Nhận được lời mời tham dự Thánh lễ Quan Thầy Giáo phận Vinh và cầu nguyện cho Tam Tòa, chúng tôi lên đường vượt hơn 300km về Xã Đoài, Giáo phận Mẹ của chúng tôi.
Vài kỷ niệm với Xã Đoài và Tòa Giám mục
Lần đầu tiên tôi được đến Xã Đoài khi bố tôi tham gia thiết kế lại Nhà thờ Chính Tòa của Tòa Giám mục (1976) bị bom đạn phá hỏng. So với ngày xưa, con đường có khác đi đôi chút, nhưng vẫn là đồng lúa xanh ngút hai bên dẫn vào khu địa danh Tòa Giám mục Xã Đoài, một địa danh vốn nổi tiếng với cam Xã Đoài từ xưa.
Đã hơn 33 năm, con đường đó đã nhiều lần tôi đi qua. Nhưng, tâm hồn chúng tôi rộn lên những xúc động lạ thường khi về tham dự Thánh lễ Quan Thầy Giáo phận năm nay, một Thánh lễ đặc biệt để cả giáo phận hướng về anh chị em ở Giáo xứ Tam Tòa đau thương.
Đến Tòa Giám mục trời đã về chiều, trên sân quảng trường Tòa Giám mục, mọi người đang dọn dẹp, kỳ cọ lễ đài, người dựng phông bạt, người kê ghế bàn… Những công việc đó được tiến hành khẩn trương chuẩn bị cho ngày trọng đại, ngày mà cộng đồng dân Chúa sẽ tề tựu về đây, cùng cất một lời kinh, cùng dâng cao một tiếng hát, một lời cầu với Thiên Chúa và Mẹ Maria cho Đất nước, cho Giáo hội, Giáo phận và đặc biệt cho anh chị em Tam Tòa đang bị bách hại.
Những động tác khẩn trương trong im lặng của những người chuẩn bị ở lễ đài, tôi hiểu tấm lòng của họ, tất cả đang suy tư khi nhìn lên hàng chữ: “Cầu nguyện cho Tam Tòa”.
Đức Giám mục Phaolo Maria Cao Đình Thuyên vừa mới trở lại Tòa Giám mục sau một chuyến công du khá dài. Ở tuổi 83, Ngài vẫn nhanh nhẹn, khỏe mạnh sau một chuyến đi dài ngày với bao vất vả trở về từ nửa vòng trái đất.
Tiếp chúng tôi, Ngài tỏ ra ưu tư, đau đớn trước việc giáo dân và linh mục bị đánh đập dã man và cuộc sống của giáo dân đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những trò sách nhiễu, hăm dọa.
Khi chúng tôi hỏi quan điểm của Ngài về những sự việc đã xảy ra cũng như cái “Bản ghi nhớ” mà truyền hình, truyền thanh và báo chí đang cố dùng để che giấu đi tội ác của nhà cầm quyền, rằng các linh mục đã “vi phạm đức vâng lời Giám mục”? Ngài cho biết nội dung như sau:
Quảng Bình đã quá sai trái khi đánh đập giáo dân và ngay cả linh mục, chúng ta phản đối quyết liệt việc dùng bạo lực, giáo dân toàn Giáo phận đã hết sức bất bình và căm phẫn. Tuy vậy, chúng ta phải sống theo đúng đường lối Phúc âm. Giáo hội không cổ vũ cho những hành vi bạo động và bạo lực, chúng ta thể hiện niềm tin của mình và cầu nguyện, mọi việc Chúa sẽ làm và chúng ta sẽ hành động theo ý Chúa.
Về bản ghi nhớ, đó là nội dung được ghi lại trong cuộc họp mới đây, cuối năm 2008, trong khi đất đai nhà thờ đã bị tỉnh Quảng Bình ngang nhiên lấy đi từ hơn 11 năm trước đó mà không có ý kiến của Giáo hội. Vậy là họ đã sai ngay từ đầu, từ khi quyết định lấy đất nhà thờ.
Dù họ sai nhưng mình đã cùng ngồi để đối thoại. Việc gặp gỡ hai bên, là sự thiện chí của TGM Vinh, không vì họ sai mà mình không tử tế.
Tuy nhiên, trong văn bản đó cũng ghi rõ “khuôn viên Nhà thờ Tam Tòa cũ” sẽ “giữ nguyên và tôn tạo” đồng thời tỉnh Quảng Bình phải cấp lại cho Nhà thờ mảnh đất khác để xây dựng lại nhà thờ. Văn bản còn ghi rõ: “TGM nên chọn nơi nào thuận lợi cho giáo dân và tăng thêm vẻ đẹp cho thành phố”.
Vậy nhưng họ cứ lần lữa, có cấp đâu. Họ chỉ cho mấy chỗ đất thì không ai có thể làm được nhà thờ, chỗ thì là hồ nuôi tôm, chỗ thì quá xa nơi ở của giáo dân, nếu có xây nhà thờ ở đó cũng chỉ để làm cảnh mà thôi, nhưng ta cần là cần nhà thờ làm nơi phụng vụ cho giáo dân chứ không phải để làm cảnh.
Việc báo chí nói các linh mục vượt quá quyền, không vâng lời… đó chỉ là xuyên tạc và cố tình chia rẽ nội bộ chúng ta, điều này cũng thể hiện sự ngô nghê thiếu hiểu biết của họ. Tôi tin các linh mục hành động đúng và hành động tâm huyết vì cái chung, vì quyền lợi của giáo dân, giáo hội. Tôi ở nhà cũng hành động như thế, chẳng có gì là trái, là không vâng lời.
Cả Giáo phận Vinh là một khối thống nhất. Điều đó là khẳng định.
