Đại Sứ Mỹ Nói Về Vụ Bắt LS Lê Công Định; Trí Thức Hà Nội: Bắt LS Định Là “Răn Đe”; Công An Đã Xin Bắt LS Định Từ Cuối 2008
SAIGON/WASHINGTON (VB tổng hợp) -- Sau khi công an vây bắt luật sư lê Công Định tại Sài Gòn hôm Thứ Bảy, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak trả lời đaì VOA hôm 13-6-2009 rằng ông “khó có thể tin được là ông [Lê Công Định] câu kết với các thế lực thù địch’ như công an Sài Gòn cáo buộc.
Bản tin trên đaì VOA hôm 14-6-2009 cho biết rằng Đại sứ Mỹ ‘quan tâm’ vụ bắt luật sư Lê Công Định và “Trong một cuộc phỏng vấn riêng với đài VOA bên lề cuộc gặp mặt Việt Kiều đang sinh sống ở thủ đô Washington, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak cho biết ông ‘quan tâm và muốn tìm hiểu kỹ hơn’ vụ luật sư Lê Công Định bị bắt.”
Thông tấn VietnamNet từ Sài Gòn cho biết là vào buổi “Trưa 13/6, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã bắt khẩn cấp luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM theo Điều 88, Bộ Luật hình sự, do có các hành vi cấu kết với bọn cầm đầu phản động nước ngoài chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Gặp gỡ báo giới chiều 13/6 tại Hà Nội, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Vũ Hải Triều cho hay, đã thu được rất nhiều tài liệu, chứng cứ cho thấy luật sư Định hoạt động chống Nhà nước từ nhiều năm nay.”
Bản tin bắt LS Lê Công Định nguyên thủy từ báo Công An Nhân Dân, sau đó đăng laạ hầu hết các báo qúôc nội, ghi lời Ông Triều cho biết, trích:
“...từ năm 2005, luật sư Lê Công Định đã móc nối với Nguyễn Sỹ Bình, đối tượng cầm đầu tổ chức phản động lưu vong "Đảng nhân dân hành động" tại Mỹ và "Đảng dân chủ Việt Nam".
Luật sư Định là một trong những thành viên chủ chốt trong nhóm đối tượng chống đối gồm Nguyễn Sỹ Bình ở Mỹ, Trần Huỳnh Duy Thức (đã bị bắt ngày 24/5 vừa qua) hoạt động với mục tiêu lật đổ chế độ Cộng sản tại Việt Nam, đang tìm cách lôi kéo, tập hợp lực lượng để hình thành tổ chức chống chế độ ở trong nước.
Theo ông Triều, "với bí danh "chị Tư", Lê Công Định được phân nhiệm vụ phụ trách cải cách hành chính, tư vấn pháp luật cho các đối tượng chống đối trong nước: Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội, Nguyễn Văn Hải (Hải "Điếu cày"), Nguyễn Tiến Trung ở TP.HCM, biên soạn hàng chục tài liệu, phát tán trên các đài, báo và trang web thù địch ở nước ngoài, xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và kêu gọi thay đổi chế độ, lợi dụng vấn đề bô-xít Tây Nguyên, Trường Sa - Hoàng Sa để kích động tư tưởng chống đối Đảng, Nhà nước.”
Từ nhiều năm nay, ông Lê Công Định đã nổi tiếng qua nhiều bài viết, một số đăng ở báo trong nứơc và hầu hết đăng trên trang web đài BBC, nêu lập trường về nhu cầu bảo đảm nhân quyền, cởi mở đa nguyên, cải tổ Hiến Pháp, và cụ thể việc làm là nhận biện hộ trứơc pháp lý cho nhiều nhà hoạt động nhân quyền -- trong đó nổi tiếng nhất năm 2007 là hồs ơ biện hộ cho các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, và năm 2008 là cho người viết blog Nguyễn Văn Hải (tức anh Điếu Cày.)
