Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (79)
791. Chúa Giêsu nói đến sự hy sinh
Lúc bấy giờ, có một số người Hy Lạp trong số những người lên Giêrusalem dự lễ.
Những người Hy Lạp nầy đến gặp tông đồ Philiphê để xin được giới thiệu với Chúa Giêsu.
Tông đồ Philiphê hội ý với tông đồ Anrê, và cả hai đến trình Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu nghe lời yêu cầu nầy, liền nói lên những lời đầu tiên như sau:
- “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh. Quả thật, quả thật, Ta nói với các con. Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt” (Ga 12, 20-24).
792. Gương hy sinh của thánh nữ Catarina thành Siêna
Thánh nữ nầy càng được Chúa gởi đến nhiều thử thách đau khổ, càng tỏ ra vui mừng.
Trước những thử thách đau khổ Chúa gởi đến, thánh nữ nầy chỉ biết nói: “Cám ơn Chúa! Cám ơn Chúa!”
793. Gương hy sinh của thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu
Chị thánh nầy chịu rất nhiều nỗi cực khổ.
Ngày kia, có người hỏi chị có đau khổ nhiều không, chị trả lời:
- “Tôi đau khổ nhiều lắm. Dầu vậy, tôi muốn cực hơn.”
794. Chúng ta đừng chết vô ích trên thập giá.
Nhờ Chúa Giêsu chết trên thập giá mà cửa thiên đàng được rộng mở cho nhân loại.
Người trộm lành được chết trên thập giá bên cạnh Chúa Giêsu, nên đã được hưởng hạnh phúc thiên đàng.
Chết trên thập giá như vậy, thật là ích lợi!
Nhưng trên đồi Gôngôta, bên cạnh Chúa Cứu Thế và bên cạnh người trộm lành, còn có người trộm dữ. Người nầy đã chịu cực nhiều, đã vác cây thập giá nặng, đã chết đau đớn trên đó, nhưng vẫn không được vào Nước Chúa.
Vậy chúng ta đừng chết vô ích trên thập giá.
795. “Tôi sắp được vào thiên đàng.”
Trên đường đến pháp trường, thánh Phiônêô luôn vui vẻ. Những tên lính áp giải ngài đi, liền hỏi:
- “Cái chết đã kề bên, ông không sợ sao mà cứ vui vẻ.”
Ngài trả lời:
- “Anh em hiểu lầm rồi. Không phải tôi đi chịu chết đâu, mà tôi sắp được vào thiên đàng, nên tôi phải vui sướng.” (Việc Rỗi Linh Hồn – Thánh Anphongsô)
796. Ý nghĩa quan trọng của lắng nghe
Câu truyện dân gian dưới đây sẽ giúp bạn luôn nhớ ý nghĩa quan trọng của lắng nghe:
Alice hỏi:
- “Bà ơi, sao con người có hai tay, hai chân, hai mắt, hai tai, mà chỉ có một miệng và một mũi hỡi bà?”
Và bà trả lời:
- “Hai tay để con lao động cật lực, hai chân để con đi xa học rộng, hai mắt để con học hỏi tìm tòi. Còn hai tai mà chỉ một mũi, một miệng, là để con không xỏ mũi vào chuyện của người khác, nói ít đi và nghe thật nhiều.”
Lắng nghe là kỹ năng quan trọng của các nhà quản lý, lãnh đạo và những nghề nghiệp mà đối tượng là con người....
Lắng nghe... giúp ta thành công trong mối quan hệ giữa người và người, cũng như trong công tác. (Hạnh Phúc Phải Lựa Chọn - Nguyễn Thị Oanh)
797. Người mẹ là người thầy vĩ đại
Công nghệ máy tính làm cho Ross Perot trở nên giàu có. Thê nhưng người thầy vĩ đại nhất của ông, lại không phải là chuyên gia máy tính, hay giáo sư đại học, mà chính là mẹ ông, người đã nâng tầm cho ông từ trước khi cụm từ “thời đại máy tính” được nghe nói đến.
Ông còn nhớ rất rõ về những điều mà mẹ ông đã làm để răn dạy ông trở thành một con người như hôm nay. Chẳng hạn như về tính khoan dung và lòng trắc ẩn.
