PHÁ THAI và KẾ HOẠCH CẢI TỔ Y TẾ CỦA TT OBAMA:
Những dữ kiện nòng cốt
Tôi thoáng giật mình khi nhìn thấy tấm ảnh chàng, trên kệ sách báo và tranh ảnh ở cuối nhà thờ, lẫn trong những tấm ảnh các thánh mà Giáo Hội kính nhớ vào tháng Tám, một tháng kỷ lục có nhiều vị thánh thời danh, tỉ như thánh Alphongsô, Gioan Vienney, Đaminh, Maximilianô Kolbe, Lôrensô, kể cả mẹ con thánh nữ Mônica và Augustinô nữa. Nhác trông cứ y như là, nhưng đẹp trai hơn, thánh Martinô thành Porres; có khác chăng là không có vầng hào quang trên đầu. Những hàng chữ thật rõ ràng ngay bên dưới ảnh chàng: “Kinh cầu cho sự hoán cải của Tổng Thống (TT) Barack Obama.” Từ ngày đặt chân tới đất Mỹ, trải qua vài ba đời TT rồi, tôi chưa hề chứng kiến hiện tượng nào lạ như thế này bao giờ. Tổng thống đi nhà thờ thì tuần nào cũng thấy rồi, có khi các ông còn đi thăm dân hai đến ba lần trong một Thánh lễ. Nhưng ảnh TT để lẫn lộn với các thánh kiểu này thì đây là lần đầu. Lật ra đàng sau tấm ảnh thì thấy có cả một bản kinh hẳn hoi, cùng với những lời chỉ dẫn: “Hãy đọc kinh dưới đây, cầu xin thánh Phaolô ban cho TT Barack Obama được ơn hoán cải, rồi kết thúc bằng Kinh Lậy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh.” Và đây là toàn thể bài kinh:
“Lậy thánh Phaolô Tông Đồ, là đấng hoán cải thời danh, là vị truyền giảng chân lý và là Tiến Sĩ của Dân Ngoại, xin cầu bầu cho chúng con trước tòa Chúa là Đấng đã tuyển chọn Ngài. Lậy thánh Phaolô Tông Đồ, Ngài là Đấng được tuyển lựa để truyền rao chân lý cho toàn thế giới.
“Lậy Chúa, Chúa đã dậy dỗ muôn dân qua lời rao giảng của Phaolô, vị thánh Tông Đồ của Chúa. Xin nhờ lời bầu cử mạnh thế của Người mà ban cho TT Barack Obama được ơn hoán cải, về với nguồn ơn sủng dồi dào sung mãn của Chúa. Xin giúp TT biết nhìn nhận nhân vị của hết mọi con người, từ trước khi được hạ sinh cho đến lúc đã ra chào đời. Xin giúp chúng con, khi đang kính nhớ thánh Phaolô hôm nay, và khi đang cố công loan truyền chân lý của Chúa, được biết liên lỉ chạy đến với Chúa Thánh Thần hầu tìm ra nguồn ơn hướng dẫn.”
Đúng là điềm báo của một sự kiện nào đó ghê gớm sắp xẩy đến rồi đây! Cứ theo tinh thần của lời kinh thì đích nhắm chắc hẳn phải là cuộc “cải cách chăm sóc sức khỏe” của vị đương kim TT, tạm gọi là “cải tổ y tế” như báo đài đã loan tin rùm beng.
Theo các cuộc thăm dò dư luận gần đây, thì 51% dân Mỹ tự cho mình là phò sinh (Gallup, tháng 6, 2009); 61% dân Mỹ cho rằng phá thai là một vấn đề quan yếu; 52% người nghĩ rằng phá thai tại Mỹ thật quá dễ thực hiện (Rasmussen, tháng 6, 2009); và 62% dân Mỹ muốn có thêm hạn chế trong việc phá thai, trong khi chỉ có 36% cho rằng phá thai phải được tự do thoải mái (CBS, tháng 6, 2009).
Sau đây là các đề nghị chính:
(1) Một trong các yêu cầu tăng ngân sách của TT Obama, dự luật Dành Riêng Ngân Khoản Phục Vụ--Financial Services Appropriations (FSA) bill—là cho phá thai được tài trợ công khai trong vùng DC--District of Columbia. Điều này đã đảo ngược việc ngăn cấm kéo dài suốt 13 năm qua trong việc dùng tiền thuế tài trợ cho việc phá thai tại vùng thủ đô. Các tu chính nhằm phục hồi việc ngăn cấm đều đã bị đa số cản trở hoặc đánh bại. Hiện tại, 41% các vụ thai nghén đều kết thúc bằng phá thai, điều khiến cho thủ đô có được hệ số phá thai cao nhất nước.
(2) Tu chính án do Nghị Sĩ Durbin đề nghị cho dự luật FSA đã mở đường cho việc dùng tiền thuế tài trợ cho phá thai qua Chương Trình Phúc Lợi Sức Khỏe (FEHBP) dành cho khoảng 8 triệu nhân viên liên bang. Chương trình FEHBP này đã liên tục được bàn thảo như là một mẫu điển hình cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của chính phủ.
(3) Các nghị sĩ hạ viện thì bỏ phiếu chống lại Tu Chính Án Pence thuộc dự án Dành Riêng quỹ cho Lao Động/Sức Khỏe/Giáo Dục. Tu chính án này vốn sẽ ngăn chận việc dùng tiền thuế tài trợ cho phong trào Kế Hoạch Hóa Gia Đình (KHHGĐ) hoặc bất kỳ một cơ sở nào làm dịch vụ phá thai. Chỉ trong năm ngoái, phong trào KHHGĐ đã thực hiện hơn 300,000 vụ phá thai. Viện Guttmacher, vốn là cơ sở nghiên cứu chính của KHHGĐ, đã tường trình rằng con số phá thai sẽ tăng quá 30% ngay khi nhận được tiền thuế tài trợ.
(4) Qua tu chính án do Nghị sĩ Lautenberg đề nghị, Thượng viện đã vĩnh viễn đánh đổ chính sách Mexicô, vốn ngăn chận tiền thuế tài trợ cho các cơ quan quốc tế chuyên thực hiện hoặc hỗ trợ cho phá thai. Điều này đem lại sức mạnh của luật pháp cho chính sách hiện thời là tài trợ cho các dịch vụ quốc tế mà TT Obama đã ban hành ngày 23 tháng Giêng năm 2009, tức chỉ 3 ngày sau lễ đăng quang. Điều đó có nghĩa là các TT tương lai sẽ không có quyền tái lập việc ngăn cấm tài trợ nữa.
