Sao lại đánh chúng tôi? Sao lại xô đẩy chúng tôi ra khỏi trường của chúng tôi? Chúng tôi là dân lành sao lại đối xử ác độc với chúng tôi? Hãy tôn trọng sự thật! Tự do tôn giáo đâu? Công lý đâu? Những tiếng kêu gào của giáo dân Loan Lý đã vang lên như thế giữa đêm khuya lúc 2g30 và giữa ban ngày lúc 9g sáng hôm 14-09-2009 tại sân trường Tiểu học của Giáo xứ.
Vốn là một giáo xứ ở vùng biển Cửa Tùng (nơi sông Bến Hải chảy về) thuộc cực bắc tỉnh Quảng Trị, Loan Lý đã di cư vào Thừa Thiên sau năm 1954 và được chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm giúp khai khẩn lập làng ở vùng cát trắng hoang sơ Lăng Cô, nằm giữa Biển Đông và đầm An Cư (xin xem bản đồ). Dân số hiện nay vào khoảng 800 người.
Năm 1956, giáo xứ xây một ngôi trường để dạy giáo lý lẫn văn hóa cho con em. Ngôi trường nằm đối diện với nhà thờ, cách nhau bởi quốc lộ 1A, lưng xoay ra phía đầm An Cư, trên một diện tích 40x120 mét, và không có hàng rào bao quanh. Năm 1975, nhà cầm quyền địa phương (theo chính sách giáo dục của Cộng sản) tự tiện trưng dụng nó làm trường tiểu học, dạy các lớp từ 1 đến 5. Hiện có 127 học sinh. Nhưng ngày Chúa nhật, các em Công giáo vào học giáo lý tại các lớp. Rất hài hòa!
Đã nhiều năm nay, giáo xứ làm đơn đòi lại trường để sửa chữa và dùng làm nhà sinh hoạt cộng đồng. Thế nhưng nhà cầm quyền không chịu trả và cũng không cho sửa chữa. Ngược lại, nhà cầm quyền muốn sửa chữa thì Giáo xứ chẳng đồng thuận.
Một tuần trước Chúa nhật 13-09-2009, ngày khai giảng năm học giáo lý niên khóa 2009-2010, Ủy ban nhân dân thị trấn Lăng Cô có mời linh mục quản xứ Phao-lô Ngô Thanh Sơn (mới nhận nhiệm sở được một năm) và các vị trong Hội đồng Giáo xứ đến “làm việc”. Hai bên đồng thuận giữ nề nếp học hành như mấy năm trước. Đùng một cái, thầy cô ra lệnh cho học sinh học ngày Chúa nhật cả sáng lẫn chiều (đang khi thông thường thì cấp 1 nghỉ ngày Thứ bảy và Chúa nhật). Ủy ban lại mời Cha quản xứ và Hội đồng Giáo xứ làm việc tại trụ sở lúc 8g Chúa nhật 13-09 để thông báo lệnh của ban giám hiệu. Đương nhiên cha quản xứ không thể nào chấp nhận. Thế là vào khoảng 11g, giáo xứ nhận văn thư “từ nay cấm dạy và học giáo lý tại trường”. Lúc đó thầy cô đang có mặt đông đủ tại trường cùng với một số học sinh, ngoại trừ các em Công giáo. Vốn chiếm đa số, các em này nhất định không đi học ngày Chúa nhật.
Khoảng 13g, bỗng nhiên có 2 xe cần cẩu, 1 xe múc đất và một xe ben (chuyên chở vật liệu) từ đâu chạy đến đậu ngay trước cửa trường. Tiếp theo là một đoàn xe máy của thầy cô và cán bộ UBND thị trấn Lăng Cô khoảng chừng 30 người, trong đó có ông Lê Văn Tình, chủ tịch UB và ông Lộc, hiệu trưởng trường tiểu học thị trấn. Ngoài ra còn có một lực lượng quay phim khá hùng hậu. Con đường quốc lộ 1A ngang qua Giáo xứ bị phong tỏa hai đầu. Xe Nam Bắc chỉ còn có thể đi con đường ven đầm An Cư mà thôi. Giáo dân bắt đầu kéo đến để chờ xem chuyện gì xảy ra đây.
Khoảng 16g, cha Quản xứ (cha sở), Hội đồng Giáo xứ, các giáo lý viên và các giáo lý sinh khai mạc năm học Giáo lý tại sân nhà thờ (nằm trên cao). Sau đó tất cả tiến xuống trường để bắt đầu giờ giáo lý. Cha sở đến gặp thầy hiệu trưởng Lộc, yêu cầu mở các cửa lớp để các em vào học nhưng thầy quyết không mở, lại còn cho người án ngữ trước mỗi lớp. Giáo dân lớn đứng xung quanh đều hết sức phẫn nộ, nhưng vẫn rất tự chế, nhẫn nhục, không xông vào đập phá các ổ khóa hay gạt người của hiệu trưởng. Cha sở truyền lệnh cho sinh hoạt giáo lý ngoài sân trường. Các thiếu nhi vui vẻ và bình tĩnh hát các bài ca giáo lý giữa cặp mắt thán phục lẫn thương cảm của cha mẹ anh chị và dưới ống kính máy quay vidéo của nhà cầm quyền. Một bài hát được lặp đi lặp lại: “Cái nhà là nhà của ta. Công khó ông cha lập ra. Cháu con ta gìn giữ lấy. Muôn năm với nước non nhà”!?!
Sau 30 phút, tức vào khoảng 17g, tất cả các lớp giáo lý giải tán, cha sở cũng vui vẻ giã từ các các thầy cô canh gác trường. Bốn chiếc xe nói trên chuyển động, đứng sát đuôi nhau, che kín hoàn toàn mặt tiền ngôi trường. Tối hôm đó, khoảng 21g, cha Quản xứ âm thầm rời xứ, mọi liên lạc điện thoại với ngài cũng bị cắt đứt. Giáo dân đoán là cha ra Huế để tường trình sự kiện. Thế nhưng tại Tòa GM lúc này chỉ còn cha Thư ký Văn phòng và cha Quản lý Nhà Chung, còn Đức TGM Nguyễn Như Thể đang đi họp ở Đài Loan, Đức GM Phụ tá Lê Văn Hồng đi họp tại Philippin. Cả hai đến 20-09 mới về lại Việt Nam. Chiều ngày 14-09, cha sở mới về lại, cho giáo dân hay rằng mình ra Huế gặp cha Dương Quỳnh, gốc Loan Lý, đang cai quản Giáo xứ chánh tòa Phủ Cam. Còn mọi liên lạc điện thoại với cha (tới tấp đêm 13 rạng ngày 14 và suốt sáng 14) không thực hiện được là vì máy di động của cha bất ngờ hết pin.