Thực tế thì khu vực Nhà thờ Tam Tòa trước đây là Sở Hạt, khuôn viên không chỉ có nhà thờ, mà còn là Nhà xứ, các công trình phục vụ khác nữa để thành một Sở Hạt Tam Tòa. Nhưng hiện nay chỉ còn mỗi nền nhà thờ. Vậy Quảng Bình đã cam kết tôn tạo như thế nào? Có phải “giữ nguyên và tôn tạo” của Quảng Bình là bằng cách làm đường sát ngay vào Tháp nhà thờ, để phần bên kia chia nhau biến thành khu phố “Trần Dư” – Trừ dân hay không? Việc cam kết “giữ nguyên và tôn tạo” này của Quảng Bình có khác gì chuyện phân phát tiền tết của người nghèo vừa qua, tiền tết cho người nghèo vào nhà cán bộ?
Như vậy, câu chuyện này cũng giống như một người nông dân có con trâu, kẻ cướp đã ngang nhiên lấy trâu của anh ta mổ thịt chia nhau. Mục đích của toán cướp này là để anh nông dân không còn có đường sinh sống mà bỏ ruộng vườn lại cho nó.
Đến trước cửa công quyền, tên cướp này hứa sẽ trả lại một con bò vì trâu đã nhỡ làm thịt. Nhưng thay vì trả con trâu như đã hứa, tên cướp khi thì chỉ con chó, khi thì chỉ con mèo nhằm thực hiện kế sách “để lâu, cứt trâu hóa bùn”. Và đương nhiên là người nông dân không thể chấp nhận. Nhưng nó cứ lần lữa trong khi người nông dân không có trâu để cày ruộng, sinh sống nên cứ đòi hỏi.
Đến khi không thể chịu đựng được, người nông dân đó cho con cái ra ruộng của mình cuốc đất, cày xới thì bọn cướp lại dùng bạo lực trấn áp và rêu rao rằng “đã thỏa thuận trả con bò sao còn cuốc đất”.
Cái lý của kẻ cướp là vậy, bất chấp sự thật, bất chấp lương tâm, sử dụng bạo lực để thực hiện ý đồ đen tối của mình.
Con sóng lòng dân đang trào sôi
Khi chúng tôi hỏi một số người có thông tin về Quảng Bình thì được biết: Nhà cầm quyền Quảng Bình đang ráo riết để thực hiện theo cách của nhà cầm quyền Hà Nội làm vườn hoa tức là sẽ xây dựng khu Tam Tòa, nhằm vĩnh viễn chiếm đoạt khu nhà thờ, đất đai của giáo dân và tài sản Giáo hội.
Mặt khác, họ đã mời Tòa GM vào Quảng Bình để “làm việc” nhiều lần, nhưng khi những yêu cầu của TGM chưa được đáp ứng, thì việc vào đó là không cần thiết nên TGM chưa vào.
Nghĩ cũng đúng, linh mục Ngô Thế Bính đại diện cho TGM vào giải quyết sự việc nhưng Phó Chủ tịch Tỉnh Trần Công Thuật đưa đến bệnh xá thăm linh mục Phú (cũng đã bị đánh phải cấp cứu) rồi bỏ về cho bọn người khác được bố trí sẵn cố sát đến trọng thương. Vậy ai dám đảm bảo rằng, đám quân vô đạo kia sẽ không chặn đường đánh cả Giám mục?
Cũng có thông tin rằng tỉnh Quảng Bình muốn ra TGM theo như văn bản của họ đã gửi và Tòa GM đã chấp nhận. Nhưng lời nói của quan chức cộng sản thì vẫn chỉ là để nói, đến nay vẫn chưa thấy mặt mũi của họ đâu.
Họ còn đề nghị TGM bảo đảm an ninh cho họ cả trong và ngoài TGM. TGM đã trả lời rằng ở TGM họ luôn được đảm bảo an ninh. Nhưng bên ngoài thì không có TGM nào có thể làm được. Chính quyền có đủ các lực lượng cảnh sát, vũ khí, công cụ, nhà tù và cả chó… còn không đảm bảo được an ninh. Chứng cớ là các linh mục bị đánh, đến nay bên công an vẫn chưa có kết luận công khai là do ai chỉ đạo, ai đánh. TGM làm gì có chức năng và khả năng đảm bảo an ninh? Nếu cần, họ cứ đưa công an Quảng Bình ra mà bảo vệ.
Kể cũng lạ đời ở cái yêu cầu của họ. Đó chính là nỗi sợ hãi từ trong chính lòng những người không yên tâm về cách hành xử của mình, về tội ác của mình đã gây ra, nỗi sợ hãi lòng dân bùng lên cơn phẫn uất, nỗi sợ hãi của những người ít khi muốn nhìn thấy ánh sáng công lý và suy bụng ta ra bụng người là thế. Vì vậy họ yêu cầu nạn nhân bảo đảm an ninh cho mình.
Tôi thầm nghĩ họ lo xa quá thể, giáo dân có bao giờ giống họ đâu mà sợ bóng sợ gió, họ tự nhát mình.
Nhưng, khi qua các giáo xứ, đến những nơi công cộng, thấy được sự phẫn uất và căm hận của từng giáo dân, tôi mới thấy lo sợ của họ không phải là không có cơ sở trước những hành động dã man của họ đã gây ra.
Tại một quán nước chè xanh bên đường quốc lộ, mấy ông trung niên và mấy thanh niên có vẻ rỗi rãi đang chăm chú quan sát dòng xe cộ đi lại trên đường. Thấy chúng tôi dừng xe uống nước, mấy người hỏi: “Anh có thấy chiếc 73 biển xanh mô trên đường không”? Tôi thấy lạ bèn hỏi: “Biển 73 là biển gì? Biển xanh để làm gì”. Anh ta trả lời: “Bọn tui ngồi chờ mấy ngày ni coi có cái mô của Tỉnh Quảng Bình ra đây thì sẽ hỏi họ coi tại răng đánh giáo dân”. Tôi nói lại: “Các anh hỏi sao được, luật pháp nào cho các anh dừng xe của người ta, các cha đâu có đồng ý cho các anh làm thế?”
Ngay lập tức, họ tấn công tôi bằng một tràng những câu hỏi: “Rứa thì pháp luật mô cho chúng nó đánh giáo dân của chúng tôi? Pháp luật mô cho chúng nó đánh đập cha của chúng tôi? Pháp luật mô cho chúng nó cướp đất nhà thờ của chúng tôi? Các cha lo việc của các cha, còn chúng tôi có trách nhiệm và cách làm của chúng tôi chứ…?”