(5) Theo chỉ thị của TT, Lưỡng Viện đã hoàn toàn cắt đứt việc tài trợ cho công cuộc giáo dục tiết dục—abstinence education—và đã chỉ định một ngân khoản tối thiểu là 164 triệu dành cho việc giáo dục phái tính duy-ngừa-thai-toàn-diện, tức “contraceptive-only comprehensive sex education.”
Thêm nữa, Bộ trưởng Bộ Sức Khỏe và Nhân Dụng—HHS—Bà Kathleen Sebelius, có một ngân qũy vào khoảng 640 triệu dành riêng cho các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình. Cuộc thăm dò Zogby cho thấy khoảng 80% các bậc làm cha mẹ mong muốn có thêm nền giáo dục dựa trên tiết dục. Nghiên cứu cho rằng nền giáo dục tiết dục có nhiều hiệu quả trong việc làm chậm lại sự khởi đầu của sinh hoạt dục tính nơi giới trẻ hơn là nền giáo dục phái tính toàn diện (CSE—comprehensive sex education). Giáo dục phái tính toàn diện không cho thấy hiệu quả trên động thái của giới trẻ, điều thật đáng ngạc nhiên.
(6) TT Obama đang hỗ trợ cho Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về Quyền của Người Mất Năng Lực. Hội nghị này, qua việc xác nhận “sức khỏe dục tính và sinh sản”, cũng nhìn nhận một thứ quyền quốc tế về phá thai. TT đang hối thúc Thượng viện thông qua hiệp ước thiết lập một ủy ban quốc tế nhằm quyết định xem Hoa Kỳ có tuân thủ các điều khoản của hiệp ước không, và nếu thông qua, hiệp ước sẽ có quyền ưu tiên so với mọi luật lệ liên bang lẫn tiểu bang liên quan đến người mất năng lực. Vaticăng thì phản đối việc sử dụng ngôn từ “sức khỏe dục tính và sinh sản” do bởi nó có thể được dùng để chối bỏ chính cái quyền căn bản là quyền sống của những đứa trẻ chưa được sinh ra đã mang tật nguyền.
DỰ LUẬT CẢI CÁCH Y TẾ
(1) Theo bản văn hiện tại về dự luật chăm sóc sức khỏe của lưỡng viện, thì các giới chức liên bang có quyền yêu cầu các kế hoạch chăm sóc sức khỏe bao gồm luôn các dịch vụ phá thai, cũng như dùng tiền thuế tài trợ cho việc phá thai, và khi làm thế, tất nhiên sẽ đưa đến việc gia tăng con số những người cung cấp dịch vụ phá thai trên toàn quốc. Theo giới lập pháp và tư pháp, hạn từ “chăm sóc sức khỏe nòng cốt” đã bao gồm các dịch vụ phá thai. Vì phá thai là nồng cốt, thành ra cần phải cung cấp mọi dịch vụ liên quan, nghĩa là phải hỗ trợ bằng vận dụng tiền đóng thuế, gia tăng số người làm việc phá thai, mở thêm các cơ sở phá thai trên toàn quốc, nhất là tại những chỗ chưa có. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe dù là công giáo cũng buộc phải tham gia trong việc phá thai, nếu không, sẽ bị buộc tội là “lơ là với bệnh nhân,” cũng có nghĩa là mất giấy hành nghề.
(2) Một điều khoản trong dự luật sức khỏe cho phép thành lập cơ quan Nghiên Cứu Phẩm Chất dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhằm thẩm định việc chăm sóc có hiệu quả cao nhất về giá cả trong một điều kiện y tế cụ thể và có thể thay thế cả quyết định của bác sĩ đối với người bệnh. Như đã xẩy ra tại Anh Quốc, kiểu làm việc bao cấp của chính phủ đã đem lại việc chăm sóc không thích hợp và thiếu hiệu quả có thể đem đến những cái chết oan nghiệt. Phần đa số đã bỏ phiếu chống lại tu chính án do một nghị sĩ phò sinh đề nghị đối với người già yếu và mắc bệnh kinh niên. TT bảo rằng “các bệnh nhân kinh niên và sắp đến ngày đứt bóng đã chiếm tới 80% dự án chăm sóc sức khỏe.”
(3) Các dự luật chăm sóc sức khỏe yêu cầu thành lập ủy ban cố vấn phúc lợi sức khỏe có nhiệm vụ xác định phúc lợi cho mọi kế hoạch sức khỏe tại Hoa Kỳ. Vì do Bộ Trưởng Bộ Sức Khỏe—HHS—thành lập, do đó sẽ không có ý kiến từ toàn dân về những gì ủy ban sẽ xác định liên quan đến các thành tố cần thiết của bảo hiểm sức khỏe.
(4) Trong giai đoạn hiện tại, không hề thấy nói gì đến vụ lương tâm dành cho cá nhân hay đoàn thể tôn giáo khi phải chọn lựa các kế hoạch có bao gồm cả việc phá thai. Các cơ sở và cơ quan thuộc công giáo sẽ bị buộc phải bao gồm dịch vụ phá thai trong bảo hiểm sức khỏe của các nhân viên.
(5) Dự luật chăm sóc sức khỏe của Thượng viện còn bao hàm một điều khoản ngụy trang ăn khớp với các điều khoản của Dự luật FoCA; nó sẽ vô hiệu hoá mọi luật lệ của các tiểu bang nào có dự định cấm cản các dịch vụ sức khỏe nồng cốt--một lần nữa, đây vẫn là một mệnh đề bao hàm các dịch vụ phá thai. Luật chăm sóc sức khỏe Liên bang sẽ đảo lộn những điều khoản của luật tiểu bang sau đây:
*42 tiểu bang chỉ có luật do bác sĩ ấn định về vấn đề thực hành dịch vụ phá thai;
*23 tiểu bang đi theo luật liên bang trong việc giới hạn chi phí tài trợ của Tu chính Hyde;
*27 tiểu bang có luật lệ phá thai hẳn hòi nhằm bảo vệ sức khỏe phụ nữ;
*30 tiểu bang có luật thỏa thuận thông báo (phụ nữ sẽ nhận được tin tức về sự phát triển của các phôi thai, về sự đau đớn của bào thai, hoặc về mối liên hệ chặt chẽ giữa phá thai và ung thư cổ tử cung; hoặc các dịch vụ siêu âm);
*24 tiểu bang đòi hỏi một thời gian chờ đợi là 24-giờ trước khi đi phá thai;
*36 tiểu bang đòi phải có sự can thiệp của bậc làm cha mẹ: tỉ như thông báo trước (11 tiểu bang) hoặc đồng thuận (25 tiểu bang);
Ít là có 5 tiểu bang đã cho phép tài trợ cho các việc tương đương với phá thai (như các trung tâm kiểm soát thai nghén, trợ giúp sinh con, giúp bảo lãnh con nuôi).