Đến 1g ngày 14-09, bỗng có nhiều tiếng động lạ ở trường. Một số giáo dân gần đó thức dậy nhào tới xem. Thì ra có một xe ben chở lưới thép B40, cọc sắt và bảng hiệu “Trường Tiểu học Lăng Cô, cơ sở 2” đến, tiếp đến là nhiều xe con, xe tải chở công an, cán bộ. Đủ bộ sậu đầu lãnh. Có cả viên hiệu trưởng Lộc. Tất cả khoảng 200 người, đầu đội mũ bảo hiểm (để dễ nhận diện nhau), đa số mặc thường phục, một ít mặc áo xanh, áo vàng. Tay ai nấy đều cầm dùi cui chuyên dụng của cảnh sát (phát ánh sáng ban đêm) hoặc đùi tre cán giáo (một loại tre rất cứng vì đặc ruột). Họ bắt đầu dựng cổng, gắn bảng hiệu, rào lưới thép quanh trường. Một giáo dân chạy lên nhà thờ kéo chuông báo động. Nhưng dây chuông đã bị ai cắt mất rồi. Thế là phải gọi cửa các nữ tu ở bên cạnh, vào nhà thờ, leo lên tầng đàn (chỗ ca đoàn hát), bò ra tháp chuông để báo động. Giáo dân lật đật vùng dậy mở cửa. Than ôi, đứng trước mỗi nhà đã có đôi ba dân quân án ngữ. Ngoài đường quốc lộ thì công an áo xanh, áo vàng. Thế là họ đi ngả sau, băng qua độn cát, lách qua bụi bờ, kéo đến nhà thờ. Đa số ăn mặc phong phanh (đêm hè mà!). Tất cả khoảng 400 người, phần lớn là giáo dân nữ, già có trẻ có. Nhờ lực lượng đông đảo, lại thêm lòng mến yêu Công lý và Giáo xứ, họ quyết xông vào tháo dỡ hàng rào, xô ngã cổng bằng hai bàn tay không. Tại sao lại rào trường dựng cổng cách ám muội giữa đêm khuya như thế? Không thể để bọn cướp ngày làm đêm này tự tung tự tác được! Lúc đó vào khoảng 2g40 sáng. Hai bên xô xát nhau dữ dội. Tiếng la hét xé toang màn đêm. Công an dùng dùi cui không đánh vào đầu (tránh bị phác giác) mà chỉ đánh vào tay chân, thọc vào ngực, bụng và hông (trò rất hiểm). Nhiều giáo dân bị thương. Đa số là phụ nữ. Chị Nguyễn Thị Thay bị thương nặng. Cuối cùng, nhễ nhại mồ hôi, bàn tay trầy sướt, giáo dân đã chiến thắng, hàng rào thép bị gỡ bỏ, cổng trường bảng hiệu cũng bị hạ và đập dẹp. Đến 5g sáng thì cán bộ công an đành phải rút lui. Bốn chiếc xe lớn từ chiều hôm trước cũng rời vị trí.
Giáo dân ngồi lại sân trường, canh thức lần chuỗi, hát “Kinh Hòa bình” của thánh Phanxicô, cầu nguyện cho công lý và bình an mãi tới sáng, lòng ray rứt tự hỏi: “Cái thứ chính quyền và cái nền giáo dục nào đây?” Một số giáo dân hào hiệp đã mang bánh mì tới tặng bà con chiến sĩ.
Đến 6g sáng Thứ hai 14-09-2009, nhà cầm quyền CS bắt đầu điều động lực lượng bao vây giáo xứ. Mỗi nhà có ít nhất hai bộ đội canh giữ. Rồi từng nhóm bộ đội gác quốc lộ 1A, đường men theo bờ đầm (bên hông giáo xứ, xem bản đồ vệ tinh) và mọi con hẻm lớn nhỏ trên con đường này. Cả hai con đường đều bị phong tỏa giao thông. Xe Nam-Bắc, ngay từ chân đèo Phú Gia, phải đi vào con đường vòng quanh đầm phía núi (gọi là đường Hói Mít Hói Dừa, xem bản đồ in màu). Công an áo xanh, áo vàng đứng rải khắp nơi, bên cạnh những chiếc xe bảng số xanh. Thanh niên và phụ nữ lạ mặt, khẩu trang che kín, tay cầm dùi cui ngồi thành từng tổ ở đầu giáo xứ (dốc đèo Phù Gia). Công nhân đứng cạnh những xe tải chở đầy đất đá, vật liệu xây dựng. Đến 7g30, tất cả tiến vào trung tâm Giáo xứ, đến tận Nhà thờ và nhà trường. Đầu tiên là 3 xe nhà binh chở đầy cảnh sát cơ động (có chữ CSCĐ sau lưng) khoảng chừng 80 đến 100
người, trang bị lựu đạn cay, dùi cui và khiên mộc trong suốt, có chữ Police. Tiếp đến là xe ủi đất, xe múc đất, xe cần cẩu, xe chở vật liệu xây dựng, xe bồn nước (màu xanh lam), xe vòi rồng (màu đỏ) và đặc biệt một xe là lạ, màu cứt ngựa, trên đó có trang bị một khẩu súng lớn khoảng 100 ly. Người ta cho đó là xe phóng hơi cay. Sau đấy là một đoàn xe chở đầy công an hình sự áo xanh, công an giao thông áo vàng, bộ đội biên phòng áo cứt ngựa, rồi là hàng đoàn người dân lạ mặt (“quần chúng tự phát”). Đấy là chưa kể hơn một chục chuyên viên thu hình, có phận sự quay phim liên tục, cận cảnh, nhằm mục đích tuyên truyền vu khống (đài truyền hình CS ngay tối 14-09 đã làm như vậy) và nhất là để điểm mặt các giáo dân can đảm hầu tiện trả thù trừng phạt về sau. Tổng cộng phải từ 1000 đến 1500 người (đang khi giáo dân đến được hiện trường chỉ vài trăm mạng). Chỉ huy cuộc đàn áp giáo dân và cướp trắng ngôi trường, gồm có:
Sau khi đổ bộ xuống trước nhà thờ, tất cả lực lượng “quần chúng tự phát” tràn vào sân trường, vây lấy đám giáo dân -đa phần là phụ nữ và trẻ em- đang hát thánh ca, cầu nguyện dưới cái nắng càng lúc càng gay gắt. Công an thì tràn nhà dân chung quanh, đuổi hết những khách lạ tò mò cũng như án ngữ đường lên nhà thờ Loan Lý. Riêng đám CSCĐ thì vẫn đứng giữa đường.