Một loạt câu hỏi mà tôi không thể nào trả lời thay UBND tỉnh Quảng Bình, đành trả vội tiền nước và lên đường. Đến đó, tôi mới thấy sự vất vả của các linh mục giáo phận Vinh khi phải trấn an giáo dân bình tĩnh, không được manh động nó khó khăn biết chừng nào. Thậm chí, nhiều giáo xứ, giáo hạt đã đồng loạt đề nghị được đi bộ vượt qua 200km để vào tận Tam Tòa với anh chị em mình bất chấp mạng sống, bất chấp hậu quả cho cá nhân mình.
Trên những con đường chúng tôi đi, các xứ đạo nhộn nhịp, nô nức đón chờ ngày lễ trọng đại bằng nhiều cách. Câu băng vàng chữ đỏ: “Cầu nguyện cho Giáo dân Tam Tòa bị công an Quảng Bình đánh đập, bắt giữ” không chỉ có ở nhà thờ, mà còn vắt ngang các con đường dân sinh như nhắc nhủ mọi tín hữu về tội ác đã xảy ra với anh em, đồng đạo của mình để cầu nguyện cho họ.
Những đoạn quốc lộ 1 qua các xứ đạo, nhà nhà đều treo cờ vàng trắng ra trước cổng nhà mình đón chờ ngày Lễ lớn của Giáo hội.
Tại các giáo xứ, thanh niên nô nức may cờ bổ sung, in, vẽ các khẩu hiệu, băng rôn để kịp ngày mai lên đường, người thì chỉnh sửa phương tiện, xe máy. Các trạm xăng đông nghịt người, người bán xăng thấy hiện tượng quá lạ lùng cứ tưởng có tin xăng dầu tăng giá nên luôn mồm giải thích “Chưa có tin tăng giá xăng dầu đâu”.
Một ngày đáng để nhớ, một cuộc tập trung vĩ đại
Sáng 15/8, ngay từ 4 giờ sáng, nhà thờ đã vang lên hồi chuông dài, tất cả tập trung lên đường. Trên mọi ngả đường, tiếng xe máy và ô tô rền vang, tiếng bà con gọi nhau í ới. Trên quốc lộ 1 khi trời đang tối, ánh sáng từ các đèn pha ô tô, xe máy tạo thành một vệt sáng dài như vô tận hiện rõ trên nền trời đêm. Mọi con đường dẫn về Tòa Giám mục đều dần dần dày kín đặc người. Các xe ô tô chở theo người hành hương, dán băng rôn xung quanh, cờ vàng trắng tung bay phía trước. Trên xe máy, từng đôi chở nhau, nón mũ bảo hiểm cẩn thận, người sau giương lên một lá cờ…
Tất cả trực chỉ Tòa Giám mục Xã Đoài khi hừng đông đang lên với một tấm lòng nô nức và phấn khích. Đoàn giáo dân từ phía Nam ra không đi theo đường tắt, mà đi qua ngay trung tâm Thành phố Vinh, hòa nhập với các dòng người từ các nhánh rẽ, các xứ họ đang tấp nập lên đường.
Khi chúng tôi đến được cách Tòa Giám mục Xã Đoài khoảng gần chục km thì đường đã đông nghịt, cả một rừng cờ vàng trắng, khẩu hiệu được dâng lên. Những dòng người vẫn tuốn về TGM bằng nhiều phương tiện và phương cách khác nhau, tất cả đều mang trong lòng mình sự phấn chấn đến kỳ lạ, từ những cụ già lưng còng đến những em bé còn được bố mẹ bế trên tay hay dắt đi bộ, tất cả đều quyết tâm dù phải chậm chạp để về được Xã Đoài.
Khi giờ lễ đã gần đến mà con đường cách TGM khoảng ba bốn cây số còn đặc kín và xe người hầu như không thể di chuyển, tôi hỏi một phụ nữ bế con trên tay: “Chị đi làm gì khi còn cả cháu nhỏ thế, nắng nôi mà có vào được đến nơi dự lễ đâu?” Thật ngạc nhiên, chỉ ta bảo: “Đi chứ chú, cả xứ, cả làng chúng tôi đi hết. Chưa về được Tam Tòa thì về đây để động viên, an ủi anh chị em mình ở trong đó yên tâm là cả giáo phận đang đứng bên cạnh họ, chúng tôi thà chết, chứ nhất định phải đoàn kết và đấu tranh với anh chị em Tam Tòa”.
Xúc động trào dâng trong tôi về sự đoàn kết, hi sinh của những tín hữu nơi đây. Thật đúng là họ đã được như lời nguyện hằng ngày: “Lạy Cha, xin cho chúng con hiệp nhất nên một, như Cha ở trong con và như con ở trong Cha”
Tôi thấy xấu hổ cho mình, cho những người khác kể cả các trí thức công giáo cũng như các linh mục, giám mục đến giờ này vẫn còn im lặng trước bạo tàn và tội ác để mặc Giáo phận Vinh, để mặc giáo dân, linh mục trong cơn bách hại ngay trong Năm Thánh linh mục. Không hiểu qua những biến cố này và với sự ngậm miệng của họ, họ còn có dám rao giảng về sự thông công, hiệp nhất, yêu thương và phục vụ nữa hay không? Không hiểu những lời nguyện hàng ngày của họ có được Chúa nhậm lời hay không khi họ nói một đằng, làm một nẻo.
Nhưng giáo phận Vinh vẫn đoàn kết, vẫn đồng lòng trong bất cứ trường hợp nào dù khó khăn nhất.
Quảng trường Tòa Giám mục Xã Đoài ngập người, tất cả các lối đi không còn chỗ chen chân, những bờ ruộng, những con đường nhánh, đường nhỏ dẫn vào Xã Đoài gần như là một hàng rào sống đứng lặng hướng về Tòa Giám mục. Nhiều linh mục từ xa về cũng đành đứng lặng hoặc chậm chạp chấp nhận chậm giờ lễ mà không thể chen vào được.
