Bài viết phỏng theo câu nguyện một người bạn kể cho nghe. Chi tiết xác thực với những gì nghe được và nhớ được nhưng tên tuổi thay đổi khác đi để tránh bị phát hiện.
Bob học kĩ khoá tiếng Việt trước khi sang Việt Nam. Chàng nghe và hiểu được bản tin trên đài phát thanh nên tự tin tiếng Việt của mình đủ để giao dịch với mọi người. Đến nơi chàng té ngửa thì ra người đọc tin trên đài phát thanh là giọng được chọn lựa, tiếng vừa thanh vừa rõ, lại đọc chậm rãi cho thính giả.
Thẹn thùng
Thực tế khác với học đường. Chàng cố gắng nghe đi nghe lại vẫn không nắm bắt được điều dân địa phương phát âm. Dân Núi Đất có giọng nói miền núi, khác với giọng người đọc trong băng cassette và người đọc đài phát thanh. Ngày mới tới chàng không dám cười ra mặt nhưng cười trong bụng giọng người thông dịch viên vì cách phát âm Anh ngữ nửa Việt nửa Anh. Một tháng sau Bob lại phục người thông dịch viên vì ít ra người ta còn nghe và tạm hiểu những gì anh nói. Trái lại Bob rất khổ tâm vì cái ngôn ngữ què của mình. Trước đây tự hào bao nhiêu bây giờ tự hạ bấy nhiêu. Chàng không hiểu người ta nói và chàng nói người ta cũng hiểu lõm bõm.
Chính niềm tự hào, kiêu hãnh dồn chàng vào ngõ bí. Ngày mới đến người ta gởi cho Bob người thông dịch viên chàng từ chối bảo đảm với cấp trên là tiếng Việt của chàng đủ để xoay sở. Ứng nghiệm điều chàng nghĩ, mỗi chữ mỗi câu chàng đều phải xoay sở đủ kiểu, đủ cách để hiểu xem họ nói gì và hình như người nghe chàng cũng xoay sở không kém. Cuối cùng đành phải vuốt mặt thú thật với cấp trên chàng cần thông dịch viên.
Người làm thông dịch cho chàng là vợ một sĩ quan trong quân đội. Chàng yên tâm nhiều, không sợ bị gài bẫy vì chồng chị cùng chung chiến tuyến. Bob rất hài lòng không những về việc làm của người thông dịch mà còn cả tư cách của người phụ nữ đó. Việc làm cẩn thận, kín đáo, gọn gàng, mạch lạc, chính xác cộng thêm tính tình ôn hoà gây cho Bob một tình cảm quí mến sâu đậm.
Ngày trở về
Ngày ra đi đã gần Bob tặng chị những gì chàng không muốn mang về nhưng chị từ chối ngoại trừ con kangaroo nhồi bông vì cháu nhỏ ở nhà yêu quí nó. Điều này khiến chàng tự hỏi bao nhiêu người nhờ lính Úc mua dùm thứ này, thứ nọ và sẵn sàng nhận những gì họ bỏ lại không mang về, nhưng người phụ nữ này lại từ chối khiến chàng không hiểu được.
Ngày hồi hương đến chàng ra đi lòng mong nhớ và kính trọng người cộng tác viên chân thành. Chàng lấy địa chỉ và hứa với lòng khi về sẽ viết thư liên lạc tiếp tục tình bạn xưa. Thư đi thì có, thư hồi âm thì không. Chẳng bao lâu sau chiến tranh chấm dứt, miền nam rơi vào tay bắc quân. Bob không hy vọng có ngày gặp lại người phụ nữ chàng mong kết thân kia.