Đúng 8g, ông chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô là Lê Văn Tình bắt đầu cầm loa phóng thanh, “yêu cầu bà con giải tán để nhà nước sửa chữa và xây dựng trường học”. Giáo dân không một ai nhúc nhích. Mười phút sau, CSCĐ tiến vào và bắt đầu đẩy giáo dân ra khỏi khu vực.
Trước đó một giờ, Linh mục Gioan Nguyễn Đức Tuân, quản xứ Lăng Cô (gần chân đèo Hải Vân), đồng thời là Hạt trưởng Giáo hạt Hải Vân, đã tìm mọi cách đến Loan Lý. Bị công an giao thông cản trở, ngài yêu cầu cho gặp cấp chỉ huy của họ. Ông Lê Văn Tình liền đến và cho biết bây giờ chỉ có huyện mới giải quyết được thôi. Biết là “trò đá bóng”, cha Tuân bèn băng nhà này qua nhà nọ và tới được thánh đường Loan Lý. Ngài vào trường gặp các cán bộ huyện Phú Lộc, yêu cầu họ phải tôn trọng dân chúng, tôn trọng con người, giải quyết hài hòa để chẳng ai bị thương.
Bỗng có tiếng la hét vang bên ngoài sân trường. Cha Tuân liền chạy ra thì thấy cảnh sát cơ động vừa xô đẩy vừa đánh tới tấp tất cả giáo dân có mặt tại sân. Đám này cũng dùng trò hiểm: không vung dùi cui vào đầu vào mặt mà chỉ đánh từ vai trở xuống, cũng như thọc mạnh vào ngực, vào bụng, vào hông… Ngài chạy tới cản trở, liền bị đẩy mạnh cùng giáo dân xuống mặt đường, qua vệ đường bên kia, vào khu vực nhà thờ. Ai té, bị kéo lê đi không thương tiếc. Các chị Hoàng Thị Huệ, Hoàng Thị Thu, Nguyễn Thị Huế, Trương Thị Mỹ Vân, Hoàng Thị Thanh, Tôn Nữ Thị Phượng, Trương Thị Oanh, ông Hoàng Đồng, bà Dương Thị Thân và nhiều chị em khác bị đánh mang thương tích ở chân tay và thân mình.
Các vị trong Hội đồng Giáo xứ như: Hoàng Văn Hiệu, Nguyễn Văn Y, Lê Quang Đoàn, Nguyễn Sĩ, Hoàng Huệ, Phùng Sử, Lê Quang Tình chạy lui chạy tới la khản cả cổ họng: “Hãy dừng tay! Hãy dừng tay!” nhưng chẳng được gì. Hai ông lão Nguyễn Mật, Phùng Ngại cũng chỉ biết than lên: “Chưa từng thấy! Quá tàn bạo!” Hai em Việt, Triển thấy mẹ là Nguyễn Thị Vinh bị đánh, chạy ra cứu, bị công an bắt lên xe chở đi mất tích (không rõ giờ này đã thả chưa).
Sau khi giáo dân đã bị đánh đuổi như con vật, bị xô đẩy ra khỏi sân trường, thì các xe ủi đất, múc đất, xe bồn nước, xe chở xi măng cát sạn và thợ xây tiến vào. Cảnh sát giao thông áo vàng cũng khiêng tới hàng rào sắt sơn trắng đỏ để bảo vệ khu vực. Người ta bắt đầu đào móng, xây tường, trước con mắt vừa thất vọng vừa phẫn nộ của các giáo dân tay không bất lực ngồi bên phía nhà thờ. Quả là trò đàn áp tước đoạt giữa thanh thiên bạch nhật, đúng cung cách bọn cướp ngày mà chỉ chế độ CS mới có.
Đang khi đó, các linh mục Gioan Bosco Dương Quan Niệm (quản xứ Thừa Lưu), Đôminicô Lý Thanh Phong (quản xứ Phú Xuyên) và vài linh mục khác bị chặn từ xa. Linh mục Giuse Hoàng Cẩn (quản xứ Truồi), gốc Loan Lý, và linh mục Bênêđíctô Phạm Tuấn (quản xứ Hói Dừa), đã vào được Giáo xứ Loan Lý nhưng bị bộ đội chận lại, không cho tới nhà thờ. Riêng Linh mục Nguyễn Hữu Giải, quản xứ An Bằng (chỗ xa nhất), đã đến được một nhà giáo dân khá gần nhà thờ lúc 9g30. Cha liền đi công khai ra đường, thì bị bộ đội chận lại, nói là có lệnh giới nghiêm khu vực. Linh mục yêu cầu cho xem bản văn lệnh cấm. Họ cứng họng. Ngài liền đòi gặp cấp chỉ huy. Cuối cùng một sĩ quan bộ đội tới và linh mục yêu cầu ông ta hộ tống ngài đến nhà thờ.
Đến nơi, cha Giải trông thấy một cảnh tượng đau lòng xót ruột. Các ông ngồi buồn bã. Các anh ngồi im lặng. Các bà các chị ngồi tức tối. Thân thể họ đau nhức, đầy vết bầm, đầy vết máu. Họ đã thức từ khuya cho tới giờ này. Họ đã chiến thắng và bây giờ thất trận. Đến trưa, họ vẫn ngồi lỳ, không màng ăn uống. Đang lúc lực lượng của cái “chính quyền do dân, của dân, vì dân” một nửa thì hộc tốc xây dựng bức tường, một nửa thì canh chừng nhân dân, không những tại khu vực nhà trường nhà thờ mà còn khắp cả giáo xứ.
