Hôn là biểu lộ tình cảm của con người với nhau. Khi yêu thương ai, người ta thường chạm vào môi, vào mũi để chứng tỏ tình yêu của mình với người mình yêu. Ta cũng có thể hôn những thú vật cưng, những nơi, hay đồ vật chứa đựng những dấu ấn kỷ niệm.
Ai mà chẳng thích được yêu thương, được hôn, ấy vậy mà khi nhắc đến nụ hôn của Giuđa, chúng ta nào mấy ai dám nhận. Tại sao thế ? vì nụ hôn của Giuđa đã trở thành biểu tượng cho một tình yêu bội phản: “ Tôi hôn ai thì chính là người đó. Các anh bắt lấy và điệu đi cho cẩn thận “ ( Mc 14, 44b ). Khi đến gần Chúa Giêsu, Giuđa chào: ” Thưa Thầy “ rồi hôn Người. Chúa Giêsu vẫn đón nhận nụ hôn này, dù nó không còn là dấu chỉ cho một tình bạn và tình yêu trung thành nữa. Nụ hôn của người môn đệ thân tín đã trở nên như một nốt nhạc lạc cung đàn mà người nghệ sỹ đã lỡ đưa vào trong bản nhạc. Giuđa hôn Chúa bằng một cái hôn khả giác, còn những người tố cáo và lên án chúa thì hôn chúa bằng cái hôn siêu hình. Hình thức khác nhau, nhưng nội dung cũng chỉ là một: sự phản bội. Sự phản bội cũng có nghĩa là sự giả dối, đi theo chúa nhưng không thật lòng yêu thương Chúa. Chính điều này đã làm cho Chúa đau đớn đến tột cùng và đưa con người vào vương quốc của satan. Con người dùng nụ hôn để trao nộp Chúa, còn Chúa thì dùng nụ hôn để yêu thương họ, để đón nhận nụ hôn của Chúa chưa hẳn là chuyện dễ dàng, Mẹ têrêxa Calcuta khi còn sống, có lần mẹ chăm sóc cho một bệnh nhân bị mắc bệnh AIDS vào giai đọan cuối. Trong cơn hấp hối của anh, mẹ nói: “ Chúa Giêsu đang hôn con đó “, anh ta thì thào đáp lại: “ Mẹ làm ơn nói với Chúa đừng hôn con nữa “.
Nụ hôn như một mũi tên bắn ra nhằm hai mục đích. Có thể là dấu chứng của tình thương yêu mà chúng ta tặng ban cho nhau. Nhưng cũng có thể là nọc độc của sự ác tâm được ngụy trang bằng những hình thức hoa mỹ ở bên ngòai. Đã có lần Đức Giêsu cay đắng nói lên điều này: “ Dân này tôn kính Ta bằng môi miệng, còn lòng trí chúng thì lại xa ta “ ( Mt 15, 8 ).
Ai mà chẳng thích được yêu thương, được hôn, ấy vậy mà khi nhắc đến nụ hôn của Giuđa, chúng ta nào mấy ai dám nhận. Tại sao thế ? vì nụ hôn của Giuđa đã trở thành biểu tượng cho một tình yêu bội phản: “ Tôi hôn ai thì chính là người đó. Các anh bắt lấy và điệu đi cho cẩn thận “ ( Mc 14, 44b ). Khi đến gần Chúa Giêsu, Giuđa chào: ” Thưa Thầy “ rồi hôn Người. Chúa Giêsu vẫn đón nhận nụ hôn này, dù nó không còn là dấu chỉ cho một tình bạn và tình yêu trung thành nữa. Nụ hôn của người môn đệ thân tín đã trở nên như một nốt nhạc lạc cung đàn mà người nghệ sỹ đã lỡ đưa vào trong bản nhạc. Giuđa hôn Chúa bằng một cái hôn khả giác, còn những người tố cáo và lên án chúa thì hôn chúa bằng cái hôn siêu hình. Hình thức khác nhau, nhưng nội dung cũng chỉ là một: sự phản bội. Sự phản bội cũng có nghĩa là sự giả dối, đi theo chúa nhưng không thật lòng yêu thương Chúa. Chính điều này đã làm cho Chúa đau đớn đến tột cùng và đưa con người vào vương quốc của satan. Con người dùng nụ hôn để trao nộp Chúa, còn Chúa thì dùng nụ hôn để yêu thương họ, để đón nhận nụ hôn của Chúa chưa hẳn là chuyện dễ dàng, Mẹ têrêxa Calcuta khi còn sống, có lần mẹ chăm sóc cho một bệnh nhân bị mắc bệnh AIDS vào giai đọan cuối. Trong cơn hấp hối của anh, mẹ nói: “ Chúa Giêsu đang hôn con đó “, anh ta thì thào đáp lại: “ Mẹ làm ơn nói với Chúa đừng hôn con nữa “.
Nụ hôn như một mũi tên bắn ra nhằm hai mục đích. Có thể là dấu chứng của tình thương yêu mà chúng ta tặng ban cho nhau. Nhưng cũng có thể là nọc độc của sự ác tâm được ngụy trang bằng những hình thức hoa mỹ ở bên ngòai. Đã có lần Đức Giêsu cay đắng nói lên điều này: “ Dân này tôn kính Ta bằng môi miệng, còn lòng trí chúng thì lại xa ta “ ( Mt 15, 8 ).