Giới trẻ Thái Lan được giáo dục để trưởng thành trong các trường Công Giáo
Bangkok (AsiaNews) – Một vài ngày trước, Hội nghị chuyên đề lần thứ 29 của Hội Đồng Giáo Dục Công Giáo được tổ chức ở Pattaya từ ngày 23 đến 26 tháng Tám đã đưa ra tuyên bố đúc kết. Trong đó, Hội đồng cảnh báo rằng tốc độ toàn cầu hóa nhanh chóng đang khuyến khích cho ích kỷ cá nhân và quan niệm tương đối về đạo đức. Vì lý do này, thật hết sức quan trọng để các nhà giáo dục Công Giáo đầu tư vào công việc của mình bằng tình yêu và sự chăm nom nhằm hướng dẫn học sinh hướng đến một đời sống dựa vào Phúc Âm, có liên quan đến việc phát triển bản sắc của họ trong các trường học Công Giáo phù hợp với các hướng dẫn mục vụ.
Trong mối tương quan với những huấn dạy như thế, Giáo sư Chainawrong Monthienvichienchai cho rằng nền "giáo dục Công Giáo trong mọi chiều kích của nó có một sứ mạng: giáo dục học sinh để phát triển thành một con người khỏe mạnh về mặt thể chất và đạo đức".
Trong diễn từ của mình tại hội nghị Pattaya, Đức Hồng y Michael Michai Kitbunchu, Cựu Chủ Tịch Hội đồng Giáo Dục Công Giáo cho hay trước 444 tham dự viên: "đa số học sinh trong các trường học Công Giáo là người Phật giáo. Điều này có nghĩa là giáo viên phải tham khảo về ‘nhân vị con người’ trong mối tương quan với các tôn giáo khác".
Mahasurasak Suramaethee, một thành viên của Khoa Nhân văn tại Đại học Chulalongkornrajvithayalai, một tổ chức Phật giáo. đồng ý rằng: "cuộc khủng hoảng về đạo đức đe dọa đến xã hội Thái đương đại". Ông được mời đến thuyết trình trong hội nghị của Công Giáo. Đối với ông, tất cả các tôn giáo phải đối mặt với thách đố này bởi vì tất cả các tôn giáo được kêu gọi tái khẳng định tầm quan trọng của đức tin trong từng lĩnh vực của kiến thức và nhắc nhở mọi người rằng giá trị của nó "là gần như giống nhau trong bất kỳ môn học nào".
Đối với Cha Prapas Sricharoen, "các tổ chức giáo dục phải là một xã hội của tình yêu; học sinh không chỉ là một cái hộp rỗng cho giáo viên lấp đầy, mà tâm hồn của họ cũng phải được nuôi dưỡng".
Cha Chaonapat Sansanayuth, Giám tỉnh của các sư huynh La Salle, cho biết mục đích của hội nghị nhằmphát họa các chỉ dẫn cho nền giáo dục Công Giáo nhằm giúp học sinh hiểu được Giáo Hội và phát triển trong mọi lĩnh vực.
Đối với Nữ tu Darunee Sripramong, người đứng đầu Trường Thánh Tâm ở Chiang Mai, thì cho rằng vì trong xã hội Thái, người thiểu số bị gạt bỏ và bị đối xử chiếu cố: "mỗi năm chúng tôi cho các học sinh tham dự các chương trình ngoại khóa. Một phần của chương trình này, họ phải nghỉ đêm ở một trong 10 đến 20 làng trên đồi. Họ mang theo sách vở và tài liệu của họ nhưng họ cũng được học từ những bộ lạc đồi núi; chẳng hạn như, cách họ nấu cơm và tận hưởng cuộc sống".
Trao các suất học bổng cho học sinh nghèo là một vấn đề quan trọng khác. Một điển hình là Trường Samakkhi Rongkro ở Klong Toey, một trong những khu vực lân cận nhiều hạt giống nhất của Bangkok. Đước điều hành bởi Nữ tu Suwan Prarasri, trường dạy miễn phí cho gần 300 học sinh không đủ tiền để trả tiền học phí thường xuyên. Nhiều người trong số chúng đến từ hoàn cảnh gia đình tan vỡ với cha mẹ đi tù. Ở trường, chúng không chỉ nhận được sách và tài liệu học tập mà còn là các bữa ăn, đồng phục và giày dép.
Theo Hội Đồng Giáo Dục Công Giáo Thái Lan, vào năm 2008, đã có 315 cơ sở giáo dục Công Giáo tại Thái Lan gồm 311 trường học, hai trường cao đẳng và hai trường đại học với 28.495 giáo viên và hơn nửa triệu học sinh, chủ yếu là người Phật giáo.
