Khi nói đến giầu nghèo người ta liên tưởng đến của cải, vật chất ở đời. Càng có nhiều của càng giầu. Trái lại ít của là kẻ nghèo. Xã hội dùng gia tài, của cải làm thước đo mức giầu nghèo của một người. Quốc gia dùng kinh tế và mức sống người dân để so sánh giầu nghèo, giữa nước này với nước nọ. Cá nhân dùng của cải để phân biệt, thành phần, giai cấp giầu nghèo. Quốc gia dùng kinh tế xếp hạng nhóm nước giầu, nhóm nước nghèo. Cá nhân giầu lại dùng tiếng nói, chỗ đứng trong xã hội và quyền thế mua chuộc đệ tử. Quốc gia giầu có dùng viện trợ kinh tế ép các nước nghèo chiều theo ý họ. Hình thức nô lệ tân thời, thực dân kinh tế. Của cải thường chung vai, sát cánh với quyền lực. Người ham quyền luôn mong giầu có.
Giầu sang
Cần phân biệt giữa giầu có, sang trọng và nghèo hèn. Có người sang mà không giầu. Có người giầu mà không sang. Cũng có người giầu nhưng rất hèn. Bởi vì sự khác biệt giữa giầu của cải và giầu nhân đức.
Giầu cả của cải lẫn nhân đức là giầu sang.
Giầu của, nghèo nhân đức là giầu mà hèn.
Nghèo của, giầu nhân đức, nghèo mà sang.
Giầu nhất thời
Giầu nhất thời, sang vạn đại. Không dòng họ nào giầu muôn đời. Cũng chẳng gia tộc nào nghèo vạn kiếp. Tất cả đều có thời có buổi. Không có nguyên tắc chung phân định giữa giầu và sang. Điều không thể chối cãi, giầu có nhờ làm ăn công chính, do mồ hôi nước mắt làm ra người đó đáng được kính trọng và quí mến. Trong khi bất chính, mánh lới, lươn lẹo, cướp giật, buôn lậu, giầu có đã không được quí mến, còn phải sống đêm ngủ phập phồng, ngày lo sợ. Cuộc sống bất an.
Người ta thường so sánh mức độ giầu có giữa gia đình này với gia đình nọ, xóm này, xóm khác. Không ai so sánh kẻ giầu nhân đức vì họ phục vụ âm thầm, chủ trương sống khiêm nhường. Không bao giờ muốn phô trương công đức trong phục vụ. Họ âm thầm tìm niềm vui trong phục vụ. Cảm thấy an ủi khi ủi an người khác.
Bất đồng
Có lẽ vấn đề giầu sang không nằm ở chỗ lắm tiền nhiều bạc mà là cách thức xử dụng của cải.
Giầu sang khác sài sang. Tiêu sài rộng rãi với đệ tử. Mua toàn hàng hiệu đắt tiền. Ăn nhậu ở các danh thự lừng danh. Như thế là sài sang. Sài sang là nói đến cách dùng tiền để phô trương thanh thế. Giầu sang là biết xử dụng của cải một cách khôn ngoan. Biết khi nào cần sài, ở nơi đâu và bao nhiêu. Dùng của cải, tài năng, với tâm tình tạ ơn. Nhận biết những gì đang có là do Chúa ban. Họ không phải là chủ nhân mà là quản lí, thừa tác viên làm công việc bác ái, giúp tha nhân.
Sài sang rập theo khuôn mẫu khôn ngoan ở đời, dùng của cải bày tỏ uy quyền, danh giá. Trong khi giầu sang rập theo khuân mẫu khôn ngoan trong Chúa, sống khiêm nhường, yêu thương. Khôn ngoan ở đời chủ trương làm giầu vật chất và quyền thế. Thu góp thật nhiều cho chính mình hoặc dòng họ thân nhân mình. Trái lại khôn ngoan trong Chúa chủ trương làm giầu tâm linh. Của cải, vật chất, tài năng là phương tiện giúp tha nhân. Mục đích sưởi ấm tấm lòng nguội lạnh. Xoa dịu những đói khổ thân xác. An ủi kẻ sầu khổ. Giầu sang tâm linh thích cho đi hơn là nhận lãnh. Vì thế giầu sang có thể nghèo vật chất nhưng giầu tinh thần, nhân đức.
Ơn khôn ngoan
Sách Khôn Ngoan dậy ơn khôn ngoan đến từ Thiên Chúa. Ơn Chúa ban cao trọng hơn vàng ròng, quí hơn tất cả các loại đá qúi, cần thiết hơn cả sức khoẻ và đẹp hơn tất cả các sắc đẹp. Vật chất, tiền tài, danh vọng không mua được ơn khôn ngoan vì ơn này cao trọng hơn tiền tài. Có được ơn khôn ngoan là có tất cả. Người khôn là người đi tìm kiếm thứ cao trọng đó. Cho đi tất cả của cải, tài năng với mục đích duy nhất là được ôn khôn ngoan.
Tự do đích thực
Ơn khôn ngoan dậy biết đời người có giới hạn. Của cải vật chất cũng có giới hạn. Con người không sống muôn đời trên trái đất. Như thế không nên tích trữ của cải, kho tàng không tồn tại. Tất cả chỉ là tạm bợ, hư vô. Tốt hơn nên tìm kiếm những gì chân thật, vĩnh cửu. Ơn khôn ngoan giúp nhận ra chân lí đó.