(6) Hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Hoa Kỳ chiếm khoảng 14% nền kinh tế, tương đương với toàn thể nền kinh tế của nước Anh. Để tái tạo một nền kinh tế có tầm mức như thế, cần phải hết sức cẩn trọng, chứ không thể là một việc làm cho mau cho chóng hoàn thành với một đa số ở Quốc Hội chẳng hề bỏ công sức ra mà đọc hết bản văn (chứ đừng nói đến chuyện xa hơn!) Nghị sĩ Conyers đã phải la làng như thế này: “Lợi ích gì khi đọc bản dự luật cả ngàn trang giấy mà chính bạn chẳng có đến hai ngày và hai vị luật sư giải nghĩa dùm.” Thế mà luật sư chiếm đến hơn một nửa thành viên Thượng viện, trong khi ở Hạ viện thì luật sư có khoảng 36%. (Nguồn: Dr. Jeff Mirus: The Problems with Federal Health Care, www.catholicculture.org, ngày 31 tháng 7, 2009)
Thật là trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Hiện nay, ít là tại California, khi một cô em mang bầu đến xin trợ giúp y tế, thì sẽ được ưu tiên số một, nghĩa là được miễn trừ nhiều thứ luật lệ giới hạn và ràng buộc, nhất là về mặt lợi tức và của cải, để rồi sẽ được chấp thuận dễ dàng. Nếu là vị thành niên thì được làm đơn xin mà không cần ý kiến cha mẹ hay người giám hộ. Tại sao thế? Tại vì cái bụng bầu. Tuy mang bầu thì nặng nề vất vả vướng víu thật, nhưng bù lại, nó lại giúp cho thai phụ đi đâu cũng lọt. Khác hẳn với hệ thống đi xe chung (car pool) do Sở giao thông điều hành, thai phụ độc thân đi xin trợ cấp y tế xã hội được kể là một gia đình hai người. Ưu tiên như thế thật hợp lý và hợp tình. Người Mỹ vẫn gọi thai nhi là “đứa trẻ chưa sinh.” Còn Việt Nam ta, khi có ai mang bầu, thì thiên hạ xúm vào chia vui, cho là người ấy có tin mừng, chẳng phải như thế sao? Ấy thế mà trớ trêu thay: cải tổ y tế không những cho phép phá thai thả dàn--bảo đó là nữ quyền, quyền quyết định của thai phụ, quyền tự quyết (“Tao cho mày sống thì mày sống, còn tao bảo chết là phải chết, nghe chưa con?”—mà còn tài trợ cho mà làm nữa. Cứ y như là đế quốc tiếp tế vũ khí đạn dược cho đám chư hầu để chúng tha hồ đánh đấm. Tôn trọng bào thai, dành đủ mọi ưu tiên cho thai phụ, nhưng đồng thời đề cao nữ quyền--đồng nghĩa với tự do, “vô tư” phá thai, và còn vận động tài trợ cho việc phá thai quái gở này nữa, sao mà mâu thuẫn quá thế? Bảo rằng thai chưa phải là người, thì tôn trọng và dành ưu tiên cho thai phụ chẳng có ý nghĩa gì, nhất là thai nhi thì nay còn mai mất, có đáng chi đâu! Quý hoá con nít hơn hết mọi sự mà không muốn mang bầu, không muốn đẻ, thì lấy đâu ra con nít để mà…hôn hít?
Điểm qua các khoản cải tổ như vừa nói, tôi bất giác nhớ đến lời tuyên bố của Đức Thánh Cha Bênêđictô mới đây: “Sự ly dị của Phúc Âm với văn hoá đích thị là tấm thảm kịch của thời đại chúng ta hôm nay.” Lý do đơn giản là sự phát triển chân chính phải là sự phát triển toàn diện, sự phát triển của toàn thể con người, và toàn thể mọi người, biết mở rộng trước Đấng Tuyệt Đối. Nói khác đi, việc phúc âm hóa thì tuyệt đối quan yếu cho việc phát triển con người. Đáng tiếc thay, hết Âu Châu, rồi nay đến Mỹ Châu, cả hai đều sập bẫy vì hiểu sai lệch cái sự tách biệt chính đáng giữa Giáo hội và xã hội trần thế, để rồi đi tới chỗ ly khai tôn giáo ra khỏi chính trị và văn hóa. Lịch sử đã cho thấy rõ: tách rời Kitô giáo ra khỏi văn hoá là làm cho văn hóa đâm ra nghèo hèn, tệ mạt, là giới hạn cùng đích phát triển nhân bản vào trong vòng tù túng của trần thế này, rốt cuộc gây ra không biết bao nhiêu là thảm họa cho chính con người. Thực ra khi chất Kitô giáo thấm đậm và ăn sâu vào từng mạch văn hoá và văn minh phương Tây thì các thảm họa ấy đã bị đi bứng tận gốc. Nhưng nay chất Kitô ấy đã phai lạt rồi, miền đất vun trồng văn hoá đã ra cỗi cằn, thành ra các thảm hoạ kia lại có dịp nẩy sinh như cỏ dại. Nỗ lực của chúng ta hôm nay là phải làm sao để đem sứ điệp của Chúa Kitô trở vào trong trần thế, biến thành yếu tố quan trọng nhất của việc kiến tạo nền văn hoá và văn minh nhân loại. Không đem Chúa Kitô trở lại trong lòng văn hóa, thì mọi sự chắc chắn sẽ tệ hại hơn, cho từng con người, và cho toàn thể loài người. (xem Dr. Jeff Mirus: The Split Between the Gospel and Culture, www.catholicculture.org, 08/18/09)
Lập luận và nói năng kiểu này chắc chắn sẽ bị coi là một chiều, hay phản động (nói theo kiểu các đỉnh cao trí tuệ), hoặc “politically incorrect” (theo kiểu chính giới Mỹ), bởi vì cải tổ y tế đang là vấn đề quá lớn, nóng hổi đến sôi sục, mà cứ đưa cái vụ phá thai ra làm kỳ đà cản mũi, thì không phải là phản động hay đi ngược lại trào lưu tiến hóa của con người thời đại, hoặc chống lại nguyên tắc “sân khấu chung—common ground”, hay “thiện hảo chung—common good” sao được? Thực ra tiếng la làng kiểu này nghe đã quá quen tai. Ngay cả một tờ báo Công giáo bên Anh Quốc cũng đã dựa vào đó để công kích hàng Giám Mục Hoa Kỳ, bảo rằng lập trường của các ngài đang đi đến chỗ phá hỏng chương trình cải tổ y tế của TT (xem Denver Catholic Register, số ra ngày 26 tháng 8 năm 2009). Còn Cecile Richards, chủ tịch phong trào Planned Parenthood—KHHGĐ, lại bảo rằng khi chống lại việc liên bang tài trợ phá thai thì các GM Hoa Kỳ đã phá thối nỗ lực “bảo hiểm toàn diện—universal coverage” của công cuộc cải tổ y tế. (xem www.ignatiusinsight.com, ngày 1 tháng 9, 2009)
Nhưng có phải phá thai chỉ là vấn đề của Công giáo mà thôi chăng? Có phải giết các thai nhi hoặc kỳ thị quý vị cao niên đang có các nhu cầu đặc biệt là “thiện hảo chung” hay là “sân khấu chung” chăng? Liệu “bảo hiểm toàn diện” có đồng nghĩa với “tài trợ phá thai” không?