Nhiều giáo đoàn, giáo xứ đã đến Tòa Giám mục từ hôm trước, thậm chí có đoàn còn đi bộ, diễu hành với ngập tràn cờ vàng trắng và kiệu Mẹ trên vai.
Theo những người có kinh nghiệm tổ chức nơi đây, cuộc lễ này là cuộc tập trung hoàng tráng và vĩ đại nhất của giáo phận Vinh, con số ước tính khoảng hơn 200.000 người. Trước giờ lễ, những hình ảnh về Tam Tòa được chiếu lại trên màn hình, bài hát “Mẹ Maria, Mẹ giáo phận Vinh” được mở không chỉ trên màn hình ở quãng trường, mà tại các quán hàng, các gia đình giáo dân trong khu vực như một lời kêu gọi, thôi thúc mọi con tim.
Thánh lễ đồng tế trọng thể gồm tất cả các linh mục có thể vào được đến nơi. Đức Giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên bước ra trong sự mong đợi của đàn con giáo phận sau bao ngày xa vắng, như sự nâng đỡ, chở che an ủi của người cha già đối với đoàn chiên hết lòng yêu mến.
Giáo dân không chỉ phấn khởi khi Ngài đã về với đoàn chiên, vẫn khỏe mạnh về thể chất, mà còn là sự kiên vững trong ý chí và hành động. Những lời Ngài đã nói: “Giáo phận Vinh có 500.000 Giám mục Cao Đình Thuyên” đã nói lên tất cả sự hiệp khối, thống nhất trong toàn Giáo phận.
Tối hôm trước, tại quảng trường Tòa Giám mục, Đức Giám mục đã tổ chức buổi cầu nguyện linh thiêng trọng thể cho Tam Tòa với hàng ngàn ngọn nến rực cháy, Ngài đã gục đầu và rơi lệ khi xem những hình ảnh về đàn chiên của mình bị bách hại. Nhìn hình ảnh đó, không ai không xúc động đến tận tâm can.
Cả buổi lễ, một không khí nghiêm trang ngập tràn hàng chục vạn người tham dự dù trên quảng trường, trên đường hay đứng giữa cánh đồng nắng cháy. Tất cả nói lên ý nguyện và tấm lòng người giáo dân Giáo phận Vinh đang hướng về anh chị em mình ở Tam Tòa. Họ cũng không thể quên những giáo dân ở các giáo xứ, giáo hạt thuộc tỉnh Quảng Bình đã không thể về hiệp thông với toàn thể Giáo phận hôm nay bởi những khó khăn mà họ đang chịu đựng. Lời bài hát: “Xin dâng mẹ đàn chiên xứ Tam Tòa” đã luôn vang lên không chỉ trên miệng, mà còn là trong tâm can tất cả những ai đến nơi đây.
Nhiều câu băng rôn được dâng lên nói lên sự hiệp nhất, sự ủng hộ anh chị em Tam Tòa thật vô cùng cảm động: “Tất cả vì Tam Tòa”; “Tam Tòa, hãy vững tin”; “Công lý sẽ chiến thắng”; “Nhà cầm quyền Quảng Bình phải chịu quả báo về hành động man rợ bất công của mình”; “Cả giáo phận đứng bên Tam Tòa”; “Lạy Mẹ Giáo phận Vinh, xin cứu giúp Giáo xứ Tam Tòa”; “Chính quyền Quảng Bình hãy dừng ngay hành động man rợ”…
Bên cạnh các câu khẩu hiệu trên và câu “Cầu nguyện cho Giáo dân Tam Tòa bị chính quyền và công an Quảng Bình đánh đập dã man và bắt giữ” thì có một băng rôn khá lạ của một cộng đoàn sinh viên làm nhiều người tò mò: “Công an Quảng Bình đang làm theo lời bác hồ dạy”. Nhiều người thắc mắc về câu này, nhưng khi nhìn tổng thể và hiểu ra thì mới biết rằng quả là đất này có nhiều kẻ thâm nho.
Điều khá vui và khôi hài là trong đó không thiếu những gương mặt khá lạ, họ nhìn đoàn người đổ về Tam Tòa với gương mặt thiếu sinh khí, hốt hoảng và tái mét. Khi ngồi với từng đám giáo dân, họ kêu ca rằng đi như thế này nắng nôi vất vả về ốm mất vài ba ngày, đêm nằm ngủ không mùng màn thế thì muỗi đốt, lần sau đừng đi… giáo dân bình tĩnh giải thích cho họ về niềm tin, về những vất vả có giá trị thế nào với người Công giáo.
Hình ảnh và nội dung buổi lễ đã được phản ánh nhiều trên các trang web bởi lực lượng thông tin nhân dân và của Giáo phận Vinh.
Nhưng có những điều không thể phản ánh hết đó là tấm lòng đạo đức, sự hiệp nhất mạnh mẽ của giáo dân Vinh và lòng căm hận những tội ác đổ xuống trên đầu anh em họ.
Rời Giáo phận Vinh, chúng tôi mang trong lòng một cảm xúc khó tả về những điều mình đã thấy, đã nghe và những điều mình tiếp nhận được trên hệ thống truyền thông nhà nước về Tam Tòa.
Biết đến bao giờ đất nước này được sống trong sự thật, lòng nhân ái và hòa bình thực sự? Biết bao giờ giáo dân Tam Tòa thoát khỏi cơn bách hại dã man?
Xin Mẹ Maria quan thầy của Giáo phận đừng bao giờ rời mắt khỏi đoàn con đang trong cơn ngặt nghèo hiện nay. Xin mẹ đưa tay nâng đỡ chúng con biết đoàn kết cùng nhau tạo nên sức mạnh của những người tin Chúa.
Cũng xin mẹ luôn để mắt đến Giáo hội Việt Nam, xin cho các giám mục, hàng linh mục và giáo dân luôn vững vàng, biết trông cậy vào Chúa mà dấn bước trên con đường Công lý - Sự thật - Hòa Bình để các hành động cùng song hành với lời nói.