Bản tin đài VOA ghi rằng Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak đã trả lời VOA Việt Ngữ tối 13/6, Đại sứ Michalak cho biết ông ‘mới nghe thông tin này và muốn tìm hiểu thêm thông tin về vụ việc này’.
Bản tin VOA viết: “Ông nói: ‘Tôi biết Lê Công Định. Tôi nghĩ đó là một trong những luật sư giỏi nhất Việt Nam. Ông Định từng làm việc với chính phủ, các công ty, những người muốn bày tỏ chính kiến và rất nhiều người khác nữa’"...
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam nói thêm: "Có thể nói là luật sư Định từng làm việc với mọi thành phần trong xã hội nên tôi thấy khó có thể tin được là ông câu kết với các thế lực thù địch...”
Đặc biệt, bản tin trên đaì BBC ghi lại dư luận quốc nội, trong đó có một số ý kiến như sau:
“...Từ Hà Nội, một trong các ý kiến, nhà văn Võ Thị Hảo cho BBC Việt ngữ hôm 14/06, hay rằng bà đã bị sốc sau khi nghe tin luật sư Lê Công Định, người từng nhận bào chữa cho nhiều vụ án nhân quyền, dân chủ trong nước, bị công an Việt Nam bắt giữ, nhưng không tin là ông Định có tội".
Bà cũng phê phán cách đưa tin một chiều, thiếu khách quan, chịu chỉ đạo của Chính quyền, của nhiều cơ quan truyền thông trong nước.
Còn Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người đồng chủ trì và sáng lập trang mạng đang thu hút nhiều dư luận trong và ngoài nước, vốn phản đối dự án khai thác Bauxite của Chính phủ ở Tây Nguyên (bauxitevietnam.info), nói ông "rất ngạc nhiên và buồn trước tin luật sư Định bị bắt, vì trước đó không lâu, báo Tuổi trẻ còn đánh giá rất cao về trình độ, nhân cách của ông Định.”
Bản tin BBC sau đó còn phỏng vấn từ ông Lê Hồng Hà, nhà văn Phạm Xuân Nguyên. Một ý kiến có thể được gợi ý từ nhà văn Phạm Xuân Nguyên là vụ bắt luật sư Lê Công Định xảy ra vài giờ đồng hồ sau khi luật sư Cù Huy Hà Vũ đưa đơn kiện Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng về dự án bauxite Tây Nguyên... cho thấy có thể là nhằm “răn đe” giới luật sư nhân quyền...
Đặc biệt, thông tấn VietCatholic News hôm 14-6-2009, qua bài phân tích nhan đề “Bắt luật sư Lê Công Định - Bộ chính trị CSVN quyết hai lần” của tác giả Lê Sáng đã cho thấy thực tế công an đã xin bắt LS Lê Công Định từ cuối năm 2008 nhưng Bộ Chính Trị ĐCSVN bảo tạm hoãn, và vị luật sư 41 tuổi này đã được thông báo qua một người bạn. Bài viết của ông Lê Sáng kể:
“Điều quan trọng là luật sư Lê Công Định cũng biết điều này thông qua một người bạn. Nhưng anh không hề nao núng và tỏ vẻ sẵn sàng chấp nhận tất cả… Ngay như chuyến đi sang Thái hồi tháng 3/2009 vừa qua của anh, cũng được người này cảnh báo là đang bị đặc tình của an ninh theo sát. Luật sư Lê Công Định cho rằng việc sang Thái là công việc tiếp xúc khách hàng bình thường của một luật sư như anh. An ninh điều tra công an cộng sản đi theo càng hay, nó sẽ chứng minh các việc làm của anh hoàn toàn minh bạch. Còn câu chuyện bên lề bàn tán về quan điểm chính trị không thể là chứng cứ để bắt người…
Thực tế công an cộng sản đã cử đến 5 người chia làm hai nhóm độc lập để theo sát và cùng thuê khách sạn nơi luật sư Lê Công Định tạm trú… Ngoài ra lực lượng an ninh công an cộng sản còn cử cả đặc tình của họ là Việt kiều bên Thái tham gia vào công việc theo dõi giám sát các hoạt động của luật sư Lê Công Định lúc ở Thái… Việt kiều này có biệt hiệu là “R” nhiều kiều bào bên Thái biết tiếng về sự giầu có của người này …