Đây là câu trả lời của Deirdre McQuade, phát ngôn viên của văn phòng Phò-Sinh thuộc Hiệp Hội Bác Ái Công Giáo, gửi đến cho bà chủ tịch Cecile Richards nói trên: “Bảo hiểm toàn diện có nghĩa là tất cả mọi người—nam phụ lão ấu, kể cả người nghèo, di dân và thai nhi chưa được sinh ra--đều phải có, đều phải được bảo hiểm sức khỏe. Bảo hiểm toàn diện không hề có nghĩa là tất cả mọi chương trình chăm sóc sức khỏe phải bao gồm bất kỳ một tiến trình nào mà bà Richards tự ý chọn lựa. Nhãn quan công giáo, không chỉ không độc chiếm hoặc hạn chế, mà còn hỗ trợ bảo hiểm toàn diện hiểu cho đúng nghĩa.” Rồi McQuade giải thích thêm: “Thực ra thì cũng đơn giản thôi. Phá thai không phải là chăm sóc y tế. Có bầu đâu phải là một căn bệnh. Thai nghén đâu phải là một điều kiện bệnh lý. Các thai phụ đâu phải là những người cưu mang những mầm bệnh, mà là những hữu thể con người có phẩm giá và xứng đáng để được chăm sóc tối đa cùng với con cái của mình, dù đã, hoặc chưa được sinh ra…Phong trào KHHGĐ là cơ quan duy nhất và lớn nhất chuyên cung cấp dịch vụ phá thai tại Hoa Kỳ, bởi thế, chẳng lạ gì khi thấy họ chủ trương coi phá thai là một phần cốt cán của chăm sóc sức khỏe. Thế nhưng đa số người Hoa Kỳ đều bất đồng về vấn đề này. Hầu hết các bác sĩ, y tá, và bệnh viện không hề cung ứng dịch vụ phá thai. Giết người không phải là một hình thức chữa lành, điều này chẳng có gì là khó hiểu cả.” (xem website thượng dẫn)
Phong trào KHHGĐ được lập ra không phải để chữa lành (họ cũng không “ke” chữa lành hay chữa dữ!). Mục tiêu của họ là quyền lực và kiểm soát. Chesterton nhận định thật đúng: “Nhiều người nghĩ rằng nền chính trị duy nữ quyền—feminine politics—hẳn sẽ chỉ đem lại hòa bình, nhân ái và tình cảm mà thôi. Thế nhưng trên thực tế, mối nguy cơ đích thực của nền chính trị duy nữ quyền này chính là lòng quá yêu chính sách duy nam quyền—masculine policy.” Hóa ra đều là chính trị cả!
Cải tổ y tế ư? Phải lắm! Đó là điều dứt khoát phải làm, không làm không được! Nhất là để giảm thiểu các chi phí y tế nhiều khi quá phí phạm. Đó là chưa kể đến những lạm dụng kiểu đi “khám…bác sĩ và bảo tên thuốc cho bác sĩ kê toa…dùm cho những người còn đang ở bên kia…bờ đại dương.” Cải tổ y tế là một việc làm quá hệ trọng, không thể hấp tấp vội vã, và quyết liệt phải thông qua bằng mọi giá trong mùa thu năm nay, trong khi còn đang đối diện với biết bao vấn đề hệ trọng khác nữa thì quả là một chính sách bết bát, không những là thiếu khôn ngoan, mà còn nguy hiểm nữa. Đó là nhận định của Charles J. Chaput, Tổng Giám Mục Denver. (xem Denver Catholic Register, 08/26/09).
Nhưng muốn cải tổ y tế được thành công và hiệu quả đích thực, thì trên hết và trước hết, cần phải cải tổ tâm hồn và trí tuệ, nơi mỗi người, và nơi mọi người, từ quý vị “lương y như từ mẫu,” quý vị chuyên trị bảo hiểm sức khỏe, cho đến từng người thụ hưởng dịch vụ y tế. Cải tổ tâm hồn (hay hoán cải nội tâm) đòi hỏi một tấm chân tình, thành thật, tự đáy lòng, mãi mãi tín trung, không đổi thay, không lươn lẹo, không mỵ dân để kiếm phiếu. Edward Kennedy, Thượng Nghị Sĩ vừa quá cố, đã là một nhân vật gây tranh cãi, ngay cả sau khi đã nằm xuống, trong Thánh Lễ An Táng tại một nhà thờ Công Giáo, lý do là ông đã bất nhất, với chủ trương đã được cánh Dân Chủ đạo gốc lấy làm tôn chỉ: “Cá nhân tôi, tôi chống phá thai, đồng tính…nhưng về mặt xã hội thì tôi đồng thuận…” Lá thư trần tình ông gửi cho ĐTC Bênêđitô trước khi qua đời nghe như có hơi hướng của đứa con đi hoang trở về nhà cha. Thiên Chúa như người cha nhân từ lúc nào cũng mở rộng vòng tay vui mừng đón nhận vị “Hoàng đế cuối cùng của dòng họ Kennedy” này vào nơi vĩnh phúc. Dẫu sao, tầm ảnh hưởng sâu rộng của ông vẫn còn đó, và sẽ còn di hại không biết cho đến khi nào. Chỉ còn biết cầu nguyện mà thôi!
Giờ thì tôi đã hiểu tại sao tấm ảnh của TT mang những lời kinh thống thiết lại được trịnh trọng đặt ở trên kệ, cuối nhà thờ, lẫn lộn trong những tấm ảnh các thánh, những tập sách thánh và những tài liệu đạo đức. Chỉ có ơn Chúa mới có thể đánh động được lòng người!
