Năm 1952 trong một kỳ thi Sơ Học Yếu Lược tổ chức tại thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, một đoạn văn của cụ Phan Bội Châu được đem ra làm đề tài của bài luận văn quốc ngữ như sau:
“Tòng lai quốc dân sở dĩ suy đồi trụy lạc chỉ vì hai nguyên nhân: bụng đói và óc đói. Bụng quốc dân đó còn có thể bới đất cuốc cỏ, bắt cá ở sông, quét lá ở rừng mà nhét cho đầy bụng đói. Đến như cái họa chết bằng óc đói thì tai hại thảm thiết không biết bao nhiêu…. Vậy thì chẳng gì cần hơn là giáo dục. Giáo dục tức là phương thuốc thánh để nuôi óc. Giáo dục tức là phương thuốc thánh để bổ óc. Chẳng bao giờ giáo dục chết mà quốc dân sống. Chẳng bao giờ giáo dục mất mà quốc dân còn. Chẳng bao giờ giáo dục suy mà quốc dân thịnh. Quốc dân chẳng sống, quốc dân chẳng còn, quốc dân chẳng thịnh, thì cái địa vị một nước ấy ra thế nào. Chắc ai là người có óc, có tai, có gan, có mật, không cần bõ bàn toán cũng đoán được tiền đồ rồi vậy.”
Thật tình tôi không nhớ lúc bấy giờ tôi viết gì trong bài luận văn nhưng nguyên văn bài viết của cụ Phan Bội Châu còn như in trong ký ức của tôi suốt hơn nửa thế kỷ qua. Trong cả một đời dâng hiến cho lý tưởng cách mạng, cụ Phan đã không bao giờ quên nhắc nhở đồng bào Việt Nam về công tác giáo dục, một trong những điểm thuộc về quốc kế dân sinh then chốt có tính cách chiến lược mà bất cứ nhà hoạt động chính trị nào cũng đều phải lưu tâm đến.
1.- Giáo xứ Tam Tòa, trường Tiểu học Pháp-Việt ở Đồng Hới và sách giáo khoa về địa lý.
Quản Trọng, một nhà chính khách cổ Trung Hoa đã từng nói: “Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc, thập niên chi kế mạc như thụ mộc, bách niên chi kế mạc như thụ nhân” (Nghĩa là: Kế hoạch một năm không gì bằng trồng lúa, kế hoạch mười năm không gì bằng trồng cây, kế hoạch trăm năm không gì bằng trồng người). Trồng người chính là giáo dục, là đào luyện và mở mang trí tuệ con người, là cung cấp hành trang kiến thức tư tưởng để dẫn dắc con người tiến lên trong cuộc sống ngoài trường đời, một công việc đòi hỏi nhiều người lưu tâm từ các thành viên trong gia đình đến các vai vế lãnh đạo cơ chế ngoài xã hội.
Việc tổ chức các cơ sở giáo dục của một vùng, một địa phương hay một tỉnh dĩ nhiên tùy thuộc vào đường lối và sự phân bố của hệ thống xuất phát từ trung ương hay địa phương theo tinh thần công lập hay tư thục, vẫn luôn luôn là một công tác then chốt trong chiến lược trồng người.
Dĩ nhiên mục đích của giáo dục thường được quan niệm theo nhu cầu của chính quyền, của một tập thể lãnh đạo hay của một cá nhân, và có thể thay đổi tùy theo các biến cố lịch sử xảy ra trong nước.
Tại Miền Trung, hệ thống thi cử của Nho học (các kỳ thi Hương) bị bãi bỏ vào năm 1918 (ở Bắc Kỳ bãi bỏ năm 1915) và thay thế vào đó là hệ thống giáo dục được tổ chức theo tân học nghĩa là dùng chữ Pháp và chữ quốc ngữ. Tuy thế, ảnh hưởng Nho học vẫn còn tồn tại trên đất Quảng Bình khá lâu bên cạnh sự có mặt của tân học.
Năm 1886, người Pháp chiếm Đồng Hới và tiến hành những cuộc cải tổ về hành chánh tại đây trong đó có vấn đề giáo dục. Thật sự chủ trương của người Pháp ở Việt Nam là củng cố hệ thống cai trị cho nên những việc làm liên hệ đến giáo dục như mở mang trường học, đào tạo cán bộ giảng dạy, ấn định chương trình học hành thi cử cũng chỉ dồn về một mục tiêu đó là mục tiêu chính trị nghĩa là đào tạo thêm người có khả năng nói và viết được tiếng Pháp để giúp họ trong vấn đề cai trị ở Đông Dương. Dù nhắm mục tiêu nào đi nữa, ngành giáo dục nếu được trực tiếp điều hành bởi những người có thiện chí thì đối tượng thủ đắc các lợi ích của ngành đó vẫn là tầng lớp thanh thiếu niên tại địa phương.
Thành phố Đồng Hới được mệnh danh là “Thành Phố Hoa Hồng” là thủ phủ của tỉnh Quảng Bình cho nên các cơ quan hành chánh của tỉnh được thiết lập tại đây trong đó có cơ sở giáo dục. Sau biến cố thất thủ kinh đô và vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, ngày 19-7-1885, người Pháp chiếm đóng lỵ sở Quảng Bình và cái tên Động Hải được ghi nhận trong tư liệu lịch sử Việt Nam đã bị người Pháp viết ra Donghoi rồi trở lại là Đồng Hới [1].
Tại làng Đồng Hải, truyền thống Nho học cũng còn hiện diện với một số các nhà Nho mở trường vừa dạy quốc ngữ cho lớp đồng ấu chuẩn bị vào trường tiểu học, vừa dạy chữ Hán cho những người lớn tuổi. Các cụ nhà Nho này nổi tiếng là những người viết chữ đẹp như các cụ Cửu Trác, cụ Giáo Ỷ. Tại làng Đồng Đình, khuynh hướng thiên về Tây học với một số học sinh của làng này khá rõ rệt lại theo học trường tiểu học Pháp-Việt. Trong khi đó làng Đồng Mỹ (tức giáo xứ Tam-Tòa) vừa có người theo Tây học, có người theo Nho học khá hài hòa.
Thật ra tính từ thời điểm vừa kể trên cho đến những năm đầu của thập kỷ 50 thế kỷ trước, cơ sở giáo dục ở Đồng Hới không có gì thêm ngoài một trường tiểu học thường gọi tên là Trường Tiểu Học Pháp-Việt mà vị trí đã được Nguyễn Tú (1920-2006), nhà Quảng Bình học, ghi lại trong tác phẩm Địa chí Đồng Hới như sau:
“Vào đến nội thành của thành Đồng Hới (hay Quảng Bình) từ cửa Bắc Môn, hai bên đường quốc lộ không có nhà ở. Bên phải là con đường cắt ngang đi vào nhà lao giam tội phạm, heo hút, tiếp đến là trường tiểu học, sau lưng trường là dinh cơ và là chỗ làm việc của quan Án Sát, chuyên về hình án; cách một con đường đất là đến Tòa Sứ, tức là trụ sở của bộ máy cai trị của người Pháp, bên ngoài có lính bồng súng canh gác đầy vẻ sát khí, chẳng có người dân nào lui tới! Không gian lạnh lùng! Tiếp theo cơ dinh của Tòa Sứ là đường đi vào Hoàng Cung, vào sân vận động và cuối cùng là dinh thự vừa nơi ăn ở vừa trụ sở làm việc của quan Tần Vũ, chức quan thay mặt triều đình, đứng đầu toàn tỉnh, chịu dưới sự điều khiển của Tòa Sứ người Pháp. Sát cửa Nam Môn có một tòa nhà dọc theo thành, trước dùng làm Hội quán Hội Trí Tri, sau dùng làm sở Mật Thám (còn gọi là Sureté). Tiếp sau hội quán này, có một vài nhà ở của một số công chức. Cũng đi từ Bắc Môn đến Nam Môn (cửa bắc, cửa nam) phía đường bên trái, suốt một chiều dài xuyên trung tâm bức thành mà chỉ có hai dinh cơ chiếm lĩnh, đó là phía bắc, dinh cơ viên Công sứ người Pháp, và cách một con đường ra cửa đông (Đông Môn) là đồn lính khố xanh người Việt do hai viên chỉ huy người Pháp điều khiển” [2]
Trên đây là vị trí của một số cơ sở hành chánh và giáo dục do người Pháp phân bố tại thị xã Đồng hới trước khi Việt Minh cướp chính quyền năm 1945. Năm 1947, khi người Pháp trở lại Đồng Hới, các cơ quan đó có lẽ cũng không có gì thay đổi nhiều. Thị xã Đồng Hới không có trường trung học như một số các thành phố khác như Vinh chẳng hạn còn có Collège de Vinh, cho đến năm 1949. Học sinh ở đây muốn đi học tiếp thì phải vào Huế hay vào Sài Gòn hoặc ra Hà Nội.
Trong số những người nắm chức vụ đốc học tức là hiệu trưởng Trường Tiểu học Pháp Việt tại Đồng Hới, Quảng Bình có lẽ cụ An-Đình Trần Kinh là người có để lại một tác phẩm văn học đặc biệt hơn cả. Vị đốc học này ngoài nhiệm vụ trông coi toàn bộ công cuộc giáo dục ở trong thị xã, còn có nhiệm vụ thanh tra hầu hết hệ thống giáo dục tại các trường ốc trong toàn tỉnh, tiếp xúc với nhà cầm quyền tỉnh để lo việc tuyển trạch nhân viên giảng huấn và liên hệ với cấp trên trực tiếp là Nha Học Chánh Trung Kỳ.
Cụ Trần Kinh sinh ngày 24 tháng 11 năm mậu tí (1888) tại Huế. Thân phụ ông là cụ Trần Hoằng Cương tước Hàn Lâm Viện Thọ Giảng Học Sĩ, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Lễ, tước Trùng Tứ Phẩm Phu Nhân, quán làng An Mỹ, tổng Phú Xuân, huyện Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên. Cụ An Đình nguyên theo Hán học, sau chuyển qua Tân học, đậu tú tài năm 1910 và theo ngành giáo dục từ tháng 2 năm 1911 tại Nha Học Chánh Trung Kỳ. Năm 1917, giáo học tại trường Quốc Học Huế. Năm 1921, bổ nhiệm Đốc học tỉnh Quảng Bình. Năm 1923, được phong Hàn lâm viện Thị giảng. Năm 1925, được phong Hàn lâm viện Thị độc, và tháng 6 được ân thưởng Đại Nam ngũ hạng Long bội tinh. Năm 1927, được Học chánh Ngân bội tinh. Năm 1929, thăng Thị độc Học sĩ. Năm 1930, thưởng Hàn lâm Danh dự Bội tinh. Năm 1933, cải thụ Hồng lô Tự khanh, bổ nhiệm Đốc học tỉnh Bình Định. Năm 1934, hoán cải Đốc học tỉnh Hà Tịnh. Năm 1936, ân thưởng Kim khánh hạng nhất, Thùy anh Hiên bội tinh. Năm 1937, thăng Quang lộc Tự khanh. Năm 1942, Đốc học Quảng Ngãi. Năm 1943, Đốc học Phan Thiết. Năm 1945, cụ An-Đình hưu trí. [3]
Cụ An-Đình Trần Kinh cũng đã từng cộng tác với tạp chí Bulletin Des Amis Du Vieux Hué của Linh mục Léopold-Michel Cadière trong những loạt bài viết có liên quan đến vua Hàm Nghi trong thời gian xuất đô và sống lưu vong trên vùng mạn ngược tại Quảng Bình, với những bản đồ ghi lại hành trình của vị vua ái quốc này.
Trong thời gian an dưỡng tuổi già tại An Đình Lạc Phố, Huế cụ An Đình Trần Kinh và các bạn đồng liêu ở trường Quốc Học Huế lập hội thi và sau đó gia nhập Hương Bình Thi Xã do cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị làm chủ súy.
Cụ Trần Kinh mất tại Huế ngày 25 tháng 3 năm bính ngọ (16.04.1966).
Trong thời gian làm đốc học Quảng Bình, cụ An Đình Trần Kinh đã viết quyển Quảng Bình địa dư tiện độc và được Nha Học Chánh Trung Kỳ dùng làm sách dạy cho các trường tiểu học tỉnh Quảng Bình từ năm 1925 cho đến năm 1945 mà thuở nhỏ trẻ con giáo xứ Tam Tòa đều thuộc. Cuốn sách này được cụ Huỳnh Côn, nguyên Thượng thư bộ Lễ, người làng Trung Bính, nay thuộc xã Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới, đề tựa. Trong bài tựa đó cụ Huỳnh Côn viết rằng:
“Ông Trần Kinh, đốc giáo các trường Sơ Đẳng tỉnh Quảng Bình mới làm một quyển sách phổ thông giáo khoa bằng chữ nước nhà, nhan đề là “Quảng Bình địa dư tiện độc”.
Trần quân có đưa bản thảo cho tôi xem, tôi vốn sẵn có mối cảm tình với sách quốc ngữ, thấy được một quyển sách hay ra đời, trong lòng lấy làm vui vẻ lắm.