Hoàn toàn không có việc luật sư Lê Công Định sang Thái họp bàn lật đổ chính quyền việt gian cộng sản, lại càng không có việc anh soạn ra hiến pháp chuẩn bị sẵn cho việc thành lập nhà nước sau khi cộng sản đổ. Đây là cuốn hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa do một tập sinh nghành luật nhờ anh phân tích tính chất ưu việt cũng như lạc hậu của nó trong thời điểm trước 1975 và hiện tại… Sau khi phân tích anh tập hợp lại thành một bản văn mới, đã sửa đi những điểm được cho là lạc hậu… Cuộc gặp mặt khách hàng tại Thái hồi tháng 3/2009 mà viên thiếu tướng công an Nguyễn Hải Triều họp báo công bố rằng: “nhóm người này nhận định thời cơ đã đến vào đầu năm 2010…” Và sẽ tiến hành lật đổ nọ kia… Thực ra chỉ là cuộc nói chuyện thời sự kinh tế bình thường như bất cứ ai, tại bất cứ quán café nào ở Sài Gòn về khủng hoảng kinh tế tác động đến chính trị Việt Nam mà thôi… Tuy nhiên đặc tình tại Thái, và tổ công tác của anh ninh điều tra có thu được một đoạn và trình lên bộ chính trị…”
Một phản ứng gần như đồng loạt là rất nhiều bài viết trước đây của luật sư Lê Công Định lập tức được đăng liên tục trên nhiều mạng Internet để bày tỏ cho toàn dân hiểu vì sao công an CSVN muốn bắt luật sư Lê Công Định, và thực sự trong thâm tâm của luật sư Định chỉ là một ước mơ và đòi hỏi để đưa đất nứơc Việt Nam thực sự có tự do dân chủ, có đa nguyên và có sự tôn trọng nhân quyền.
(Nguồn: Việt Báo, Thứ Hai, 6/15/2009, http://vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=145808)
SAIGON/WASHINGTON (VB tổng hợp) -- Sau khi công an vây bắt luật sư lê Công Định tại Sài Gòn hôm Thứ Bảy, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak trả lời đaì VOA hôm 13-6-2009 rằng ông “khó có thể tin được là ông [Lê Công Định] câu kết với các thế lực thù địch’ như công an Sài Gòn cáo buộc.
Bản tin trên đaì VOA hôm 14-6-2009 cho biết rằng Đại sứ Mỹ ‘quan tâm’ vụ bắt luật sư Lê Công Định và “Trong một cuộc phỏng vấn riêng với đài VOA bên lề cuộc gặp mặt Việt Kiều đang sinh sống ở thủ đô Washington, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak cho biết ông ‘quan tâm và muốn tìm hiểu kỹ hơn’ vụ luật sư Lê Công Định bị bắt.”
Thông tấn VietnamNet từ Sài Gòn cho biết là vào buổi “Trưa 13/6, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã bắt khẩn cấp luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM theo Điều 88, Bộ Luật hình sự, do có các hành vi cấu kết với bọn cầm đầu phản động nước ngoài chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Gặp gỡ báo giới chiều 13/6 tại Hà Nội, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Vũ Hải Triều cho hay, đã thu được rất nhiều tài liệu, chứng cứ cho thấy luật sư Định hoạt động chống Nhà nước từ nhiều năm nay.”
Bản tin bắt LS Lê Công Định nguyên thủy từ báo Công An Nhân Dân, sau đó đăng laạ hầu hết các báo qúôc nội, ghi lời Ông Triều cho biết, trích:
“...từ năm 2005, luật sư Lê Công Định đã móc nối với Nguyễn Sỹ Bình, đối tượng cầm đầu tổ chức phản động lưu vong "Đảng nhân dân hành động" tại Mỹ và "Đảng dân chủ Việt Nam".