8/31/09
Những dữ kiện nòng cốt
Tôi thoáng giật mình khi nhìn thấy tấm ảnh chàng, trên kệ sách báo và tranh ảnh ở cuối nhà thờ, lẫn trong những tấm ảnh các thánh mà Giáo Hội kính nhớ vào tháng Tám, một tháng kỷ lục có nhiều vị thánh thời danh, tỉ như thánh Alphongsô, Gioan Vienney, Đaminh, Maximilianô Kolbe, Lôrensô, kể cả mẹ con thánh nữ Mônica và Augustinô nữa. Nhác trông cứ y như là, nhưng đẹp trai hơn, thánh Martinô thành Porres; có khác chăng là không có vầng hào quang trên đầu. Những hàng chữ thật rõ ràng ngay bên dưới ảnh chàng: “Kinh cầu cho sự hoán cải của Tổng Thống (TT) Barack Obama.” Từ ngày đặt chân tới đất Mỹ, trải qua vài ba đời TT rồi, tôi chưa hề chứng kiến hiện tượng nào lạ như thế này bao giờ. Tổng thống đi nhà thờ thì tuần nào cũng thấy rồi, có khi các ông còn đi thăm dân hai đến ba lần trong một Thánh lễ. Nhưng ảnh TT để lẫn lộn với các thánh kiểu này thì đây là lần đầu. Lật ra đàng sau tấm ảnh thì thấy có cả một bản kinh hẳn hoi, cùng với những lời chỉ dẫn: “Hãy đọc kinh dưới đây, cầu xin thánh Phaolô ban cho TT Barack Obama được ơn hoán cải, rồi kết thúc bằng Kinh Lậy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh.” Và đây là toàn thể bài kinh:
“Lậy thánh Phaolô Tông Đồ, là đấng hoán cải thời danh, là vị truyền giảng chân lý và là Tiến Sĩ của Dân Ngoại, xin cầu bầu cho chúng con trước tòa Chúa là Đấng đã tuyển chọn Ngài. Lậy thánh Phaolô Tông Đồ, Ngài là Đấng được tuyển lựa để truyền rao chân lý cho toàn thế giới.
“Lậy Chúa, Chúa đã dậy dỗ muôn dân qua lời rao giảng của Phaolô, vị thánh Tông Đồ của Chúa. Xin nhờ lời bầu cử mạnh thế của Người mà ban cho TT Barack Obama được ơn hoán cải, về với nguồn ơn sủng dồi dào sung mãn của Chúa. Xin giúp TT biết nhìn nhận nhân vị của hết mọi con người, từ trước khi được hạ sinh cho đến lúc đã ra chào đời. Xin giúp chúng con, khi đang kính nhớ thánh Phaolô hôm nay, và khi đang cố công loan truyền chân lý của Chúa, được biết liên lỉ chạy đến với Chúa Thánh Thần hầu tìm ra nguồn ơn hướng dẫn.”
Đúng là điềm báo của một sự kiện nào đó ghê gớm sắp xẩy đến rồi đây! Cứ theo tinh thần của lời kinh thì đích nhắm chắc hẳn phải là cuộc “cải cách chăm sóc sức khỏe” của vị đương kim TT, tạm gọi là “cải tổ y tế” như báo đài đã loan tin rùm beng.
Theo các cuộc thăm dò dư luận gần đây, thì 51% dân Mỹ tự cho mình là phò sinh (Gallup, tháng 6, 2009); 61% dân Mỹ cho rằng phá thai là một vấn đề quan yếu; 52% người nghĩ rằng phá thai tại Mỹ thật quá dễ thực hiện (Rasmussen, tháng 6, 2009); và 62% dân Mỹ muốn có thêm hạn chế trong việc phá thai, trong khi chỉ có 36% cho rằng phá thai phải được tự do thoải mái (CBS, tháng 6, 2009).
Sau đây là các đề nghị chính:
(1) Một trong các yêu cầu tăng ngân sách của TT Obama, dự luật Dành Riêng Ngân Khoản Phục Vụ--Financial Services Appropriations (FSA) bill—là cho phá thai được tài trợ công khai trong vùng DC--District of Columbia. Điều này đã đảo ngược việc ngăn cấm kéo dài suốt 13 năm qua trong việc dùng tiền thuế tài trợ cho việc phá thai tại vùng thủ đô. Các tu chính nhằm phục hồi việc ngăn cấm đều đã bị đa số cản trở hoặc đánh bại. Hiện tại, 41% các vụ thai nghén đều kết thúc bằng phá thai, điều khiến cho thủ đô có được hệ số phá thai cao nhất nước.
(2) Tu chính án do Nghị Sĩ Durbin đề nghị cho dự luật FSA đã mở đường cho việc dùng tiền thuế tài trợ cho phá thai qua Chương Trình Phúc Lợi Sức Khỏe (FEHBP) dành cho khoảng 8 triệu nhân viên liên bang. Chương trình FEHBP này đã liên tục được bàn thảo như là một mẫu điển hình cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của chính phủ.
(3) Các nghị sĩ hạ viện thì bỏ phiếu chống lại Tu Chính Án Pence thuộc dự án Dành Riêng quỹ cho Lao Động/Sức Khỏe/Giáo Dục. Tu chính án này vốn sẽ ngăn chận việc dùng tiền thuế tài trợ cho phong trào Kế Hoạch Hóa Gia Đình (KHHGĐ) hoặc bất kỳ một cơ sở nào làm dịch vụ phá thai. Chỉ trong năm ngoái, phong trào KHHGĐ đã thực hiện hơn 300,000 vụ phá thai. Viện Guttmacher, vốn là cơ sở nghiên cứu chính của KHHGĐ, đã tường trình rằng con số phá thai sẽ tăng quá 30% ngay khi nhận được tiền thuế tài trợ.
(4) Qua tu chính án do Nghị sĩ Lautenberg đề nghị, Thượng viện đã vĩnh viễn đánh đổ chính sách Mexicô, vốn ngăn chận tiền thuế tài trợ cho các cơ quan quốc tế chuyên thực hiện hoặc hỗ trợ cho phá thai. Điều này đem lại sức mạnh của luật pháp cho chính sách hiện thời là tài trợ cho các dịch vụ quốc tế mà TT Obama đã ban hành ngày 23 tháng Giêng năm 2009, tức chỉ 3 ngày sau lễ đăng quang. Điều đó có nghĩa là các TT tương lai sẽ không có quyền tái lập việc ngăn cấm tài trợ nữa.
