Đức Giáo Hoàng khuyến khích Namibia góp phần vào sự phát triển.

VATICAN:(zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định hững nhu cầu của Châu Phi phải được trình bày trong sân khấu quốc tế từ viễn ảnh châu Phi,.

Đức Giáo Hoàng đã nói sự này hôm thứ Sáu 29/5 trong một bài phát biểu viết tay trao cho tân đại sứ Namibia bên cạnh Toà thánh, Neville Melvin Gertze. Ngày này Đức Thánh Cha đã tiếp kiến và ngõ lời với tám tân đại sứ, trao cho họ một tuyên bố viết tay sau đó. Các phái viên này đại diện Mongolia, Ấn Độ, Benen, New Zealand, Nam Phi, Burkina faso, Namibia và Na Uy.

Đức Thánh Cha đã ghi nhận “châu Phi biểu lộ một toàn cảnh đa dạng của những thực tại chính trị, xã hội và kinh tế. Một số những thực tại này là những truyện thành công, những thực tại khác chưa đáp ứng những chờ đợi của các dân tộc mà các sáng kiến đó có ý phục vụ.”

Trong bối cảnh này, Namibia có “một lịch sử tương đối ngắn như là một thành viên của gia đình các nước độc lập,” ngài nhắc lại. Namibia được độc lập trong năm 1990.

“Vì quí vị tiếp tục cố gắng tiến tới một sự phân phát quân bình về của cải sẽ cung cấp những khả năng cải thiện lớn hơn cho những kẻ kém may mắn, Tôi khuyến khích quốc gia qúi vị tiếp tục con đường tăng cường công ích bằng cách củng cố những thể chế và những thực hành dân chủ và tìm kiếm sự công bình cho mọi người”.

Ngài tiếp tục khẳng định sự tin tưởng của Toà Thánh là nước Tây Nam Phi Châu có thể “đóng góp cho những phát triển tích cực” trên lục địa và trong cộng đông quốc tế.

Đức Giáo Hoàng đã giải thích: “Bởi vì lịch sử về sự độc lập và sự hội nhập hoà bình của nó, vì sự hiệp nhất trong sự khác biệt của nó, và vì sự quản lý có trách nhiệm của nó về những tài nguyên thiên nhiên, Namibia có thể cống hiến một gương sáng cho sự phát triển cho những quốc gia khác. Hơn nữa điều quan trọng là tiếng nói của Namibia phải được diễn tả trong những cuộc họp quốc tế, vì những nhu cầu và những nguyện vọng hiện nay của dân chúng lục địa qúi vị phải được trình bày cách khách quan và từ một viễn ảnh Phi Châu, và không chỉ phù hợp với những lơi ích của những kẻ khác.”

Đức Thánh Cha cũng đã ngợi khen rằng tại Namibia, Giáo Hội “được may mắn thi hành sứ vụ của mình trong một bàu khí tư do tôn giáo.”

Và ngài lưu ý rằng một trong những ưu tiên của quốc gia là chăm sóc những kẻ mắc bệnh Siđ

“Trong lãnh vực này Giáo Hội sẽ tiếp tục cống hiến sự trợ giúp cách vui lòng,” Đức Thánh Cha khẳng định.” Giáo Hội xác tín rằng chỉ một chiến lược dựa trên sự giáo dục về trách nhiệm cá nhân trong khung một quan điểm luân lý thuộc tính dục nhân bản, cách riêng qua sự trung tín vợ chồng, có thể có một ảnh hưởng thật cho việc phòng chống bệnh này. Giáo hội vui mừng cọng tác trong nhiệm vụ này cách riêng trong phạm vi giáo dục nơi các thế hệ mới giới trẻ được đào luyện thành những thành viên xã hội có tính chủ động và trách nhiệm.”