Luật sư Định là một trong những thành viên chủ chốt trong nhóm đối tượng chống đối gồm Nguyễn Sỹ Bình ở Mỹ, Trần Huỳnh Duy Thức (đã bị bắt ngày 24/5 vừa qua) hoạt động với mục tiêu lật đổ chế độ Cộng sản tại Việt Nam, đang tìm cách lôi kéo, tập hợp lực lượng để hình thành tổ chức chống chế độ ở trong nước.
Theo ông Triều, "với bí danh "chị Tư", Lê Công Định được phân nhiệm vụ phụ trách cải cách hành chính, tư vấn pháp luật cho các đối tượng chống đối trong nước: Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội, Nguyễn Văn Hải (Hải "Điếu cày"), Nguyễn Tiến Trung ở TP.HCM, biên soạn hàng chục tài liệu, phát tán trên các đài, báo và trang web thù địch ở nước ngoài, xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và kêu gọi thay đổi chế độ, lợi dụng vấn đề bô-xít Tây Nguyên, Trường Sa - Hoàng Sa để kích động tư tưởng chống đối Đảng, Nhà nước.”
Từ nhiều năm nay, ông Lê Công Định đã nổi tiếng qua nhiều bài viết, một số đăng ở báo trong nứơc và hầu hết đăng trên trang web đài BBC, nêu lập trường về nhu cầu bảo đảm nhân quyền, cởi mở đa nguyên, cải tổ Hiến Pháp, và cụ thể việc làm là nhận biện hộ trứơc pháp lý cho nhiều nhà hoạt động nhân quyền -- trong đó nổi tiếng nhất năm 2007 là hồs ơ biện hộ cho các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, và năm 2008 là cho người viết blog Nguyễn Văn Hải (tức anh Điếu Cày.)
Bản tin đài VOA ghi rằng Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak đã trả lời VOA Việt Ngữ tối 13/6, Đại sứ Michalak cho biết ông ‘mới nghe thông tin này và muốn tìm hiểu thêm thông tin về vụ việc này’.
Bản tin VOA viết: “Ông nói: ‘Tôi biết Lê Công Định. Tôi nghĩ đó là một trong những luật sư giỏi nhất Việt Nam. Ông Định từng làm việc với chính phủ, các công ty, những người muốn bày tỏ chính kiến và rất nhiều người khác nữa’"...
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam nói thêm: "Có thể nói là luật sư Định từng làm việc với mọi thành phần trong xã hội nên tôi thấy khó có thể tin được là ông câu kết với các thế lực thù địch...”
Đặc biệt, bản tin trên đaì BBC ghi lại dư luận quốc nội, trong đó có một số ý kiến như sau:
“...Từ Hà Nội, một trong các ý kiến, nhà văn Võ Thị Hảo cho BBC Việt ngữ hôm 14/06, hay rằng bà đã bị sốc sau khi nghe tin luật sư Lê Công Định, người từng nhận bào chữa cho nhiều vụ án nhân quyền, dân chủ trong nước, bị công an Việt Nam bắt giữ, nhưng không tin là ông Định có tội".
Bà cũng phê phán cách đưa tin một chiều, thiếu khách quan, chịu chỉ đạo của Chính quyền, của nhiều cơ quan truyền thông trong nước.
Còn Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người đồng chủ trì và sáng lập trang mạng đang thu hút nhiều dư luận trong và ngoài nước, vốn phản đối dự án khai thác Bauxite của Chính phủ ở Tây Nguyên (bauxitevietnam.info), nói ông "rất ngạc nhiên và buồn trước tin luật sư Định bị bắt, vì trước đó không lâu, báo Tuổi trẻ còn đánh giá rất cao về trình độ, nhân cách của ông Định.”
Bản tin BBC sau đó còn phỏng vấn từ ông Lê Hồng Hà, nhà văn Phạm Xuân Nguyên. Một ý kiến có thể được gợi ý từ nhà văn Phạm Xuân Nguyên là vụ bắt luật sư Lê Công Định xảy ra vài giờ đồng hồ sau khi luật sư Cù Huy Hà Vũ đưa đơn kiện Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng về dự án bauxite Tây Nguyên... cho thấy có thể là nhằm “răn đe” giới luật sư nhân quyền...