Hai cái đau
Hai cái đau trùng hợp gặm nhấm tâm hồn các người lính xa nhà. Sợ chiến tranh, đau khổ, cô đơn vì xa gia đình nhưng bù lại nơi đó có người cộng tác viên đắc lực, tốt bụng, chân thành, tận tuỵ và luôn sống trong hy vọng. Quê hương Bob không có những thứ đó. Trái lại về quê chàng không được đón nhận mà còn đọc các bài báo nói toàn điều khích bác. Bob trở nên bực với chính dân của mình, chính quyền mình và bực với lòng thành tâm, hy sinh của mình. Không phải chỉ mình Bob cảm nhận điều này mà hội cựu chiến binh của chàng cũng nhiều người cảm như chàng. Những lần gặp nhau họ lại nhắc chuyện xưa, thành tích cũ để tự an ủi nhau, tự khích lệ và giúp nhau tái hội nhập vào một xã hội thay đổi lối suy nhanh như trong trận mạc. Người nhắc chiến thắng trận này, kẻ kia khen cộng tác viên nọ. Người khen đơn vị lính Cộng Hoà đó anh dũng, kẻ nhắc lại tinh thần dũng cảm của đoàn quân. Không có kinh nghiệm trận mạc Bob hay nhắc đến người thông dịch viên trung thành, tận tuỵ và liêm chính. Ngờ đâu những đồng đội khác hiểu lầm lâu lâu lại nhắc lại con người đáng mến mà họ chưa gặp mặt. Những lần như thế Bob chỉ cười nói
‘May mà nàng không có mặt ở đây nếu không thì vợ tao sẽ làm lớn chuyện vì tụi mày khiêu khích tính ghen của nàng’.
Thất vọng lớn
Càng ngày Bob càng thấy hận những người điều khiển chiến tranh. Họ cố tình bóp méo sự thật cho mục đích riêng tư. Bob có cảm tưởng xương máu, số mạng, đau khổ, thương tích, tật nguyền và tất cả các hy sinh của chàng và các người chiến sĩ Cộng Hoà bị lợi dụng. Không hy vọng gì thắng trận chiến này vì người cầm cân, nảy mực không muốn thắng, không thực tâm thắng.
Sau ngày miền Nam lọt vào tay bắc quân. Trại tù lao động khổ sai ngụy danh là trại học tập mọc nên khắp nơi, chồng nàng là sĩ quan cũng nằm trong số những người không may mắn đó. Người ta rình rập, tìm kiếm mò bới hết cách để bắt nàng vào tù. Họ nghi nàng làm công việc bí mật gì đó cho chế độ cũ nhưng không có chứng cớ gì để buộc tội. Gia đình nàng nghèo, chồng là sĩ quan mà gia đình vẫn nghèo. Nàng và các con luôn sống thuận hoà với mọi người trong xóm ngõ.
Sau chiến tranh hai ba người trong xóm tự đứng lên vỗ ngực xưng là nằm vùng. Tố người này, cáo người nọ, gởi người kia vào tù, ra lệnh đuổi nhà người nọ. Gia đình chị bị rình rập ngày đêm mà vẫn chưa có động tĩnh. Chị chuẩn bị nếu bị bắt thì gởi hai con cho nội nuôi. Đêm đến hình ảnh ma rình rập hiện về, sáng ngày nó biến mất. Cứ thế ngày này qua tháng nọ. Họ vẫn chưa bắt chị và gia đình vẫn sống trong phập phồng lo sợ. Người này tới làm quen dò hỏi, người kia tới gạ gẫm đi vượt biên. Chị một mực từ chối, quyết sống bình thường như mọi người. Đói ăn đói, khổ chung như bao người. Thỉnh thoảng chị cũng xin phép đi thăm chồng và quà mang đến cho chồng cũng đơn giản như bao gia đình nghèo khác. Sau tháng năm theo dõi họ tạm làm ngơ cho mẹ con chị sống yên thân.