Hà Nội, Ngày 17/8/2009
Vài kỷ niệm với Xã Đoài và Tòa Giám mục
Lần đầu tiên tôi được đến Xã Đoài khi bố tôi tham gia thiết kế lại Nhà thờ Chính Tòa của Tòa Giám mục (1976) bị bom đạn phá hỏng. So với ngày xưa, con đường có khác đi đôi chút, nhưng vẫn là đồng lúa xanh ngút hai bên dẫn vào khu địa danh Tòa Giám mục Xã Đoài, một địa danh vốn nổi tiếng với cam Xã Đoài từ xưa.
Đã hơn 33 năm, con đường đó đã nhiều lần tôi đi qua. Nhưng, tâm hồn chúng tôi rộn lên những xúc động lạ thường khi về tham dự Thánh lễ Quan Thầy Giáo phận năm nay, một Thánh lễ đặc biệt để cả giáo phận hướng về anh chị em ở Giáo xứ Tam Tòa đau thương.
Đến Tòa Giám mục trời đã về chiều, trên sân quảng trường Tòa Giám mục, mọi người đang dọn dẹp, kỳ cọ lễ đài, người dựng phông bạt, người kê ghế bàn… Những công việc đó được tiến hành khẩn trương chuẩn bị cho ngày trọng đại, ngày mà cộng đồng dân Chúa sẽ tề tựu về đây, cùng cất một lời kinh, cùng dâng cao một tiếng hát, một lời cầu với Thiên Chúa và Mẹ Maria cho Đất nước, cho Giáo hội, Giáo phận và đặc biệt cho anh chị em Tam Tòa đang bị bách hại.
Những động tác khẩn trương trong im lặng của những người chuẩn bị ở lễ đài, tôi hiểu tấm lòng của họ, tất cả đang suy tư khi nhìn lên hàng chữ: “Cầu nguyện cho Tam Tòa”.
Đức Giám mục Phaolo Maria Cao Đình Thuyên vừa mới trở lại Tòa Giám mục sau một chuyến công du khá dài. Ở tuổi 83, Ngài vẫn nhanh nhẹn, khỏe mạnh sau một chuyến đi dài ngày với bao vất vả trở về từ nửa vòng trái đất.
Tiếp chúng tôi, Ngài tỏ ra ưu tư, đau đớn trước việc giáo dân và linh mục bị đánh đập dã man và cuộc sống của giáo dân đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những trò sách nhiễu, hăm dọa.
Khi chúng tôi hỏi quan điểm của Ngài về những sự việc đã xảy ra cũng như cái “Bản ghi nhớ” mà truyền hình, truyền thanh và báo chí đang cố dùng để che giấu đi tội ác của nhà cầm quyền, rằng các linh mục đã “vi phạm đức vâng lời Giám mục”? Ngài cho biết nội dung như sau:
Quảng Bình đã quá sai trái khi đánh đập giáo dân và ngay cả linh mục, chúng ta phản đối quyết liệt việc dùng bạo lực, giáo dân toàn Giáo phận đã hết sức bất bình và căm phẫn. Tuy vậy, chúng ta phải sống theo đúng đường lối Phúc âm. Giáo hội không cổ vũ cho những hành vi bạo động và bạo lực, chúng ta thể hiện niềm tin của mình và cầu nguyện, mọi việc Chúa sẽ làm và chúng ta sẽ hành động theo ý Chúa.
Về bản ghi nhớ, đó là nội dung được ghi lại trong cuộc họp mới đây, cuối năm 2008, trong khi đất đai nhà thờ đã bị tỉnh Quảng Bình ngang nhiên lấy đi từ hơn 11 năm trước đó mà không có ý kiến của Giáo hội. Vậy là họ đã sai ngay từ đầu, từ khi quyết định lấy đất nhà thờ.
Dù họ sai nhưng mình đã cùng ngồi để đối thoại. Việc gặp gỡ hai bên, là sự thiện chí của TGM Vinh, không vì họ sai mà mình không tử tế.
Tuy nhiên, trong văn bản đó cũng ghi rõ “khuôn viên Nhà thờ Tam Tòa cũ” sẽ “giữ nguyên và tôn tạo” đồng thời tỉnh Quảng Bình phải cấp lại cho Nhà thờ mảnh đất khác để xây dựng lại nhà thờ. Văn bản còn ghi rõ: “TGM nên chọn nơi nào thuận lợi cho giáo dân và tăng thêm vẻ đẹp cho thành phố”.
Vậy nhưng họ cứ lần lữa, có cấp đâu. Họ chỉ cho mấy chỗ đất thì không ai có thể làm được nhà thờ, chỗ thì là hồ nuôi tôm, chỗ thì quá xa nơi ở của giáo dân, nếu có xây nhà thờ ở đó cũng chỉ để làm cảnh mà thôi, nhưng ta cần là cần nhà thờ làm nơi phụng vụ cho giáo dân chứ không phải để làm cảnh.
Việc báo chí nói các linh mục vượt quá quyền, không vâng lời… đó chỉ là xuyên tạc và cố tình chia rẽ nội bộ chúng ta, điều này cũng thể hiện sự ngô nghê thiếu hiểu biết của họ. Tôi tin các linh mục hành động đúng và hành động tâm huyết vì cái chung, vì quyền lợi của giáo dân, giáo hội. Tôi ở nhà cũng hành động như thế, chẳng có gì là trái, là không vâng lời.
Cả Giáo phận Vinh là một khối thống nhất. Điều đó là khẳng định.
Thực tế thì khu vực Nhà thờ Tam Tòa trước đây là Sở Hạt, khuôn viên không chỉ có nhà thờ, mà còn là Nhà xứ, các công trình phục vụ khác nữa để thành một Sở Hạt Tam Tòa. Nhưng hiện nay chỉ còn mỗi nền nhà thờ. Vậy Quảng Bình đã cam kết tôn tạo như thế nào? Có phải “giữ nguyên và tôn tạo” của Quảng Bình là bằng cách làm đường sát ngay vào Tháp nhà thờ, để phần bên kia chia nhau biến thành khu phố “Trần Dư” – Trừ dân hay không? Việc cam kết “giữ nguyên và tôn tạo” này của Quảng Bình có khác gì chuyện phân phát tiền tết của người nghèo vừa qua, tiền tết cho người nghèo vào nhà cán bộ?
