Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Một người bạn linh mục kể với tôi một câu chuyện vui như sau: Một ngày nọ, Chúa Cha nói với Chúa Con: “Cha muốn đi thăm lại Sinai, nơi Cha đã tới đó một lần rồi”. Chúa Con nói: “Con muốn đi thăm Giêrusalem, nơi mà người ta đã giết Con, nào chúng ta cùng đi”. Còn Chúa Thánh Thần thì nói: “Tôi muốn tới thăm quan Vaticăng” Chúa Cha hỏi: “Tại sao”, Chúa Thánh Thần trả lời: bởi vì… Tôi chưa bao giờ tới đó lần nào cả”!!!
Đây chỉ là một câu chuyện tưởng tưởng thôi, nhưng có lẽ nó cũng nói với chúng ta một điều gì đó về sự lãng quên Chúa Thánh Thần ở trong Giáo Hội như các nhà thần học cảnh tĩnh: “Chúa Thánh Thần là Đấng đại bị quên lãng” (von Baltharsar). Chúng ta thường không để ý tới Chúa Thánh Thần trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
Nhưng Chúa Thánh Thần là ai? Và Người làm? Chúng ta có thể nói về Người được không? Điều này không dễ tý nào! Quả thế, trong Ba Ngôi Vị thần linh, Chúa Thánh Thần là Đấng bí nhiệm hơn cả, ẩn dấu hơn cả, một Ngôi vị không có khuôn mặt, như “gió muốn thổi đâu thì thổi” (Ga 3,5). Người không nói về mình và tự mình nói. Cả tên gọi của Người cũng không phải là riêng của Người, từ “Thánh – Thần” cũng có thể áp dụng tương tự cho Chúa Cha và Chúa Con, bởi vì “Thiên Chúa là Thần khí và thánh thiện” (Ga 4,24). Chúa Thánh Thần tự trút bỏ chính mình (kenosi) để được liên hệ tất cả với Chúa Cha và Chúa Con. Vì thế, Người là Deus sempre major (Thiên Chúa luôn lớn hơn), là Đấng không thể diễn tả, nói theo Thánh Basilio Cả. Chúng ta không thể biết Người cách trực tiếp, nhưng chúng ta có thể tới gần với mầu nhiệm của Người qua sự biểu lộ, những hoạt động và dấu chỉ của Người trong lịch sử cứu độ.
Trong bài đọc I: Chúa Thánh Thần được diễn tả bởi hai hình ảnh: đó là gió và lửa. Trước hết, gió là sự diễn tả về sức mạnh. Đối với thế giới cổ đại, gió là dấu chỉ của sức mạnh thần linh làm thay đổi thế giới và chuyển dời các tinh tú. Nhưng gió cũng là sự diễn tả về một trong bốn yếu tố chính cấu thành vũ trụ - không khí (ruach). Chỉ ở đâu có không khí, thì ở đó có thể hít thở và có sự sống ở đó. Chỉ ở đâu hít thở được, ở đó có thể tồn tại con người, nhân loại và đời sống tinh thần.
Hình ảnh thứ hai được dùng để chỉ về Chúa Thánh Thần đó là lửa: Nếu trong thế giới cổ đại, không khí xuất hiện như là yếu tố nền tảng của sự sống, thì lửa là những gì mà nền văn minh nhân loại cổ dùng nó để phát triển. Lửa là ánh sáng, là sức nóng, là sự vận động, là sức mạnh của sự biến đổi. Và lửa cũng là yếu tố của sư huỷ diệt, của sự phá hủy nếu. Lửa cũng được coi là một phần của mặt trời, là yếu tố của sức mạnh thần linh. Nên khi con người biết sử dụng lửa, con người ý thức mình là giống thần linh. Thế giới hy lạp đã tạo ra huyền thoại về Prometeo, nhân vật đã chiến đấu với các thần, ăn cắp lửa từ trời, rồi mang lửa xuống trái đất và từ đó khởi đầu một thế giới mới.