Suốt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế vào những năm 30, rất nhiều người lang thang cứ thường xuyên gõ cửa gia đình ông để xin thức ăn.
Một ngày kia, một người khách của gia đình đã cho mẹ ông biết tại sao nhà bà lại thường xuyên bị gõ cửa như thế. Phía ngoài lề đường, ngay trước nhà bà, một kẻ lang thang đến trước đã để lại một dấu hiệu trắng để chỉ cho những người khác biết đây là một “địa điểm dễ xin”.
Cậu bé Ross đã hỏi mẹ là có muốn cậu ra xóa cái dấu ấy đi không, và bà đã bảo cậu là đừng làm gì, cứ để yên đấy!
Chẳng bao giờ cậu có thể quên được hành động tinh tế ấy của mẹ về lòng yêu thương đối với tha nhânvà những người cùng khổ.
Chính mẹ ông là người đã truyền dạy cho ông những bài học ý nghĩa về cuộc sống, về tình yêu thương và lòng trắc ẩn, sự khoan dung đối với con người. Những bài học nầy đã để lại ảnh hưởng khá sâu đậm và định hình nên cuộc sống tinh thần cho Ross Perot về sau nầy. (1 Phút Có Thể Thay Đổi Cuộc Đời – Steve Goodier)
798. Vượt qua cảm giác bất an
Quan niệm lạc quan, luôn hướng về phía trước, có thể làm cho ta khắc phục được rất nhiều khó khăn.
Ông Yamamoto đi làm không được bao lâu thì bị bệnh lao phổi.
Lúc đó, bệnh lao phổi không phải là bệnh không trị được, nhưng cũng được liệt vào “trọng bệnh”.
Trong trị liệu, ông luôn cảm thấy lo lắng về việc mình bị thua sút so với anh em. Tình trạng sức khoẻ của ông càng ngày càng tệ.
Lúc nầy, ân sư khi ông ấy còn là học sinh, đến thăm ông ta.
Nhìn thấy nổi thống khổ của Yamamoto, người thầy chỉ nói với ông ta:
- “Đợi sau khi anh hồi phục, nhớ mỗi ngày đi làm sớm hơn người khác một tiếng đồng hồ.”
Sau khi Yamamoto xuất viện, làm theo lời dặn của thầy, mỗi ngày đi làm sớm một tiếng.
Thành quả công việc của ông ấy không chỉ không còn lạc hậu so với người vào công ty cùng lúc, mà còn vượt xa họ. (200 Cách Hành Xử Trong Cuộc Sống – Phúc Điền Kiến)
799. Cùng chia sẻ khó khăn
Công ty Xilite-Bocade có thể chứng minh tiền bạc không phải là nguyên nhân chủ yếu.
Vào năm 1998, trong tình trạng lợi nhuận kiếm được của công ty không cao, công ty yêu cầu 2.000 nhân viên quản lý cấp cao của mình cắt bớt 5% lương tháng, để các nhân viên cấp dưới thấy được lãnh đạo công ty “cùng chia sẻ khó khăn với mọi người” và để cho họ thấy được những cống hiến của ban lãnh đạo đối với công ty.
Quyết định cắt giảm lương của nhân viên cấp cao đã cổ vũ sĩ khí của nhân viên. (7 Cách Để Thu Hút Nhân Tài – Mike Johnson)
800. Điều nào nguy hiểm nhất cho thành công trong tương lai?
Huấn luyện viên Pat Riley đã giúp đội bóng của ông giành được nhiều chức vô địch giải NBA (Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia).
Trong cuốn sách The Winner Within (Nội Lực Chiến Thắng) của mình, ông viết:
- “Sự tự mãn là rào cản cuối cùng mà bất kỳ người chiến thắng hay đội bóng nào cũng phải vượt qua trước khi phát huy được tiềm năng to lớn của mình. Tự mãn là căn bệnh của thành công: nó ăn sâu bám rễ khi bạn thấy thoả mãn về bản thân và những gì mình đã đạt được.”
Điều nầy thật nghịch lý, nhưng thành công trong quá khứ có thể chính là kẻ thù nguy hiểm nhất của thành công trong tương lai.