Ông Trần Kinh đặt mình trong giáo giới đã thâm niên, việc giáo dục nhi đồng đã lão luyện, nay lại gia công trước thuật sách dạy trẻ thời chắc là có nhiều giá trị cho nên tôi chú ý xem kỹ.
Nói về môn loại, thời sách này thuộc về khoa học địa dư. Địa dư đã là một khoa học mà địa dư về nước mình, xứ mình là cần hơn, kẻ thiếu niên có học đến, biết đến thì mới sinh yêu mến giang sơn.
Nói về thể tài, sách này thuộc về lối ca trù, dùng điệu văn trên 6 dưới 8, gồm đủ các bài dạy về địa thế, giới hạn, sơn xuyên, khí hậu, thổ sản, kỹ nghệ, thương mại, chính trị, phong tục, nhân vật, đường sá, cổ tích... lời văn bình dị, ý nghĩa rõ ràng. Mỗi bài ở dưới có phụ lời chú thích, khảo cứu đích xác lắm. Nội dung kể cũng là hoàn bị vậy.
Chú ý của tác giả là muốn dùng thể văn lục bát là thể văn phổ thông trong nước để làm sách giáo khoa khiến cho trẻ ham đọc mà dễ nhớ, ngâm nga êm tai và đọc thấy thích chí, mau in sâu vào trí não của bạn nhi đồng. Cách này thực là tiện tiệp lắm.
Ngày nay, chính phủ đã chú trọng đến chữ quốc ngữ, dùng sách quốc văn làm cái lợi khí để dạy cho các lớp dưới ở các trường tiểu học, vậy bây giờ chính là lúc học giới, giáo giới nước mình cần phải có nhiều sách sơ đẳng giáo khoa bằng chữ nước nhà vậy.
Quyển sách “Quảng Bình địa dư tiện độc”, ứng thời mà xuất hiện, thiệt là thích hợp với sự nhu yếu của các thầy giáo và học trò về môn học địa dư. Thế là trong tủ sách quốc văn giáo khoa nay thêm một quyển mới. Trước khi dừng bút, tôi xin mượn mấy câu trong cuốn sách này để kết thúc bài tựa của tôi đây:
“... Non sông vẫn đất nước nhà
Đất nhà đã ở, việc nhà phải hay!
Việc nhà biết đủ một hai
Về sau khép lại trong ngoài hoàn dinh...”
Thái Tử Thiếu Bảo, Hiệp Đại Học Sĩ trí sĩ, Mỹ Hòa Tử, Hà Nguyên Hoàng Côn
cẩn tự Năm Giáp tý ngày rằm tháng chạp (9.01.1925).” [4]
Nhận dịnh về sách Quảng Bình địa dư tiện độc, cụ Nguyễn Tú đã viết rằng: “Quảng Bình Địa Dư Tiện Độc không chỉ là một sách giáo khoa trong phạm vi trường học mà còn là một cuốn địa chí tỉnh Quảng Bình bằng thể thơ lục bát và là những bài ca dao trong nhân dân Quảng Bình. Quảng Bình Địa Dư Tiện Độc đã vượt ra khỏi “sách vở”, tràn về dân chúng, từ trẻ học sinh đến bà già, ông già, người nông dân bình thường, đều thuộc.” [5]
Cụ Trần Kinh trong thời gian làm việc cũng đã từng giúp đỡ nhiều người, thí dụ trường hợp Đỗ Mậu có công ăn việc làm có thấy nhắc đến trong hồi ký của ông [6]. Ngoài ra cụ cũng có xuất bản một tập thơ có tên An Đình Thi Tập năm 1941 và trong năm 2005 con cháu của cụ cũng đã có tái bản thi tập này tại hải ngoại.
Viết về núi non Quảng bình, trong sách Quảng Bình địa dư tiện độc, cụ Trần Kinh hạ bút:
Quảng Bình nhiều đỉnh cao san,
Phía tây một dảy Giăng-màn xanh xanh,
Hoành sơn giống bức trường thành,
Phân chia Hà-Tịnh, Quảng-Bình làm đôi.
Tuyên-Hóa, Quảng-Trạch nhiều đồi,
Núi Vôi, Lèn Bắc, Đầu-Voi, Đại-Dù...
Bố-Trạch về miền thượng du,
Đinh-Công là một núi to nhưng là.
Quảng-Ninh, Lệ-Thủy phương xa,
Kê-Quan, Án-Mả cùng là Đâu-Mâu. [7]
Sau đây chúng ta thử đọc một bài thơ trong Quảng Bình Địa Dư Tiện Độc nói về thổ sản ở Quảng Bình:
Lại xem thổ sản các đồ
Tỉnh này cũng chẳng kém thua tỉnh nào.
Vì rằng các mỏ chưa đào
Cho nên khoáng-sản chưa thao lợi quyền.
Còn nhiều sản-lợi thiên nhiên,
Săng-súc, gõ-ván về miền sơn-lâm.
Trắc, mun, gõ, dẻ và lim,
Dạ-hương, huê-mộc, hoàng-tâm, kiền-kiền...
Quảng-bình ít chỗ phì-điền,
Bình-nguyên lại hẹp, cho nên dân nghèo.
Thượng-du lắm chỗ tiêu điều,
Tuyên-hóa, Bố-trạch phần nhiều điêu-hao.
Quảng-Ninh, Lệ-Thủy lúa nhiều,
Đồng sâu ruộng tốt, dân giàu mấy lâu.
Lại còn các thứ hoa màu:
Sắn, khoai, bắp, đậu, đâu đâu cũng trồng.
Bố-Trạch thuốc, Quảng-Trạch bông,
Ở huyện Tuyên-Hóa, nhiều đồng ruộng dâu.
Bố-Trạch trồng nhiều mía lau,
Làm ra đường mật, bán vào thương gia.
Còn làng Cảnh-Dương, Lý-Hòa,
So bề ngư nghiệp, lại là phần hơn.
Mỹ-Hòa, Đồng-Hới, Lý-Nhơn,
Cũng một nghề ấy, làm ăn sang giàu. [8]
Viết về thị trấn Ba Đồn, nơi có chợ phiên mỗi tháng ba lần vào các ngày mồng sáu, mười sáu, hâm sáu âm lịch, qui tụ khách thương hồ từ khắp nơi trong tỉnh đến đó buôn bán, cụ Trần Kinh viết rằng:
Ba-Đồn là chợ xưa nay,
Tụ nhân tụ hóa mười ngày một phiên.
Phố phường Nam khách hai bên,
Mỗi phiên đông đến vài nghìn người ta.
Thương-thuyền đi bán phương xa,
Chỉ có hai cửa: Lý-hòa, Cảnh-dương... [9]
Viết về sông ngòi ở Quảng-Bình, cụ Trần Kinh đã toát lộ năng khiếu thi ca của mình trong dăm ba câu rất tài tình như:
Lại xem bờ bể đâu-đâu
Cũng là cát trắng, một màu dài ghê.
Từ trên ngọn núi chảy về,
Trổ ra cửa bể, sông chia năm giòng:
Sông Ròn, sông Gianh, hai sông,
Lý-Hòa, Nhật-Lệ lại cùng sông Dinh.
Tựu trung chỉ có sông Gianh,
Là sông lớn nhất ở trong tỉnh mình. [10]
Còn rất nhiều bài thơ thần tình ghi lại các khía cạnh sinh hoạt của Quảng Bình trong Quảng Bình địa dư tiện độc khiến cho ta có thể nghĩ rằng linh hồn của đất nước và con người vùng này vẫn luôn hiện diện trong tác phẩm đó trải qua bao thế hệ.
Về y phục của học trò thuở trước, học sinh đi học thường mặc áo dài đen, quần trắng, đầu đội mũ “phớt” trắng hay mũ “cát” (casque). Sinh hoạt của giới dạy học thời trước, theo cụ Nguyễn Tú cho biết, ở Đồng Hới hồi đó cũng không có gì đặc biệt: chỉ có một vị ‘thày giáo” (giáo viên trường tiểu học) độc nhất chơi quần vợt là “thầy trợ Quýnh” , một vị khác cũng là giáo viên tập thể dục buổi sáng, chạy bộ trên đường phố là “thầy trợ Đoàn” và vài ba thầy giáo khác có chân trong đội bóng đá của thanh niên Đồng Hới như thầy trợ Lượng (sau làm đốc học), thầy Đào Duy Anh, thầy trợ Suyền tức Lê Tụ Suyền và lớp thầy giáo về sau (khoảng các năm 1928-1935) còn có thầy trợ Ràng... [11] Trong hồi ký Nhớ nghĩ chiều hôm, Đào Duy Anh cũng từng dạy học tại trường tiểu học Đồng Hới cho biết sinh hoạt của giới dạy học ở đây khoảng năm 1925-26 cũng bình thường nếu không nói là buồn tẻ, có người buổi chiều không biết làm gì tụ nhau lại ở hội Quảng Tri đọc báo, bàn chuyện phiếm, đánh bạc hay nhóm họp văn nghệ dạy nhau ngâm thơ, đánh đàn. [12]
Về sau cũng có thầy Hà Thúc Lãng về làm đốc học ở Đồng Hới mà học trò của thầy có người nổi danh như cụ Hà Thúc Ký (1920-2008) của đảng Đại Việt chẳng hạn.
Sau khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ ở Hà Nội ngày 19.12.1945 rồi lan rộng khắp nơi, thị xã Đồng Hới cũng bị cuốn vào cơn lốc khói lửa và vì đây là một thành phố cảng cho nên người Pháp đã lưu ý đưa quân đổ bộ lên thành phố này vào ngày 27 tháng 3 năm 1947. Việt Minh theo đường bộ rút lên chiến khu Thuận Đức, Phú Quý, Ba Đông, Rẫy Câu, đường thủy thì lên Rào Trù, Rào Đá, Bến Tiêm hoặc thượng nguồn sông Long Đại. Công cuộc giáo dục cũng được Việt Minh tiến hành trong những điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến nhưng họ cũng cố gắng như dựng lại trường học, ban đêm dạy người lớn học bình dân học vụ, tiếp tục chống giặc dốt, ban ngày dạy học sinh tiểu học, tiếp tục chương trình giáo dục mang từ Đồng Hới lên.
Đối với người dân Quảng Bình, dù trong tình huống nào đi nữa cũng phải lo lắng việc học hành cho con em và đó cũng là lý do mà ngành giáo dục ở tỉnh này tiến từ bậc tiểu học lên trung học dù ở bên này hay bên kia chiến tuyến.
2.- Trường Trung, Tiểu học Chơn-Phước Phượng của Dòng Thánh Tâm (Sacré Coeur) tại Tam-Tòa, Đồng Hới.
Đối với các nhà truyền giáo, việc rao giảng Tin Mừng luôn luôn đi kèm với các công tác chấn hưng xã hội mà trong đó vấn đề xây dựng trường học, tổ chức giáo dục cho con em trong họ đạo là một trong những công tác trọng yếu. Có nhiều vị linh mục chú trọng đến xây cất trường học cho giáo dân đôi khi ưu tiên hơn cả việc xây dựng thánh đường.
Năm 1945, linh mục Lê Văn Thành (anh của linh mục Lê Viết Phục, Dòng Chúa Cứu Thế ở Huế) làm phó xứ cho linh mục Morineau, tức cố Trung, sau đó lên thay cố Trung ở cương vị chính xứ tại giáo xứ Tam Tòa. Năm 1948 cha Thành đi làm tuyên úy quân đội và linh mục Simon Hoàng Văn Tâm được đổi đến thay cho linh mục Lê Văn Thành để làm chính xứ ở đây. Sáng kiến thành lập một trường trung học tại giáo xứ Tam-Tòa chung cho toàn thị xã Đồng Hới và tỉnh Quảng Bình có lẽ là sáng kiến của linh mục Hoàng Văn Tâm.
Trước đây ở vị trí đầu làng Đồng Mỹ kế cận với thành Đồng hới có một cơ sở giáo dục do linh mục Morineau xây cất năm 1940 sau khi ngài xây xong thánh đường Tam Tòa. Khu trường này gồm một dảy nhà dài bốn phòng tường xây gạch rất kiên cố trên nền bằng đá tảng có tên là Trường Tiểu học Sainte Marie. Ở bên kia đường cách kho xăng của cụ Bát Viếng tức Hoàng Liễn là một dảy nhà khác của ông Nguyễn Đệ, Chánh văn phòng của Quốc Trưởng Bảo Đại, cũng được linh mục Morineau thuê lại để làm trường học vì địa điểm kia không đủ chỗ. Trường dạy cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt do một số giáo viên người Pháp và Việt như thầy Tống Văn Sơn, thầy Đoàn, cô Thư v.v... Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9.03.1945), người Nhật dùng trường này để đặt bộ chỉ huy còn bộ phận truyền tin thì họ đặt ở vườn dương bờ sông nhà cụ Nguyễn Hoàn (thân phụ của ông Nguyễn Đức Thạnh hiện ở Georgia).
Trước khi nói về Trường Trung Học Chơn Phước Phượng, một cơ sở giáo dục của Dòng Thánh Tâm tại Tam Tòa, Đồng Hới, thiết tưởng cũng nên biết qua về sự hình thành và đường lối tu đức của Dòng này mà Dòng mẹ được đặt tại Huế.