Như vậy, biểu tượng gió và lửa được dùng trong Kinh Thánh muốn xác định sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong cộng đoàn Giáo Hội và trong thế giới như là nguyên lý của sự sống, của sự biến đổi, của sự thanh tẩy và soi sáng. Biến cố ngày lễ hiện xuống nói với Chúng ta rằng: Chúa Thánh Thần là lửa và Chúa Kitô là Prometeo đích thực đã lấy lửa từ trời và đã mang xuống trái đất để “canh tân bộ mặt trái đất” (Tv 103,30). Với việc sai Thánh Thần như gió và lửa, Giáo hội được khai sinh và bắt đầu sứ mạng truyền giáo mà chính Thánh Thần là vai chính của việc truyền giáo (protagonist of mission). Chúa Thánh Thần là nguyên lý hiệp nhất của Giáo Hội, Người tập hợp tất cả các dân tộc khác nhau về màu da, ngôn ngữ, quốc gia… trong một Thân Thể duy nhất của Đức Kitô (Bài đọc I). Qua Giáo hội, “Lửa Thánh Thần” của Đức Kitô đó đã bùng lên khắp thế giới từ hơn 20 thế kỷ qua, và đã thay đổi khôn mặt thế giới này trở nên nhân bản hơn, tự do hơn, đẹp đẻ hơn.
Chúng ta chuyển sang ý nghĩa khác của bài đọc Tin Mừng trong đó Chúa Thánh Thần xuất hiện như là “Đấng Phù trợ mà Thầy sẽ sai xuống trên các con từ Chúa Cha, Thánh Thần Chân Lý nhiệm xuất từ Chúa Cha sẽ dẫn các con tới Chân lý toàn vẹn” (Ga 15,26). Ở đây, Mạc khải về Chúa Thánh Thần không chỉ đơn thuần là sức mạnh, là năng lực, nhưng là chính Thiên Chúa, là Ngôi Ba. Trong trật tự của Thiên Chúa Ba Ngôi nội tại, Chúa Thánh Thần là Tình Yêu-Ngôi Vị (Amore-persona) như là nexus amoris (rợi dây tình yêu) của Chúa Cha và Chúa Con; là sự viên mãn và sự kết thúc của sự phì nhiêu thần linh ba ngôi. Trong nhiệm cục cứu độ, Người là Quà Tặng (Dono-persona) của tình yêu ba ngôi dành cho nhân loại. Như lời thánh Phaolô nói: “Tình Yêu của Thiên Chúa được đổ vào lòng chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta” (Rm 5,5).
Như thế, Chúa Thánh Thần không xuất hiện như một ngôi vị “xa lạ” với chúng ta, nhưng là Đấng ở trong chúng ta, thần hóa chúng ta và hành động với chúng ta (x. 1Cor 3,16). Chúng ta biết rất ít về Người không phải tại vì Người ở quá xa chúng ta, nhưng tại vì Người ở quá gần chúng ta. Một cách tuyệt vời theo lời Thánh Agustino, Người là Thiên Chúa ““intimior intimo meo et superior summo meo” (Thiên Chúa gần gủi thân mật hơn cả chính con với con), Người trở thành Luật Mới, luật của Tình Yêu được in vào lòng người. Người thực hiện sự thánh hóa của chúng ta, làm cho chúng ta thành nghĩa tử của Chúa Cha, và nhờ Người, chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Abbà, Cha ơi! (Rm 8,15). Và như thế đời sống của người kitô hữu là hành trình bước đi theo và trong Thánh Thần: “Tôi xin nói với anh em là hãy sống theo Thần Khí, và như vậy, anh em sẽ không còn thoả mãn đam mê của tính xác thịt nữa. Những việc do tính xác thịt gây nên, thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, hận thù, bất hoà, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, hận thù, bất hoà, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy… Tôi nói cho mà biết: những kẻ làm những điều đó sẽ không được hưởng Nước Thiên Chúa” (Gl 5,16.19-21).
Ngày hôm nay chúng ta đang đối diện với đầy dẫy những dối trá và nộ lệ dưới nhiều hình thức khác nhau. Tất cả chúng ta được mời gọi hãy nhạy bén và dễ bảo với Chúa Thánh Thần. Ai bước đi trong Thần Khí và Sự Thật sẽ đón nhận được hoa quả của Thánh Thần: đó là “hoa quả của Thần Khí là: bác ái, vui tươi, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ. Không có luật nào chống lại những điều như thế” (Gal 16,22).
Veni Sancte Spiritus! Xin Chúa Thánh Thần hãy đến để thắp lên trong lòng chúng con ngọn lửa tình yêu Chúa. Bởi lẽ chỉ có ngọn lửa của Thánh Thần mới có thể biến đổi chúng con, chỉ có Tình Yêu mới cứu độ! Amen!