Như vậy, câu chuyện này cũng giống như một người nông dân có con trâu, kẻ cướp đã ngang nhiên lấy trâu của anh ta mổ thịt chia nhau. Mục đích của toán cướp này là để anh nông dân không còn có đường sinh sống mà bỏ ruộng vườn lại cho nó.
Đến trước cửa công quyền, tên cướp này hứa sẽ trả lại một con bò vì trâu đã nhỡ làm thịt. Nhưng thay vì trả con trâu như đã hứa, tên cướp khi thì chỉ con chó, khi thì chỉ con mèo nhằm thực hiện kế sách “để lâu, cứt trâu hóa bùn”. Và đương nhiên là người nông dân không thể chấp nhận. Nhưng nó cứ lần lữa trong khi người nông dân không có trâu để cày ruộng, sinh sống nên cứ đòi hỏi.
Đến khi không thể chịu đựng được, người nông dân đó cho con cái ra ruộng của mình cuốc đất, cày xới thì bọn cướp lại dùng bạo lực trấn áp và rêu rao rằng “đã thỏa thuận trả con bò sao còn cuốc đất”.
Cái lý của kẻ cướp là vậy, bất chấp sự thật, bất chấp lương tâm, sử dụng bạo lực để thực hiện ý đồ đen tối của mình.
Con sóng lòng dân đang trào sôi
Khi chúng tôi hỏi một số người có thông tin về Quảng Bình thì được biết: Nhà cầm quyền Quảng Bình đang ráo riết để thực hiện theo cách của nhà cầm quyền Hà Nội làm vườn hoa tức là sẽ xây dựng khu Tam Tòa, nhằm vĩnh viễn chiếm đoạt khu nhà thờ, đất đai của giáo dân và tài sản Giáo hội.
Mặt khác, họ đã mời Tòa GM vào Quảng Bình để “làm việc” nhiều lần, nhưng khi những yêu cầu của TGM chưa được đáp ứng, thì việc vào đó là không cần thiết nên TGM chưa vào.
Nghĩ cũng đúng, linh mục Ngô Thế Bính đại diện cho TGM vào giải quyết sự việc nhưng Phó Chủ tịch Tỉnh Trần Công Thuật đưa đến bệnh xá thăm linh mục Phú (cũng đã bị đánh phải cấp cứu) rồi bỏ về cho bọn người khác được bố trí sẵn cố sát đến trọng thương. Vậy ai dám đảm bảo rằng, đám quân vô đạo kia sẽ không chặn đường đánh cả Giám mục?
Cũng có thông tin rằng tỉnh Quảng Bình muốn ra TGM theo như văn bản của họ đã gửi và Tòa GM đã chấp nhận. Nhưng lời nói của quan chức cộng sản thì vẫn chỉ là để nói, đến nay vẫn chưa thấy mặt mũi của họ đâu.
Họ còn đề nghị TGM bảo đảm an ninh cho họ cả trong và ngoài TGM. TGM đã trả lời rằng ở TGM họ luôn được đảm bảo an ninh. Nhưng bên ngoài thì không có TGM nào có thể làm được. Chính quyền có đủ các lực lượng cảnh sát, vũ khí, công cụ, nhà tù và cả chó… còn không đảm bảo được an ninh. Chứng cớ là các linh mục bị đánh, đến nay bên công an vẫn chưa có kết luận công khai là do ai chỉ đạo, ai đánh. TGM làm gì có chức năng và khả năng đảm bảo an ninh? Nếu cần, họ cứ đưa công an Quảng Bình ra mà bảo vệ.
Kể cũng lạ đời ở cái yêu cầu của họ. Đó chính là nỗi sợ hãi từ trong chính lòng những người không yên tâm về cách hành xử của mình, về tội ác của mình đã gây ra, nỗi sợ hãi lòng dân bùng lên cơn phẫn uất, nỗi sợ hãi của những người ít khi muốn nhìn thấy ánh sáng công lý và suy bụng ta ra bụng người là thế. Vì vậy họ yêu cầu nạn nhân bảo đảm an ninh cho mình.
Tôi thầm nghĩ họ lo xa quá thể, giáo dân có bao giờ giống họ đâu mà sợ bóng sợ gió, họ tự nhát mình.
Nhưng, khi qua các giáo xứ, đến những nơi công cộng, thấy được sự phẫn uất và căm hận của từng giáo dân, tôi mới thấy lo sợ của họ không phải là không có cơ sở trước những hành động dã man của họ đã gây ra.
Tại một quán nước chè xanh bên đường quốc lộ, mấy ông trung niên và mấy thanh niên có vẻ rỗi rãi đang chăm chú quan sát dòng xe cộ đi lại trên đường. Thấy chúng tôi dừng xe uống nước, mấy người hỏi: “Anh có thấy chiếc 73 biển xanh mô trên đường không”? Tôi thấy lạ bèn hỏi: “Biển 73 là biển gì? Biển xanh để làm gì”. Anh ta trả lời: “Bọn tui ngồi chờ mấy ngày ni coi có cái mô của Tỉnh Quảng Bình ra đây thì sẽ hỏi họ coi tại răng đánh giáo dân”. Tôi nói lại: “Các anh hỏi sao được, luật pháp nào cho các anh dừng xe của người ta, các cha đâu có đồng ý cho các anh làm thế?”
Ngay lập tức, họ tấn công tôi bằng một tràng những câu hỏi: “Rứa thì pháp luật mô cho chúng nó đánh giáo dân của chúng tôi? Pháp luật mô cho chúng nó đánh đập cha của chúng tôi? Pháp luật mô cho chúng nó cướp đất nhà thờ của chúng tôi? Các cha lo việc của các cha, còn chúng tôi có trách nhiệm và cách làm của chúng tôi chứ…?”