Quả phụ
Hung tin đến chồng chị bị chuyển trại vào rừng sâu, xa nhà hơn và chưa có phép thăm nom. Tin cuối cùng nhận được chàng chết rũ tù, thân xác vùi đâu đó trong rừng sâu. Bốn mẹ con ôm nhau khóc ròng, khóc ngày chán, khóc đêm. Thời gian chữa lành mọi vết thương. Chị tự nhủ phải đứng vững nuôi con. Buôn thúng, bán bưng kiếm sống qua ngày. Ngày ngày con chị chứng kiến cảnh mẹ sáng dậy sớm buôn bán, tần tảo nuôi con. Tối về chưa được ngủ ngay, sau khi lo xong việc nhà. Lo cho con ăn uống. Chị còn phải chuẩn bị cho việc buôn bán ngày mai. Trong cái rủi có cái may. Con chị chứng kiến cảnh oan khiên, khổ sở của mẹ lo cho con nên chúng ngoan, hiểu và cảm thông nỗi cực khổ của mẹ. Chúng giúp chị và siêng học. Đôi lần thấy chúng học những bài lịch sử nghe chói tai, tuyên truyền lệch lạc, sai sự thật, chị định lên tiếng nhưng lại thôi. Chị an ủi bây giờ giải thích chỉ làm chúng hoang mang. Khi nào chúng khôn lớn hơn lúc đó mình sẽ giải thích cặn kẽ cho chúng hiểu đúng về chiến tranh, về cuộc chiến đấu anh dũng của cha nó. Chị soạn sẵn trong đầu những bài giải thích cho con rành mạch về cuộc sống gia đình. Đêm đêm chị ôn tập hầu như thuộc những bài đó trong lòng, chờ cơ hội thuận tiện sẽ giúp con hiểu đúng về cuộc sống.
Ngày trở về
Ngày kia Bob cùng các bạn trở lại Núi Đất. Toàn cảnh đã đổi thay. Hình ảnh sống trong đầu chàng nay không còn trên thực tế. Nơi trước đây chàng làm việc biến mất nhường chỗ cho nương rau, mái nhà mới. Sau nghi lễ tưởng niệm chiến hữu chàng thảnh thơi thăm chỗ này, viếng chỗ nọ. Một vài người đề nghị đi tìm chỗ trước đây họ bị phục kích và nơi họ từng phục kích. Một trong những nơi đó là làng của người thông dịch. Nhớ được tên của chị và tên chồng chị nên gặp ai chàng cũng hỏi có ai biết người đó không. Hỏi ra địa chỉ chị đi làm không có ở nhà. Chàng xin số điện thoại và ngay tối đó gọi lại hỏi xem có đúng người chàng muốn tìm không. Người nhận điện thoại ở đầu kia chối bai bải không hề quen ai là người nước ngoài. Hơi ngã lòng Bob thử lại lần thứ hai, lần này chàng nói chuyện lâu hơn, mở màn bằng tiếng Việt sau đó chêm thêm tiếng Anh. Người kia nghe hiểu. Chàng nói tiếng Anh nhiều hơn tiếng Việt, người kia vẫn hiểu, vẫn trả lời gọn gàng, mạch lạc, tuy giọng nói có ngượng ngạo hơn. Bob tin chắc người đang nói chuyện kia là người mà chàng đi tìm nhưng sao người đó vẫn chối không chịu nhận. Đến lần thứ ba người đó vẫn chối không chịu nhận. Vừa tức vừa tò mò vì người đàn bà kì quái này. Chàng gọi lần cuối trước khi ra phi trường trở lại Úc. Người phụ nữ đồng ý gặp chàng nơi quán càfe do nàng chỉ định. Tại quán cafê đông người, chị phụ nữ xác nhận chính nàng từng là thông dịch viên cho Bob. Nàng giải thích vì nơi làng ở người ta dòm ngó và nàng sợ bị trả thù, bị qui tội vì họ chưa tha cho gia đình nàng. Nàng thoát vào tù vì trước đây không hề cho ai biết nàng là thông dịch viên, và cũng không ai biết trước đây nàng cộng tác với quân đội hoàng gia Úc. Nghe xong câu chuyện Bob vỡ lẽ, hiểu, thông cảm và càng kính trọng người thông dịch viên cũ. Hai người từ giã và Bob hứa nếu có cơ hội trở lại Việtnam sẽ đi thăm nàng. Lên máy bay Bob mang trong hành lí của mình là hình ảnh người thông dịch khả kính, đáng mến, đáng tôn trọng.