Năm 1924, được sự chấp thuận của Bộ Truyền Giáo ở Tòa Thánh Vatican, Đức Giám Mục Eugène Allys (tên Việt Nam là Lý, 1852- 1936) đã lập tại Giáo Phận Huế một dòng nam lấy danh xưng là “Dòng Anh Em Hèn Mọn Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu” thường gọi tắt là Dòng Thánh Tâm (Sacré Coeur). Mục đích của Dòng này chuyên lo vấn đề giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em trong các giáo xứ và cũng nhằm đào tạo các vị thầy giảng lo việc giảng đạo cho người tân tòng. Trụ sở chính của Dòng đặt tại Phường Đúc tức làng Trường An, phía tây nam cách kinh thành Huế khoảng 6 km, nay thuộc làng Dương Xuân Hạ. Cơ sở xây cất của Dòng tiên khởi do linh mục Hồ Ngọc Cẩn lúc bấy giờ làm cha sở giáo xứ Trường An phụ trách. Linh mục Hồ Ngọc Cẩn sau đó được cử làm Bề Trên Tu viện Thánh Tâm với 25 vị tu sĩ tiên khởi. Dòng tuần tự phát triển khắp Giáo phận Huế như ngày 20-8-1932 khánh thành tư thục Thánh Giuse ở Phủ Cam. Ngày 8-9-1932 thành lập trường Sohier tại Xuân Long (Huế) nhưng được một thời gian về sau cơ sở này đóng cửa. Tháng 11- 1933, Dòng có thêm một cơ sở giáo dục là trường Lại Ân ở huyện Phú Vang, Huế.
Năm 1935, Tòa Thánh cử Linh mục Hồ Ngọc Cẩn làm Giám Mục Bùi Chu và tháng 4 năm 1935, linh mục Trần Văn Phát được cử làm Tu viện trưởng Dòng Thanh Tâm. Linh mục Trần Văn Phát cũng có lúc đã làm Phó Xứ Giáo Xứ Tam Tòa (1916-1921). Tháng 11 năm 1946, Dòng có lúc tản cư ra Ba Canh nằm trên ranh giới giữa Quảng Trị và Quảng Bình rồi năm 1948 lại hồi cư về Huế. Trong thời gian linh mục Trần Văn Phát nhậm chức Tu viện trưởng, linh mục có soạn một bản “Hiến pháp” của Dòng nhằm chuẩn bị cho Dòng những bước tiến vững chắc về sau. [13]
Trong năm 1948, do sự thỉnh cầu của linh mục Simon Hoàng Văn Tâm, Dòng Thánh Tâm chuyển một số bộ phận ra Quảng Bình thiết lập một cơ sở mới tại Tam Tòa gồm có một chi nhánh tu viện và một cơ sở giáo dục gồm hai bậc tiểu học và trung học có tên Trường Trung Tiểu Học Chơn Phước Phượng, tức là lấy danh xưng của Chơn Phước Mathêô Nguyễn Văn Phượng vốn là trùm hạt Quảng Bình đã tử vì đạo tại Đồng Hới ngày 26-5-1861 mà đặt cho trường và địa điểm của Trường Tiểu Học Sainte Marie trước đây được chọn để xây dựng cơ sở này. Một tòa nhà hai tầng cũng đã được Dòng xây dựng quay lưng lại với dòng sông Nhật Lệ phối hợp với dãy nhà cũ như hình chữ L với một cột cờ cao vút dựng lên ở giữa sân trường cùng với một cái sân bóng chuyền hấp dẫn rất nhiều học sinh và các đoàn thể thanh niên, quân đội đến chơi bóng.
Trong số các sư huynh đến dạy học tại trường này gồm có sư huynh Laurent (Trần Văn Đàng) làm Hiệu Trưởng, và các sư huynh Jérôme, Jean Hoan, Bernard, Matthieu, Tadeo, Bonaventura, Tô-Ma (tức thầy Thiện), Martin (cũng gọi là Mai Thịnh, về sau bị VC bắt tại giáo xứ Phủ Cam trong vụ Tết Mậu Thân 1968 và bị giết), Louis (có tên là thầy Duyên, sau này hồi tục và làm nhân viên hành chánh tại Hạ Nghị Viện Việt Nam Cộng Hòa tại Sài-Gòn), Phanxicô Trung tức Phan-Trung. Các sư huynh trên đây về sau một số vị được Tòa Thánh nâng lên chức linh mục như cha Laurent (sau này trở thành Bề trên Dòng Thánh Tâm), cha Jérôme, cha Jean Hoan, Bonaventura, Bernard (tức cha Ngô Đình Chí hay Chính). Tại cơ sở tu đức này cũng có một số thanh niên vào tu học để tiếp tục làm thầy dạy học hay giúp việc cho các linh mục triều tại các giáo xứ.
Chương trình học áp dụng tại Trường Trung Tiểu Học Chơn Phước Phượng là chương trình Hoàng Xuân Hãn về sau được thay đổi chút ít gồm có tiếng Việt là chính, với các môn ngoại ngữ như tiếng Pháp và tiếng Anh. Các lớp có từ Đệ thất (lớp 6) đến Đệ tứ (lớp 9). Trong các phòng học, học sinh vẫn còn nhớ các khẩu hiệu cắt bằng giấy mầu dán lên tường trên bảng đen như: Tương lai nước nhà do nơi thanh niên, Biết vâng lời sau mới biết điều khiển hoặc các danh ngôn khác như Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông (Lời nói của Nguyễn Bá Học) v.v...
Tuy không có chương trình dạy giáo lý cho học sinh nhưng giữa các giờ học buổi sáng cũng như buổi chiều có người gióng lên ba tiếng chuông nhỏ treo ở gian cuối cùng của dãy nhà cũ gọi là một phút “nhớ Chúa” , và lúc bấy giờ tất cả học sinh và thầy giáo đều đứng lên. Vị thầy giáo cũng là sư huynh xướng lên câu kinh Latinh như sau:
- “Sursum corda” (nghĩa là: Hãy nâng tâm hồn lên).
Tất cả học sinh đáp lại:
- “Habemus ad Dominum”! (nghĩa là: Chúng con đang hướng về Chúa).
Thật sự đa số học sinh lúc bấy giờ không hiểu ý nghĩa câu này nhưng tất cả đều kính cẩn trong phút đó kể cả rất nhiều học sinh vốn có tôn giáo khác như Phật Giáo hay đạo ông bà. Trường Chơn Phước Phượng tuy mở ra ở giáo xứ Tam Tòa nhưng vẫn thu hút rất nhiều học sinh trong toàn tỉnh vì chỉ có đây là nơi mở bậc trung học theo đúng chương trình của Bộ Quốc Gia Giáo Dục mà thôi.
Các sư huynh Dòng Thánh Tâm dạy học tại trường phải nói là những tấm gương mẫu mực của những người hiến thân cho lý tưởng tôn giáo và giáo dục. Ngày nay có rất nhiều người xuất thân từ ngôi trường nhỏ bé này mỗi lần có dịp nhắc lại trường cũ đều nói đến với tất cả tấm lòng mến thương.
3.- Kỷ niệm và dấu ấn kỷ niệm qua bút ký của một vị mục tử Tam Tòa.
Đối với Trường Chơn Phước Phượng, ngày 26-5 là một ngày lễ hội vì đó là ngày lễ kinh Chơn Phước Mattêo Nguyễn Văn Phượng được toàn thể giáo xứ Tam Tòa tổ chức rất long trọng hằng năm. Vào ngày đó có một thánh lễ chung cho toàn giáo xứ tổ chức tại ngôi đền nhỏ trong khuôn viên khá rộng của con cháu ngài ở khu vực Xóm Trên đường Truyền Giáo. Ngày đó toàn thể học sinh được nghỉ học và tập trung về trường để dự lễ và tham gia các hoạt động văn hóa như làm bích báo, triển lãm thành tích học tập, dự buổi diễn kịch và thể thao như bóng chuyền, biểu diễn xe đạp chậm trên các lằn vôi giữa sân trường. Xe đạp được trang trí hai bánh bằng những tấm bìa tròn vẽ đủ màu sắc khi lăn bánh trông rất đẹp mắt.
Mỗi lần nhắc đến Trường Sainte Marie hay Trung Học Chơn Phước Phượng là một số kỷ niệm dấy lên trong trí người viết bài này. Lúc bấy giờ có lẽ khoảng năm 1948, 1949 trường Sainte Marie thu nhận cả học sinh nam, nữ. Tôi theo các chị tôi cũng đi đến trường nhưng học lớp đồng ấu. Thầy dạy của tôi là thầy Phán (sau này gọi là cậu Phán, em ruột bà thím của tôi là bà Nguyễn Thị Mầu, 93 tuổi hiện còn sống ở Việt Nam) mỗi lần bắt tôi trả bài không thuộc, nạt nộ dọa đánh rất dữ dằn. Lúc bấy giờ tôi có tật “nói đớt” phát âm chữ l ra chữ d. Mỗi lần thấy thầy Phán dọa đánh, tôi vừa khóc vừa mếu máo, thay vì nói “Lạy eng tha cho tui “ thì lại nói “Dạy eng tha cho tui.” Thầy Phán nghe vậy càng được thể hét thêm: “Mi mà dám dạy tau hả?” Eng là thổ ngữ Tam Tòa có nghĩa là anh.
Cũng một kỷ niệm khác liên quan đến trường Sainte Marie. Xứ đạo Tam Tòa có thói quen đọc kinh chiều tại nhà thờ. Mỗi chiều người lớn trẻ con đều tập trung về đó, khoảng 5 giờ chiều, để đọc kinh chung với nhau. Thường mỗi buổi chiều nhất là về mùa hè lính Pháp trong thành phố Đồng Hới thường lái xe Jeep đi ngang qua làng tôi (Tam Tòa) ra tắm ở cửa biển Nhật Lệ. Một số “tướng giặc” năm bảy đứa trong đó có tôi, ( Hùng, con mệ Nữ, sau này là ký giả Hạ-Thảo của nhật báo Đông Phương, báo Sống của Chu Tử ở Sài Gòn trước năm 1975 bây giờ ở Ohio, Tâm con ông Để, sĩ quan QLVNCH, tử trận hồi 1968), cả bọn nhóc trốn giờ đọc kinh, thường hay tập trung trước trường Sainte Marie, nói tiếng Tây (dĩ nhiên là tiếng bồi) chận đón xe bọn lính Pháp đi tắm biển để được cho đi xe tới Độông Truột (tức cuối làng, nay là cống thoát thủy Hải Thành)), ngồi đó đợi tụi Tây tắm xong trở về lại được đi một chuyến nữa... Khi cả bọn nhóc đã lên xe, tất cả hồ hởi không còn biết gì hết rống lên nghe vang cả một vùng “ Xanh Mari! Xanh Mạ-rị!” có nghĩa là chạy tới trường Sainte Marie ở đầu làng. Bọn Tây biết ý lũ nhóc nên đến đó là dừng xe lại. Cha sở để ý theo dõi và nghĩ kế hoạch ra tay trị lũ nhóc. Một lần nọ, khi xe chạy ngang nhà thờ, và bọn nhóc chúng ta đang gân cổ lên gào” Xanh Mari, Xanh Mạ-rị”, bỗng nhiên xe Jeep ngừng lại giữa đường ngay trước nhà thờ và cha Tâm xuất hiện trong chiếc áo chùng thâm, với chiếc roi mây dài quất túi bụi lên đầu, lên cổ bọn nhóc trốn đọc kinh. Chúng tôi hoảng hồn mạnh đứa nào đứa nấy nhào ra khỏi xe, chạy bán sống bán chết về nhà. Từ đó chấm dứt luôn cái cảnh xin đi xe của Tây.
Thêm một chuyện cũng nằm trong vùng kỷ niệm. Vườn nhà cha sở có nhiều cây cổ thụ mọc rậm rạp phủ bóng ra bờ sông Nhật-Lệ nom tựa như một khu rừng nhỏ. Bọn nhóc chúng tôi thỉnh thoảng trốn giờ đọc kinh chiều (lại trốn nữa !) lẫn vào khu vườn này tìm một loại đài hoa gọi là bông thổi dài và nhọn như lá tre. Mặt trước của đài hoa này có một lớp mỏng như giấy kính, dùng hai tay xoa tròn cái đài thì mặt trước đó sẽ bung ra, cho miệng thổi vào cuống đài thì toàn cái đài sẽ phình to ra như ta thổi bong bóng cao su ngày nay vậy. Bọn trẻ chúng tôi thích loại đồ chơi này. Thỉnh thoảng biết chúng tôi hay “xâm nhập” khu rừng cấm này để lượm “bông thổi” cha Tâm chuẩn bị ná cao su và bắn, may mà ít đứa bị trúng đạn của cha, chỉ thấy đạn bi (bằng đất sét vo tròn phơi nắng) bay soàn soạt trên lá cây. Có lẽ cha bắn để đuổi dọa thôi!