Hôm đó, 14-09, nhiều người Loan Lý ra chợ Nước Ngọt hay chợ Lăng Cô hoặc có việc phải tạm rời giáo xứ, đi thì được nhưng không thể về, thành ra có người đành phải vứt bỏ thức ăn hay hàng hóa trên con lộ. Quân canh gác chỉ biết lạnh lùng theo lệnh, chẳng hề có chút lòng nhân. Có người khi đi dùng xe máy, khi về thì bị tịch thu xe không biên lai, không giấy xác nhận tạm giữ. E rằng mất luôn! Mọi con đường, mọi con hẻm đều có “bạn dân” hay dân quân trấn giữ với bộ mặt đằng đằng sát khí. Lệnh phong tỏa chỉ bị hủy vào cuối ngày 15-09 mà thôi.
Giáo dân đứng nhìn ngôi trường bị cướp trong bất lực, phẫn nộ, buồn bã Tính đến thời điểm này (lúc chúng tôi viết bài tường trình), bức tường bao quanh khu đất tranh chấp (nói cho đúng là ăn cướp) đã được gấp rút xây dựng ngày đêm, nhất là phía đối diện với nhà thờ, để tránh sự chú ý của những người qua đường và đề phòng sự “phản kích” của giáo dân. Nay thì ngôi trường mở cổng ra phía đầm An Cư, xoay lưng với thánh đường. Nếu tính đến đỉnh cột thì “bức tường ô nhục” này (tên gọi mới được giáo dân Loan Lý đặt cho) cao gần 3 mét.
Lực lượng cảnh sát canh giữ khu vực hiện thời còn khoảng gần một chục. Họ mặc thường phục để dễ dàng nhòm ngó, theo dõi những ai qua lại. Tuy nhiên, hằng ngày đội CSCĐ khoảng chừng 30 người vẫn được nhà cầm quyền huy động đến đây để thị uy. Họ ngồi trên xe chuyên dụng chạy quanh khu vực giáo xứ Loan Lý mỗi ngày hai lần nhằm uy hiếp tinh thần giáo dân mà một số vẫn còn khiếp hãi trước những sự việc đời họ chưa bao giờ chứng kiến.
Một số giáo dân cũng cho biết nhà cầm quyền đang bắt đầu thực hiện việc đe dọa và trả thù những giáo dân hăng hái có mặt hôm xảy ra sự việc. Một vài người bị thương trong lúc xảy ra xô xát, va chạm, đã không thể tìm được các cơ sở y tế hoặc các hiệu dược phẩm tại địa phương để mua thuốc hoặc chữa chạy, vì các cơ sở này được lệnh không cấp bán thuốc cho họ. Bên cạnh đó, công việc làm ăn của một số giáo dân cũng bị cản trở hoặc bị gây khó dễ. Một cán bộ đã chỉ thẳng mặt một giáo dân có mặt tại hiện trường hôm xảy ra đụng độ: “Rồi mày sẽ biết tay tao!”. Đặc biệt có một gia đình sở hữu một chiếc xe ôtô làm phương tiện sinh nhai, thì nay chạy đến đâu đều bị cảnh sát ách lại và tìm cớ hoạnh họe phạt tiền đến đấy. Họ đã bị giấy phạt đầu tiên là 3 triệu đồng hôm 16-09.
Cũng xin nhắc lại rằng cách đây hơn 10 năm, tháng 7-1999, nhà cầm quyền Cộng sản đã tính cướp đất của nhà thờ Loan Lý để mở rộng thêm diện tích của khách sạn Hương Giang (mà giáo dân nói là tài sản của bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn). May thay cha sở lúc đó, Cái Hồng Phượng, và giáo dân đã đoàn kết sống chết bên nhau nên họ đã chiến thắng, nghĩa là đã kịp rào khu vực nhà thờ, khiến Giáo xứ không mất một tấc đất nào cả.
Cũng xin lưu ý thêm rằng: sau khi hầm Hải Vân (là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, 6.280m, xuyên qua đèo Hải Vân, nối liền tỉnh Thừa Thiên-Huế với thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam), được khánh thành vào năm 2005, thì thị trấn Lăng Cô (sát chân đèo và hầm đèo) trở nên hấp dẫn khách du lịch. Đến ngày 6-6-2009, Lăng Cô lại chính thức trở nên thành viên của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Lễ trao giấy chứng nhận đã diễn ra tại thành phố Setubal, Bồ Đào Nha, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh lần thứ V với chủ đề "Đại dương kết nối chúng ta". Đến sáng ngày 1-8-2009, tại Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô lại diễn ra Lễ khởi công xây dựng Dự án Khu du lịch Laguna-Huế tại huyện Phú Lộc. Chính Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự và phát lệnh khởi công dự án lớn này. Kể từ đó (từ 2005), đất đai vùng Lăng Cô trở nên đắt như vàng. Cán bộ CS thi nhau chia chác đất công hoặc ngang nhiên cướp đất tư. Việc này đã bị nhân dân tố cáo qua đơn từ vô số (nhưng vô vọng) cũng như phản ảnh qua nhiều cuộc trả lời phỏng vấn trên đài Chân Trời Mới. Chính vì thế, thay vì bỏ ra một số đất công để xây trường mới cho con em thị trấn, nhà cầm quyền CS đã ngang nhiên cướp trường của Giáo xứ và Giáo hội.
Kết luận: Việc cưỡng chiếm một tài sản của tư nhân, nhất là của tập thể tôn giáo, dù để làm một công trình công cộng nào đó (như tòa Khâm sứ, linh địa Thái Hà đã bị biến thành công viên…) vẫn là một hành vi bất công, không thể nào biện minh được, vì xâm phạm quyền tư hữu chính đáng và vì chính tài sản đó của tôn giáo cũng nhắm phục vụ cộng đồng. Đấy chỉ thuần là trò ăn cướp của một nhà cầm quyền độc tài, coi mình là sở hữu chủ tối cao mọi đất đai tài sản. Việc chiếm một ngôi trường của tôn giáo để làm một ngôi trường công cộng cũng không thể chấp nhận được và ngoài ra, còn là một hành vi phản giáo dục hoàn toàn. Thật ra, nền giáo dục của chế độ CSVN từ hơn nửa thế kỷ nay có gì là tốt đẹp, có gì là nhân bản, có gì là thành quả đâu!