(5) Theo chỉ thị của TT, Lưỡng Viện đã hoàn toàn cắt đứt việc tài trợ cho công cuộc giáo dục tiết dục—abstinence education—và đã chỉ định một ngân khoản tối thiểu là 164 triệu dành cho việc giáo dục phái tính duy-ngừa-thai-toàn-diện, tức “contraceptive-only comprehensive sex education.”
Thêm nữa, Bộ trưởng Bộ Sức Khỏe và Nhân Dụng—HHS—Bà Kathleen Sebelius, có một ngân qũy vào khoảng 640 triệu dành riêng cho các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình. Cuộc thăm dò Zogby cho thấy khoảng 80% các bậc làm cha mẹ mong muốn có thêm nền giáo dục dựa trên tiết dục. Nghiên cứu cho rằng nền giáo dục tiết dục có nhiều hiệu quả trong việc làm chậm lại sự khởi đầu của sinh hoạt dục tính nơi giới trẻ hơn là nền giáo dục phái tính toàn diện (CSE—comprehensive sex education). Giáo dục phái tính toàn diện không cho thấy hiệu quả trên động thái của giới trẻ, điều thật đáng ngạc nhiên.
(6) TT Obama đang hỗ trợ cho Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về Quyền của Người Mất Năng Lực. Hội nghị này, qua việc xác nhận “sức khỏe dục tính và sinh sản”, cũng nhìn nhận một thứ quyền quốc tế về phá thai. TT đang hối thúc Thượng viện thông qua hiệp ước thiết lập một ủy ban quốc tế nhằm quyết định xem Hoa Kỳ có tuân thủ các điều khoản của hiệp ước không, và nếu thông qua, hiệp ước sẽ có quyền ưu tiên so với mọi luật lệ liên bang lẫn tiểu bang liên quan đến người mất năng lực. Vaticăng thì phản đối việc sử dụng ngôn từ “sức khỏe dục tính và sinh sản” do bởi nó có thể được dùng để chối bỏ chính cái quyền căn bản là quyền sống của những đứa trẻ chưa được sinh ra đã mang tật nguyền.
DỰ LUẬT CẢI CÁCH Y TẾ
(1) Theo bản văn hiện tại về dự luật chăm sóc sức khỏe của lưỡng viện, thì các giới chức liên bang có quyền yêu cầu các kế hoạch chăm sóc sức khỏe bao gồm luôn các dịch vụ phá thai, cũng như dùng tiền thuế tài trợ cho việc phá thai, và khi làm thế, tất nhiên sẽ đưa đến việc gia tăng con số những người cung cấp dịch vụ phá thai trên toàn quốc. Theo giới lập pháp và tư pháp, hạn từ “chăm sóc sức khỏe nòng cốt” đã bao gồm các dịch vụ phá thai. Vì phá thai là nồng cốt, thành ra cần phải cung cấp mọi dịch vụ liên quan, nghĩa là phải hỗ trợ bằng vận dụng tiền đóng thuế, gia tăng số người làm việc phá thai, mở thêm các cơ sở phá thai trên toàn quốc, nhất là tại những chỗ chưa có. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe dù là công giáo cũng buộc phải tham gia trong việc phá thai, nếu không, sẽ bị buộc tội là “lơ là với bệnh nhân,” cũng có nghĩa là mất giấy hành nghề.
(2) Một điều khoản trong dự luật sức khỏe cho phép thành lập cơ quan Nghiên Cứu Phẩm Chất dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhằm thẩm định việc chăm sóc có hiệu quả cao nhất về giá cả trong một điều kiện y tế cụ thể và có thể thay thế cả quyết định của bác sĩ đối với người bệnh. Như đã xẩy ra tại Anh Quốc, kiểu làm việc bao cấp của chính phủ đã đem lại việc chăm sóc không thích hợp và thiếu hiệu quả có thể đem đến những cái chết oan nghiệt. Phần đa số đã bỏ phiếu chống lại tu chính án do một nghị sĩ phò sinh đề nghị đối với người già yếu và mắc bệnh kinh niên. TT bảo rằng “các bệnh nhân kinh niên và sắp đến ngày đứt bóng đã chiếm tới 80% dự án chăm sóc sức khỏe.”
(3) Các dự luật chăm sóc sức khỏe yêu cầu thành lập ủy ban cố vấn phúc lợi sức khỏe có nhiệm vụ xác định phúc lợi cho mọi kế hoạch sức khỏe tại Hoa Kỳ. Vì do Bộ Trưởng Bộ Sức Khỏe—HHS—thành lập, do đó sẽ không có ý kiến từ toàn dân về những gì ủy ban sẽ xác định liên quan đến các thành tố cần thiết của bảo hiểm sức khỏe.
(4) Trong giai đoạn hiện tại, không hề thấy nói gì đến vụ lương tâm dành cho cá nhân hay đoàn thể tôn giáo khi phải chọn lựa các kế hoạch có bao gồm cả việc phá thai. Các cơ sở và cơ quan thuộc công giáo sẽ bị buộc phải bao gồm dịch vụ phá thai trong bảo hiểm sức khỏe của các nhân viên.
(5) Dự luật chăm sóc sức khỏe của Thượng viện còn bao hàm một điều khoản ngụy trang ăn khớp với các điều khoản của Dự luật FoCA; nó sẽ vô hiệu hoá mọi luật lệ của các tiểu bang nào có dự định cấm cản các dịch vụ sức khỏe nồng cốt--một lần nữa, đây vẫn là một mệnh đề bao hàm các dịch vụ phá thai. Luật chăm sóc sức khỏe Liên bang sẽ đảo lộn những điều khoản của luật tiểu bang sau đây:
*42 tiểu bang chỉ có luật do bác sĩ ấn định về vấn đề thực hành dịch vụ phá thai;
*23 tiểu bang đi theo luật liên bang trong việc giới hạn chi phí tài trợ của Tu chính Hyde;
*27 tiểu bang có luật lệ phá thai hẳn hòi nhằm bảo vệ sức khỏe phụ nữ;
*30 tiểu bang có luật thỏa thuận thông báo (phụ nữ sẽ nhận được tin tức về sự phát triển của các phôi thai, về sự đau đớn của bào thai, hoặc về mối liên hệ chặt chẽ giữa phá thai và ung thư cổ tử cung; hoặc các dịch vụ siêu âm);
*24 tiểu bang đòi hỏi một thời gian chờ đợi là 24-giờ trước khi đi phá thai;
*36 tiểu bang đòi phải có sự can thiệp của bậc làm cha mẹ: tỉ như thông báo trước (11 tiểu bang) hoặc đồng thuận (25 tiểu bang);
Ít là có 5 tiểu bang đã cho phép tài trợ cho các việc tương đương với phá thai (như các trung tâm kiểm soát thai nghén, trợ giúp sinh con, giúp bảo lãnh con nuôi).