791. Chúa Giêsu nói đến sự hy sinh
Lúc bấy giờ, có một số người Hy Lạp trong số những người lên Giêrusalem dự lễ.
Những người Hy Lạp nầy đến gặp tông đồ Philiphê để xin được giới thiệu với Chúa Giêsu.
Tông đồ Philiphê hội ý với tông đồ Anrê, và cả hai đến trình Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu nghe lời yêu cầu nầy, liền nói lên những lời đầu tiên như sau:
- “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh. Quả thật, quả thật, Ta nói với các con. Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt” (Ga 12, 20-24).
792. Gương hy sinh của thánh nữ Catarina thành Siêna
Thánh nữ nầy càng được Chúa gởi đến nhiều thử thách đau khổ, càng tỏ ra vui mừng.
Trước những thử thách đau khổ Chúa gởi đến, thánh nữ nầy chỉ biết nói: “Cám ơn Chúa! Cám ơn Chúa!”
793. Gương hy sinh của thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu
Chị thánh nầy chịu rất nhiều nỗi cực khổ.
Ngày kia, có người hỏi chị có đau khổ nhiều không, chị trả lời:
- “Tôi đau khổ nhiều lắm. Dầu vậy, tôi muốn cực hơn.”
794. Chúng ta đừng chết vô ích trên thập giá.
Nhờ Chúa Giêsu chết trên thập giá mà cửa thiên đàng được rộng mở cho nhân loại.
Người trộm lành được chết trên thập giá bên cạnh Chúa Giêsu, nên đã được hưởng hạnh phúc thiên đàng.
Chết trên thập giá như vậy, thật là ích lợi!
Nhưng trên đồi Gôngôta, bên cạnh Chúa Cứu Thế và bên cạnh người trộm lành, còn có người trộm dữ. Người nầy đã chịu cực nhiều, đã vác cây thập giá nặng, đã chết đau đớn trên đó, nhưng vẫn không được vào Nước Chúa.
Vậy chúng ta đừng chết vô ích trên thập giá.
795. “Tôi sắp được vào thiên đàng.”
Trên đường đến pháp trường, thánh Phiônêô luôn vui vẻ. Những tên lính áp giải ngài đi, liền hỏi:
- “Cái chết đã kề bên, ông không sợ sao mà cứ vui vẻ.”
Ngài trả lời:
- “Anh em hiểu lầm rồi. Không phải tôi đi chịu chết đâu, mà tôi sắp được vào thiên đàng, nên tôi phải vui sướng.” (Việc Rỗi Linh Hồn – Thánh Anphongsô)
796. Ý nghĩa quan trọng của lắng nghe
Câu truyện dân gian dưới đây sẽ giúp bạn luôn nhớ ý nghĩa quan trọng của lắng nghe:
Alice hỏi:
- “Bà ơi, sao con người có hai tay, hai chân, hai mắt, hai tai, mà chỉ có một miệng và một mũi hỡi bà?”
Và bà trả lời:
- “Hai tay để con lao động cật lực, hai chân để con đi xa học rộng, hai mắt để con học hỏi tìm tòi. Còn hai tai mà chỉ một mũi, một miệng, là để con không xỏ mũi vào chuyện của người khác, nói ít đi và nghe thật nhiều.”
Lắng nghe là kỹ năng quan trọng của các nhà quản lý, lãnh đạo và những nghề nghiệp mà đối tượng là con người....
Lắng nghe... giúp ta thành công trong mối quan hệ giữa người và người, cũng như trong công tác. (Hạnh Phúc Phải Lựa Chọn - Nguyễn Thị Oanh)
797. Người mẹ là người thầy vĩ đại
Công nghệ máy tính làm cho Ross Perot trở nên giàu có. Thê nhưng người thầy vĩ đại nhất của ông, lại không phải là chuyên gia máy tính, hay giáo sư đại học, mà chính là mẹ ông, người đã nâng tầm cho ông từ trước khi cụm từ “thời đại máy tính” được nghe nói đến.
Ông còn nhớ rất rõ về những điều mà mẹ ông đã làm để răn dạy ông trở thành một con người như hôm nay. Chẳng hạn như về tính khoan dung và lòng trắc ẩn.
