Thành phố Memphis, Tenseness ngày 15 tháng 9 năm 2009
Kính thưa Cha Sơn, chánh xứ Loan Lý, ông bà, anh chị em, và các cháu thuộc giáo xứ Loan Lý thân thương,
Con là Linh Mục Simon Hoàng Thời, SVD, thành viên của Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời, hiện đang làm mục vụ tại giáo xứ Chúa Lên Trời, và tại trường Đại Học Memphis, thuộc giáo phận Memphis, TN.
Con là một người con tha phương của Giáo xứ Loan lý thân thương. Con rất tự hào được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của Giáo xứ, được nuôi dưỡng bởi một đức tin kiên cường do dòng máu của các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam, và được thụ hưởng được một nền giáo dục làm người - lấy nhân nghĩa làm đầu.
Viết lên những dòng tâm thư này, với những giọi nước mắt cứ mãi tuôn rơi. Nhất là trong những ngày này, lòng con luôn hướng về Giáo xứ, nhớ rõ khuôn mặt từng người, cảm thấu những giọi nước mắt rơi của các ông bà cụ già, những vết thương tích bầm tím của các chị em và các em bé, và những khuôn mặt mất ngũ, lo âu và sợ hải của mọi người.
Con muốn được ở tại Giáo xứ mình trong những ngày này, được đồng hành với những người mình thương mến, muốn được cùng chịu những đau khổ tinh thần và thể xác mà bà con mình đang chịu. Con muốn được làm các em bé Thiếu Nhi, ngồi ngoài sân trường để học giáo lý, khi cửa phòng học bị khoá lại, để hát những bài ca ca tụng Chúa, và cầu nguyện cho những người làm hại mình.
Con muốn làm những người chị, người mẹ, quên đi nỗi đau thân xác, nỗi nhục của con tim, để xông vào dành lại mãnh đất mà cha ông chúng ta để lại. Con muốn làm những em bé trai, xông vào cứu mẹ, bảo vệ mẹ, và nếu được cùng chết với mẹ mình để bảo vê danh thơm cho ông bà tổ tiên.
Con muốn được làm các anh chị giảng viên, mạnh dạn đứng lên giảng dạy giáo lý, truyền đạt đức tin cho con em, ngay trước mặt những kẻ tự xưng mình là vô thần. “Hãy đứng lên đừng sợ những kẻ giết được thể xác mà không là làm hại được linh hồn.” (Luca 12:4)
Con muốn được làm Cha Sơn, vì đàn chiên hiên ngang không sợ chết, anh dũng bảo vệ tài sãn giáo hội. Nói lên tiếng nói của kẻ yếu thế. Hãy can đảm lên đừng sợ! Con muốn làm các sơ, luôn luôn đồng hành với các em và những người yếu thế. Luôn bên vực và bảo vệ mần non đức tin. Hãy can đảm lên đừng sợ, “Thầy sẽ ở với các con mọi ngày cho đến tận thế.” (Matheo 28:20)
Con muốn làm những cụ ông cụ bà, ngày đêm với những lời kinh và tràng hạt, tha thiết cầu xin cho sự bình an và an toàn của con cháu, và còn cầu nguyện cho những kẻ đang làm hại mình, đang lấy đi mãnh đất nhỏ, món quà thiêng liêng cha ông để lại. Con vẩn còn nhớ lại những gốc dừa mà cụ ông cụ bà đã trồng lên, đã hái trái của nó bán lấy tiền mua bánh và rượu lễ vì hoàn cảnh Giáo xứ nghèo khó. Hãy can đảm lên! Hãy nói như thánh Phao lô: “Cha đã chạy đến cùng đường và giữ vững đức tin.” (2Timothy 4:7)
Con không muốn làm những người lãnh đạo họ làng, đứng khoăn tay nhìn cảnh đau thương xãy ra trước mặt. Đứng nhìn, mẹ, vợ và con gái mình bị đánh đập khinh khi mà không ra tay bảo vệ. Anh em hãy đứng lên, đừng sợ! Các giọt máu đào của các Thánh tử đạo đã nãy sinh thêm nhiều con nhà có đạo.