(6) Hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Hoa Kỳ chiếm khoảng 14% nền kinh tế, tương đương với toàn thể nền kinh tế của nước Anh. Để tái tạo một nền kinh tế có tầm mức như thế, cần phải hết sức cẩn trọng, chứ không thể là một việc làm cho mau cho chóng hoàn thành với một đa số ở Quốc Hội chẳng hề bỏ công sức ra mà đọc hết bản văn (chứ đừng nói đến chuyện xa hơn!) Nghị sĩ Conyers đã phải la làng như thế này: “Lợi ích gì khi đọc bản dự luật cả ngàn trang giấy mà chính bạn chẳng có đến hai ngày và hai vị luật sư giải nghĩa dùm.” Thế mà luật sư chiếm đến hơn một nửa thành viên Thượng viện, trong khi ở Hạ viện thì luật sư có khoảng 36%. (Nguồn: Dr. Jeff Mirus: The Problems with Federal Health Care, www.catholicculture.org, ngày 31 tháng 7, 2009)
Thật là trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Hiện nay, ít là tại California, khi một cô em mang bầu đến xin trợ giúp y tế, thì sẽ được ưu tiên số một, nghĩa là được miễn trừ nhiều thứ luật lệ giới hạn và ràng buộc, nhất là về mặt lợi tức và của cải, để rồi sẽ được chấp thuận dễ dàng. Nếu là vị thành niên thì được làm đơn xin mà không cần ý kiến cha mẹ hay người giám hộ. Tại sao thế? Tại vì cái bụng bầu. Tuy mang bầu thì nặng nề vất vả vướng víu thật, nhưng bù lại, nó lại giúp cho thai phụ đi đâu cũng lọt. Khác hẳn với hệ thống đi xe chung (car pool) do Sở giao thông điều hành, thai phụ độc thân đi xin trợ cấp y tế xã hội được kể là một gia đình hai người. Ưu tiên như thế thật hợp lý và hợp tình. Người Mỹ vẫn gọi thai nhi là “đứa trẻ chưa sinh.” Còn Việt Nam ta, khi có ai mang bầu, thì thiên hạ xúm vào chia vui, cho là người ấy có tin mừng, chẳng phải như thế sao? Ấy thế mà trớ trêu thay: cải tổ y tế không những cho phép phá thai thả dàn--bảo đó là nữ quyền, quyền quyết định của thai phụ, quyền tự quyết (“Tao cho mày sống thì mày sống, còn tao bảo chết là phải chết, nghe chưa con?”—mà còn tài trợ cho mà làm nữa. Cứ y như là đế quốc tiếp tế vũ khí đạn dược cho đám chư hầu để chúng tha hồ đánh đấm. Tôn trọng bào thai, dành đủ mọi ưu tiên cho thai phụ, nhưng đồng thời đề cao nữ quyền--đồng nghĩa với tự do, “vô tư” phá thai, và còn vận động tài trợ cho việc phá thai quái gở này nữa, sao mà mâu thuẫn quá thế? Bảo rằng thai chưa phải là người, thì tôn trọng và dành ưu tiên cho thai phụ chẳng có ý nghĩa gì, nhất là thai nhi thì nay còn mai mất, có đáng chi đâu! Quý hoá con nít hơn hết mọi sự mà không muốn mang bầu, không muốn đẻ, thì lấy đâu ra con nít để mà…hôn hít?
Điểm qua các khoản cải tổ như vừa nói, tôi bất giác nhớ đến lời tuyên bố của Đức Thánh Cha Bênêđictô mới đây: “Sự ly dị của Phúc Âm với văn hoá đích thị là tấm thảm kịch của thời đại chúng ta hôm nay.” Lý do đơn giản là sự phát triển chân chính phải là sự phát triển toàn diện, sự phát triển của toàn thể con người, và toàn thể mọi người, biết mở rộng trước Đấng Tuyệt Đối. Nói khác đi, việc phúc âm hóa thì tuyệt đối quan yếu cho việc phát triển con người. Đáng tiếc thay, hết Âu Châu, rồi nay đến Mỹ Châu, cả hai đều sập bẫy vì hiểu sai lệch cái sự tách biệt chính đáng giữa Giáo hội và xã hội trần thế, để rồi đi tới chỗ ly khai tôn giáo ra khỏi chính trị và văn hóa. Lịch sử đã cho thấy rõ: tách rời Kitô giáo ra khỏi văn hoá là làm cho văn hóa đâm ra nghèo hèn, tệ mạt, là giới hạn cùng đích phát triển nhân bản vào trong vòng tù túng của trần thế này, rốt cuộc gây ra không biết bao nhiêu là thảm họa cho chính con người. Thực ra khi chất Kitô giáo thấm đậm và ăn sâu vào từng mạch văn hoá và văn minh phương Tây thì các thảm họa ấy đã bị đi bứng tận gốc. Nhưng nay chất Kitô ấy đã phai lạt rồi, miền đất vun trồng văn hoá đã ra cỗi cằn, thành ra các thảm hoạ kia lại có dịp nẩy sinh như cỏ dại. Nỗ lực của chúng ta hôm nay là phải làm sao để đem sứ điệp của Chúa Kitô trở vào trong trần thế, biến thành yếu tố quan trọng nhất của việc kiến tạo nền văn hoá và văn minh nhân loại. Không đem Chúa Kitô trở lại trong lòng văn hóa, thì mọi sự chắc chắn sẽ tệ hại hơn, cho từng con người, và cho toàn thể loài người. (xem Dr. Jeff Mirus: The Split Between the Gospel and Culture, www.catholicculture.org, 08/18/09)
Lập luận và nói năng kiểu này chắc chắn sẽ bị coi là một chiều, hay phản động (nói theo kiểu các đỉnh cao trí tuệ), hoặc “politically incorrect” (theo kiểu chính giới Mỹ), bởi vì cải tổ y tế đang là vấn đề quá lớn, nóng hổi đến sôi sục, mà cứ đưa cái vụ phá thai ra làm kỳ đà cản mũi, thì không phải là phản động hay đi ngược lại trào lưu tiến hóa của con người thời đại, hoặc chống lại nguyên tắc “sân khấu chung—common ground”, hay “thiện hảo chung—common good” sao được? Thực ra tiếng la làng kiểu này nghe đã quá quen tai. Ngay cả một tờ báo Công giáo bên Anh Quốc cũng đã dựa vào đó để công kích hàng Giám Mục Hoa Kỳ, bảo rằng lập trường của các ngài đang đi đến chỗ phá hỏng chương trình cải tổ y tế của TT (xem Denver Catholic Register, số ra ngày 26 tháng 8 năm 2009). Còn Cecile Richards, chủ tịch phong trào Planned Parenthood—KHHGĐ, lại bảo rằng khi chống lại việc liên bang tài trợ phá thai thì các GM Hoa Kỳ đã phá thối nỗ lực “bảo hiểm toàn diện—universal coverage” của công cuộc cải tổ y tế. (xem www.ignatiusinsight.com, ngày 1 tháng 9, 2009)
Nhưng có phải phá thai chỉ là vấn đề của Công giáo mà thôi chăng? Có phải giết các thai nhi hoặc kỳ thị quý vị cao niên đang có các nhu cầu đặc biệt là “thiện hảo chung” hay là “sân khấu chung” chăng? Liệu “bảo hiểm toàn diện” có đồng nghĩa với “tài trợ phá thai” không?