Suốt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế vào những năm 30, rất nhiều người lang thang cứ thường xuyên gõ cửa gia đình ông để xin thức ăn.
Một ngày kia, một người khách của gia đình đã cho mẹ ông biết tại sao nhà bà lại thường xuyên bị gõ cửa như thế. Phía ngoài lề đường, ngay trước nhà bà, một kẻ lang thang đến trước đã để lại một dấu hiệu trắng để chỉ cho những người khác biết đây là một “địa điểm dễ xin”.
Cậu bé Ross đã hỏi mẹ là có muốn cậu ra xóa cái dấu ấy đi không, và bà đã bảo cậu là đừng làm gì, cứ để yên đấy!
Chẳng bao giờ cậu có thể quên được hành động tinh tế ấy của mẹ về lòng yêu thương đối với tha nhânvà những người cùng khổ.
Chính mẹ ông là người đã truyền dạy cho ông những bài học ý nghĩa về cuộc sống, về tình yêu thương và lòng trắc ẩn, sự khoan dung đối với con người. Những bài học nầy đã để lại ảnh hưởng khá sâu đậm và định hình nên cuộc sống tinh thần cho Ross Perot về sau nầy. (1 Phút Có Thể Thay Đổi Cuộc Đời – Steve Goodier)
798. Vượt qua cảm giác bất an
Quan niệm lạc quan, luôn hướng về phía trước, có thể làm cho ta khắc phục được rất nhiều khó khăn.
Ông Yamamoto đi làm không được bao lâu thì bị bệnh lao phổi.
Lúc đó, bệnh lao phổi không phải là bệnh không trị được, nhưng cũng được liệt vào “trọng bệnh”.
Trong trị liệu, ông luôn cảm thấy lo lắng về việc mình bị thua sút so với anh em. Tình trạng sức khoẻ của ông càng ngày càng tệ.
Lúc nầy, ân sư khi ông ấy còn là học sinh, đến thăm ông ta.
Nhìn thấy nổi thống khổ của Yamamoto, người thầy chỉ nói với ông ta:
- “Đợi sau khi anh hồi phục, nhớ mỗi ngày đi làm sớm hơn người khác một tiếng đồng hồ.”
Sau khi Yamamoto xuất viện, làm theo lời dặn của thầy, mỗi ngày đi làm sớm một tiếng.
Thành quả công việc của ông ấy không chỉ không còn lạc hậu so với người vào công ty cùng lúc, mà còn vượt xa họ. (200 Cách Hành Xử Trong Cuộc Sống – Phúc Điền Kiến)
799. Cùng chia sẻ khó khăn
Công ty Xilite-Bocade có thể chứng minh tiền bạc không phải là nguyên nhân chủ yếu.
Vào năm 1998, trong tình trạng lợi nhuận kiếm được của công ty không cao, công ty yêu cầu 2.000 nhân viên quản lý cấp cao của mình cắt bớt 5% lương tháng, để các nhân viên cấp dưới thấy được lãnh đạo công ty “cùng chia sẻ khó khăn với mọi người” và để cho họ thấy được những cống hiến của ban lãnh đạo đối với công ty.
Quyết định cắt giảm lương của nhân viên cấp cao đã cổ vũ sĩ khí của nhân viên. (7 Cách Để Thu Hút Nhân Tài – Mike Johnson)
800. Điều nào nguy hiểm nhất cho thành công trong tương lai?
Huấn luyện viên Pat Riley đã giúp đội bóng của ông giành được nhiều chức vô địch giải NBA (Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia).
Trong cuốn sách The Winner Within (Nội Lực Chiến Thắng) của mình, ông viết:
- “Sự tự mãn là rào cản cuối cùng mà bất kỳ người chiến thắng hay đội bóng nào cũng phải vượt qua trước khi phát huy được tiềm năng to lớn của mình. Tự mãn là căn bệnh của thành công: nó ăn sâu bám rễ khi bạn thấy thoả mãn về bản thân và những gì mình đã đạt được.”
Điều nầy thật nghịch lý, nhưng thành công trong quá khứ có thể chính là kẻ thù nguy hiểm nhất của thành công trong tương lai.