Con không muốn làm những người cọng sãn, vì họ đánh mất tư cách của một con người. Cuộc sống của họ quá phản cách mạng, đi ngược với lương tâm con người. Họ không còn biết lấy dân làm đầu, lấy lợi ích chung làm chủ cho mọi hành động và quyết định của họ. Chức quyền và ảo ảnh đã chiếm lấy con tim của họ. Họ không còn tư cách là một con người cọng sãn Việt nam “Yêu nước thương dân!”
Con không muốn làm một người con tha phương, chỉ biết sống trong sự đầy đủ tiện nghị của cải vật chất mà quên đi hàng vạn người đang bị tước mất quyền làm người, vị sợ hãi mà không dám lên tiếng trước những bất công, vì sợ không thể về thăm quê hương nữa mà không nói lên sự thật, vì sợ nói lên sẽ ảnh hưởng bà con và những người ruột thịt còn lại ở quê nhà. Hãy can đảm lên đừng sợ! Nếu trên quê hương đó còn có bất công, còn có việc đánh đập phụ nữ và trẻ em, ngược đãi người già nua, không tôn trọng tự do tôn giáo, mà con không làm gì cả, thì Viêtnam không còn là quê hương của con nữa. Hãy can đảm lên đường sợ!
Kính thưa Cha Sơn, ông bà, anh chị em, Tuy xa ngàn vạn dặm, con vẫn đang ở với quý vị, như Mẹ Maria dưới chân Thánh Giá Chúa Giêsu, trong ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi hôm nay. Con sẽ đứng đó mãi cho đến khi công lý được ngự trị trên giáo xứ và quê hương mình. Con sẽ đứng với mọi người cho đến khi ngôi trường được trả lại, sân trường được rộng mở cho các con cháu vui chơi, sinh hoạt và học giáo lý. Bức tường ngăn cách phải được sụp đổ. Sự tự do tôn giáo phải được bảo vệ và nhân phẩm con người được tôn trọng.
Mỗi lần con về quê thăm, nơi trước tiên mà con đến luôn luôn là ngôi trường này, nơi mà con cũng đã từng mài lủng túi quần, đánh vần e a, học về văn hóa dân tộc và đức tin Công Giáo. Sân trường là nơi mà con đã một thời vui chơi, leo dừa, đá banh và đánh căng. Con sẽ lớn tiếng mà không còn sợ hãi nữa: Hãy trả lại cho tôi tuổi thơ, hãy trả lại cho tôi những gì là của cha ông chúng tôi!
Đất đai quanh làng quanh xóm đã bị cắt, bán đứng, đất vườn khoai, vườn dưa, vườn rau muống đã bị dâng đãi cho nhũng kẻ có quyền và có thế lực. Bờ biển yêu thương đã bị chia ngàn xẽ vạn cho những thú vui của thế trần và cho những túi tiền không bao giờ cạn và cho lòng tham không bao giờ được thoả mãn.
Chúng ta còn lại những gì? Chỉ có một ngôi trường làng cũ năm nào, nơi mà Đức tin được nuôi dưỡng, lòng nhân-nghĩa-lễ được truyền đạt. Một chút quà nhỏ còn lại của cha ông, những người đã rời quê cha đất tổ đi tìm tự do tôn giáo, vào đây lập làng lập họ. Chúng ta nỡ đánh mất sao!? Hãy can đảm lên đừng sợ! Người ta có thể xây thành đắp lũy, nhưng người ta không thế dập tắt được ngọn lữa lòng của chúng ta.
Hiệp với Giáo xứ, con cầu mong cho sự bình an của quê hương, làng họ và cho sự thay lòng của kẻ làm lãnh đạo.