Ngày 20 tháng 7 năm 1954, hiệp định Genève chia đôi đất nước từ vĩ tuyến 17. Trường Trung Tiểu học Chơn Phước Phượng di cư vào Huế và toàn bộ giáo xứ Tam Tòa đã di cư vào Đà Nẵng, sống một cuộc đời mới, khép lại một trang lịch sử về giáo dục, giã từ đất mẹ Quảng Bình trong một cuộc hành trình xuôi Nam. Linh mục Neyroud, tuyên úy quân đội Pháp ở Đồng Hới lúc bấy giờ kêu gọi ba người học sinh của trường Chơn Phước Phượng là các anh Nguyễn Cần (sau này là nhà báo Tú Gàn hay Lữ Giang), Nguyễn Kim Thuyên và Lê Trung Thà trước có đi tu ở Tiểu chủng viện An Ninh (Cửa Tùng, Quảng Trị) là những học sinh của Trường vì biết tiếng Pháp tình nguyện ở lại giúp Quân đội Pháp trong việc làm sổ sách sưu tra lý lịch như ghi danh, lăn tay cho các người di cư cuối cùng ở các làng Công Giáo phía ngoài như Kẻ Sen, Kẻ Bàng, Hoàn Lão tập trung về Đồng Hới để di cư vào Nam. Sau đó vì linh mục Neyroud phải vào Đông-Hà (Quảng Trị) gấp nên giao ba thanh niên này lại làm việc với một viên Trung-úy người Pháp. Trước khi ra đi, linh mục Neyroud cho ba người này 3 két lựu đạn loại OF và một tạ gạo và dặn rằng cứ xuống sông Nhật Lệ ném vài quả rồi vớt cá lên mà luộc ăn. Theo Nguyễn Cần cho biết, viên Trung úy Pháp này (lâu ngày không nhớ tên) là một người rất xông xáo, có thiện chí vô cùng. Chính anh ta đem cả một tiểu đội lính Pháp đến nhà thờ Tam Tòa leo lên lầu chuông, tháo mấy quả chuông ra và dùng dây dù buộc vào bánh xe quay đưa chuông xuống đất. Bàn thờ bằng gỗ chạm huỳnh đàn, nhà tạm, tượng thánh giá do nhóm nghệ nhân Tam Tòa thực hiện từ năm 1902, tất cả các ghế quỳ trong nhà thờ cũng được viên Trung úy này cho xe quân đội Pháp đến chở hết vào Đà Nẵng. Ngoài ba thanh niên nói trên còn có anh Hoàng Lương lúc bấy giờ làm công an quốc gia cũng là người ở lại đến giờ chót, có nhiều sáng kiến trong việc bắt chó (làm thịt) lúc bấy giờ chạy hoang trong làng rất nhiều vì các chủ nhà đã ra đi. Lúc bấy giờ mọi người trong làng Tam Tòa đều đi Nam bằng nhiều phương tiện như đường bộ, máy bay các loại được người Pháp trưng dụng, và đường biển (ghe thuyền). Ngày 8 tháng 8 năm 1954, các toán quân Pháp cuối cùng được lệnh rút ngay ra khỏi Đồng Hới. Ba anh Cần, Thuyên, Thà ngồi trên một chiếc Dodge 4 khi đi ngang Quán Hàu nhìn lui đã thấy thành phố Đồng Hới bị cháy (có lẽ do quân đội Pháp phóng hỏa) và trên đường phố Đồng Hới, Việt Minh đang huy động dân chúng biểu tình. [14]
Đối với những người giáo dân Tam Tòa hiện còn sống ở hải ngoại và trong nước, có lẽ linh mục Đỗ Bá Ái, bào huynh của linh mục Đỗ Bá Công (nhạc sĩ), người Kẻ Văn (Quảng Trị) làm phó xứ Tam Tòa, Đồng Hới (1953-1954) là vị mục tử được giáo dân kính mến và nhớ ơn nhiều nhất vì những công lao ngài đổ vào để xây dựng lại giáo xứ Tam Tòa Đà Nẵng, sau cuộc di cư năm 1954. Ngài hiện hưu dưỡng tại nhà người em ruột ở Allentown, tiểu bang Pennsylvania, 84 tuổi, tác giả cuốn sách Đời đáng sống tuyển tập những bài giảng của ngài trong thời gian tại Đà Nẵng, 1954-57. Sách được tái bản nhiều lần.
Sau đây, xin đọc bài của linh mục Đỗ Bá Ái viết về giáo xứ Tam Tòa, Đồng Hới vào ngày trước khi cất bước ra đi.
“ Hồi tháng 10 năm nay (2004), Tôi được may mắn về thăm Giáo xứ Tam Tòa thân yêu (ở Đà Nẵng). Cha Quản xứ cho tôi hay: Giáo xứ đang chuẩn bị mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo xứ. Ngài yêu cầu tôi với tư cách là người sáng lập, viết vài trang lưu niệm trong tập Kỷ Yếu. “Thưa cha, tôi nói, con tuổi Sửu năm nay 80 rồi, chân chậm, mắt lòa, trí khôn lộn xộn, trí nhớ quên trước quên sau, lẩm cẩm rồi, viết ra con sợ làm nhơ tập Kỷ yếu”. Ngài đáp: “Cha khiêm tốn quá, phong độ còn dư.” Tôi làm thinh.
Bước theo ngài tôi lên tầng 3 nhà xứ mới. Phòng bè khang trang, đầy đủ tiện nghi không thua chi Mỹ. Một đêm ngủ an lành.
Vừa mới 5 giờ sáng, chuông nhà thờ đổ inh ỏi. Tiếng hát ở loa vang dội. Tiếng kêu gọi của chủ chăn rang rảng. Mọi sự như hồi nào cách đây 50 năm. Bụng bảo dạ. Tôi còn mơ sao? Sao mà tiếng chuông ngân giống hệt tiếng chuông ở Tam Tòa Đồng Hới trên dòng sông Nhật Lệ. Phải có may giây, tôi mới hoàn hồn. Thì ra chính mình đã đưa chúng vào đây, treo chúng trên một dàn gỗ thô sơ, đặt trên bãi cát xồm xộp.
Bước vào nhà thờ, nhìn lên trần, ánh đèn điện tỏa xuống trên cây Thánh giá lớn bằng gỗ, với tấm thân trần trụi của Chúa Giêsu gắn vào. Đó là công trình nghệ thuật chạm trổ do bàn tay người Tam Tòa tác tạo với tất cả niềm tin yêu của họ. Tôi còn nhớ tên và giờ đây nêu lên một ít người để hậu thế hảnh diện: Đó là ông: …
Giữa cung thánh là Bàn thờ chính cũng được chạm trổ rất công phu. Tôi tự bảo: Ai ngờ Thánh thể Chúa đã ngự xuống trên bàn thờ nầy, qua bao thế hệ trước, sau cuộc bể dâu, lại còn khấng ngự xuống cũng trên bàn thờ nầy để song hành với thế hệ hiện tại và tương lai.
Thế rồi kỷ niệm ngày cuối cùng của tôi ở Tam Tòa hiện ra trong trí lòng tôi.
Cha già Hoàng Tâm đã lên đường vào Huế. Cha Trần Văn Cần tiếp tục theo sau, chỉ còn tôi ở lại.
Trong nhà thờ, tất cả đồ vật còn y nguyên. Từ cây Thánh giá, bàn thờ, ghế quỳ giáo dân vẫn lặng lẽ nằm yên tại chỗ. Tôi nhìn mà chỉ biết thở dài ngao ngán, làm sao chuyên chở đi. Vô phương.
Bất giác tôi nhìn lên Thánh giá cầu nguyện: “Lạy Chúa, cương vị phó xứ của con đến đây chấm dứt. Đức Cha ở Huế, không nhắn một lời chỉ dạy. Nhưng con hứa với Chúa, con vẫn tiếp tục hướng dẫn đoàn chiên Chúa trao. Con không biết đem họ về đâu, không biết sẽ làm gì cho họ. Cuộc đời Linh mục của con quyết sẽ gắn liền với đời sống của họ, ngọt đồng chia, chua đồng nếm, vui buồn sướng khổ bên nhau. Xin Chúa giúp con”… Thời gian đâu mà cầu nguyện nhiều, lòng trí đâu có định để nói dài với Chúa.
Tôi ra khỏi nhà thờ, vòng quanh nhà xứ. Ôi, vui chi là vui. Năm bảy chục chai rượu lễ đang âm thầm chen chúc nhau trong một phòng nhỏ. Tôi nảy ra ý kiến: “Với kho rượu nầy, cho mấy ông lính Tây xử dụng, thì dạy chi làm nấy”.
Tôi chạy tìm Cố Neyroud: “Cha có cách gì xin cấp trên cho con một ít lính và ít xe G.M.C. để chuyên chở đồ đoàn nhà thờ đi được không? Bỏ đi tiếc lắm, cứ đưa vào Đồng Hà để nơi nhà xứ”.
Cố Neyroud đồng ý ngay. Chiếc Môtô của Ngài chạy như bay lên Đồng Hới. Chỉ nội trong một tiếng đồng hồ, một tiểu đội lính và 5 xe G.M.C. đến trình diện tôi.
Lẽ dĩ nhiên tôi biết phải làm gì?.. “Mời các anh theo tôi… Tôi chỉ vào phòng rượu lễ: “À votre disposition. Của các anh đó. Tha hồ uống. Họ sáng mắt lên. Mỗi người cầm một chai đi theo tôi vào nhà thờ. Tôi ra lệnh: “Tout, sans exception, aux camions” Hãy đem lên xe hết, không chừa cái gì.
Tôi nói nhỏ với viên Thượng sĩ chỉ huy: “Xin Thượng sĩ cứ điều động anh em và sắp đặt theo kinh nghiệm chuyên môn của Thượng sĩ.”
Tôi không nhớ họ chuyên chở thế nào. Nhưng đến đây, tôi có điều muốn nói lên với chút ân hận. Sự thể là khi thấy họ đưa hai tượng to lớn của Thánh Hoan và Thánh Phượng, phần thì nặng lại còn dễ vỡ, đem lên xe chắc sẽ tan tành, nên tôi xin họ theo tôi đem ra bãi cát phía sau nhà xứ và dạy họ đào cát chôn. Khi chôn, trái tim tôi se lại, mắt tôi nhắm nghiền, miệng tôi thầm thỉ: “Xin hai Thánh thông cảm và tha cho con.”
Tôi tin tưởng hai Thánh không trách cứ việc tôi làm, vì hai Thánh đã giúp tôi gặp lại đoàn chiên và cùng nhau nhanh chóng làm lại cuộc đời thiêng liêng lẫn vật chất…” [15]
Trung úy hay Thượng sĩ gì đó thì cũng được tùy theo trí nhớ của mỗi người, chẳng quan trọng khi sai biệt chút đỉnh ở tiểu tiết, nhưng đó là một giai thoại đáng ghi nhớ của giáo xứ Tam Tòa khi bước vào thời kỳ khó khăn.
Ngày nay, giáo xứ Tam Tòa đã đi vào lịch sử với biến cố ngày 20-7-2009. Đồng Hới đã đổi thay khuôn mặt nên người dân phương xa nếu có trở về quê cũ cũng không thể nào nhìn lại được dấu tích ngày xưa, đúng như lời thơ chua xót của Bà Huyện Thanh Quan:
Tạo Hóa gây chi cuộc hý trường,
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương?
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương…
New Jersey 30/9/2009
CHÚ THÍCH:
1.- Nguyễn Tú, Địa chí Đồng Hới, Trung Tâm VHTT, 2000, trang 13.
2.- Nguyễn Tú, Sđd, trang 80.
3.- An Đình Trần Kinh, An Đình Thi Tập 2005, trang iii; Tiểu sử cụ An-Đình Trần Kinh do bà Trần Thị Cẩm Tuyến ở Oregan cung cấp; Nguyễn Đức Cung, Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại, 1075- 1975, Nhà xuất bản Nhật-Lệ, 2006, trang 207.
4.- Nguyễn Tú, Quảng Bình nhân vật chí, Hội Văn Học Nghệ Thuật Quảng Bình, 2002, trang 119.
5.- Nguyễn Tú, Địa chí Đồng Hới, Sđd, trang 283; Nguyễn Đức Cung, Sđd, trang 208.
6.- Đỗ Mậu, Việt Nam máu lửa quê hương tôi, Hồi ký chính trị, 1993, trang 24.
7.- An Đình Thi Tập, Sđd, trang 1.
8.- An Đình Thi Tập, Sđd, trang 2.
9.- An Đình Thi Tập, Sđd, trang 3.
10.- An Đình Thi Tập, Sđd, trang 1.
11.- Nguyễn Tú, Sđd, trang 334.
12.- Đào Duy Anh, Nhớ nghĩ chiều hôm, Hồi ký, Nxb. Trẻ, 2000, trang 7.
13. Lê Ngọc Bích, Nhân vật giáo phận Huế, Tập I, Lưu hành nội bộ, 2000, trang 331.
14.- Nguyễn Cần, Tư liệu đã đăng trên Tuần báo Sài Gòn Nhỏ và các báo điện tử trước đây.