Một người bạn linh mục kể với tôi một câu chuyện vui như sau: Một ngày nọ, Chúa Cha nói với Chúa Con: “Cha muốn đi thăm lại Sinai, nơi Cha đã tới đó một lần rồi”. Chúa Con nói: “Con muốn đi thăm Giêrusalem, nơi mà người ta đã giết Con, nào chúng ta cùng đi”. Còn Chúa Thánh Thần thì nói: “Tôi muốn tới thăm quan Vaticăng” Chúa Cha hỏi: “Tại sao”, Chúa Thánh Thần trả lời: bởi vì… Tôi chưa bao giờ tới đó lần nào cả”!!!
Đây chỉ là một câu chuyện tưởng tưởng thôi, nhưng có lẽ nó cũng nói với chúng ta một điều gì đó về sự lãng quên Chúa Thánh Thần ở trong Giáo Hội như các nhà thần học cảnh tĩnh: “Chúa Thánh Thần là Đấng đại bị quên lãng” (von Baltharsar). Chúng ta thường không để ý tới Chúa Thánh Thần trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
Nhưng Chúa Thánh Thần là ai? Và Người làm? Chúng ta có thể nói về Người được không? Điều này không dễ tý nào! Quả thế, trong Ba Ngôi Vị thần linh, Chúa Thánh Thần là Đấng bí nhiệm hơn cả, ẩn dấu hơn cả, một Ngôi vị không có khuôn mặt, như “gió muốn thổi đâu thì thổi” (Ga 3,5). Người không nói về mình và tự mình nói. Cả tên gọi của Người cũng không phải là riêng của Người, từ “Thánh – Thần” cũng có thể áp dụng tương tự cho Chúa Cha và Chúa Con, bởi vì “Thiên Chúa là Thần khí và thánh thiện” (Ga 4,24). Chúa Thánh Thần tự trút bỏ chính mình (kenosi) để được liên hệ tất cả với Chúa Cha và Chúa Con. Vì thế, Người là Deus sempre major (Thiên Chúa luôn lớn hơn), là Đấng không thể diễn tả, nói theo Thánh Basilio Cả. Chúng ta không thể biết Người cách trực tiếp, nhưng chúng ta có thể tới gần với mầu nhiệm của Người qua sự biểu lộ, những hoạt động và dấu chỉ của Người trong lịch sử cứu độ.
Trong bài đọc I: Chúa Thánh Thần được diễn tả bởi hai hình ảnh: đó là gió và lửa. Trước hết, gió là sự diễn tả về sức mạnh. Đối với thế giới cổ đại, gió là dấu chỉ của sức mạnh thần linh làm thay đổi thế giới và chuyển dời các tinh tú. Nhưng gió cũng là sự diễn tả về một trong bốn yếu tố chính cấu thành vũ trụ - không khí (ruach). Chỉ ở đâu có không khí, thì ở đó có thể hít thở và có sự sống ở đó. Chỉ ở đâu hít thở được, ở đó có thể tồn tại con người, nhân loại và đời sống tinh thần.
Hình ảnh thứ hai được dùng để chỉ về Chúa Thánh Thần đó là lửa: Nếu trong thế giới cổ đại, không khí xuất hiện như là yếu tố nền tảng của sự sống, thì lửa là những gì mà nền văn minh nhân loại cổ dùng nó để phát triển. Lửa là ánh sáng, là sức nóng, là sự vận động, là sức mạnh của sự biến đổi. Và lửa cũng là yếu tố của sư huỷ diệt, của sự phá hủy nếu. Lửa cũng được coi là một phần của mặt trời, là yếu tố của sức mạnh thần linh. Nên khi con người biết sử dụng lửa, con người ý thức mình là giống thần linh. Thế giới hy lạp đã tạo ra huyền thoại về Prometeo, nhân vật đã chiến đấu với các thần, ăn cắp lửa từ trời, rồi mang lửa xuống trái đất và từ đó khởi đầu một thế giới mới.