Ba năm sau Bob trở lại với mục đích duy nhất là kiếm nàng. Khi biết rõ chồng nàng chết trong tù, một mình nuôi ba con ăn học và làm việc vất vả lại sống trong nghi ngờ của chế độ. Bob ngỏ ý bảo lãnh nàng sang Úc định cư. Hỏi quá đột ngột nàng không biết nói nhận hay chối, cứ khất lần, khất lượt cho đến cả tháng sau nàng mới quyết định. Cả xóm làng đồn rùm beng nàng đi tư tình với lão già người Úc sau lần gặp nhau ở quán càfê trên phố. Bực bội vì tin đồn nhưng đồn thế cũng đỡ nguy hiểm hơn là họ rõ sự thật của ba chục năm trước đây.
Di dân
Được nàng đồng ý Bob trở lại Úc lo thủ tục bảo lãnh. Sự việc không đơn giản. Chàng không có lí do chính đáng bảo lãnh nàng. Lí do cộng tác viên cũ không còn hiệu lực vì nàng hiện nay không bị chế độ trả thù. Nhờ hội cựu chiến binh và các đồng nghiệp nâng đỡ. Kẻ chung tiền, người cho mượn vốn, kẻ đứng làm giấy bảo trợ đơn xin của chàng vẫn bị từ chối. Cuối cùng Bob bảo lãnh nàng theo diện vợ chồng vì trước đó mấy năm bà Bob qua đời. Bob hiện sống với mẹ già. Chàng bảo lãnh nàng và cháu nhỏ nhất còn độc thân. Hai cháu kia có gia đình phải bảo lãnh riêng. Sau hai ba năm cố gắng toàn gia đình nàng đi định cư.
Bob sống chung với mẹ già. Những ngày đầu mẹ Bob còn giữ kẽ, ai làm công việc người đó, không ai giúp ai. Dần dần cách biệt xích lại gần hơn và bà cụ già cũng yếu hơn, chậm hơn đành chấp nhận sự giúp đỡ của cô gái xa lạ. Tình cảm mỗi ngày mỗi thắm thiết vì nàng hiểu và cảm thông cho người già lại cũng là cách giúp trả ơn Bob bảo lãnh con và cháu nàng đến nơi định cư an toàn.
Trong nhà treo nhiều hình ảnh trong chiến tranh và một tấm hình của nàng khá lớn ngồi trước máy đánh chữ. Mẹ Bob cho biết mỗi lần nhìn hình bà điên tiết lên vì hình ảnh chiến tranh gợi lại cảnh đau thương. Bạn con của bà, đứa thất học, đứa tử thương, đứa mang thương tích đầy mình. Chính vì điểm này mà hình chiến tranh trở thành kẻ thù trong lòng bà. Dẫu thế bà thương con không dám tháo gỡ, cất chúng đi vì đối với Bob những hình ảnh chết chóc, đau khổ kia là lẽ sống của Bob. Bà thương con, quan tâm đến con nên đành ráng nhịn để những hình kia trong phòng.