15.- Kỷ yếu Nhà thờ Tam Tòa, Sau 50 năm, qua ba thời kỳ xây dựng, 2004, trang 144.
“Tòng lai quốc dân sở dĩ suy đồi trụy lạc chỉ vì hai nguyên nhân: bụng đói và óc đói. Bụng quốc dân đó còn có thể bới đất cuốc cỏ, bắt cá ở sông, quét lá ở rừng mà nhét cho đầy bụng đói. Đến như cái họa chết bằng óc đói thì tai hại thảm thiết không biết bao nhiêu…. Vậy thì chẳng gì cần hơn là giáo dục. Giáo dục tức là phương thuốc thánh để nuôi óc. Giáo dục tức là phương thuốc thánh để bổ óc. Chẳng bao giờ giáo dục chết mà quốc dân sống. Chẳng bao giờ giáo dục mất mà quốc dân còn. Chẳng bao giờ giáo dục suy mà quốc dân thịnh. Quốc dân chẳng sống, quốc dân chẳng còn, quốc dân chẳng thịnh, thì cái địa vị một nước ấy ra thế nào. Chắc ai là người có óc, có tai, có gan, có mật, không cần bõ bàn toán cũng đoán được tiền đồ rồi vậy.”
Thật tình tôi không nhớ lúc bấy giờ tôi viết gì trong bài luận văn nhưng nguyên văn bài viết của cụ Phan Bội Châu còn như in trong ký ức của tôi suốt hơn nửa thế kỷ qua. Trong cả một đời dâng hiến cho lý tưởng cách mạng, cụ Phan đã không bao giờ quên nhắc nhở đồng bào Việt Nam về công tác giáo dục, một trong những điểm thuộc về quốc kế dân sinh then chốt có tính cách chiến lược mà bất cứ nhà hoạt động chính trị nào cũng đều phải lưu tâm đến.
1.- Giáo xứ Tam Tòa, trường Tiểu học Pháp-Việt ở Đồng Hới và sách giáo khoa về địa lý.
Quản Trọng, một nhà chính khách cổ Trung Hoa đã từng nói: “Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc, thập niên chi kế mạc như thụ mộc, bách niên chi kế mạc như thụ nhân” (Nghĩa là: Kế hoạch một năm không gì bằng trồng lúa, kế hoạch mười năm không gì bằng trồng cây, kế hoạch trăm năm không gì bằng trồng người). Trồng người chính là giáo dục, là đào luyện và mở mang trí tuệ con người, là cung cấp hành trang kiến thức tư tưởng để dẫn dắc con người tiến lên trong cuộc sống ngoài trường đời, một công việc đòi hỏi nhiều người lưu tâm từ các thành viên trong gia đình đến các vai vế lãnh đạo cơ chế ngoài xã hội.
Việc tổ chức các cơ sở giáo dục của một vùng, một địa phương hay một tỉnh dĩ nhiên tùy thuộc vào đường lối và sự phân bố của hệ thống xuất phát từ trung ương hay địa phương theo tinh thần công lập hay tư thục, vẫn luôn luôn là một công tác then chốt trong chiến lược trồng người.
Dĩ nhiên mục đích của giáo dục thường được quan niệm theo nhu cầu của chính quyền, của một tập thể lãnh đạo hay của một cá nhân, và có thể thay đổi tùy theo các biến cố lịch sử xảy ra trong nước.
Tại Miền Trung, hệ thống thi cử của Nho học (các kỳ thi Hương) bị bãi bỏ vào năm 1918 (ở Bắc Kỳ bãi bỏ năm 1915) và thay thế vào đó là hệ thống giáo dục được tổ chức theo tân học nghĩa là dùng chữ Pháp và chữ quốc ngữ. Tuy thế, ảnh hưởng Nho học vẫn còn tồn tại trên đất Quảng Bình khá lâu bên cạnh sự có mặt của tân học.
Năm 1886, người Pháp chiếm Đồng Hới và tiến hành những cuộc cải tổ về hành chánh tại đây trong đó có vấn đề giáo dục. Thật sự chủ trương của người Pháp ở Việt Nam là củng cố hệ thống cai trị cho nên những việc làm liên hệ đến giáo dục như mở mang trường học, đào tạo cán bộ giảng dạy, ấn định chương trình học hành thi cử cũng chỉ dồn về một mục tiêu đó là mục tiêu chính trị nghĩa là đào tạo thêm người có khả năng nói và viết được tiếng Pháp để giúp họ trong vấn đề cai trị ở Đông Dương. Dù nhắm mục tiêu nào đi nữa, ngành giáo dục nếu được trực tiếp điều hành bởi những người có thiện chí thì đối tượng thủ đắc các lợi ích của ngành đó vẫn là tầng lớp thanh thiếu niên tại địa phương.
Thành phố Đồng Hới được mệnh danh là “Thành Phố Hoa Hồng” là thủ phủ của tỉnh Quảng Bình cho nên các cơ quan hành chánh của tỉnh được thiết lập tại đây trong đó có cơ sở giáo dục. Sau biến cố thất thủ kinh đô và vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, ngày 19-7-1885, người Pháp chiếm đóng lỵ sở Quảng Bình và cái tên Động Hải được ghi nhận trong tư liệu lịch sử Việt Nam đã bị người Pháp viết ra Donghoi rồi trở lại là Đồng Hới [1].
Tại làng Đồng Hải, truyền thống Nho học cũng còn hiện diện với một số các nhà Nho mở trường vừa dạy quốc ngữ cho lớp đồng ấu chuẩn bị vào trường tiểu học, vừa dạy chữ Hán cho những người lớn tuổi. Các cụ nhà Nho này nổi tiếng là những người viết chữ đẹp như các cụ Cửu Trác, cụ Giáo Ỷ. Tại làng Đồng Đình, khuynh hướng thiên về Tây học với một số học sinh của làng này khá rõ rệt lại theo học trường tiểu học Pháp-Việt. Trong khi đó làng Đồng Mỹ (tức giáo xứ Tam-Tòa) vừa có người theo Tây học, có người theo Nho học khá hài hòa.
Thật ra tính từ thời điểm vừa kể trên cho đến những năm đầu của thập kỷ 50 thế kỷ trước, cơ sở giáo dục ở Đồng Hới không có gì thêm ngoài một trường tiểu học thường gọi tên là Trường Tiểu Học Pháp-Việt mà vị trí đã được Nguyễn Tú (1920-2006), nhà Quảng Bình học, ghi lại trong tác phẩm Địa chí Đồng Hới như sau:
“Vào đến nội thành của thành Đồng Hới (hay Quảng Bình) từ cửa Bắc Môn, hai bên đường quốc lộ không có nhà ở. Bên phải là con đường cắt ngang đi vào nhà lao giam tội phạm, heo hút, tiếp đến là trường tiểu học, sau lưng trường là dinh cơ và là chỗ làm việc của quan Án Sát, chuyên về hình án; cách một con đường đất là đến Tòa Sứ, tức là trụ sở của bộ máy cai trị của người Pháp, bên ngoài có lính bồng súng canh gác đầy vẻ sát khí, chẳng có người dân nào lui tới! Không gian lạnh lùng! Tiếp theo cơ dinh của Tòa Sứ là đường đi vào Hoàng Cung, vào sân vận động và cuối cùng là dinh thự vừa nơi ăn ở vừa trụ sở làm việc của quan Tần Vũ, chức quan thay mặt triều đình, đứng đầu toàn tỉnh, chịu dưới sự điều khiển của Tòa Sứ người Pháp. Sát cửa Nam Môn có một tòa nhà dọc theo thành, trước dùng làm Hội quán Hội Trí Tri, sau dùng làm sở Mật Thám (còn gọi là Sureté). Tiếp sau hội quán này, có một vài nhà ở của một số công chức. Cũng đi từ Bắc Môn đến Nam Môn (cửa bắc, cửa nam) phía đường bên trái, suốt một chiều dài xuyên trung tâm bức thành mà chỉ có hai dinh cơ chiếm lĩnh, đó là phía bắc, dinh cơ viên Công sứ người Pháp, và cách một con đường ra cửa đông (Đông Môn) là đồn lính khố xanh người Việt do hai viên chỉ huy người Pháp điều khiển” [2]
Trên đây là vị trí của một số cơ sở hành chánh và giáo dục do người Pháp phân bố tại thị xã Đồng hới trước khi Việt Minh cướp chính quyền năm 1945. Năm 1947, khi người Pháp trở lại Đồng Hới, các cơ quan đó có lẽ cũng không có gì thay đổi nhiều. Thị xã Đồng Hới không có trường trung học như một số các thành phố khác như Vinh chẳng hạn còn có Collège de Vinh, cho đến năm 1949. Học sinh ở đây muốn đi học tiếp thì phải vào Huế hay vào Sài Gòn hoặc ra Hà Nội.
Trong số những người nắm chức vụ đốc học tức là hiệu trưởng Trường Tiểu học Pháp Việt tại Đồng Hới, Quảng Bình có lẽ cụ An-Đình Trần Kinh là người có để lại một tác phẩm văn học đặc biệt hơn cả. Vị đốc học này ngoài nhiệm vụ trông coi toàn bộ công cuộc giáo dục ở trong thị xã, còn có nhiệm vụ thanh tra hầu hết hệ thống giáo dục tại các trường ốc trong toàn tỉnh, tiếp xúc với nhà cầm quyền tỉnh để lo việc tuyển trạch nhân viên giảng huấn và liên hệ với cấp trên trực tiếp là Nha Học Chánh Trung Kỳ.
Cụ Trần Kinh sinh ngày 24 tháng 11 năm mậu tí (1888) tại Huế. Thân phụ ông là cụ Trần Hoằng Cương tước Hàn Lâm Viện Thọ Giảng Học Sĩ, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Lễ, tước Trùng Tứ Phẩm Phu Nhân, quán làng An Mỹ, tổng Phú Xuân, huyện Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên. Cụ An Đình nguyên theo Hán học, sau chuyển qua Tân học, đậu tú tài năm 1910 và theo ngành giáo dục từ tháng 2 năm 1911 tại Nha Học Chánh Trung Kỳ. Năm 1917, giáo học tại trường Quốc Học Huế. Năm 1921, bổ nhiệm Đốc học tỉnh Quảng Bình. Năm 1923, được phong Hàn lâm viện Thị giảng. Năm 1925, được phong Hàn lâm viện Thị độc, và tháng 6 được ân thưởng Đại Nam ngũ hạng Long bội tinh. Năm 1927, được Học chánh Ngân bội tinh. Năm 1929, thăng Thị độc Học sĩ. Năm 1930, thưởng Hàn lâm Danh dự Bội tinh. Năm 1933, cải thụ Hồng lô Tự khanh, bổ nhiệm Đốc học tỉnh Bình Định. Năm 1934, hoán cải Đốc học tỉnh Hà Tịnh. Năm 1936, ân thưởng Kim khánh hạng nhất, Thùy anh Hiên bội tinh. Năm 1937, thăng Quang lộc Tự khanh. Năm 1942, Đốc học Quảng Ngãi. Năm 1943, Đốc học Phan Thiết. Năm 1945, cụ An-Đình hưu trí. [3]
Cụ An-Đình Trần Kinh cũng đã từng cộng tác với tạp chí Bulletin Des Amis Du Vieux Hué của Linh mục Léopold-Michel Cadière trong những loạt bài viết có liên quan đến vua Hàm Nghi trong thời gian xuất đô và sống lưu vong trên vùng mạn ngược tại Quảng Bình, với những bản đồ ghi lại hành trình của vị vua ái quốc này.
Trong thời gian an dưỡng tuổi già tại An Đình Lạc Phố, Huế cụ An Đình Trần Kinh và các bạn đồng liêu ở trường Quốc Học Huế lập hội thi và sau đó gia nhập Hương Bình Thi Xã do cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị làm chủ súy.
Cụ Trần Kinh mất tại Huế ngày 25 tháng 3 năm bính ngọ (16.04.1966).
Trong thời gian làm đốc học Quảng Bình, cụ An Đình Trần Kinh đã viết quyển Quảng Bình địa dư tiện độc và được Nha Học Chánh Trung Kỳ dùng làm sách dạy cho các trường tiểu học tỉnh Quảng Bình từ năm 1925 cho đến năm 1945 mà thuở nhỏ trẻ con giáo xứ Tam Tòa đều thuộc. Cuốn sách này được cụ Huỳnh Côn, nguyên Thượng thư bộ Lễ, người làng Trung Bính, nay thuộc xã Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới, đề tựa. Trong bài tựa đó cụ Huỳnh Côn viết rằng:
“Ông Trần Kinh, đốc giáo các trường Sơ Đẳng tỉnh Quảng Bình mới làm một quyển sách phổ thông giáo khoa bằng chữ nước nhà, nhan đề là “Quảng Bình địa dư tiện độc”.
Trần quân có đưa bản thảo cho tôi xem, tôi vốn sẵn có mối cảm tình với sách quốc ngữ, thấy được một quyển sách hay ra đời, trong lòng lấy làm vui vẻ lắm.