Phần các giáo dân Giáo xứ Loan Lý, (vốn còn gọi là Luân Lý, nghĩa là lấy đạo làm gốc, làm trọng, sống bác ái công bình), họ chỉ biết sống đời hiền lương từ bao năm nay, đêm nhà không đóng cửa, ngày vườn không hàng rào. Tuy nhiên, họ vẫn quyết bênh vực công lý sự thật. Qua việc bảo vệ tài sản Giáo hội, họ chỉ muốn đấu tranh cho một cái gì rộng lớn hơn: đó là dân chủ nhân quyền, là tự do tôn giáo trước bạo cường cộng sản độc tài toàn trị. Nay thì giáo dân đang mong chờ các lãnh đạo tinh thần cao nhất của Giáo hội tại Huế và tại Việt Nam lên tiếng hiệp thông với họ trong mối ưu tư chung về sự thật và lẽ phải, xứng danh môn đồ của Chúa Kitô!
Kết thúc bài này, chúng tôi xin được ngỏ lời cảm ơn những giáo dân Loan Lý tuyệt vời, đầy đức tin sống động và tấm lòng can đảm. Chính nhờ những chuyện họ kể, hình họ chụp (dưới đôi mắt cú vọ của công an) mà mới có bản tường trình này gởi đến Đồng bào và Thân hữu quốc tế. Xin tất cả tiếp tục thông tin, cầu nguyện và ủng hộ cho những vị anh hùng dân dã chân đất này.
Giáo xứ Loan Lý trên bản đồ |
Năm 1956, giáo xứ xây một ngôi trường để dạy giáo lý lẫn văn hóa cho con em. Ngôi trường nằm đối diện với nhà thờ, cách nhau bởi quốc lộ 1A, lưng xoay ra phía đầm An Cư, trên một diện tích 40x120 mét, và không có hàng rào bao quanh. Năm 1975, nhà cầm quyền địa phương (theo chính sách giáo dục của Cộng sản) tự tiện trưng dụng nó làm trường tiểu học, dạy các lớp từ 1 đến 5. Hiện có 127 học sinh. Nhưng ngày Chúa nhật, các em Công giáo vào học giáo lý tại các lớp. Rất hài hòa!
Đã nhiều năm nay, giáo xứ làm đơn đòi lại trường để sửa chữa và dùng làm nhà sinh hoạt cộng đồng. Thế nhưng nhà cầm quyền không chịu trả và cũng không cho sửa chữa. Ngược lại, nhà cầm quyền muốn sửa chữa thì Giáo xứ chẳng đồng thuận.
Một tuần trước Chúa nhật 13-09-2009, ngày khai giảng năm học giáo lý niên khóa 2009-2010, Ủy ban nhân dân thị trấn Lăng Cô có mời linh mục quản xứ Phao-lô Ngô Thanh Sơn (mới nhận nhiệm sở được một năm) và các vị trong Hội đồng Giáo xứ đến “làm việc”. Hai bên đồng thuận giữ nề nếp học hành như mấy năm trước. Đùng một cái, thầy cô ra lệnh cho học sinh học ngày Chúa nhật cả sáng lẫn chiều (đang khi thông thường thì cấp 1 nghỉ ngày Thứ bảy và Chúa nhật). Ủy ban lại mời Cha quản xứ và Hội đồng Giáo xứ làm việc tại trụ sở lúc 8g Chúa nhật 13-09 để thông báo lệnh của ban giám hiệu. Đương nhiên cha quản xứ không thể nào chấp nhận. Thế là vào khoảng 11g, giáo xứ nhận văn thư “từ nay cấm dạy và học giáo lý tại trường”. Lúc đó thầy cô đang có mặt đông đủ tại trường cùng với một số học sinh, ngoại trừ các em Công giáo. Vốn chiếm đa số, các em này nhất định không đi học ngày Chúa nhật.
Khoảng 13g, bỗng nhiên có 2 xe cần cẩu, 1 xe múc đất và một xe ben (chuyên chở vật liệu) từ đâu chạy đến đậu ngay trước cửa trường. Tiếp theo là một đoàn xe máy của thầy cô và cán bộ UBND thị trấn Lăng Cô khoảng chừng 30 người, trong đó có ông Lê Văn Tình, chủ tịch UB và ông Lộc, hiệu trưởng trường tiểu học thị trấn. Ngoài ra còn có một lực lượng quay phim khá hùng hậu. Con đường quốc lộ 1A ngang qua Giáo xứ bị phong tỏa hai đầu. Xe Nam Bắc chỉ còn có thể đi con đường ven đầm An Cư mà thôi. Giáo dân bắt đầu kéo đến để chờ xem chuyện gì xảy ra đây.
Khoảng 16g, cha Quản xứ (cha sở), Hội đồng Giáo xứ, các giáo lý viên và các giáo lý sinh khai mạc năm học Giáo lý tại sân nhà thờ (nằm trên cao). Sau đó tất cả tiến xuống trường để bắt đầu giờ giáo lý. Cha sở đến gặp thầy hiệu trưởng Lộc, yêu cầu mở các cửa lớp để các em vào học nhưng thầy quyết không mở, lại còn cho người án ngữ trước mỗi lớp. Giáo dân lớn đứng xung quanh đều hết sức phẫn nộ, nhưng vẫn rất tự chế, nhẫn nhục, không xông vào đập phá các ổ khóa hay gạt người của hiệu trưởng. Cha sở truyền lệnh cho sinh hoạt giáo lý ngoài sân trường. Các thiếu nhi vui vẻ và bình tĩnh hát các bài ca giáo lý giữa cặp mắt thán phục lẫn thương cảm của cha mẹ anh chị và dưới ống kính máy quay vidéo của nhà cầm quyền. Một bài hát được lặp đi lặp lại: “Cái nhà là nhà của ta. Công khó ông cha lập ra. Cháu con ta gìn giữ lấy. Muôn năm với nước non nhà”!?!
Sau 30 phút, tức vào khoảng 17g, tất cả các lớp giáo lý giải tán, cha sở cũng vui vẻ giã từ các các thầy cô canh gác trường. Bốn chiếc xe nói trên chuyển động, đứng sát đuôi nhau, che kín hoàn toàn mặt tiền ngôi trường. Tối hôm đó, khoảng 21g, cha Quản xứ âm thầm rời xứ, mọi liên lạc điện thoại với ngài cũng bị cắt đứt. Giáo dân đoán là cha ra Huế để tường trình sự kiện. Thế nhưng tại Tòa GM lúc này chỉ còn cha Thư ký Văn phòng và cha Quản lý Nhà Chung, còn Đức TGM Nguyễn Như Thể đang đi họp ở Đài Loan, Đức GM Phụ tá Lê Văn Hồng đi họp tại Philippin. Cả hai đến 20-09 mới về lại Việt Nam. Chiều ngày 14-09, cha sở mới về lại, cho giáo dân hay rằng mình ra Huế gặp cha Dương Quỳnh, gốc Loan Lý, đang cai quản Giáo xứ chánh tòa Phủ Cam. Còn mọi liên lạc điện thoại với cha (tới tấp đêm 13 rạng ngày 14 và suốt sáng 14) không thực hiện được là vì máy di động của cha bất ngờ hết pin.