Như vậy, biểu tượng gió và lửa được dùng trong Kinh Thánh muốn xác định sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong cộng đoàn Giáo Hội và trong thế giới như là nguyên lý của sự sống, của sự biến đổi, của sự thanh tẩy và soi sáng. Biến cố ngày lễ hiện xuống nói với Chúng ta rằng: Chúa Thánh Thần là lửa và Chúa Kitô là Prometeo đích thực đã lấy lửa từ trời và đã mang xuống trái đất để “canh tân bộ mặt trái đất” (Tv 103,30). Với việc sai Thánh Thần như gió và lửa, Giáo hội được khai sinh và bắt đầu sứ mạng truyền giáo mà chính Thánh Thần là vai chính của việc truyền giáo (protagonist of mission). Chúa Thánh Thần là nguyên lý hiệp nhất của Giáo Hội, Người tập hợp tất cả các dân tộc khác nhau về màu da, ngôn ngữ, quốc gia… trong một Thân Thể duy nhất của Đức Kitô (Bài đọc I). Qua Giáo hội, “Lửa Thánh Thần” của Đức Kitô đó đã bùng lên khắp thế giới từ hơn 20 thế kỷ qua, và đã thay đổi khôn mặt thế giới này trở nên nhân bản hơn, tự do hơn, đẹp đẻ hơn.
Chúng ta chuyển sang ý nghĩa khác của bài đọc Tin Mừng trong đó Chúa Thánh Thần xuất hiện như là “Đấng Phù trợ mà Thầy sẽ sai xuống trên các con từ Chúa Cha, Thánh Thần Chân Lý nhiệm xuất từ Chúa Cha sẽ dẫn các con tới Chân lý toàn vẹn” (Ga 15,26). Ở đây, Mạc khải về Chúa Thánh Thần không chỉ đơn thuần là sức mạnh, là năng lực, nhưng là chính Thiên Chúa, là Ngôi Ba. Trong trật tự của Thiên Chúa Ba Ngôi nội tại, Chúa Thánh Thần là Tình Yêu-Ngôi Vị (Amore-persona) như là nexus amoris (rợi dây tình yêu) của Chúa Cha và Chúa Con; là sự viên mãn và sự kết thúc của sự phì nhiêu thần linh ba ngôi. Trong nhiệm cục cứu độ, Người là Quà Tặng (Dono-persona) của tình yêu ba ngôi dành cho nhân loại. Như lời thánh Phaolô nói: “Tình Yêu của Thiên Chúa được đổ vào lòng chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta” (Rm 5,5).
Như thế, Chúa Thánh Thần không xuất hiện như một ngôi vị “xa lạ” với chúng ta, nhưng là Đấng ở trong chúng ta, thần hóa chúng ta và hành động với chúng ta (x. 1Cor 3,16). Chúng ta biết rất ít về Người không phải tại vì Người ở quá xa chúng ta, nhưng tại vì Người ở quá gần chúng ta. Một cách tuyệt vời theo lời Thánh Agustino, Người là Thiên Chúa ““intimior intimo meo et superior summo meo” (Thiên Chúa gần gủi thân mật hơn cả chính con với con), Người trở thành Luật Mới, luật của Tình Yêu được in vào lòng người. Người thực hiện sự thánh hóa của chúng ta, làm cho chúng ta thành nghĩa tử của Chúa Cha, và nhờ Người, chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Abbà, Cha ơi! (Rm 8,15). Và như thế đời sống của người kitô hữu là hành trình bước đi theo và trong Thánh Thần: “Tôi xin nói với anh em là hãy sống theo Thần Khí, và như vậy, anh em sẽ không còn thoả mãn đam mê của tính xác thịt nữa. Những việc do tính xác thịt gây nên, thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, hận thù, bất hoà, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, hận thù, bất hoà, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy… Tôi nói cho mà biết: những kẻ làm những điều đó sẽ không được hưởng Nước Thiên Chúa” (Gl 5,16.19-21).
Ngày hôm nay chúng ta đang đối diện với đầy dẫy những dối trá và nộ lệ dưới nhiều hình thức khác nhau. Tất cả chúng ta được mời gọi hãy nhạy bén và dễ bảo với Chúa Thánh Thần. Ai bước đi trong Thần Khí và Sự Thật sẽ đón nhận được hoa quả của Thánh Thần: đó là “hoa quả của Thần Khí là: bác ái, vui tươi, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ. Không có luật nào chống lại những điều như thế” (Gal 16,22).
Veni Sancte Spiritus! Xin Chúa Thánh Thần hãy đến để thắp lên trong lòng chúng con ngọn lửa tình yêu Chúa. Bởi lẽ chỉ có ngọn lửa của Thánh Thần mới có thể biến đổi chúng con, chỉ có Tình Yêu mới cứu độ! Amen!