ngày.
Lễ Vượt Qua là lễ trọng hơn cả, kéo dài trọn một tuần, được cử hành như một cuộc tưởng niệm nhằm giúp mỗi người sống lại kinh nghiệm của cha ông họ xưa kia được giải thoát khỏi Ai Cập. Từ đây người ta hy vọng Chúa sẽ tiếp tục giải thoát họ trong tương lai. Trong lễ này, trên nguyên tắc, mọi người Do thái thuộc phái nam phải đi hành hương Giêrusalem. Nên hằng năm, vào những dịp đại lễ như vậy, họ kéo về đền thờ Giêrusalem rất đông, là nơi duy nhất dành cho việc tế lễ Thiên Chúa, họ mang theo lễ vật. Người giàu thì dâng bò hay chiên, người nghèo thì một cặp bồ câu non. Có người mua thì có kẻ bán. Lúc đầu việc trao dổi mua bán chỉ diễn ra bên ngoài Đền Thờ nhưng lâu dần, các con buôn đã lấn sâu vào tận bên trong Đền Thờ. Chính trong khung cảnh này, Chúa Giêsu đã lên tiếng quở trách họ.
"Người chắp dây thừng làm roi đánh đuổi tất cả...Người hất tung tiền của những người đổi bạc". Ở đây, ngoài việc thấy nơi hành động của Chúa Giêsu một ý định muốn chống lại những sự lạm dụng bất chính, trục lợi biến đền thờ thánh thiêng tôn thờ Thiên Chúa thành nơi buôn bán, trả lại sự trong sạch cho đền thờ. Hành động của Chúa Giêsu còn mang một ý nghĩa biểu trưng: súc vật và tiền bạc là dấu hiệu của một nền phụng tự cũ, đã lỗi thời, Chúa Giêsu đến mang theo một nền phụng tự mới, với đền thờ mới là chính thân thể của Người. Nên khi nói: "Các ông cứ phá hủy đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ xây dựng lại". Người đã mạc khải cách bí nhiệm về chính mình. Người Do Thái chắc chắn không thể hiểu nổi lời của Người, mà chỉ nghĩ đơn giản đến ngôi đền thờ bằng đá do cha ông họ đã phải mất 46 năm mới xây dựng được.. Đây là lời Chúa Giêsu loan báo về việc thân xác Người sẽ bị hành hạ, đánh đập, tàn phá cho đến chết, nhưng trong ba ngày Người sẽ phục sinh vinh hiển, trở thành đền thờ mới thay thế đền thờ cũ.
Với lời loan báo ám chỉ đến thân thể Phục sinh của Chúa Giêsu, cho phép chúng ta chiêm ngưỡng Người chính là Đền thờ đích thực của Thiên Chúa. Mọi sự thờ phượng, dâng lễ của Kitô hữu hôm nay đều phải thực hiện nhờ Người. Thân thể Chúa Giêsu còn chính là Giáo hội, nhiệm thể của Người, trong đó mỗi Kitô hữu là những viên đá sống động xây nên ngôi đền thờ này.
Khi nhận ra Chúa Giêsu là đền thờ của Thiên Chúa thì cũng đồng thời nhận ra nơi Giáo hội, nơi chính bản thân mỗi người cũng là đền thờ của Thiên Chúa, như Thánh Phaolô khẳng định: Thân xác anh em là đền thờ của Chúa Thánh Thần. Là đền thờ của Chúa nghĩa là nơi Chúa ngự, là nơi mà anh chị em chung quanh có thể gặp gỡ Chúa, nên bản thân Kitô hữu luôn phải là một người đạo đức thánh thiện. Lòng tham và tội lỗi làm cho con người trở thành hang trộm cướp, thành cái chợ buôn bán những điều phi nghĩa bất chính. Tâm hồn luôn mưu toan điều trái lẽ phải, luôn ước muốn điều sai quấy. Vì vậy, Mùa Chay là thời gian thuận tiện để chúng ta thanh tẩy lại lòng mình xứng đáng là đền thờ của Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con thực sự trở nên những đền thờ sống dộng, biết tôn thờ Chúa bằng đời sống theo Tin mừng hằng ngày.