Phỏng vấn Đại Sứ Kagefumi Ueno

ROME (Zenit.org ).- Toà Thánh và Nhật Bản đã thiết lập bang giao trong năm 1942. Sau đó lối 67 năm qua mà không có quan chức cao cấp Vatican thăm viếng chính thức quốc gia Á châu này. Nhưng tháng 3 Tổng Giám Mục Dominique Mamberti đã thay đổi điều này. Và đại sứ Nhật Bản bên cạnh toà thánh khẳng định cuộc thăm viếng của ngài đã rút ngắn “cảm giác xa cách” giữa hai quốc gia.

ZENIT đã nói chuyện với Kagefumi Ueno về cuộc viếng thăm của Tổng Giám Mục Mamberti, Bộ Trưởng Ngoại Giao Vatican, và về một biến cố lớn khác đối với Giáo Hội tại Nhật Bản: việc phong chân phước cho 188 vị tử đạo tháng 11 vừa qua.

ZENIT: Chúng tôi đã cử hành việc phong chân phươc cho 188 vị tử đạo Nhạt Bản tại Nagasaki tháng 11 vừa qua. Điều đó có xem ra là một nghi lễ kỳ dị đối với văn hoá Nhật Bản không?

Ueno: Tôi đã đích thân chứng kiến tại Ngagasaki: nghi lễ phong chân phước 188 vị tử đạo Nhật Bản bị xử tử đã 4 thế kỷ, xảy ra rất long trọng và cách cung kính, [và nghi lễ] được đa số người Công Giáo Nhật Bản đánh giá thành công.

Ngoài ra, trong thuật ngữ đáp lại của xã hội Nhật Bản nói chung, tôi có ấn tượng là nhìn chung các tin tức và những tường thuật cuộc phong chân phước được tiếp nhận nồng hậu và an bình. Nói rõ hơn, tôi muốn chỉ rõ bốn hiện tượng tích cực sau đây đáng ghi nhớ:

Thứ nhất, những nhóm tôn giáo địa phương lớn như những nhóm Phật tử và Shinto, là những nhóm làm thành tuyệt đại đa số trong xã hội Nhật Bản, đã gởỉ đại diện tới nghi lễ tỏ lòng kính trọng, cũng như những người Kitô hữu không-Công Giáo đã làm, như các giáo hội Tin lành và Episcopal. Nói rõ hơn, tất cả các nhóm tôn giáo lớn của Nhật Bản đã tỏ tình liên đới với Giáo Hội Công Giáo Nhật Bản.

Hai là, việc phong chân phước năm qua mang tính công khai cả thể nhờ những phương tiện quốc gia và địa phương—báo chí và Truyền Hình. Nhờ vậy, trong mọi góc xứ sở, những công dân Nhật Bản có ý thức về những sự cố lịch sủ, và dĩ nhiên cũng tốt như tại Nagasaki, nơi có 15% người Công Giáo Nhật Bản.

Trên chóp đỉnh điều này, tại 11 tỉnh mà các vị tử đạo bị xử tử, báo chí địa phương đăng những tường thuật đặc biệt về những truyện của các vị tử đạo, do đó làm cho dân chúng lưu ý tới lịch sử địa phương đã 4 thế kỷ qua.

Như là một hậu quả của điều nói trên, nhiều người Nhật Bản có cơ hội xem xét ý nghĩa của lòng sùng đạo và nhân phẩm, cũng như ý nghĩa của sự hiến mình cho kẻ khác, qua suy tư về thảm cảnh của bốn thế kỷ qua.

Bốn là, không nên bỏ qua sự kiện là nhiều người Công Giáo tơi Nagasaki từ một số nước làng giềng châu Á. Tôi bị ấn tượng, cách riêng, do những nhận xét sau đây của một người tham gia từ Ấn Độ:

“Nghi lễ chứng tỏ cách hùng hồn rằng Giáo Hội [Công Giáo] không thuộc hẳn về châu Âu, nhưng về thế giới. Cách thức những vị tử đạo Nhật Bản gắn bó với đức tin của họ cho chúng ta sức mạnh, sự khích lệ và niềm hy vọng.”

ZENIT: Đại sứ nghĩ sao về cuộc hợp thượng đỉnh G-8 sẽ sớm được tổ chức tại Italy về nạn nghèo và sự thay đổi khí hậu?

Ueno: Tại cuộc hợp thượng đỉnh G-8 trong tháng Bảy, hai vấn đề sẽ xuất hiện là quan trọng đặc biệt, mà Nhật Bản và các nước 8-G khác sẽ tập trung về cách đặc biệt. Một sẽ là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tại Châu Phi. Vấn đề kia là sẽ là sự thay đổi khí hậu. Tôi tóm tắt đề cập tới những cố gắng hiện giờ được Nhật Bản dồn hết sức trong phương diện này:

Thứ nhất, vì những nước châu Phi đang kinh nghiệm những ảnh hưởng nghiêm trọng và tiêu cực như một hậu quả sự suy thoái đột ngột trong nền kinh tế thế giới, phải nhấn mạnh rằng Nhật Bản chia sẻ với Toà Thánh quan niệm rằng những nước nghèo nhất tại châu Phi sẽ không bao giờ là nạn nhân cuộc khủng hoảng hiện nay, cuộc khủng hoảng mà họ không gánh trách nhiệm.