Đặc biệt, thông tấn VietCatholic News hôm 14-6-2009, qua bài phân tích nhan đề “Bắt luật sư Lê Công Định - Bộ chính trị CSVN quyết hai lần” của tác giả Lê Sáng đã cho thấy thực tế công an đã xin bắt LS Lê Công Định từ cuối năm 2008 nhưng Bộ Chính Trị ĐCSVN bảo tạm hoãn, và vị luật sư 41 tuổi này đã được thông báo qua một người bạn. Bài viết của ông Lê Sáng kể:
“Điều quan trọng là luật sư Lê Công Định cũng biết điều này thông qua một người bạn. Nhưng anh không hề nao núng và tỏ vẻ sẵn sàng chấp nhận tất cả… Ngay như chuyến đi sang Thái hồi tháng 3/2009 vừa qua của anh, cũng được người này cảnh báo là đang bị đặc tình của an ninh theo sát. Luật sư Lê Công Định cho rằng việc sang Thái là công việc tiếp xúc khách hàng bình thường của một luật sư như anh. An ninh điều tra công an cộng sản đi theo càng hay, nó sẽ chứng minh các việc làm của anh hoàn toàn minh bạch. Còn câu chuyện bên lề bàn tán về quan điểm chính trị không thể là chứng cứ để bắt người…
Thực tế công an cộng sản đã cử đến 5 người chia làm hai nhóm độc lập để theo sát và cùng thuê khách sạn nơi luật sư Lê Công Định tạm trú… Ngoài ra lực lượng an ninh công an cộng sản còn cử cả đặc tình của họ là Việt kiều bên Thái tham gia vào công việc theo dõi giám sát các hoạt động của luật sư Lê Công Định lúc ở Thái… Việt kiều này có biệt hiệu là “R” nhiều kiều bào bên Thái biết tiếng về sự giầu có của người này …
Hoàn toàn không có việc luật sư Lê Công Định sang Thái họp bàn lật đổ chính quyền việt gian cộng sản, lại càng không có việc anh soạn ra hiến pháp chuẩn bị sẵn cho việc thành lập nhà nước sau khi cộng sản đổ. Đây là cuốn hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa do một tập sinh nghành luật nhờ anh phân tích tính chất ưu việt cũng như lạc hậu của nó trong thời điểm trước 1975 và hiện tại… Sau khi phân tích anh tập hợp lại thành một bản văn mới, đã sửa đi những điểm được cho là lạc hậu… Cuộc gặp mặt khách hàng tại Thái hồi tháng 3/2009 mà viên thiếu tướng công an Nguyễn Hải Triều họp báo công bố rằng: “nhóm người này nhận định thời cơ đã đến vào đầu năm 2010…” Và sẽ tiến hành lật đổ nọ kia… Thực ra chỉ là cuộc nói chuyện thời sự kinh tế bình thường như bất cứ ai, tại bất cứ quán café nào ở Sài Gòn về khủng hoảng kinh tế tác động đến chính trị Việt Nam mà thôi… Tuy nhiên đặc tình tại Thái, và tổ công tác của anh ninh điều tra có thu được một đoạn và trình lên bộ chính trị…”
Một phản ứng gần như đồng loạt là rất nhiều bài viết trước đây của luật sư Lê Công Định lập tức được đăng liên tục trên nhiều mạng Internet để bày tỏ cho toàn dân hiểu vì sao công an CSVN muốn bắt luật sư Lê Công Định, và thực sự trong thâm tâm của luật sư Định chỉ là một ước mơ và đòi hỏi để đưa đất nứơc Việt Nam thực sự có tự do dân chủ, có đa nguyên và có sự tôn trọng nhân quyền.
(Nguồn: Việt Báo, Thứ Hai, 6/15/2009, http://vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=145808)