Ông Trần Kinh đặt mình trong giáo giới đã thâm niên, việc giáo dục nhi đồng đã lão luyện, nay lại gia công trước thuật sách dạy trẻ thời chắc là có nhiều giá trị cho nên tôi chú ý xem kỹ.
Nói về môn loại, thời sách này thuộc về khoa học địa dư. Địa dư đã là một khoa học mà địa dư về nước mình, xứ mình là cần hơn, kẻ thiếu niên có học đến, biết đến thì mới sinh yêu mến giang sơn.
Nói về thể tài, sách này thuộc về lối ca trù, dùng điệu văn trên 6 dưới 8, gồm đủ các bài dạy về địa thế, giới hạn, sơn xuyên, khí hậu, thổ sản, kỹ nghệ, thương mại, chính trị, phong tục, nhân vật, đường sá, cổ tích... lời văn bình dị, ý nghĩa rõ ràng. Mỗi bài ở dưới có phụ lời chú thích, khảo cứu đích xác lắm. Nội dung kể cũng là hoàn bị vậy.
Chú ý của tác giả là muốn dùng thể văn lục bát là thể văn phổ thông trong nước để làm sách giáo khoa khiến cho trẻ ham đọc mà dễ nhớ, ngâm nga êm tai và đọc thấy thích chí, mau in sâu vào trí não của bạn nhi đồng. Cách này thực là tiện tiệp lắm.
Ngày nay, chính phủ đã chú trọng đến chữ quốc ngữ, dùng sách quốc văn làm cái lợi khí để dạy cho các lớp dưới ở các trường tiểu học, vậy bây giờ chính là lúc học giới, giáo giới nước mình cần phải có nhiều sách sơ đẳng giáo khoa bằng chữ nước nhà vậy.
Quyển sách “Quảng Bình địa dư tiện độc”, ứng thời mà xuất hiện, thiệt là thích hợp với sự nhu yếu của các thầy giáo và học trò về môn học địa dư. Thế là trong tủ sách quốc văn giáo khoa nay thêm một quyển mới. Trước khi dừng bút, tôi xin mượn mấy câu trong cuốn sách này để kết thúc bài tựa của tôi đây:
“... Non sông vẫn đất nước nhà
Đất nhà đã ở, việc nhà phải hay!
Việc nhà biết đủ một hai
Về sau khép lại trong ngoài hoàn dinh...”
Thái Tử Thiếu Bảo, Hiệp Đại Học Sĩ trí sĩ, Mỹ Hòa Tử, Hà Nguyên Hoàng Côn
cẩn tự Năm Giáp tý ngày rằm tháng chạp (9.01.1925).” [4]
Nhận dịnh về sách Quảng Bình địa dư tiện độc, cụ Nguyễn Tú đã viết rằng: “Quảng Bình Địa Dư Tiện Độc không chỉ là một sách giáo khoa trong phạm vi trường học mà còn là một cuốn địa chí tỉnh Quảng Bình bằng thể thơ lục bát và là những bài ca dao trong nhân dân Quảng Bình. Quảng Bình Địa Dư Tiện Độc đã vượt ra khỏi “sách vở”, tràn về dân chúng, từ trẻ học sinh đến bà già, ông già, người nông dân bình thường, đều thuộc.” [5]
Cụ Trần Kinh trong thời gian làm việc cũng đã từng giúp đỡ nhiều người, thí dụ trường hợp Đỗ Mậu có công ăn việc làm có thấy nhắc đến trong hồi ký của ông [6]. Ngoài ra cụ cũng có xuất bản một tập thơ có tên An Đình Thi Tập năm 1941 và trong năm 2005 con cháu của cụ cũng đã có tái bản thi tập này tại hải ngoại.
Viết về núi non Quảng bình, trong sách Quảng Bình địa dư tiện độc, cụ Trần Kinh hạ bút:
Quảng Bình nhiều đỉnh cao san,
Phía tây một dảy Giăng-màn xanh xanh,
Hoành sơn giống bức trường thành,
Phân chia Hà-Tịnh, Quảng-Bình làm đôi.
Tuyên-Hóa, Quảng-Trạch nhiều đồi,
Núi Vôi, Lèn Bắc, Đầu-Voi, Đại-Dù...
Bố-Trạch về miền thượng du,
Đinh-Công là một núi to nhưng là.
Quảng-Ninh, Lệ-Thủy phương xa,
Kê-Quan, Án-Mả cùng là Đâu-Mâu. [7]
Sau đây chúng ta thử đọc một bài thơ trong Quảng Bình Địa Dư Tiện Độc nói về thổ sản ở Quảng Bình:
Lại xem thổ sản các đồ
Tỉnh này cũng chẳng kém thua tỉnh nào.
Vì rằng các mỏ chưa đào
Cho nên khoáng-sản chưa thao lợi quyền.
Còn nhiều sản-lợi thiên nhiên,
Săng-súc, gõ-ván về miền sơn-lâm.
Trắc, mun, gõ, dẻ và lim,
Dạ-hương, huê-mộc, hoàng-tâm, kiền-kiền...
Quảng-bình ít chỗ phì-điền,
Bình-nguyên lại hẹp, cho nên dân nghèo.
Thượng-du lắm chỗ tiêu điều,
Tuyên-hóa, Bố-trạch phần nhiều điêu-hao.
Quảng-Ninh, Lệ-Thủy lúa nhiều,
Đồng sâu ruộng tốt, dân giàu mấy lâu.
Lại còn các thứ hoa màu:
Sắn, khoai, bắp, đậu, đâu đâu cũng trồng.
Bố-Trạch thuốc, Quảng-Trạch bông,
Ở huyện Tuyên-Hóa, nhiều đồng ruộng dâu.
Bố-Trạch trồng nhiều mía lau,
Làm ra đường mật, bán vào thương gia.
Còn làng Cảnh-Dương, Lý-Hòa,
So bề ngư nghiệp, lại là phần hơn.
Mỹ-Hòa, Đồng-Hới, Lý-Nhơn,
Cũng một nghề ấy, làm ăn sang giàu. [8]
Viết về thị trấn Ba Đồn, nơi có chợ phiên mỗi tháng ba lần vào các ngày mồng sáu, mười sáu, hâm sáu âm lịch, qui tụ khách thương hồ từ khắp nơi trong tỉnh đến đó buôn bán, cụ Trần Kinh viết rằng:
Ba-Đồn là chợ xưa nay,
Tụ nhân tụ hóa mười ngày một phiên.
Phố phường Nam khách hai bên,
Mỗi phiên đông đến vài nghìn người ta.
Thương-thuyền đi bán phương xa,
Chỉ có hai cửa: Lý-hòa, Cảnh-dương... [9]
Viết về sông ngòi ở Quảng-Bình, cụ Trần Kinh đã toát lộ năng khiếu thi ca của mình trong dăm ba câu rất tài tình như:
Lại xem bờ bể đâu-đâu
Cũng là cát trắng, một màu dài ghê.
Từ trên ngọn núi chảy về,
Trổ ra cửa bể, sông chia năm giòng:
Sông Ròn, sông Gianh, hai sông,
Lý-Hòa, Nhật-Lệ lại cùng sông Dinh.
Tựu trung chỉ có sông Gianh,
Là sông lớn nhất ở trong tỉnh mình. [10]
Còn rất nhiều bài thơ thần tình ghi lại các khía cạnh sinh hoạt của Quảng Bình trong Quảng Bình địa dư tiện độc khiến cho ta có thể nghĩ rằng linh hồn của đất nước và con người vùng này vẫn luôn hiện diện trong tác phẩm đó trải qua bao thế hệ.
Về y phục của học trò thuở trước, học sinh đi học thường mặc áo dài đen, quần trắng, đầu đội mũ “phớt” trắng hay mũ “cát” (casque). Sinh hoạt của giới dạy học thời trước, theo cụ Nguyễn Tú cho biết, ở Đồng Hới hồi đó cũng không có gì đặc biệt: chỉ có một vị ‘thày giáo” (giáo viên trường tiểu học) độc nhất chơi quần vợt là “thầy trợ Quýnh” , một vị khác cũng là giáo viên tập thể dục buổi sáng, chạy bộ trên đường phố là “thầy trợ Đoàn” và vài ba thầy giáo khác có chân trong đội bóng đá của thanh niên Đồng Hới như thầy trợ Lượng (sau làm đốc học), thầy Đào Duy Anh, thầy trợ Suyền tức Lê Tụ Suyền và lớp thầy giáo về sau (khoảng các năm 1928-1935) còn có thầy trợ Ràng... [11] Trong hồi ký Nhớ nghĩ chiều hôm, Đào Duy Anh cũng từng dạy học tại trường tiểu học Đồng Hới cho biết sinh hoạt của giới dạy học ở đây khoảng năm 1925-26 cũng bình thường nếu không nói là buồn tẻ, có người buổi chiều không biết làm gì tụ nhau lại ở hội Quảng Tri đọc báo, bàn chuyện phiếm, đánh bạc hay nhóm họp văn nghệ dạy nhau ngâm thơ, đánh đàn. [12]
Về sau cũng có thầy Hà Thúc Lãng về làm đốc học ở Đồng Hới mà học trò của thầy có người nổi danh như cụ Hà Thúc Ký (1920-2008) của đảng Đại Việt chẳng hạn.
Sau khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ ở Hà Nội ngày 19.12.1945 rồi lan rộng khắp nơi, thị xã Đồng Hới cũng bị cuốn vào cơn lốc khói lửa và vì đây là một thành phố cảng cho nên người Pháp đã lưu ý đưa quân đổ bộ lên thành phố này vào ngày 27 tháng 3 năm 1947. Việt Minh theo đường bộ rút lên chiến khu Thuận Đức, Phú Quý, Ba Đông, Rẫy Câu, đường thủy thì lên Rào Trù, Rào Đá, Bến Tiêm hoặc thượng nguồn sông Long Đại. Công cuộc giáo dục cũng được Việt Minh tiến hành trong những điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến nhưng họ cũng cố gắng như dựng lại trường học, ban đêm dạy người lớn học bình dân học vụ, tiếp tục chống giặc dốt, ban ngày dạy học sinh tiểu học, tiếp tục chương trình giáo dục mang từ Đồng Hới lên.
Đối với người dân Quảng Bình, dù trong tình huống nào đi nữa cũng phải lo lắng việc học hành cho con em và đó cũng là lý do mà ngành giáo dục ở tỉnh này tiến từ bậc tiểu học lên trung học dù ở bên này hay bên kia chiến tuyến.
2.- Trường Trung, Tiểu học Chơn-Phước Phượng của Dòng Thánh Tâm (Sacré Coeur) tại Tam-Tòa, Đồng Hới.
Đối với các nhà truyền giáo, việc rao giảng Tin Mừng luôn luôn đi kèm với các công tác chấn hưng xã hội mà trong đó vấn đề xây dựng trường học, tổ chức giáo dục cho con em trong họ đạo là một trong những công tác trọng yếu. Có nhiều vị linh mục chú trọng đến xây cất trường học cho giáo dân đôi khi ưu tiên hơn cả việc xây dựng thánh đường.
Năm 1945, linh mục Lê Văn Thành (anh của linh mục Lê Viết Phục, Dòng Chúa Cứu Thế ở Huế) làm phó xứ cho linh mục Morineau, tức cố Trung, sau đó lên thay cố Trung ở cương vị chính xứ tại giáo xứ Tam Tòa. Năm 1948 cha Thành đi làm tuyên úy quân đội và linh mục Simon Hoàng Văn Tâm được đổi đến thay cho linh mục Lê Văn Thành để làm chính xứ ở đây. Sáng kiến thành lập một trường trung học tại giáo xứ Tam-Tòa chung cho toàn thị xã Đồng Hới và tỉnh Quảng Bình có lẽ là sáng kiến của linh mục Hoàng Văn Tâm.
Trước đây ở vị trí đầu làng Đồng Mỹ kế cận với thành Đồng hới có một cơ sở giáo dục do linh mục Morineau xây cất năm 1940 sau khi ngài xây xong thánh đường Tam Tòa. Khu trường này gồm một dảy nhà dài bốn phòng tường xây gạch rất kiên cố trên nền bằng đá tảng có tên là Trường Tiểu học Sainte Marie. Ở bên kia đường cách kho xăng của cụ Bát Viếng tức Hoàng Liễn là một dảy nhà khác của ông Nguyễn Đệ, Chánh văn phòng của Quốc Trưởng Bảo Đại, cũng được linh mục Morineau thuê lại để làm trường học vì địa điểm kia không đủ chỗ. Trường dạy cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt do một số giáo viên người Pháp và Việt như thầy Tống Văn Sơn, thầy Đoàn, cô Thư v.v... Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9.03.1945), người Nhật dùng trường này để đặt bộ chỉ huy còn bộ phận truyền tin thì họ đặt ở vườn dương bờ sông nhà cụ Nguyễn Hoàn (thân phụ của ông Nguyễn Đức Thạnh hiện ở Georgia).
Trước khi nói về Trường Trung Học Chơn Phước Phượng, một cơ sở giáo dục của Dòng Thánh Tâm tại Tam Tòa, Đồng Hới, thiết tưởng cũng nên biết qua về sự hình thành và đường lối tu đức của Dòng này mà Dòng mẹ được đặt tại Huế.