Đến 1g ngày 14-09, bỗng có nhiều tiếng động lạ ở trường. Một số giáo dân gần đó thức dậy nhào tới xem. Thì ra có một xe ben chở lưới thép B40, cọc sắt và bảng hiệu “Trường Tiểu học Lăng Cô, cơ sở 2” đến, tiếp đến là nhiều xe con, xe tải chở công an, cán bộ. Đủ bộ sậu đầu lãnh. Có cả viên hiệu trưởng Lộc. Tất cả khoảng 200 người, đầu đội mũ bảo hiểm (để dễ nhận diện nhau), đa số mặc thường phục, một ít mặc áo xanh, áo vàng. Tay ai nấy đều cầm dùi cui chuyên dụng của cảnh sát (phát ánh sáng ban đêm) hoặc đùi tre cán giáo (một loại tre rất cứng vì đặc ruột). Họ bắt đầu dựng cổng, gắn bảng hiệu, rào lưới thép quanh trường. Một giáo dân chạy lên nhà thờ kéo chuông báo động. Nhưng dây chuông đã bị ai cắt mất rồi. Thế là phải gọi cửa các nữ tu ở bên cạnh, vào nhà thờ, leo lên tầng đàn (chỗ ca đoàn hát), bò ra tháp chuông để báo động. Giáo dân lật đật vùng dậy mở cửa. Than ôi, đứng trước mỗi nhà đã có đôi ba dân quân án ngữ. Ngoài đường quốc lộ thì công an áo xanh, áo vàng. Thế là họ đi ngả sau, băng qua độn cát, lách qua bụi bờ, kéo đến nhà thờ. Đa số ăn mặc phong phanh (đêm hè mà!). Tất cả khoảng 400 người, phần lớn là giáo dân nữ, già có trẻ có. Nhờ lực lượng đông đảo, lại thêm lòng mến yêu Công lý và Giáo xứ, họ quyết xông vào tháo dỡ hàng rào, xô ngã cổng bằng hai bàn tay không. Tại sao lại rào trường dựng cổng cách ám muội giữa đêm khuya như thế? Không thể để bọn cướp ngày làm đêm này tự tung tự tác được! Lúc đó vào khoảng 2g40 sáng. Hai bên xô xát nhau dữ dội. Tiếng la hét xé toang màn đêm. Công an dùng dùi cui không đánh vào đầu (tránh bị phác giác) mà chỉ đánh vào tay chân, thọc vào ngực, bụng và hông (trò rất hiểm). Nhiều giáo dân bị thương. Đa số là phụ nữ. Chị Nguyễn Thị Thay bị thương nặng. Cuối cùng, nhễ nhại mồ hôi, bàn tay trầy sướt, giáo dân đã chiến thắng, hàng rào thép bị gỡ bỏ, cổng trường bảng hiệu cũng bị hạ và đập dẹp. Đến 5g sáng thì cán bộ công an đành phải rút lui. Bốn chiếc xe lớn từ chiều hôm trước cũng rời vị trí.
Giáo dân ngồi lại sân trường, canh thức lần chuỗi, hát “Kinh Hòa bình” của thánh Phanxicô, cầu nguyện cho công lý và bình an mãi tới sáng, lòng ray rứt tự hỏi: “Cái thứ chính quyền và cái nền giáo dục nào đây?” Một số giáo dân hào hiệp đã mang bánh mì tới tặng bà con chiến sĩ.
Đến 6g sáng Thứ hai 14-09-2009, nhà cầm quyền CS bắt đầu điều động lực lượng bao vây giáo xứ. Mỗi nhà có ít nhất hai bộ đội canh giữ. Rồi từng nhóm bộ đội gác quốc lộ 1A, đường men theo bờ đầm (bên hông giáo xứ, xem bản đồ vệ tinh) và mọi con hẻm lớn nhỏ trên con đường này. Cả hai con đường đều bị phong tỏa giao thông. Xe Nam-Bắc, ngay từ chân đèo Phú Gia, phải đi vào con đường vòng quanh đầm phía núi (gọi là đường Hói Mít Hói Dừa, xem bản đồ in màu). Công an áo xanh, áo vàng đứng rải khắp nơi, bên cạnh những chiếc xe bảng số xanh. Thanh niên và phụ nữ lạ mặt, khẩu trang che kín, tay cầm dùi cui ngồi thành từng tổ ở đầu giáo xứ (dốc đèo Phù Gia). Công nhân đứng cạnh những xe tải chở đầy đất đá, vật liệu xây dựng. Đến 7g30, tất cả tiến vào trung tâm Giáo xứ, đến tận Nhà thờ và nhà trường. Đầu tiên là 3 xe nhà binh chở đầy cảnh sát cơ động (có chữ CSCĐ sau lưng) khoảng chừng 80 đến 100
Bên phải là hình các lãnh đạo công an địa phương điều động đàn áp |
Sau khi đổ bộ xuống trước nhà thờ, tất cả lực lượng “quần chúng tự phát” tràn vào sân trường, vây lấy đám giáo dân -đa phần là phụ nữ và trẻ em- đang hát thánh ca, cầu nguyện dưới cái nắng càng lúc càng gay gắt. Công an thì tràn nhà dân chung quanh, đuổi hết những khách lạ tò mò cũng như án ngữ đường lên nhà thờ Loan Lý. Riêng đám CSCĐ thì vẫn đứng giữa đường.
Đúng 8g, ông chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô là Lê Văn Tình bắt đầu cầm loa phóng thanh, “yêu cầu bà con giải tán để nhà nước sửa chữa và xây dựng trường học”. Giáo dân không một ai nhúc nhích. Mười phút sau, CSCĐ tiến vào và bắt đầu đẩy giáo dân ra khỏi khu vực.