Một loạt câu hỏi mà tôi không thể nào trả lời thay UBND tỉnh Quảng Bình, đành trả vội tiền nước và lên đường. Đến đó, tôi mới thấy sự vất vả của các linh mục giáo phận Vinh khi phải trấn an giáo dân bình tĩnh, không được manh động nó khó khăn biết chừng nào. Thậm chí, nhiều giáo xứ, giáo hạt đã đồng loạt đề nghị được đi bộ vượt qua 200km để vào tận Tam Tòa với anh chị em mình bất chấp mạng sống, bất chấp hậu quả cho cá nhân mình.
Trên những con đường chúng tôi đi, các xứ đạo nhộn nhịp, nô nức đón chờ ngày lễ trọng đại bằng nhiều cách. Câu băng vàng chữ đỏ: “Cầu nguyện cho Giáo dân Tam Tòa bị công an Quảng Bình đánh đập, bắt giữ” không chỉ có ở nhà thờ, mà còn vắt ngang các con đường dân sinh như nhắc nhủ mọi tín hữu về tội ác đã xảy ra với anh em, đồng đạo của mình để cầu nguyện cho họ.
Những đoạn quốc lộ 1 qua các xứ đạo, nhà nhà đều treo cờ vàng trắng ra trước cổng nhà mình đón chờ ngày Lễ lớn của Giáo hội.
Tại các giáo xứ, thanh niên nô nức may cờ bổ sung, in, vẽ các khẩu hiệu, băng rôn để kịp ngày mai lên đường, người thì chỉnh sửa phương tiện, xe máy. Các trạm xăng đông nghịt người, người bán xăng thấy hiện tượng quá lạ lùng cứ tưởng có tin xăng dầu tăng giá nên luôn mồm giải thích “Chưa có tin tăng giá xăng dầu đâu”.
Một ngày đáng để nhớ, một cuộc tập trung vĩ đại
Sáng 15/8, ngay từ 4 giờ sáng, nhà thờ đã vang lên hồi chuông dài, tất cả tập trung lên đường. Trên mọi ngả đường, tiếng xe máy và ô tô rền vang, tiếng bà con gọi nhau í ới. Trên quốc lộ 1 khi trời đang tối, ánh sáng từ các đèn pha ô tô, xe máy tạo thành một vệt sáng dài như vô tận hiện rõ trên nền trời đêm. Mọi con đường dẫn về Tòa Giám mục đều dần dần dày kín đặc người. Các xe ô tô chở theo người hành hương, dán băng rôn xung quanh, cờ vàng trắng tung bay phía trước. Trên xe máy, từng đôi chở nhau, nón mũ bảo hiểm cẩn thận, người sau giương lên một lá cờ…
Tất cả trực chỉ Tòa Giám mục Xã Đoài khi hừng đông đang lên với một tấm lòng nô nức và phấn khích. Đoàn giáo dân từ phía Nam ra không đi theo đường tắt, mà đi qua ngay trung tâm Thành phố Vinh, hòa nhập với các dòng người từ các nhánh rẽ, các xứ họ đang tấp nập lên đường.
Khi chúng tôi đến được cách Tòa Giám mục Xã Đoài khoảng gần chục km thì đường đã đông nghịt, cả một rừng cờ vàng trắng, khẩu hiệu được dâng lên. Những dòng người vẫn tuốn về TGM bằng nhiều phương tiện và phương cách khác nhau, tất cả đều mang trong lòng mình sự phấn chấn đến kỳ lạ, từ những cụ già lưng còng đến những em bé còn được bố mẹ bế trên tay hay dắt đi bộ, tất cả đều quyết tâm dù phải chậm chạp để về được Xã Đoài.
Khi giờ lễ đã gần đến mà con đường cách TGM khoảng ba bốn cây số còn đặc kín và xe người hầu như không thể di chuyển, tôi hỏi một phụ nữ bế con trên tay: “Chị đi làm gì khi còn cả cháu nhỏ thế, nắng nôi mà có vào được đến nơi dự lễ đâu?” Thật ngạc nhiên, chỉ ta bảo: “Đi chứ chú, cả xứ, cả làng chúng tôi đi hết. Chưa về được Tam Tòa thì về đây để động viên, an ủi anh chị em mình ở trong đó yên tâm là cả giáo phận đang đứng bên cạnh họ, chúng tôi thà chết, chứ nhất định phải đoàn kết và đấu tranh với anh chị em Tam Tòa”.
Xúc động trào dâng trong tôi về sự đoàn kết, hi sinh của những tín hữu nơi đây. Thật đúng là họ đã được như lời nguyện hằng ngày: “Lạy Cha, xin cho chúng con hiệp nhất nên một, như Cha ở trong con và như con ở trong Cha”
Tôi thấy xấu hổ cho mình, cho những người khác kể cả các trí thức công giáo cũng như các linh mục, giám mục đến giờ này vẫn còn im lặng trước bạo tàn và tội ác để mặc Giáo phận Vinh, để mặc giáo dân, linh mục trong cơn bách hại ngay trong Năm Thánh linh mục. Không hiểu qua những biến cố này và với sự ngậm miệng của họ, họ còn có dám rao giảng về sự thông công, hiệp nhất, yêu thương và phục vụ nữa hay không? Không hiểu những lời nguyện hàng ngày của họ có được Chúa nhậm lời hay không khi họ nói một đằng, làm một nẻo.
Nhưng giáo phận Vinh vẫn đoàn kết, vẫn đồng lòng trong bất cứ trường hợp nào dù khó khăn nhất.
Quảng trường Tòa Giám mục Xã Đoài ngập người, tất cả các lối đi không còn chỗ chen chân, những bờ ruộng, những con đường nhánh, đường nhỏ dẫn vào Xã Đoài gần như là một hàng rào sống đứng lặng hướng về Tòa Giám mục. Nhiều linh mục từ xa về cũng đành đứng lặng hoặc chậm chạp chấp nhận chậm giờ lễ mà không thể chen vào được.