Hai là, trong bối cảnh này, Nhật Bản đã đăng cai tổ chức Hội Nghi Quốc Tế Tokyo lần thứ bốn về sự Phát triển châu Phi (TICAD IV) năm ngoái và đã công bố nhiều sáng kiến khác nhau, gòm có việc nhân đôi sự trợ giúp phát triển chính thức của Nhật Bản cho châu Phi trong năm 2012 và cung cấp sự nâng đở nhân đôi cuộc đầu tư riêng cho châu Phi. Nhật bản sẽ trung thành làm trọn những cam kết này.

Ba là, Nhật Bản đã đồng đăng cai tổ chức cuộc hợp đầu tiên của một bộ máy tiếp theo TICAD tại Botswana trong tháng March, ở đó chúng tôi đã bàn cãi ảnh hưởng nạn khủng hoảng kinh tế tại châu Phi và làm sao chúng tôi có thể chiến thắng nó. Về sau tại thượng đỉnh các nước G-20 ở London trong tháng April, Nhật Bản đã làm hết sức mình hầu giới thiệu những quan tâm châu Phi được diễn tả tại Botswana.

ZENIT: Và sự thay đổi khí hậu cũng là một quan tâm

Ueno: Ngăm ngoái, với tư cách chủ tich thượng đỉnh G-8, Nhật Bản đã chứng tỏ quyền lãnh dạo của mình bằng cách hình thành một sự đồng thuận giảm thiểu sự phát khi nhà kính toàn cầu ít nhất vào giữa năm 2050.

Năm nay là năm mà chúng tôi những nước G-8 quyết định những hành động cụ thể. Công đồng quốc tế sẽ chia sẻ sự hiểu biết rằng vấn đề sẽ không bao giờ được giải quyết trừ phi tất cả các nước chia sẽ công bằng gánh nặng trong việc giữ những trách nhiệm tương ứng của mình.

ZENIT: Sau gần 70 năm, một quan chức Vatican đã thăm viếng Nhật Bản

Ueno: Giữa tháng 3-- từ ngày 15 tới ngày 20 -- Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Bộ trưởng Ngoại Giao Vatican, đã thực hiện một cuộc thăm viếng 6 ngày tới Nhật Bản với tư cách người khách chính thức của Bộ Ngại Giáo Nhật Bản. Tôi đã tham gia hầu hết toàn diện chương trình chính thức tai Nhật Bản. À này, tổng giám mục là nhà ngoại giao cao cấp nhất Vatican thực hiện chuyến viếng thăm chính thức đó trong lịch sử 67 năm của những tương quan song phương được thiết lập trong năm 1942.

Trước hết, [cho tôi] tóm tắt về cuộc hợp bộ trưởng ngoại giao đã xảy ra ngày 17/3 tại Tokyo giữa Tổng Giám Mục Mamberti và Bộ trưởng Ngoại giao Hirofumi Nakasone, là điểm nỗi bật nhất trong cuộc lưu trú của tổng giám mục tại Nhật Bản. Trong cuộc đối thoại 150 phút, hai vị bộ trưởng đã bàn bạt một chuỗi rộng các vấn đề, xếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng của nó trên những nước nghèo, đặc biệt những nước tại châu Phi, cho tới những tình huống vùng như Bắc Triều Tiên, Trung Hoa và Trung Đông, chó tới những tương quan song phương.

Về Bắc triều Tiên, đáp lại những quan tâm do Nakasone tỏ bày về sự có thể phóng tên lửa đạn đạo cùng với những vấn đề con tin, Tổng Giám Mục Mamberti đáp lại rằng ngài thông cảm với Nhật bản về những vấn đề này, bằng cách đánh giá những cố gắng của các nước liên quan đến việc mang lại sự an bình cho vùng, và bày tỏ sự ươc muốn các con tin được cho về tại một cơ hội sớm nhất. Tôi thấy chính sách đối thoại song phương là phong phú, xúc tích và sâu sắc, nghĩa là một sự thành công.

Hai là, chuyến thăm viếng Nagasaki hai ngày của Tổng Giám Mục Mamberti là một thành công khác trong vụ này, thứ nhất, lúc kỷ niệm trái bom nguyên tử, ngài đã gởi những sứ điệp thiện cảm và hoà bình tới các công dân của vùng, và, hai là, với những sứ điệp từ Đức Giáo Hoàng, ngài đã gây ấn tượng và thúc đẩy nhiều người Công Giáo địa phương đón tiếp ngài. cách nồng hậu

Khi hợp mặt với thổng đốc quận Nagasaki và thị trưởng thánh phố Nagasaki, kẻ đã qui chiếu về ý muốn của họ là những nhà thờ lịch sử ở đó phải được UNESCO công nhận như những Di Sản Thế Giới, tổng giám mục đáp lại bằng cách bày tỏ sự đồng thuận của ngài với sở thích của họ. Sau khi ngài tiếp tục tới Tokyo, ngài đã có một cuộc hợp chân tình với các đại diện Giáo Hội Công Giáo Nhật Bản.

Ba là, Tổng Giám Mục Mamberti có những lúc được dẫn vào nền văn hóa Nhật Bản và lòng đạo tại nhà trà Urasenke Tea Chapter cũng như tại Đền Meiji tại Shintoism. Tại đền này, Sư Trưởng Ngài Đáng Kính Nakajima tiếp rước ngài cách thân tình, trình bày về những cuộc đối thoại vị này đã thực thi với các linh mục Công Giáo trong những thập niên qua.

Nói chung, tôi càng chắc hơn là chuyến thăm viếng thành công của Tổng Giám Mục Mamberti tại Nhật Bản giúp làm ngắn bớt một cảm giác xa cách tồn tại giữa hai nườc.