Sau này bà thú nhận, xin lỗi nàng. Từ khi biết nàng bà đổi hẳn lối suy nghĩ. Trước đây bà ghét chiến tranh, ghét cả con người trong cuộc chiến. Ngày nay trái lại, bà quí mến, kính phục và thương cho những người lính Việt Nam Cộng Hoà một thời bị hiểu lầm, bị bạc đãi. Bà cầu nguyện cho những chiến hữu chết trong cuộc chiến, đặc biệt những người bỏ xác trong trại tập trung lao động khổ sai.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Bob học kĩ khoá tiếng Việt trước khi sang Việt Nam. Chàng nghe và hiểu được bản tin trên đài phát thanh nên tự tin tiếng Việt của mình đủ để giao dịch với mọi người. Đến nơi chàng té ngửa thì ra người đọc tin trên đài phát thanh là giọng được chọn lựa, tiếng vừa thanh vừa rõ, lại đọc chậm rãi cho thính giả.
Thẹn thùng
Thực tế khác với học đường. Chàng cố gắng nghe đi nghe lại vẫn không nắm bắt được điều dân địa phương phát âm. Dân Núi Đất có giọng nói miền núi, khác với giọng người đọc trong băng cassette và người đọc đài phát thanh. Ngày mới tới chàng không dám cười ra mặt nhưng cười trong bụng giọng người thông dịch viên vì cách phát âm Anh ngữ nửa Việt nửa Anh. Một tháng sau Bob lại phục người thông dịch viên vì ít ra người ta còn nghe và tạm hiểu những gì anh nói. Trái lại Bob rất khổ tâm vì cái ngôn ngữ què của mình. Trước đây tự hào bao nhiêu bây giờ tự hạ bấy nhiêu. Chàng không hiểu người ta nói và chàng nói người ta cũng hiểu lõm bõm.
Chính niềm tự hào, kiêu hãnh dồn chàng vào ngõ bí. Ngày mới đến người ta gởi cho Bob người thông dịch viên chàng từ chối bảo đảm với cấp trên là tiếng Việt của chàng đủ để xoay sở. Ứng nghiệm điều chàng nghĩ, mỗi chữ mỗi câu chàng đều phải xoay sở đủ kiểu, đủ cách để hiểu xem họ nói gì và hình như người nghe chàng cũng xoay sở không kém. Cuối cùng đành phải vuốt mặt thú thật với cấp trên chàng cần thông dịch viên.
Người làm thông dịch cho chàng là vợ một sĩ quan trong quân đội. Chàng yên tâm nhiều, không sợ bị gài bẫy vì chồng chị cùng chung chiến tuyến. Bob rất hài lòng không những về việc làm của người thông dịch mà còn cả tư cách của người phụ nữ đó. Việc làm cẩn thận, kín đáo, gọn gàng, mạch lạc, chính xác cộng thêm tính tình ôn hoà gây cho Bob một tình cảm quí mến sâu đậm.
Ngày trở về
Ngày ra đi đã gần Bob tặng chị những gì chàng không muốn mang về nhưng chị từ chối ngoại trừ con kangaroo nhồi bông vì cháu nhỏ ở nhà yêu quí nó. Điều này khiến chàng tự hỏi bao nhiêu người nhờ lính Úc mua dùm thứ này, thứ nọ và sẵn sàng nhận những gì họ bỏ lại không mang về, nhưng người phụ nữ này lại từ chối khiến chàng không hiểu được.
Ngày hồi hương đến chàng ra đi lòng mong nhớ và kính trọng người cộng tác viên chân thành. Chàng lấy địa chỉ và hứa với lòng khi về sẽ viết thư liên lạc tiếp tục tình bạn xưa. Thư đi thì có, thư hồi âm thì không. Chẳng bao lâu sau chiến tranh chấm dứt, miền nam rơi vào tay bắc quân. Bob không hy vọng có ngày gặp lại người phụ nữ chàng mong kết thân kia.
