Tại sao Thiên Chúa để cho sóng gió xảy đến trong cuộc đời?
(Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật 12 thường niên theo Tin Mừng Mác-cô 4, 35-41)
Khi Chúa Giê-su cùng các môn đệ xuống thuyền sang bờ bên kia biển hồ, một trận cuồng phong nổi lên dữ dội, nước xô ập vào thuyền. Các môn đệ hoảng hốt đối phó với sóng to gió lớn. “Trong khi đó, Chúa Giê-su dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ” như chẳng có gì xảy ra.
Khi viết như thế, có lẽ thánh Mác-cô ám chỉ Chúa Giê-su chưa muốn ra tay can thiệp nhưng để cho các môn đệ tự mình đương đầu với nghịch cảnh và tự tìm cách giải quyết vấn đề.
Đối diện với tình thế vô cùng nguy khốn, các môn đệ sợ hãi đánh thức Chúa Giê-su dậy và lên tiếng trách móc: “Thầy ơi! Chúng ta chết đến nơi rồi mà Thầy chẳng lo gì sao?”
Khi các môn đệ đã bó tay, Chúa Giê-su chỗi dậy, truyền cho gió im biển lặng làm an lòng mọi người. Rồi Chúa khiển trách các ông đã không biết vận dụng lòng tin để đối phó: “Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?”
Vì thiếu lòng tin nên các môn đệ đâm ra hốt hoảng. Vì thiếu lòng tin mà các ông đã không đẩy lùi được sóng gió. Bài học Chúa Giê-su thường dạy: “nếu anh em có lòng tin bằng hạt cải thôi, thì dù anh em bảo núi nầy: “rời khỏi đây, qua bên kia!” nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì anh em không làm được” vẫn chưa thấm nhập vào tâm hồn các ông. (Matthêu 17,20; Mt 8,26; Mt 9,22; Mt 15, 28; Mt 21, 22)
Lắm khi trong cuộc đời, chúng ta gặp phải nhiều gian truân sóng gió: bị thất bại trong công việc làm ăn, gặp nhiều điều không may lành trong cuộc sống… khiến chúng ta mệt mỏi chán chường, buông xuôi tuyệt vọng. Chúng ta kêu van với Chúa nhưng dường như Người cố tình “ngủ quên” không đáp lại. Thế là chúng ta trách móc Chúa như các môn đệ gặp sóng gió trong Tin Mừng hôm nay: Lạy Thầy, chúng con chết đến nơi rồi mà Thầy chẳng quan tâm sao?
Thực ra, Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta, nhưng Người để cho thử thách xảy đến để rèn luyện chúng ta trưởng thành.
Khi cha mẹ quá nuông chiều con cái, con xin gì cha mẹ cho ngay; lúc nào cũng tìm cách đùm bọc, che chở con cái, lo cho con hết mọi sự từ A đến Z. Nhờ vậy tuy đứa bé lớn lên mập mạp trắng trẻo, nhưng rất yếu ớt, không thể tự đứng trên đôi chân của mình mà phải cần “cặp nạng” mới tiến bước được.
“Nạng” là sự che chở của người cha, là tiền bạc mẹ dúi cho từng ngày, là gia tài mẹ cha để lại... Nếu không có những chiếc “nạng” nầy, đứa con không thể tự mình đứng vững. Giáo dục như thế là làm hại con, làm cho con mình lệ thuộc, mềm yếu và rất khó trưởng thành.
Trong khi đó, phụ huynh nhà bên cạnh để con vừa đi học vừa phải lo làm việc cần cù giúp đỡ gia đình vừa tự liệu lấy những nhu cầu bản thân.
Nhiều năm sau, hai đứa bé cùng lớn lên và cùng mất cha mẹ như nhau. Người con được nâng niu chiều chuộng trong thời niên thiếu cảm thấy hụt hẫng như người què mất cặp nạng, không thể tự đứng trên đôi chân của mình, không biết nương tựa vào ai mà sống. Còn người con kia, nhờ quen lao động cần cù, nhờ được trui rèn trong gian khổ, nay trở thành người đầy bản lĩnh, không lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào.
Thiên Chúa cũng rèn luyện chúng ta theo hướng đó.
Khi chúng ta cầu xin lương thực, Chúa không cho ngay con cá mà trao cần câu để ta tự câu lấy cá nuôi mình.
Khi chúng ta xin nhà ở, Chúa không phù phép để có ngay một ngôi nhà cho ta trú ngụ, nhưng Người trao cho chúng ta khối óc và đôi tay. Nhờ thế, không những ta có nhà ở mà còn có thêm nhiều tiện nghi khác.
Chúa không thích ban bố theo kiểu người giàu sang bố thí nắm xôi cho kẻ ăn mày, vì làm như thế là hạ thấp nhân cách và phẩm giá người nhận, nhưng Người cung cấp những điều kiện cần thiết giúp ta lao động và phát minh, tạo ra những tiện nghi cần thiết cho đời sống và phát triển toàn diện con người.
Thiên Chúa để cho sóng to gió lớn xảy đến trong cuộc đời chúng ta không phải vì Người ghét bỏ chúng ta, nhưng đó là những bài tập rất cần thiết mà Thiên Chúa gửi đến để rèn luyện chúng ta nên người khôn ngoan, có bản lãnh và trưởng thành.
Bên cạnh đó, Thiên Chúa còn dạy chúng ta biết vận dụng niềm tin như bí quyết thần diệu để giải quyết mọi vấn đề. Đừng để Chúa trách chúng ta như đã trách các môn đệ xưa: “Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?”
(Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật 12 thường niên theo Tin Mừng Mác-cô 4, 35-41)
Khi Chúa Giê-su cùng các môn đệ xuống thuyền sang bờ bên kia biển hồ, một trận cuồng phong nổi lên dữ dội, nước xô ập vào thuyền. Các môn đệ hoảng hốt đối phó với sóng to gió lớn. “Trong khi đó, Chúa Giê-su dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ” như chẳng có gì xảy ra.
Khi viết như thế, có lẽ thánh Mác-cô ám chỉ Chúa Giê-su chưa muốn ra tay can thiệp nhưng để cho các môn đệ tự mình đương đầu với nghịch cảnh và tự tìm cách giải quyết vấn đề.
Đối diện với tình thế vô cùng nguy khốn, các môn đệ sợ hãi đánh thức Chúa Giê-su dậy và lên tiếng trách móc: “Thầy ơi! Chúng ta chết đến nơi rồi mà Thầy chẳng lo gì sao?”
Khi các môn đệ đã bó tay, Chúa Giê-su chỗi dậy, truyền cho gió im biển lặng làm an lòng mọi người. Rồi Chúa khiển trách các ông đã không biết vận dụng lòng tin để đối phó: “Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?”
Vì thiếu lòng tin nên các môn đệ đâm ra hốt hoảng. Vì thiếu lòng tin mà các ông đã không đẩy lùi được sóng gió. Bài học Chúa Giê-su thường dạy: “nếu anh em có lòng tin bằng hạt cải thôi, thì dù anh em bảo núi nầy: “rời khỏi đây, qua bên kia!” nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì anh em không làm được” vẫn chưa thấm nhập vào tâm hồn các ông. (Matthêu 17,20; Mt 8,26; Mt 9,22; Mt 15, 28; Mt 21, 22)
Lắm khi trong cuộc đời, chúng ta gặp phải nhiều gian truân sóng gió: bị thất bại trong công việc làm ăn, gặp nhiều điều không may lành trong cuộc sống… khiến chúng ta mệt mỏi chán chường, buông xuôi tuyệt vọng. Chúng ta kêu van với Chúa nhưng dường như Người cố tình “ngủ quên” không đáp lại. Thế là chúng ta trách móc Chúa như các môn đệ gặp sóng gió trong Tin Mừng hôm nay: Lạy Thầy, chúng con chết đến nơi rồi mà Thầy chẳng quan tâm sao?
Thực ra, Thiên Chúa không bao giờ bỏ mặc chúng ta, nhưng Người để cho thử thách xảy đến để rèn luyện chúng ta trưởng thành.
Khi cha mẹ quá nuông chiều con cái, con xin gì cha mẹ cho ngay; lúc nào cũng tìm cách đùm bọc, che chở con cái, lo cho con hết mọi sự từ A đến Z. Nhờ vậy tuy đứa bé lớn lên mập mạp trắng trẻo, nhưng rất yếu ớt, không thể tự đứng trên đôi chân của mình mà phải cần “cặp nạng” mới tiến bước được.
“Nạng” là sự che chở của người cha, là tiền bạc mẹ dúi cho từng ngày, là gia tài mẹ cha để lại... Nếu không có những chiếc “nạng” nầy, đứa con không thể tự mình đứng vững. Giáo dục như thế là làm hại con, làm cho con mình lệ thuộc, mềm yếu và rất khó trưởng thành.
Trong khi đó, phụ huynh nhà bên cạnh để con vừa đi học vừa phải lo làm việc cần cù giúp đỡ gia đình vừa tự liệu lấy những nhu cầu bản thân.
Nhiều năm sau, hai đứa bé cùng lớn lên và cùng mất cha mẹ như nhau. Người con được nâng niu chiều chuộng trong thời niên thiếu cảm thấy hụt hẫng như người què mất cặp nạng, không thể tự đứng trên đôi chân của mình, không biết nương tựa vào ai mà sống. Còn người con kia, nhờ quen lao động cần cù, nhờ được trui rèn trong gian khổ, nay trở thành người đầy bản lĩnh, không lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào.
Thiên Chúa cũng rèn luyện chúng ta theo hướng đó.
Khi chúng ta cầu xin lương thực, Chúa không cho ngay con cá mà trao cần câu để ta tự câu lấy cá nuôi mình.
Khi chúng ta xin nhà ở, Chúa không phù phép để có ngay một ngôi nhà cho ta trú ngụ, nhưng Người trao cho chúng ta khối óc và đôi tay. Nhờ thế, không những ta có nhà ở mà còn có thêm nhiều tiện nghi khác.
Chúa không thích ban bố theo kiểu người giàu sang bố thí nắm xôi cho kẻ ăn mày, vì làm như thế là hạ thấp nhân cách và phẩm giá người nhận, nhưng Người cung cấp những điều kiện cần thiết giúp ta lao động và phát minh, tạo ra những tiện nghi cần thiết cho đời sống và phát triển toàn diện con người.
Thiên Chúa để cho sóng to gió lớn xảy đến trong cuộc đời chúng ta không phải vì Người ghét bỏ chúng ta, nhưng đó là những bài tập rất cần thiết mà Thiên Chúa gửi đến để rèn luyện chúng ta nên người khôn ngoan, có bản lãnh và trưởng thành.
Bên cạnh đó, Thiên Chúa còn dạy chúng ta biết vận dụng niềm tin như bí quyết thần diệu để giải quyết mọi vấn đề. Đừng để Chúa trách chúng ta như đã trách các môn đệ xưa: “Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?”