Trước đó một giờ, Linh mục Gioan Nguyễn Đức Tuân, quản xứ Lăng Cô (gần chân đèo Hải Vân), đồng thời là Hạt trưởng Giáo hạt Hải Vân, đã tìm mọi cách đến Loan Lý. Bị công an giao thông cản trở, ngài yêu cầu cho gặp cấp chỉ huy của họ. Ông Lê Văn Tình liền đến và cho biết bây giờ chỉ có huyện mới giải quyết được thôi. Biết là “trò đá bóng”, cha Tuân bèn băng nhà này qua nhà nọ và tới được thánh đường Loan Lý. Ngài vào trường gặp các cán bộ huyện Phú Lộc, yêu cầu họ phải tôn trọng dân chúng, tôn trọng con người, giải quyết hài hòa để chẳng ai bị thương.
Bỗng có tiếng la hét vang bên ngoài sân trường. Cha Tuân liền chạy ra thì thấy cảnh sát cơ động vừa xô đẩy vừa đánh tới tấp tất cả giáo dân có mặt tại sân. Đám này cũng dùng trò hiểm: không vung dùi cui vào đầu vào mặt mà chỉ đánh từ vai trở xuống, cũng như thọc mạnh vào ngực, vào bụng, vào hông… Ngài chạy tới cản trở, liền bị đẩy mạnh cùng giáo dân xuống mặt đường, qua vệ đường bên kia, vào khu vực nhà thờ. Ai té, bị kéo lê đi không thương tiếc. Các chị Hoàng Thị Huệ, Hoàng Thị Thu, Nguyễn Thị Huế, Trương Thị Mỹ Vân, Hoàng Thị Thanh, Tôn Nữ Thị Phượng, Trương Thị Oanh, ông Hoàng Đồng, bà Dương Thị Thân và nhiều chị em khác bị đánh mang thương tích ở chân tay và thân mình.
Các vị trong Hội đồng Giáo xứ như: Hoàng Văn Hiệu, Nguyễn Văn Y, Lê Quang Đoàn, Nguyễn Sĩ, Hoàng Huệ, Phùng Sử, Lê Quang Tình chạy lui chạy tới la khản cả cổ họng: “Hãy dừng tay! Hãy dừng tay!” nhưng chẳng được gì. Hai ông lão Nguyễn Mật, Phùng Ngại cũng chỉ biết than lên: “Chưa từng thấy! Quá tàn bạo!” Hai em Việt, Triển thấy mẹ là Nguyễn Thị Vinh bị đánh, chạy ra cứu, bị công an bắt lên xe chở đi mất tích (không rõ giờ này đã thả chưa).
Sau khi giáo dân đã bị đánh đuổi như con vật, bị xô đẩy ra khỏi sân trường, thì các xe ủi đất, múc đất, xe bồn nước, xe chở xi măng cát sạn và thợ xây tiến vào. Cảnh sát giao thông áo vàng cũng khiêng tới hàng rào sắt sơn trắng đỏ để bảo vệ khu vực. Người ta bắt đầu đào móng, xây tường, trước con mắt vừa thất vọng vừa phẫn nộ của các giáo dân tay không bất lực ngồi bên phía nhà thờ. Quả là trò đàn áp tước đoạt giữa thanh thiên bạch nhật, đúng cung cách bọn cướp ngày mà chỉ chế độ CS mới có.
Đang khi đó, các linh mục Gioan Bosco Dương Quan Niệm (quản xứ Thừa Lưu), Đôminicô Lý Thanh Phong (quản xứ Phú Xuyên) và vài linh mục khác bị chặn từ xa. Linh mục Giuse Hoàng Cẩn (quản xứ Truồi), gốc Loan Lý, và linh mục Bênêđíctô Phạm Tuấn (quản xứ Hói Dừa), đã vào được Giáo xứ Loan Lý nhưng bị bộ đội chận lại, không cho tới nhà thờ. Riêng Linh mục Nguyễn Hữu Giải, quản xứ An Bằng (chỗ xa nhất), đã đến được một nhà giáo dân khá gần nhà thờ lúc 9g30. Cha liền đi công khai ra đường, thì bị bộ đội chận lại, nói là có lệnh giới nghiêm khu vực. Linh mục yêu cầu cho xem bản văn lệnh cấm. Họ cứng họng. Ngài liền đòi gặp cấp chỉ huy. Cuối cùng một sĩ quan bộ đội tới và linh mục yêu cầu ông ta hộ tống ngài đến nhà thờ.
Đến nơi, cha Giải trông thấy một cảnh tượng đau lòng xót ruột. Các ông ngồi buồn bã. Các anh ngồi im lặng. Các bà các chị ngồi tức tối. Thân thể họ đau nhức, đầy vết bầm, đầy vết máu. Họ đã thức từ khuya cho tới giờ này. Họ đã chiến thắng và bây giờ thất trận. Đến trưa, họ vẫn ngồi lỳ, không màng ăn uống. Đang lúc lực lượng của cái “chính quyền do dân, của dân, vì dân” một nửa thì hộc tốc xây dựng bức tường, một nửa thì canh chừng nhân dân, không những tại khu vực nhà trường nhà thờ mà còn khắp cả giáo xứ.
Hôm đó, 14-09, nhiều người Loan Lý ra chợ Nước Ngọt hay chợ Lăng Cô hoặc có việc phải tạm rời giáo xứ, đi thì được nhưng không thể về, thành ra có người đành phải vứt bỏ thức ăn hay hàng hóa trên con lộ. Quân canh gác chỉ biết lạnh lùng theo lệnh, chẳng hề có chút lòng nhân. Có người khi đi dùng xe máy, khi về thì bị tịch thu xe không biên lai, không giấy xác nhận tạm giữ. E rằng mất luôn! Mọi con đường, mọi con hẻm đều có “bạn dân” hay dân quân trấn giữ với bộ mặt đằng đằng sát khí. Lệnh phong tỏa chỉ bị hủy vào cuối ngày 15-09 mà thôi.
Giáo dân đứng nhìn ngôi trường bị cướp trong bất lực, phẫn nộ, buồn bã Tính đến thời điểm này (lúc chúng tôi viết bài tường trình), bức tường bao quanh khu đất tranh chấp (nói cho đúng là ăn cướp) đã được gấp rút xây dựng ngày đêm, nhất là phía đối diện với nhà thờ, để tránh sự chú ý của những người qua đường và đề phòng sự “phản kích” của giáo dân. Nay thì ngôi trường mở cổng ra phía đầm An Cư, xoay lưng với thánh đường. Nếu tính đến đỉnh cột thì “bức tường ô nhục” này (tên gọi mới được giáo dân Loan Lý đặt cho) cao gần 3 mét.