Hai cái đau
Hai cái đau trùng hợp gặm nhấm tâm hồn các người lính xa nhà. Sợ chiến tranh, đau khổ, cô đơn vì xa gia đình nhưng bù lại nơi đó có người cộng tác viên đắc lực, tốt bụng, chân thành, tận tuỵ và luôn sống trong hy vọng. Quê hương Bob không có những thứ đó. Trái lại về quê chàng không được đón nhận mà còn đọc các bài báo nói toàn điều khích bác. Bob trở nên bực với chính dân của mình, chính quyền mình và bực với lòng thành tâm, hy sinh của mình. Không phải chỉ mình Bob cảm nhận điều này mà hội cựu chiến binh của chàng cũng nhiều người cảm như chàng. Những lần gặp nhau họ lại nhắc chuyện xưa, thành tích cũ để tự an ủi nhau, tự khích lệ và giúp nhau tái hội nhập vào một xã hội thay đổi lối suy nhanh như trong trận mạc. Người nhắc chiến thắng trận này, kẻ kia khen cộng tác viên nọ. Người khen đơn vị lính Cộng Hoà đó anh dũng, kẻ nhắc lại tinh thần dũng cảm của đoàn quân. Không có kinh nghiệm trận mạc Bob hay nhắc đến người thông dịch viên trung thành, tận tuỵ và liêm chính. Ngờ đâu những đồng đội khác hiểu lầm lâu lâu lại nhắc lại con người đáng mến mà họ chưa gặp mặt. Những lần như thế Bob chỉ cười nói
‘May mà nàng không có mặt ở đây nếu không thì vợ tao sẽ làm lớn chuyện vì tụi mày khiêu khích tính ghen của nàng’.
Thất vọng lớn
Càng ngày Bob càng thấy hận những người điều khiển chiến tranh. Họ cố tình bóp méo sự thật cho mục đích riêng tư. Bob có cảm tưởng xương máu, số mạng, đau khổ, thương tích, tật nguyền và tất cả các hy sinh của chàng và các người chiến sĩ Cộng Hoà bị lợi dụng. Không hy vọng gì thắng trận chiến này vì người cầm cân, nảy mực không muốn thắng, không thực tâm thắng.
Sau ngày miền Nam lọt vào tay bắc quân. Trại tù lao động khổ sai ngụy danh là trại học tập mọc nên khắp nơi, chồng nàng là sĩ quan cũng nằm trong số những người không may mắn đó. Người ta rình rập, tìm kiếm mò bới hết cách để bắt nàng vào tù. Họ nghi nàng làm công việc bí mật gì đó cho chế độ cũ nhưng không có chứng cớ gì để buộc tội. Gia đình nàng nghèo, chồng là sĩ quan mà gia đình vẫn nghèo. Nàng và các con luôn sống thuận hoà với mọi người trong xóm ngõ.
Sau chiến tranh hai ba người trong xóm tự đứng lên vỗ ngực xưng là nằm vùng. Tố người này, cáo người nọ, gởi người kia vào tù, ra lệnh đuổi nhà người nọ. Gia đình chị bị rình rập ngày đêm mà vẫn chưa có động tĩnh. Chị chuẩn bị nếu bị bắt thì gởi hai con cho nội nuôi. Đêm đến hình ảnh ma rình rập hiện về, sáng ngày nó biến mất. Cứ thế ngày này qua tháng nọ. Họ vẫn chưa bắt chị và gia đình vẫn sống trong phập phồng lo sợ. Người này tới làm quen dò hỏi, người kia tới gạ gẫm đi vượt biên. Chị một mực từ chối, quyết sống bình thường như mọi người. Đói ăn đói, khổ chung như bao người. Thỉnh thoảng chị cũng xin phép đi thăm chồng và quà mang đến cho chồng cũng đơn giản như bao gia đình nghèo khác. Sau tháng năm theo dõi họ tạm làm ngơ cho mẹ con chị sống yên thân.