Đây là câu trả lời của Deirdre McQuade, phát ngôn viên của văn phòng Phò-Sinh thuộc Hiệp Hội Bác Ái Công Giáo, gửi đến cho bà chủ tịch Cecile Richards nói trên: “Bảo hiểm toàn diện có nghĩa là tất cả mọi người—nam phụ lão ấu, kể cả người nghèo, di dân và thai nhi chưa được sinh ra--đều phải có, đều phải được bảo hiểm sức khỏe. Bảo hiểm toàn diện không hề có nghĩa là tất cả mọi chương trình chăm sóc sức khỏe phải bao gồm bất kỳ một tiến trình nào mà bà Richards tự ý chọn lựa. Nhãn quan công giáo, không chỉ không độc chiếm hoặc hạn chế, mà còn hỗ trợ bảo hiểm toàn diện hiểu cho đúng nghĩa.” Rồi McQuade giải thích thêm: “Thực ra thì cũng đơn giản thôi. Phá thai không phải là chăm sóc y tế. Có bầu đâu phải là một căn bệnh. Thai nghén đâu phải là một điều kiện bệnh lý. Các thai phụ đâu phải là những người cưu mang những mầm bệnh, mà là những hữu thể con người có phẩm giá và xứng đáng để được chăm sóc tối đa cùng với con cái của mình, dù đã, hoặc chưa được sinh ra…Phong trào KHHGĐ là cơ quan duy nhất và lớn nhất chuyên cung cấp dịch vụ phá thai tại Hoa Kỳ, bởi thế, chẳng lạ gì khi thấy họ chủ trương coi phá thai là một phần cốt cán của chăm sóc sức khỏe. Thế nhưng đa số người Hoa Kỳ đều bất đồng về vấn đề này. Hầu hết các bác sĩ, y tá, và bệnh viện không hề cung ứng dịch vụ phá thai. Giết người không phải là một hình thức chữa lành, điều này chẳng có gì là khó hiểu cả.” (xem website thượng dẫn)
Phong trào KHHGĐ được lập ra không phải để chữa lành (họ cũng không “ke” chữa lành hay chữa dữ!). Mục tiêu của họ là quyền lực và kiểm soát. Chesterton nhận định thật đúng: “Nhiều người nghĩ rằng nền chính trị duy nữ quyền—feminine politics—hẳn sẽ chỉ đem lại hòa bình, nhân ái và tình cảm mà thôi. Thế nhưng trên thực tế, mối nguy cơ đích thực của nền chính trị duy nữ quyền này chính là lòng quá yêu chính sách duy nam quyền—masculine policy.” Hóa ra đều là chính trị cả!
Cải tổ y tế ư? Phải lắm! Đó là điều dứt khoát phải làm, không làm không được! Nhất là để giảm thiểu các chi phí y tế nhiều khi quá phí phạm. Đó là chưa kể đến những lạm dụng kiểu đi “khám…bác sĩ và bảo tên thuốc cho bác sĩ kê toa…dùm cho những người còn đang ở bên kia…bờ đại dương.” Cải tổ y tế là một việc làm quá hệ trọng, không thể hấp tấp vội vã, và quyết liệt phải thông qua bằng mọi giá trong mùa thu năm nay, trong khi còn đang đối diện với biết bao vấn đề hệ trọng khác nữa thì quả là một chính sách bết bát, không những là thiếu khôn ngoan, mà còn nguy hiểm nữa. Đó là nhận định của Charles J. Chaput, Tổng Giám Mục Denver. (xem Denver Catholic Register, 08/26/09).
Nhưng muốn cải tổ y tế được thành công và hiệu quả đích thực, thì trên hết và trước hết, cần phải cải tổ tâm hồn và trí tuệ, nơi mỗi người, và nơi mọi người, từ quý vị “lương y như từ mẫu,” quý vị chuyên trị bảo hiểm sức khỏe, cho đến từng người thụ hưởng dịch vụ y tế. Cải tổ tâm hồn (hay hoán cải nội tâm) đòi hỏi một tấm chân tình, thành thật, tự đáy lòng, mãi mãi tín trung, không đổi thay, không lươn lẹo, không mỵ dân để kiếm phiếu. Edward Kennedy, Thượng Nghị Sĩ vừa quá cố, đã là một nhân vật gây tranh cãi, ngay cả sau khi đã nằm xuống, trong Thánh Lễ An Táng tại một nhà thờ Công Giáo, lý do là ông đã bất nhất, với chủ trương đã được cánh Dân Chủ đạo gốc lấy làm tôn chỉ: “Cá nhân tôi, tôi chống phá thai, đồng tính…nhưng về mặt xã hội thì tôi đồng thuận…” Lá thư trần tình ông gửi cho ĐTC Bênêđitô trước khi qua đời nghe như có hơi hướng của đứa con đi hoang trở về nhà cha. Thiên Chúa như người cha nhân từ lúc nào cũng mở rộng vòng tay vui mừng đón nhận vị “Hoàng đế cuối cùng của dòng họ Kennedy” này vào nơi vĩnh phúc. Dẫu sao, tầm ảnh hưởng sâu rộng của ông vẫn còn đó, và sẽ còn di hại không biết cho đến khi nào. Chỉ còn biết cầu nguyện mà thôi!
Giờ thì tôi đã hiểu tại sao tấm ảnh của TT mang những lời kinh thống thiết lại được trịnh trọng đặt ở trên kệ, cuối nhà thờ, lẫn lộn trong những tấm ảnh các thánh, những tập sách thánh và những tài liệu đạo đức. Chỉ có ơn Chúa mới có thể đánh động được lòng người!
8/31/09