Lễ Đức Mẹ Sầu Bi, Memphis ngày 15 tháng 9 năm 2009
Kính thưa Cha Sơn, chánh xứ Loan Lý, ông bà, anh chị em, và các cháu thuộc giáo xứ Loan Lý thân thương,
Con là Linh Mục Simon Hoàng Thời, SVD, thành viên của Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời, hiện đang làm mục vụ tại giáo xứ Chúa Lên Trời, và tại trường Đại Học Memphis, thuộc giáo phận Memphis, TN.
Con là một người con tha phương của Giáo xứ Loan lý thân thương. Con rất tự hào được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của Giáo xứ, được nuôi dưỡng bởi một đức tin kiên cường do dòng máu của các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam, và được thụ hưởng được một nền giáo dục làm người - lấy nhân nghĩa làm đầu.
Viết lên những dòng tâm thư này, với những giọi nước mắt cứ mãi tuôn rơi. Nhất là trong những ngày này, lòng con luôn hướng về Giáo xứ, nhớ rõ khuôn mặt từng người, cảm thấu những giọi nước mắt rơi của các ông bà cụ già, những vết thương tích bầm tím của các chị em và các em bé, và những khuôn mặt mất ngũ, lo âu và sợ hải của mọi người.
Con muốn được ở tại Giáo xứ mình trong những ngày này, được đồng hành với những người mình thương mến, muốn được cùng chịu những đau khổ tinh thần và thể xác mà bà con mình đang chịu. Con muốn được làm các em bé Thiếu Nhi, ngồi ngoài sân trường để học giáo lý, khi cửa phòng học bị khoá lại, để hát những bài ca ca tụng Chúa, và cầu nguyện cho những người làm hại mình.
Con muốn làm những người chị, người mẹ, quên đi nỗi đau thân xác, nỗi nhục của con tim, để xông vào dành lại mãnh đất mà cha ông chúng ta để lại. Con muốn làm những em bé trai, xông vào cứu mẹ, bảo vệ mẹ, và nếu được cùng chết với mẹ mình để bảo vê danh thơm cho ông bà tổ tiên.
Con muốn được làm các anh chị giảng viên, mạnh dạn đứng lên giảng dạy giáo lý, truyền đạt đức tin cho con em, ngay trước mặt những kẻ tự xưng mình là vô thần. “Hãy đứng lên đừng sợ những kẻ giết được thể xác mà không là làm hại được linh hồn.” (Luca 12:4)
Con muốn được làm Cha Sơn, vì đàn chiên hiên ngang không sợ chết, anh dũng bảo vệ tài sãn giáo hội. Nói lên tiếng nói của kẻ yếu thế. Hãy can đảm lên đừng sợ! Con muốn làm các sơ, luôn luôn đồng hành với các em và những người yếu thế. Luôn bên vực và bảo vệ mần non đức tin. Hãy can đảm lên đừng sợ, “Thầy sẽ ở với các con mọi ngày cho đến tận thế.” (Matheo 28:20)
Con muốn làm những cụ ông cụ bà, ngày đêm với những lời kinh và tràng hạt, tha thiết cầu xin cho sự bình an và an toàn của con cháu, và còn cầu nguyện cho những kẻ đang làm hại mình, đang lấy đi mãnh đất nhỏ, món quà thiêng liêng cha ông để lại. Con vẩn còn nhớ lại những gốc dừa mà cụ ông cụ bà đã trồng lên, đã hái trái của nó bán lấy tiền mua bánh và rượu lễ vì hoàn cảnh Giáo xứ nghèo khó. Hãy can đảm lên! Hãy nói như thánh Phao lô: “Cha đã chạy đến cùng đường và giữ vững đức tin.” (2Timothy 4:7)
Con không muốn làm những người lãnh đạo họ làng, đứng khoăn tay nhìn cảnh đau thương xãy ra trước mặt. Đứng nhìn, mẹ, vợ và con gái mình bị đánh đập khinh khi mà không ra tay bảo vệ. Anh em hãy đứng lên, đừng sợ! Các giọt máu đào của các Thánh tử đạo đã nãy sinh thêm nhiều con nhà có đạo.