Nhiều giáo đoàn, giáo xứ đã đến Tòa Giám mục từ hôm trước, thậm chí có đoàn còn đi bộ, diễu hành với ngập tràn cờ vàng trắng và kiệu Mẹ trên vai.
Theo những người có kinh nghiệm tổ chức nơi đây, cuộc lễ này là cuộc tập trung hoàng tráng và vĩ đại nhất của giáo phận Vinh, con số ước tính khoảng hơn 200.000 người. Trước giờ lễ, những hình ảnh về Tam Tòa được chiếu lại trên màn hình, bài hát “Mẹ Maria, Mẹ giáo phận Vinh” được mở không chỉ trên màn hình ở quãng trường, mà tại các quán hàng, các gia đình giáo dân trong khu vực như một lời kêu gọi, thôi thúc mọi con tim.
Thánh lễ đồng tế trọng thể gồm tất cả các linh mục có thể vào được đến nơi. Đức Giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên bước ra trong sự mong đợi của đàn con giáo phận sau bao ngày xa vắng, như sự nâng đỡ, chở che an ủi của người cha già đối với đoàn chiên hết lòng yêu mến.
Giáo dân không chỉ phấn khởi khi Ngài đã về với đoàn chiên, vẫn khỏe mạnh về thể chất, mà còn là sự kiên vững trong ý chí và hành động. Những lời Ngài đã nói: “Giáo phận Vinh có 500.000 Giám mục Cao Đình Thuyên” đã nói lên tất cả sự hiệp khối, thống nhất trong toàn Giáo phận.
Tối hôm trước, tại quảng trường Tòa Giám mục, Đức Giám mục đã tổ chức buổi cầu nguyện linh thiêng trọng thể cho Tam Tòa với hàng ngàn ngọn nến rực cháy, Ngài đã gục đầu và rơi lệ khi xem những hình ảnh về đàn chiên của mình bị bách hại. Nhìn hình ảnh đó, không ai không xúc động đến tận tâm can.
Cả buổi lễ, một không khí nghiêm trang ngập tràn hàng chục vạn người tham dự dù trên quảng trường, trên đường hay đứng giữa cánh đồng nắng cháy. Tất cả nói lên ý nguyện và tấm lòng người giáo dân Giáo phận Vinh đang hướng về anh chị em mình ở Tam Tòa. Họ cũng không thể quên những giáo dân ở các giáo xứ, giáo hạt thuộc tỉnh Quảng Bình đã không thể về hiệp thông với toàn thể Giáo phận hôm nay bởi những khó khăn mà họ đang chịu đựng. Lời bài hát: “Xin dâng mẹ đàn chiên xứ Tam Tòa” đã luôn vang lên không chỉ trên miệng, mà còn là trong tâm can tất cả những ai đến nơi đây.
Nhiều câu băng rôn được dâng lên nói lên sự hiệp nhất, sự ủng hộ anh chị em Tam Tòa thật vô cùng cảm động: “Tất cả vì Tam Tòa”; “Tam Tòa, hãy vững tin”; “Công lý sẽ chiến thắng”; “Nhà cầm quyền Quảng Bình phải chịu quả báo về hành động man rợ bất công của mình”; “Cả giáo phận đứng bên Tam Tòa”; “Lạy Mẹ Giáo phận Vinh, xin cứu giúp Giáo xứ Tam Tòa”; “Chính quyền Quảng Bình hãy dừng ngay hành động man rợ”…
Bên cạnh các câu khẩu hiệu trên và câu “Cầu nguyện cho Giáo dân Tam Tòa bị chính quyền và công an Quảng Bình đánh đập dã man và bắt giữ” thì có một băng rôn khá lạ của một cộng đoàn sinh viên làm nhiều người tò mò: “Công an Quảng Bình đang làm theo lời bác hồ dạy”. Nhiều người thắc mắc về câu này, nhưng khi nhìn tổng thể và hiểu ra thì mới biết rằng quả là đất này có nhiều kẻ thâm nho.
Điều khá vui và khôi hài là trong đó không thiếu những gương mặt khá lạ, họ nhìn đoàn người đổ về Tam Tòa với gương mặt thiếu sinh khí, hốt hoảng và tái mét. Khi ngồi với từng đám giáo dân, họ kêu ca rằng đi như thế này nắng nôi vất vả về ốm mất vài ba ngày, đêm nằm ngủ không mùng màn thế thì muỗi đốt, lần sau đừng đi… giáo dân bình tĩnh giải thích cho họ về niềm tin, về những vất vả có giá trị thế nào với người Công giáo.
Hình ảnh và nội dung buổi lễ đã được phản ánh nhiều trên các trang web bởi lực lượng thông tin nhân dân và của Giáo phận Vinh.
Nhưng có những điều không thể phản ánh hết đó là tấm lòng đạo đức, sự hiệp nhất mạnh mẽ của giáo dân Vinh và lòng căm hận những tội ác đổ xuống trên đầu anh em họ.
Rời Giáo phận Vinh, chúng tôi mang trong lòng một cảm xúc khó tả về những điều mình đã thấy, đã nghe và những điều mình tiếp nhận được trên hệ thống truyền thông nhà nước về Tam Tòa.
Biết đến bao giờ đất nước này được sống trong sự thật, lòng nhân ái và hòa bình thực sự? Biết bao giờ giáo dân Tam Tòa thoát khỏi cơn bách hại dã man?
Xin Mẹ Maria quan thầy của Giáo phận đừng bao giờ rời mắt khỏi đoàn con đang trong cơn ngặt nghèo hiện nay. Xin mẹ đưa tay nâng đỡ chúng con biết đoàn kết cùng nhau tạo nên sức mạnh của những người tin Chúa.
Cũng xin mẹ luôn để mắt đến Giáo hội Việt Nam, xin cho các giám mục, hàng linh mục và giáo dân luôn vững vàng, biết trông cậy vào Chúa mà dấn bước trên con đường Công lý - Sự thật - Hòa Bình để các hành động cùng song hành với lời nói.
Hà Nội, Ngày 17/8/2009