Năm 1924, được sự chấp thuận của Bộ Truyền Giáo ở Tòa Thánh Vatican, Đức Giám Mục Eugène Allys (tên Việt Nam là Lý, 1852- 1936) đã lập tại Giáo Phận Huế một dòng nam lấy danh xưng là “Dòng Anh Em Hèn Mọn Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu” thường gọi tắt là Dòng Thánh Tâm (Sacré Coeur). Mục đích của Dòng này chuyên lo vấn đề giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em trong các giáo xứ và cũng nhằm đào tạo các vị thầy giảng lo việc giảng đạo cho người tân tòng. Trụ sở chính của Dòng đặt tại Phường Đúc tức làng Trường An, phía tây nam cách kinh thành Huế khoảng 6 km, nay thuộc làng Dương Xuân Hạ. Cơ sở xây cất của Dòng tiên khởi do linh mục Hồ Ngọc Cẩn lúc bấy giờ làm cha sở giáo xứ Trường An phụ trách. Linh mục Hồ Ngọc Cẩn sau đó được cử làm Bề Trên Tu viện Thánh Tâm với 25 vị tu sĩ tiên khởi. Dòng tuần tự phát triển khắp Giáo phận Huế như ngày 20-8-1932 khánh thành tư thục Thánh Giuse ở Phủ Cam. Ngày 8-9-1932 thành lập trường Sohier tại Xuân Long (Huế) nhưng được một thời gian về sau cơ sở này đóng cửa. Tháng 11- 1933, Dòng có thêm một cơ sở giáo dục là trường Lại Ân ở huyện Phú Vang, Huế.
Năm 1935, Tòa Thánh cử Linh mục Hồ Ngọc Cẩn làm Giám Mục Bùi Chu và tháng 4 năm 1935, linh mục Trần Văn Phát được cử làm Tu viện trưởng Dòng Thanh Tâm. Linh mục Trần Văn Phát cũng có lúc đã làm Phó Xứ Giáo Xứ Tam Tòa (1916-1921). Tháng 11 năm 1946, Dòng có lúc tản cư ra Ba Canh nằm trên ranh giới giữa Quảng Trị và Quảng Bình rồi năm 1948 lại hồi cư về Huế. Trong thời gian linh mục Trần Văn Phát nhậm chức Tu viện trưởng, linh mục có soạn một bản “Hiến pháp” của Dòng nhằm chuẩn bị cho Dòng những bước tiến vững chắc về sau. [13]
Trong năm 1948, do sự thỉnh cầu của linh mục Simon Hoàng Văn Tâm, Dòng Thánh Tâm chuyển một số bộ phận ra Quảng Bình thiết lập một cơ sở mới tại Tam Tòa gồm có một chi nhánh tu viện và một cơ sở giáo dục gồm hai bậc tiểu học và trung học có tên Trường Trung Tiểu Học Chơn Phước Phượng, tức là lấy danh xưng của Chơn Phước Mathêô Nguyễn Văn Phượng vốn là trùm hạt Quảng Bình đã tử vì đạo tại Đồng Hới ngày 26-5-1861 mà đặt cho trường và địa điểm của Trường Tiểu Học Sainte Marie trước đây được chọn để xây dựng cơ sở này. Một tòa nhà hai tầng cũng đã được Dòng xây dựng quay lưng lại với dòng sông Nhật Lệ phối hợp với dãy nhà cũ như hình chữ L với một cột cờ cao vút dựng lên ở giữa sân trường cùng với một cái sân bóng chuyền hấp dẫn rất nhiều học sinh và các đoàn thể thanh niên, quân đội đến chơi bóng.
Trong số các sư huynh đến dạy học tại trường này gồm có sư huynh Laurent (Trần Văn Đàng) làm Hiệu Trưởng, và các sư huynh Jérôme, Jean Hoan, Bernard, Matthieu, Tadeo, Bonaventura, Tô-Ma (tức thầy Thiện), Martin (cũng gọi là Mai Thịnh, về sau bị VC bắt tại giáo xứ Phủ Cam trong vụ Tết Mậu Thân 1968 và bị giết), Louis (có tên là thầy Duyên, sau này hồi tục và làm nhân viên hành chánh tại Hạ Nghị Viện Việt Nam Cộng Hòa tại Sài-Gòn), Phanxicô Trung tức Phan-Trung. Các sư huynh trên đây về sau một số vị được Tòa Thánh nâng lên chức linh mục như cha Laurent (sau này trở thành Bề trên Dòng Thánh Tâm), cha Jérôme, cha Jean Hoan, Bonaventura, Bernard (tức cha Ngô Đình Chí hay Chính). Tại cơ sở tu đức này cũng có một số thanh niên vào tu học để tiếp tục làm thầy dạy học hay giúp việc cho các linh mục triều tại các giáo xứ.
Chương trình học áp dụng tại Trường Trung Tiểu Học Chơn Phước Phượng là chương trình Hoàng Xuân Hãn về sau được thay đổi chút ít gồm có tiếng Việt là chính, với các môn ngoại ngữ như tiếng Pháp và tiếng Anh. Các lớp có từ Đệ thất (lớp 6) đến Đệ tứ (lớp 9). Trong các phòng học, học sinh vẫn còn nhớ các khẩu hiệu cắt bằng giấy mầu dán lên tường trên bảng đen như: Tương lai nước nhà do nơi thanh niên, Biết vâng lời sau mới biết điều khiển hoặc các danh ngôn khác như Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông (Lời nói của Nguyễn Bá Học) v.v...
Tuy không có chương trình dạy giáo lý cho học sinh nhưng giữa các giờ học buổi sáng cũng như buổi chiều có người gióng lên ba tiếng chuông nhỏ treo ở gian cuối cùng của dãy nhà cũ gọi là một phút “nhớ Chúa” , và lúc bấy giờ tất cả học sinh và thầy giáo đều đứng lên. Vị thầy giáo cũng là sư huynh xướng lên câu kinh Latinh như sau:
- “Sursum corda” (nghĩa là: Hãy nâng tâm hồn lên).
Tất cả học sinh đáp lại:
- “Habemus ad Dominum”! (nghĩa là: Chúng con đang hướng về Chúa).
Thật sự đa số học sinh lúc bấy giờ không hiểu ý nghĩa câu này nhưng tất cả đều kính cẩn trong phút đó kể cả rất nhiều học sinh vốn có tôn giáo khác như Phật Giáo hay đạo ông bà. Trường Chơn Phước Phượng tuy mở ra ở giáo xứ Tam Tòa nhưng vẫn thu hút rất nhiều học sinh trong toàn tỉnh vì chỉ có đây là nơi mở bậc trung học theo đúng chương trình của Bộ Quốc Gia Giáo Dục mà thôi.
Các sư huynh Dòng Thánh Tâm dạy học tại trường phải nói là những tấm gương mẫu mực của những người hiến thân cho lý tưởng tôn giáo và giáo dục. Ngày nay có rất nhiều người xuất thân từ ngôi trường nhỏ bé này mỗi lần có dịp nhắc lại trường cũ đều nói đến với tất cả tấm lòng mến thương.
3.- Kỷ niệm và dấu ấn kỷ niệm qua bút ký của một vị mục tử Tam Tòa.
Đối với Trường Chơn Phước Phượng, ngày 26-5 là một ngày lễ hội vì đó là ngày lễ kinh Chơn Phước Mattêo Nguyễn Văn Phượng được toàn thể giáo xứ Tam Tòa tổ chức rất long trọng hằng năm. Vào ngày đó có một thánh lễ chung cho toàn giáo xứ tổ chức tại ngôi đền nhỏ trong khuôn viên khá rộng của con cháu ngài ở khu vực Xóm Trên đường Truyền Giáo. Ngày đó toàn thể học sinh được nghỉ học và tập trung về trường để dự lễ và tham gia các hoạt động văn hóa như làm bích báo, triển lãm thành tích học tập, dự buổi diễn kịch và thể thao như bóng chuyền, biểu diễn xe đạp chậm trên các lằn vôi giữa sân trường. Xe đạp được trang trí hai bánh bằng những tấm bìa tròn vẽ đủ màu sắc khi lăn bánh trông rất đẹp mắt.
Mỗi lần nhắc đến Trường Sainte Marie hay Trung Học Chơn Phước Phượng là một số kỷ niệm dấy lên trong trí người viết bài này. Lúc bấy giờ có lẽ khoảng năm 1948, 1949 trường Sainte Marie thu nhận cả học sinh nam, nữ. Tôi theo các chị tôi cũng đi đến trường nhưng học lớp đồng ấu. Thầy dạy của tôi là thầy Phán (sau này gọi là cậu Phán, em ruột bà thím của tôi là bà Nguyễn Thị Mầu, 93 tuổi hiện còn sống ở Việt Nam) mỗi lần bắt tôi trả bài không thuộc, nạt nộ dọa đánh rất dữ dằn. Lúc bấy giờ tôi có tật “nói đớt” phát âm chữ l ra chữ d. Mỗi lần thấy thầy Phán dọa đánh, tôi vừa khóc vừa mếu máo, thay vì nói “Lạy eng tha cho tui “ thì lại nói “Dạy eng tha cho tui.” Thầy Phán nghe vậy càng được thể hét thêm: “Mi mà dám dạy tau hả?” Eng là thổ ngữ Tam Tòa có nghĩa là anh.
Cũng một kỷ niệm khác liên quan đến trường Sainte Marie. Xứ đạo Tam Tòa có thói quen đọc kinh chiều tại nhà thờ. Mỗi chiều người lớn trẻ con đều tập trung về đó, khoảng 5 giờ chiều, để đọc kinh chung với nhau. Thường mỗi buổi chiều nhất là về mùa hè lính Pháp trong thành phố Đồng Hới thường lái xe Jeep đi ngang qua làng tôi (Tam Tòa) ra tắm ở cửa biển Nhật Lệ. Một số “tướng giặc” năm bảy đứa trong đó có tôi, ( Hùng, con mệ Nữ, sau này là ký giả Hạ-Thảo của nhật báo Đông Phương, báo Sống của Chu Tử ở Sài Gòn trước năm 1975 bây giờ ở Ohio, Tâm con ông Để, sĩ quan QLVNCH, tử trận hồi 1968), cả bọn nhóc trốn giờ đọc kinh, thường hay tập trung trước trường Sainte Marie, nói tiếng Tây (dĩ nhiên là tiếng bồi) chận đón xe bọn lính Pháp đi tắm biển để được cho đi xe tới Độông Truột (tức cuối làng, nay là cống thoát thủy Hải Thành)), ngồi đó đợi tụi Tây tắm xong trở về lại được đi một chuyến nữa... Khi cả bọn nhóc đã lên xe, tất cả hồ hởi không còn biết gì hết rống lên nghe vang cả một vùng “ Xanh Mari! Xanh Mạ-rị!” có nghĩa là chạy tới trường Sainte Marie ở đầu làng. Bọn Tây biết ý lũ nhóc nên đến đó là dừng xe lại. Cha sở để ý theo dõi và nghĩ kế hoạch ra tay trị lũ nhóc. Một lần nọ, khi xe chạy ngang nhà thờ, và bọn nhóc chúng ta đang gân cổ lên gào” Xanh Mari, Xanh Mạ-rị”, bỗng nhiên xe Jeep ngừng lại giữa đường ngay trước nhà thờ và cha Tâm xuất hiện trong chiếc áo chùng thâm, với chiếc roi mây dài quất túi bụi lên đầu, lên cổ bọn nhóc trốn đọc kinh. Chúng tôi hoảng hồn mạnh đứa nào đứa nấy nhào ra khỏi xe, chạy bán sống bán chết về nhà. Từ đó chấm dứt luôn cái cảnh xin đi xe của Tây.
Thêm một chuyện cũng nằm trong vùng kỷ niệm. Vườn nhà cha sở có nhiều cây cổ thụ mọc rậm rạp phủ bóng ra bờ sông Nhật-Lệ nom tựa như một khu rừng nhỏ. Bọn nhóc chúng tôi thỉnh thoảng trốn giờ đọc kinh chiều (lại trốn nữa !) lẫn vào khu vườn này tìm một loại đài hoa gọi là bông thổi dài và nhọn như lá tre. Mặt trước của đài hoa này có một lớp mỏng như giấy kính, dùng hai tay xoa tròn cái đài thì mặt trước đó sẽ bung ra, cho miệng thổi vào cuống đài thì toàn cái đài sẽ phình to ra như ta thổi bong bóng cao su ngày nay vậy. Bọn trẻ chúng tôi thích loại đồ chơi này. Thỉnh thoảng biết chúng tôi hay “xâm nhập” khu rừng cấm này để lượm “bông thổi” cha Tâm chuẩn bị ná cao su và bắn, may mà ít đứa bị trúng đạn của cha, chỉ thấy đạn bi (bằng đất sét vo tròn phơi nắng) bay soàn soạt trên lá cây. Có lẽ cha bắn để đuổi dọa thôi!