Quả phụ
Hung tin đến chồng chị bị chuyển trại vào rừng sâu, xa nhà hơn và chưa có phép thăm nom. Tin cuối cùng nhận được chàng chết rũ tù, thân xác vùi đâu đó trong rừng sâu. Bốn mẹ con ôm nhau khóc ròng, khóc ngày chán, khóc đêm. Thời gian chữa lành mọi vết thương. Chị tự nhủ phải đứng vững nuôi con. Buôn thúng, bán bưng kiếm sống qua ngày. Ngày ngày con chị chứng kiến cảnh mẹ sáng dậy sớm buôn bán, tần tảo nuôi con. Tối về chưa được ngủ ngay, sau khi lo xong việc nhà. Lo cho con ăn uống. Chị còn phải chuẩn bị cho việc buôn bán ngày mai. Trong cái rủi có cái may. Con chị chứng kiến cảnh oan khiên, khổ sở của mẹ lo cho con nên chúng ngoan, hiểu và cảm thông nỗi cực khổ của mẹ. Chúng giúp chị và siêng học. Đôi lần thấy chúng học những bài lịch sử nghe chói tai, tuyên truyền lệch lạc, sai sự thật, chị định lên tiếng nhưng lại thôi. Chị an ủi bây giờ giải thích chỉ làm chúng hoang mang. Khi nào chúng khôn lớn hơn lúc đó mình sẽ giải thích cặn kẽ cho chúng hiểu đúng về chiến tranh, về cuộc chiến đấu anh dũng của cha nó. Chị soạn sẵn trong đầu những bài giải thích cho con rành mạch về cuộc sống gia đình. Đêm đêm chị ôn tập hầu như thuộc những bài đó trong lòng, chờ cơ hội thuận tiện sẽ giúp con hiểu đúng về cuộc sống.
Ngày trở về
Ngày kia Bob cùng các bạn trở lại Núi Đất. Toàn cảnh đã đổi thay. Hình ảnh sống trong đầu chàng nay không còn trên thực tế. Nơi trước đây chàng làm việc biến mất nhường chỗ cho nương rau, mái nhà mới. Sau nghi lễ tưởng niệm chiến hữu chàng thảnh thơi thăm chỗ này, viếng chỗ nọ. Một vài người đề nghị đi tìm chỗ trước đây họ bị phục kích và nơi họ từng phục kích. Một trong những nơi đó là làng của người thông dịch. Nhớ được tên của chị và tên chồng chị nên gặp ai chàng cũng hỏi có ai biết người đó không. Hỏi ra địa chỉ chị đi làm không có ở nhà. Chàng xin số điện thoại và ngay tối đó gọi lại hỏi xem có đúng người chàng muốn tìm không. Người nhận điện thoại ở đầu kia chối bai bải không hề quen ai là người nước ngoài. Hơi ngã lòng Bob thử lại lần thứ hai, lần này chàng nói chuyện lâu hơn, mở màn bằng tiếng Việt sau đó chêm thêm tiếng Anh. Người kia nghe hiểu. Chàng nói tiếng Anh nhiều hơn tiếng Việt, người kia vẫn hiểu, vẫn trả lời gọn gàng, mạch lạc, tuy giọng nói có ngượng ngạo hơn. Bob tin chắc người đang nói chuyện kia là người mà chàng đi tìm nhưng sao người đó vẫn chối không chịu nhận. Đến lần thứ ba người đó vẫn chối không chịu nhận. Vừa tức vừa tò mò vì người đàn bà kì quái này. Chàng gọi lần cuối trước khi ra phi trường trở lại Úc. Người phụ nữ đồng ý gặp chàng nơi quán càfe do nàng chỉ định. Tại quán cafê đông người, chị phụ nữ xác nhận chính nàng từng là thông dịch viên cho Bob. Nàng giải thích vì nơi làng ở người ta dòm ngó và nàng sợ bị trả thù, bị qui tội vì họ chưa tha cho gia đình nàng. Nàng thoát vào tù vì trước đây không hề cho ai biết nàng là thông dịch viên, và cũng không ai biết trước đây nàng cộng tác với quân đội hoàng gia Úc. Nghe xong câu chuyện Bob vỡ lẽ, hiểu, thông cảm và càng kính trọng người thông dịch viên cũ. Hai người từ giã và Bob hứa nếu có cơ hội trở lại Việtnam sẽ đi thăm nàng. Lên máy bay Bob mang trong hành lí của mình là hình ảnh người thông dịch khả kính, đáng mến, đáng tôn trọng.