Lực lượng cảnh sát canh giữ khu vực hiện thời còn khoảng gần một chục. Họ mặc thường phục để dễ dàng nhòm ngó, theo dõi những ai qua lại. Tuy nhiên, hằng ngày đội CSCĐ khoảng chừng 30 người vẫn được nhà cầm quyền huy động đến đây để thị uy. Họ ngồi trên xe chuyên dụng chạy quanh khu vực giáo xứ Loan Lý mỗi ngày hai lần nhằm uy hiếp tinh thần giáo dân mà một số vẫn còn khiếp hãi trước những sự việc đời họ chưa bao giờ chứng kiến.
Một số giáo dân cũng cho biết nhà cầm quyền đang bắt đầu thực hiện việc đe dọa và trả thù những giáo dân hăng hái có mặt hôm xảy ra sự việc. Một vài người bị thương trong lúc xảy ra xô xát, va chạm, đã không thể tìm được các cơ sở y tế hoặc các hiệu dược phẩm tại địa phương để mua thuốc hoặc chữa chạy, vì các cơ sở này được lệnh không cấp bán thuốc cho họ. Bên cạnh đó, công việc làm ăn của một số giáo dân cũng bị cản trở hoặc bị gây khó dễ. Một cán bộ đã chỉ thẳng mặt một giáo dân có mặt tại hiện trường hôm xảy ra đụng độ: “Rồi mày sẽ biết tay tao!”. Đặc biệt có một gia đình sở hữu một chiếc xe ôtô làm phương tiện sinh nhai, thì nay chạy đến đâu đều bị cảnh sát ách lại và tìm cớ hoạnh họe phạt tiền đến đấy. Họ đã bị giấy phạt đầu tiên là 3 triệu đồng hôm 16-09.
Cũng xin nhắc lại rằng cách đây hơn 10 năm, tháng 7-1999, nhà cầm quyền Cộng sản đã tính cướp đất của nhà thờ Loan Lý để mở rộng thêm diện tích của khách sạn Hương Giang (mà giáo dân nói là tài sản của bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn). May thay cha sở lúc đó, Cái Hồng Phượng, và giáo dân đã đoàn kết sống chết bên nhau nên họ đã chiến thắng, nghĩa là đã kịp rào khu vực nhà thờ, khiến Giáo xứ không mất một tấc đất nào cả.
Cũng xin lưu ý thêm rằng: sau khi hầm Hải Vân (là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, 6.280m, xuyên qua đèo Hải Vân, nối liền tỉnh Thừa Thiên-Huế với thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam), được khánh thành vào năm 2005, thì thị trấn Lăng Cô (sát chân đèo và hầm đèo) trở nên hấp dẫn khách du lịch. Đến ngày 6-6-2009, Lăng Cô lại chính thức trở nên thành viên của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Lễ trao giấy chứng nhận đã diễn ra tại thành phố Setubal, Bồ Đào Nha, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh lần thứ V với chủ đề "Đại dương kết nối chúng ta". Đến sáng ngày 1-8-2009, tại Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô lại diễn ra Lễ khởi công xây dựng Dự án Khu du lịch Laguna-Huế tại huyện Phú Lộc. Chính Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự và phát lệnh khởi công dự án lớn này. Kể từ đó (từ 2005), đất đai vùng Lăng Cô trở nên đắt như vàng. Cán bộ CS thi nhau chia chác đất công hoặc ngang nhiên cướp đất tư. Việc này đã bị nhân dân tố cáo qua đơn từ vô số (nhưng vô vọng) cũng như phản ảnh qua nhiều cuộc trả lời phỏng vấn trên đài Chân Trời Mới. Chính vì thế, thay vì bỏ ra một số đất công để xây trường mới cho con em thị trấn, nhà cầm quyền CS đã ngang nhiên cướp trường của Giáo xứ và Giáo hội.
Kết luận: Việc cưỡng chiếm một tài sản của tư nhân, nhất là của tập thể tôn giáo, dù để làm một công trình công cộng nào đó (như tòa Khâm sứ, linh địa Thái Hà đã bị biến thành công viên…) vẫn là một hành vi bất công, không thể nào biện minh được, vì xâm phạm quyền tư hữu chính đáng và vì chính tài sản đó của tôn giáo cũng nhắm phục vụ cộng đồng. Đấy chỉ thuần là trò ăn cướp của một nhà cầm quyền độc tài, coi mình là sở hữu chủ tối cao mọi đất đai tài sản. Việc chiếm một ngôi trường của tôn giáo để làm một ngôi trường công cộng cũng không thể chấp nhận được và ngoài ra, còn là một hành vi phản giáo dục hoàn toàn. Thật ra, nền giáo dục của chế độ CSVN từ hơn nửa thế kỷ nay có gì là tốt đẹp, có gì là nhân bản, có gì là thành quả đâu!
Phần các giáo dân Giáo xứ Loan Lý, (vốn còn gọi là Luân Lý, nghĩa là lấy đạo làm gốc, làm trọng, sống bác ái công bình), họ chỉ biết sống đời hiền lương từ bao năm nay, đêm nhà không đóng cửa, ngày vườn không hàng rào. Tuy nhiên, họ vẫn quyết bênh vực công lý sự thật. Qua việc bảo vệ tài sản Giáo hội, họ chỉ muốn đấu tranh cho một cái gì rộng lớn hơn: đó là dân chủ nhân quyền, là tự do tôn giáo trước bạo cường cộng sản độc tài toàn trị. Nay thì giáo dân đang mong chờ các lãnh đạo tinh thần cao nhất của Giáo hội tại Huế và tại Việt Nam lên tiếng hiệp thông với họ trong mối ưu tư chung về sự thật và lẽ phải, xứng danh môn đồ của Chúa Kitô!
Kết thúc bài này, chúng tôi xin được ngỏ lời cảm ơn những giáo dân Loan Lý tuyệt vời, đầy đức tin sống động và tấm lòng can đảm. Chính nhờ những chuyện họ kể, hình họ chụp (dưới đôi mắt cú vọ của công an) mà mới có bản tường trình này gởi đến Đồng bào và Thân hữu quốc tế. Xin tất cả tiếp tục thông tin, cầu nguyện và ủng hộ cho những vị anh hùng dân dã chân đất này.