Ngày 20 tháng 7 năm 1954, hiệp định Genève chia đôi đất nước từ vĩ tuyến 17. Trường Trung Tiểu học Chơn Phước Phượng di cư vào Huế và toàn bộ giáo xứ Tam Tòa đã di cư vào Đà Nẵng, sống một cuộc đời mới, khép lại một trang lịch sử về giáo dục, giã từ đất mẹ Quảng Bình trong một cuộc hành trình xuôi Nam. Linh mục Neyroud, tuyên úy quân đội Pháp ở Đồng Hới lúc bấy giờ kêu gọi ba người học sinh của trường Chơn Phước Phượng là các anh Nguyễn Cần (sau này là nhà báo Tú Gàn hay Lữ Giang), Nguyễn Kim Thuyên và Lê Trung Thà trước có đi tu ở Tiểu chủng viện An Ninh (Cửa Tùng, Quảng Trị) là những học sinh của Trường vì biết tiếng Pháp tình nguyện ở lại giúp Quân đội Pháp trong việc làm sổ sách sưu tra lý lịch như ghi danh, lăn tay cho các người di cư cuối cùng ở các làng Công Giáo phía ngoài như Kẻ Sen, Kẻ Bàng, Hoàn Lão tập trung về Đồng Hới để di cư vào Nam. Sau đó vì linh mục Neyroud phải vào Đông-Hà (Quảng Trị) gấp nên giao ba thanh niên này lại làm việc với một viên Trung-úy người Pháp. Trước khi ra đi, linh mục Neyroud cho ba người này 3 két lựu đạn loại OF và một tạ gạo và dặn rằng cứ xuống sông Nhật Lệ ném vài quả rồi vớt cá lên mà luộc ăn. Theo Nguyễn Cần cho biết, viên Trung úy Pháp này (lâu ngày không nhớ tên) là một người rất xông xáo, có thiện chí vô cùng. Chính anh ta đem cả một tiểu đội lính Pháp đến nhà thờ Tam Tòa leo lên lầu chuông, tháo mấy quả chuông ra và dùng dây dù buộc vào bánh xe quay đưa chuông xuống đất. Bàn thờ bằng gỗ chạm huỳnh đàn, nhà tạm, tượng thánh giá do nhóm nghệ nhân Tam Tòa thực hiện từ năm 1902, tất cả các ghế quỳ trong nhà thờ cũng được viên Trung úy này cho xe quân đội Pháp đến chở hết vào Đà Nẵng. Ngoài ba thanh niên nói trên còn có anh Hoàng Lương lúc bấy giờ làm công an quốc gia cũng là người ở lại đến giờ chót, có nhiều sáng kiến trong việc bắt chó (làm thịt) lúc bấy giờ chạy hoang trong làng rất nhiều vì các chủ nhà đã ra đi. Lúc bấy giờ mọi người trong làng Tam Tòa đều đi Nam bằng nhiều phương tiện như đường bộ, máy bay các loại được người Pháp trưng dụng, và đường biển (ghe thuyền). Ngày 8 tháng 8 năm 1954, các toán quân Pháp cuối cùng được lệnh rút ngay ra khỏi Đồng Hới. Ba anh Cần, Thuyên, Thà ngồi trên một chiếc Dodge 4 khi đi ngang Quán Hàu nhìn lui đã thấy thành phố Đồng Hới bị cháy (có lẽ do quân đội Pháp phóng hỏa) và trên đường phố Đồng Hới, Việt Minh đang huy động dân chúng biểu tình. [14]
Đối với những người giáo dân Tam Tòa hiện còn sống ở hải ngoại và trong nước, có lẽ linh mục Đỗ Bá Ái, bào huynh của linh mục Đỗ Bá Công (nhạc sĩ), người Kẻ Văn (Quảng Trị) làm phó xứ Tam Tòa, Đồng Hới (1953-1954) là vị mục tử được giáo dân kính mến và nhớ ơn nhiều nhất vì những công lao ngài đổ vào để xây dựng lại giáo xứ Tam Tòa Đà Nẵng, sau cuộc di cư năm 1954. Ngài hiện hưu dưỡng tại nhà người em ruột ở Allentown, tiểu bang Pennsylvania, 84 tuổi, tác giả cuốn sách Đời đáng sống tuyển tập những bài giảng của ngài trong thời gian tại Đà Nẵng, 1954-57. Sách được tái bản nhiều lần.
Sau đây, xin đọc bài của linh mục Đỗ Bá Ái viết về giáo xứ Tam Tòa, Đồng Hới vào ngày trước khi cất bước ra đi.
“ Hồi tháng 10 năm nay (2004), Tôi được may mắn về thăm Giáo xứ Tam Tòa thân yêu (ở Đà Nẵng). Cha Quản xứ cho tôi hay: Giáo xứ đang chuẩn bị mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo xứ. Ngài yêu cầu tôi với tư cách là người sáng lập, viết vài trang lưu niệm trong tập Kỷ Yếu. “Thưa cha, tôi nói, con tuổi Sửu năm nay 80 rồi, chân chậm, mắt lòa, trí khôn lộn xộn, trí nhớ quên trước quên sau, lẩm cẩm rồi, viết ra con sợ làm nhơ tập Kỷ yếu”. Ngài đáp: “Cha khiêm tốn quá, phong độ còn dư.” Tôi làm thinh.
Bước theo ngài tôi lên tầng 3 nhà xứ mới. Phòng bè khang trang, đầy đủ tiện nghi không thua chi Mỹ. Một đêm ngủ an lành.
Vừa mới 5 giờ sáng, chuông nhà thờ đổ inh ỏi. Tiếng hát ở loa vang dội. Tiếng kêu gọi của chủ chăn rang rảng. Mọi sự như hồi nào cách đây 50 năm. Bụng bảo dạ. Tôi còn mơ sao? Sao mà tiếng chuông ngân giống hệt tiếng chuông ở Tam Tòa Đồng Hới trên dòng sông Nhật Lệ. Phải có may giây, tôi mới hoàn hồn. Thì ra chính mình đã đưa chúng vào đây, treo chúng trên một dàn gỗ thô sơ, đặt trên bãi cát xồm xộp.
Bước vào nhà thờ, nhìn lên trần, ánh đèn điện tỏa xuống trên cây Thánh giá lớn bằng gỗ, với tấm thân trần trụi của Chúa Giêsu gắn vào. Đó là công trình nghệ thuật chạm trổ do bàn tay người Tam Tòa tác tạo với tất cả niềm tin yêu của họ. Tôi còn nhớ tên và giờ đây nêu lên một ít người để hậu thế hảnh diện: Đó là ông: …
Giữa cung thánh là Bàn thờ chính cũng được chạm trổ rất công phu. Tôi tự bảo: Ai ngờ Thánh thể Chúa đã ngự xuống trên bàn thờ nầy, qua bao thế hệ trước, sau cuộc bể dâu, lại còn khấng ngự xuống cũng trên bàn thờ nầy để song hành với thế hệ hiện tại và tương lai.
Thế rồi kỷ niệm ngày cuối cùng của tôi ở Tam Tòa hiện ra trong trí lòng tôi.
Cha già Hoàng Tâm đã lên đường vào Huế. Cha Trần Văn Cần tiếp tục theo sau, chỉ còn tôi ở lại.
Trong nhà thờ, tất cả đồ vật còn y nguyên. Từ cây Thánh giá, bàn thờ, ghế quỳ giáo dân vẫn lặng lẽ nằm yên tại chỗ. Tôi nhìn mà chỉ biết thở dài ngao ngán, làm sao chuyên chở đi. Vô phương.
Bất giác tôi nhìn lên Thánh giá cầu nguyện: “Lạy Chúa, cương vị phó xứ của con đến đây chấm dứt. Đức Cha ở Huế, không nhắn một lời chỉ dạy. Nhưng con hứa với Chúa, con vẫn tiếp tục hướng dẫn đoàn chiên Chúa trao. Con không biết đem họ về đâu, không biết sẽ làm gì cho họ. Cuộc đời Linh mục của con quyết sẽ gắn liền với đời sống của họ, ngọt đồng chia, chua đồng nếm, vui buồn sướng khổ bên nhau. Xin Chúa giúp con”… Thời gian đâu mà cầu nguyện nhiều, lòng trí đâu có định để nói dài với Chúa.
Tôi ra khỏi nhà thờ, vòng quanh nhà xứ. Ôi, vui chi là vui. Năm bảy chục chai rượu lễ đang âm thầm chen chúc nhau trong một phòng nhỏ. Tôi nảy ra ý kiến: “Với kho rượu nầy, cho mấy ông lính Tây xử dụng, thì dạy chi làm nấy”.
Tôi chạy tìm Cố Neyroud: “Cha có cách gì xin cấp trên cho con một ít lính và ít xe G.M.C. để chuyên chở đồ đoàn nhà thờ đi được không? Bỏ đi tiếc lắm, cứ đưa vào Đồng Hà để nơi nhà xứ”.
Cố Neyroud đồng ý ngay. Chiếc Môtô của Ngài chạy như bay lên Đồng Hới. Chỉ nội trong một tiếng đồng hồ, một tiểu đội lính và 5 xe G.M.C. đến trình diện tôi.
Lẽ dĩ nhiên tôi biết phải làm gì?.. “Mời các anh theo tôi… Tôi chỉ vào phòng rượu lễ: “À votre disposition. Của các anh đó. Tha hồ uống. Họ sáng mắt lên. Mỗi người cầm một chai đi theo tôi vào nhà thờ. Tôi ra lệnh: “Tout, sans exception, aux camions” Hãy đem lên xe hết, không chừa cái gì.
Tôi nói nhỏ với viên Thượng sĩ chỉ huy: “Xin Thượng sĩ cứ điều động anh em và sắp đặt theo kinh nghiệm chuyên môn của Thượng sĩ.”
Tôi không nhớ họ chuyên chở thế nào. Nhưng đến đây, tôi có điều muốn nói lên với chút ân hận. Sự thể là khi thấy họ đưa hai tượng to lớn của Thánh Hoan và Thánh Phượng, phần thì nặng lại còn dễ vỡ, đem lên xe chắc sẽ tan tành, nên tôi xin họ theo tôi đem ra bãi cát phía sau nhà xứ và dạy họ đào cát chôn. Khi chôn, trái tim tôi se lại, mắt tôi nhắm nghiền, miệng tôi thầm thỉ: “Xin hai Thánh thông cảm và tha cho con.”
Tôi tin tưởng hai Thánh không trách cứ việc tôi làm, vì hai Thánh đã giúp tôi gặp lại đoàn chiên và cùng nhau nhanh chóng làm lại cuộc đời thiêng liêng lẫn vật chất…” [15]
Trung úy hay Thượng sĩ gì đó thì cũng được tùy theo trí nhớ của mỗi người, chẳng quan trọng khi sai biệt chút đỉnh ở tiểu tiết, nhưng đó là một giai thoại đáng ghi nhớ của giáo xứ Tam Tòa khi bước vào thời kỳ khó khăn.
Ngày nay, giáo xứ Tam Tòa đã đi vào lịch sử với biến cố ngày 20-7-2009. Đồng Hới đã đổi thay khuôn mặt nên người dân phương xa nếu có trở về quê cũ cũng không thể nào nhìn lại được dấu tích ngày xưa, đúng như lời thơ chua xót của Bà Huyện Thanh Quan:
Tạo Hóa gây chi cuộc hý trường,
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương?
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương…
New Jersey 30/9/2009
CHÚ THÍCH:
1.- Nguyễn Tú, Địa chí Đồng Hới, Trung Tâm VHTT, 2000, trang 13.
2.- Nguyễn Tú, Sđd, trang 80.
3.- An Đình Trần Kinh, An Đình Thi Tập 2005, trang iii; Tiểu sử cụ An-Đình Trần Kinh do bà Trần Thị Cẩm Tuyến ở Oregan cung cấp; Nguyễn Đức Cung, Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại, 1075- 1975, Nhà xuất bản Nhật-Lệ, 2006, trang 207.
4.- Nguyễn Tú, Quảng Bình nhân vật chí, Hội Văn Học Nghệ Thuật Quảng Bình, 2002, trang 119.
5.- Nguyễn Tú, Địa chí Đồng Hới, Sđd, trang 283; Nguyễn Đức Cung, Sđd, trang 208.
6.- Đỗ Mậu, Việt Nam máu lửa quê hương tôi, Hồi ký chính trị, 1993, trang 24.
7.- An Đình Thi Tập, Sđd, trang 1.
8.- An Đình Thi Tập, Sđd, trang 2.
9.- An Đình Thi Tập, Sđd, trang 3.
10.- An Đình Thi Tập, Sđd, trang 1.
11.- Nguyễn Tú, Sđd, trang 334.
12.- Đào Duy Anh, Nhớ nghĩ chiều hôm, Hồi ký, Nxb. Trẻ, 2000, trang 7.
13. Lê Ngọc Bích, Nhân vật giáo phận Huế, Tập I, Lưu hành nội bộ, 2000, trang 331.
14.- Nguyễn Cần, Tư liệu đã đăng trên Tuần báo Sài Gòn Nhỏ và các báo điện tử trước đây.
15.- Kỷ yếu Nhà thờ Tam Tòa, Sau 50 năm, qua ba thời kỳ xây dựng, 2004, trang 144.