Ba năm sau Bob trở lại với mục đích duy nhất là kiếm nàng. Khi biết rõ chồng nàng chết trong tù, một mình nuôi ba con ăn học và làm việc vất vả lại sống trong nghi ngờ của chế độ. Bob ngỏ ý bảo lãnh nàng sang Úc định cư. Hỏi quá đột ngột nàng không biết nói nhận hay chối, cứ khất lần, khất lượt cho đến cả tháng sau nàng mới quyết định. Cả xóm làng đồn rùm beng nàng đi tư tình với lão già người Úc sau lần gặp nhau ở quán càfê trên phố. Bực bội vì tin đồn nhưng đồn thế cũng đỡ nguy hiểm hơn là họ rõ sự thật của ba chục năm trước đây.
Di dân
Được nàng đồng ý Bob trở lại Úc lo thủ tục bảo lãnh. Sự việc không đơn giản. Chàng không có lí do chính đáng bảo lãnh nàng. Lí do cộng tác viên cũ không còn hiệu lực vì nàng hiện nay không bị chế độ trả thù. Nhờ hội cựu chiến binh và các đồng nghiệp nâng đỡ. Kẻ chung tiền, người cho mượn vốn, kẻ đứng làm giấy bảo trợ đơn xin của chàng vẫn bị từ chối. Cuối cùng Bob bảo lãnh nàng theo diện vợ chồng vì trước đó mấy năm bà Bob qua đời. Bob hiện sống với mẹ già. Chàng bảo lãnh nàng và cháu nhỏ nhất còn độc thân. Hai cháu kia có gia đình phải bảo lãnh riêng. Sau hai ba năm cố gắng toàn gia đình nàng đi định cư.
Bob sống chung với mẹ già. Những ngày đầu mẹ Bob còn giữ kẽ, ai làm công việc người đó, không ai giúp ai. Dần dần cách biệt xích lại gần hơn và bà cụ già cũng yếu hơn, chậm hơn đành chấp nhận sự giúp đỡ của cô gái xa lạ. Tình cảm mỗi ngày mỗi thắm thiết vì nàng hiểu và cảm thông cho người già lại cũng là cách giúp trả ơn Bob bảo lãnh con và cháu nàng đến nơi định cư an toàn.
Trong nhà treo nhiều hình ảnh trong chiến tranh và một tấm hình của nàng khá lớn ngồi trước máy đánh chữ. Mẹ Bob cho biết mỗi lần nhìn hình bà điên tiết lên vì hình ảnh chiến tranh gợi lại cảnh đau thương. Bạn con của bà, đứa thất học, đứa tử thương, đứa mang thương tích đầy mình. Chính vì điểm này mà hình chiến tranh trở thành kẻ thù trong lòng bà. Dẫu thế bà thương con không dám tháo gỡ, cất chúng đi vì đối với Bob những hình ảnh chết chóc, đau khổ kia là lẽ sống của Bob. Bà thương con, quan tâm đến con nên đành ráng nhịn để những hình kia trong phòng.
Sau này bà thú nhận, xin lỗi nàng. Từ khi biết nàng bà đổi hẳn lối suy nghĩ. Trước đây bà ghét chiến tranh, ghét cả con người trong cuộc chiến. Ngày nay trái lại, bà quí mến, kính phục và thương cho những người lính Việt Nam Cộng Hoà một thời bị hiểu lầm, bị bạc đãi. Bà cầu nguyện cho những chiến hữu chết trong cuộc chiến, đặc biệt những người bỏ xác trong trại tập trung lao động khổ sai.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html