Bangkok (AsiaNews) – Một vài ngày trước, Hội nghị chuyên đề lần thứ 29 của Hội Đồng Giáo Dục Công Giáo được tổ chức ở Pattaya từ ngày 23 đến 26 tháng Tám đã đưa ra tuyên bố đúc kết. Trong đó, Hội đồng cảnh báo rằng tốc độ toàn cầu hóa nhanh chóng đang khuyến khích cho ích kỷ cá nhân và quan niệm tương đối về đạo đức. Vì lý do này, thật hết sức quan trọng để các nhà giáo dục Công Giáo đầu tư vào công việc của mình bằng tình yêu và sự chăm nom nhằm hướng dẫn học sinh hướng đến một đời sống dựa vào Phúc Âm, có liên quan đến việc phát triển bản sắc của họ trong các trường học Công Giáo phù hợp với các hướng dẫn mục vụ.
Trong mối tương quan với những huấn dạy như thế, Giáo sư Chainawrong Monthienvichienchai cho rằng nền "giáo dục Công Giáo trong mọi chiều kích của nó có một sứ mạng: giáo dục học sinh để phát triển thành một con người khỏe mạnh về mặt thể chất và đạo đức".
Trong diễn từ của mình tại hội nghị Pattaya, Đức Hồng y Michael Michai Kitbunchu, Cựu Chủ Tịch Hội đồng Giáo Dục Công Giáo cho hay trước 444 tham dự viên: "đa số học sinh trong các trường học Công Giáo là người Phật giáo. Điều này có nghĩa là giáo viên phải tham khảo về ‘nhân vị con người’ trong mối tương quan với các tôn giáo khác".
Mahasurasak Suramaethee, một thành viên của Khoa Nhân văn tại Đại học Chulalongkornrajvithayalai, một tổ chức Phật giáo. đồng ý rằng: "cuộc khủng hoảng về đạo đức đe dọa đến xã hội Thái đương đại". Ông được mời đến thuyết trình trong hội nghị của Công Giáo. Đối với ông, tất cả các tôn giáo phải đối mặt với thách đố này bởi vì tất cả các tôn giáo được kêu gọi tái khẳng định tầm quan trọng của đức tin trong từng lĩnh vực của kiến thức và nhắc nhở mọi người rằng giá trị của nó "là gần như giống nhau trong bất kỳ môn học nào".
Đối với Cha Prapas Sricharoen, "các tổ chức giáo dục phải là một xã hội của tình yêu; học sinh không chỉ là một cái hộp rỗng cho giáo viên lấp đầy, mà tâm hồn của họ cũng phải được nuôi dưỡng".
Cha Chaonapat Sansanayuth, Giám tỉnh của các sư huynh La Salle, cho biết mục đích của hội nghị nhằmphát họa các chỉ dẫn cho nền giáo dục Công Giáo nhằm giúp học sinh hiểu được Giáo Hội và phát triển trong mọi lĩnh vực.
Đối với Nữ tu Darunee Sripramong, người đứng đầu Trường Thánh Tâm ở Chiang Mai, thì cho rằng vì trong xã hội Thái, người thiểu số bị gạt bỏ và bị đối xử chiếu cố: "mỗi năm chúng tôi cho các học sinh tham dự các chương trình ngoại khóa. Một phần của chương trình này, họ phải nghỉ đêm ở một trong 10 đến 20 làng trên đồi. Họ mang theo sách vở và tài liệu của họ nhưng họ cũng được học từ những bộ lạc đồi núi; chẳng hạn như, cách họ nấu cơm và tận hưởng cuộc sống".
Trao các suất học bổng cho học sinh nghèo là một vấn đề quan trọng khác. Một điển hình là Trường Samakkhi Rongkro ở Klong Toey, một trong những khu vực lân cận nhiều hạt giống nhất của Bangkok. Đước điều hành bởi Nữ tu Suwan Prarasri, trường dạy miễn phí cho gần 300 học sinh không đủ tiền để trả tiền học phí thường xuyên. Nhiều người trong số chúng đến từ hoàn cảnh gia đình tan vỡ với cha mẹ đi tù. Ở trường, chúng không chỉ nhận được sách và tài liệu học tập mà còn là các bữa ăn, đồng phục và giày dép.
Theo Hội Đồng Giáo Dục Công Giáo Thái Lan, vào năm 2008, đã có 315 cơ sở giáo dục Công Giáo tại Thái Lan gồm 311 trường học, hai trường cao đẳng và hai trường đại học với 28.495 giáo viên và hơn nửa triệu học sinh, chủ yếu là người Phật giáo.