Con không muốn làm những người cọng sãn, vì họ đánh mất tư cách của một con người. Cuộc sống của họ quá phản cách mạng, đi ngược với lương tâm con người. Họ không còn biết lấy dân làm đầu, lấy lợi ích chung làm chủ cho mọi hành động và quyết định của họ. Chức quyền và ảo ảnh đã chiếm lấy con tim của họ. Họ không còn tư cách là một con người cọng sãn Việt nam “Yêu nước thương dân!”
Con không muốn làm một người con tha phương, chỉ biết sống trong sự đầy đủ tiện nghị của cải vật chất mà quên đi hàng vạn người đang bị tước mất quyền làm người, vị sợ hãi mà không dám lên tiếng trước những bất công, vì sợ không thể về thăm quê hương nữa mà không nói lên sự thật, vì sợ nói lên sẽ ảnh hưởng bà con và những người ruột thịt còn lại ở quê nhà. Hãy can đảm lên đừng sợ! Nếu trên quê hương đó còn có bất công, còn có việc đánh đập phụ nữ và trẻ em, ngược đãi người già nua, không tôn trọng tự do tôn giáo, mà con không làm gì cả, thì Viêtnam không còn là quê hương của con nữa. Hãy can đảm lên đường sợ!
Kính thưa Cha Sơn, ông bà, anh chị em, Tuy xa ngàn vạn dặm, con vẫn đang ở với quý vị, như Mẹ Maria dưới chân Thánh Giá Chúa Giêsu, trong ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi hôm nay. Con sẽ đứng đó mãi cho đến khi công lý được ngự trị trên giáo xứ và quê hương mình. Con sẽ đứng với mọi người cho đến khi ngôi trường được trả lại, sân trường được rộng mở cho các con cháu vui chơi, sinh hoạt và học giáo lý. Bức tường ngăn cách phải được sụp đổ. Sự tự do tôn giáo phải được bảo vệ và nhân phẩm con người được tôn trọng.
Mỗi lần con về quê thăm, nơi trước tiên mà con đến luôn luôn là ngôi trường này, nơi mà con cũng đã từng mài lủng túi quần, đánh vần e a, học về văn hóa dân tộc và đức tin Công Giáo. Sân trường là nơi mà con đã một thời vui chơi, leo dừa, đá banh và đánh căng. Con sẽ lớn tiếng mà không còn sợ hãi nữa: Hãy trả lại cho tôi tuổi thơ, hãy trả lại cho tôi những gì là của cha ông chúng tôi!
Đất đai quanh làng quanh xóm đã bị cắt, bán đứng, đất vườn khoai, vườn dưa, vườn rau muống đã bị dâng đãi cho nhũng kẻ có quyền và có thế lực. Bờ biển yêu thương đã bị chia ngàn xẽ vạn cho những thú vui của thế trần và cho những túi tiền không bao giờ cạn và cho lòng tham không bao giờ được thoả mãn.
Chúng ta còn lại những gì? Chỉ có một ngôi trường làng cũ năm nào, nơi mà Đức tin được nuôi dưỡng, lòng nhân-nghĩa-lễ được truyền đạt. Một chút quà nhỏ còn lại của cha ông, những người đã rời quê cha đất tổ đi tìm tự do tôn giáo, vào đây lập làng lập họ. Chúng ta nỡ đánh mất sao!? Hãy can đảm lên đừng sợ! Người ta có thể xây thành đắp lũy, nhưng người ta không thế dập tắt được ngọn lữa lòng của chúng ta.
Hiệp với Giáo xứ, con cầu mong cho sự bình an của quê hương, làng họ và cho sự thay lòng của kẻ làm lãnh đạo.
Lễ Đức Mẹ Sầu Bi, Memphis ngày 15 tháng 9 năm 2009