Ơn khôn ngoan mang tự do đến cho con người. Không bị ràng buộc bởi vật chất, danh vọng con người cảm thấy thảnh thơi. Nhờ thế họ nhận được nhiều ân sủng và tình yêu Chúa. Tình yêu, ân sủng Chúa giúp họ lướt thắng được tất cả những khó khăn, bất hạnh trên đời. Dù khó khăn đó lớn đến đâu, nguy hiểm đến mức nào cũng đều nhỏ bé đối với ân sủng và tình yêu Chúa.
Tự sức riêng con người không thể nhận biết ơn khôn ngoan mà cần có ơn Chúa. Chúa đong đầy tâm hồn kẻ khiêm nhường bằng tình yêu Ngài. Tình yêu đó thúc đẩy ta đến với tha nhân bằng các cử chỉ bác ái, hành động yêu thương. Chính vì thế mà Đức Kitô nói với các môn đệ.
Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể Mc 10.30
Tuân giữ luật lệ là điều tốt nhưng luật lệ không làm cho ta nên thánh. Ân sủng và tình yêu Chúa làm cho ta nên trọn lành vì được chia sẻ chính sự sống của Chúa.
Giầu sang
Cần phân biệt giữa giầu có, sang trọng và nghèo hèn. Có người sang mà không giầu. Có người giầu mà không sang. Cũng có người giầu nhưng rất hèn. Bởi vì sự khác biệt giữa giầu của cải và giầu nhân đức.
Giầu cả của cải lẫn nhân đức là giầu sang.
Giầu của, nghèo nhân đức là giầu mà hèn.
Nghèo của, giầu nhân đức, nghèo mà sang.
Giầu nhất thời
Giầu nhất thời, sang vạn đại. Không dòng họ nào giầu muôn đời. Cũng chẳng gia tộc nào nghèo vạn kiếp. Tất cả đều có thời có buổi. Không có nguyên tắc chung phân định giữa giầu và sang. Điều không thể chối cãi, giầu có nhờ làm ăn công chính, do mồ hôi nước mắt làm ra người đó đáng được kính trọng và quí mến. Trong khi bất chính, mánh lới, lươn lẹo, cướp giật, buôn lậu, giầu có đã không được quí mến, còn phải sống đêm ngủ phập phồng, ngày lo sợ. Cuộc sống bất an.
Người ta thường so sánh mức độ giầu có giữa gia đình này với gia đình nọ, xóm này, xóm khác. Không ai so sánh kẻ giầu nhân đức vì họ phục vụ âm thầm, chủ trương sống khiêm nhường. Không bao giờ muốn phô trương công đức trong phục vụ. Họ âm thầm tìm niềm vui trong phục vụ. Cảm thấy an ủi khi ủi an người khác.
Bất đồng
Có lẽ vấn đề giầu sang không nằm ở chỗ lắm tiền nhiều bạc mà là cách thức xử dụng của cải.
Giầu sang khác sài sang. Tiêu sài rộng rãi với đệ tử. Mua toàn hàng hiệu đắt tiền. Ăn nhậu ở các danh thự lừng danh. Như thế là sài sang. Sài sang là nói đến cách dùng tiền để phô trương thanh thế. Giầu sang là biết xử dụng của cải một cách khôn ngoan. Biết khi nào cần sài, ở nơi đâu và bao nhiêu. Dùng của cải, tài năng, với tâm tình tạ ơn. Nhận biết những gì đang có là do Chúa ban. Họ không phải là chủ nhân mà là quản lí, thừa tác viên làm công việc bác ái, giúp tha nhân.
Sài sang rập theo khuôn mẫu khôn ngoan ở đời, dùng của cải bày tỏ uy quyền, danh giá. Trong khi giầu sang rập theo khuân mẫu khôn ngoan trong Chúa, sống khiêm nhường, yêu thương. Khôn ngoan ở đời chủ trương làm giầu vật chất và quyền thế. Thu góp thật nhiều cho chính mình hoặc dòng họ thân nhân mình. Trái lại khôn ngoan trong Chúa chủ trương làm giầu tâm linh. Của cải, vật chất, tài năng là phương tiện giúp tha nhân. Mục đích sưởi ấm tấm lòng nguội lạnh. Xoa dịu những đói khổ thân xác. An ủi kẻ sầu khổ. Giầu sang tâm linh thích cho đi hơn là nhận lãnh. Vì thế giầu sang có thể nghèo vật chất nhưng giầu tinh thần, nhân đức.
Ơn khôn ngoan
Sách Khôn Ngoan dậy ơn khôn ngoan đến từ Thiên Chúa. Ơn Chúa ban cao trọng hơn vàng ròng, quí hơn tất cả các loại đá qúi, cần thiết hơn cả sức khoẻ và đẹp hơn tất cả các sắc đẹp. Vật chất, tiền tài, danh vọng không mua được ơn khôn ngoan vì ơn này cao trọng hơn tiền tài. Có được ơn khôn ngoan là có tất cả. Người khôn là người đi tìm kiếm thứ cao trọng đó. Cho đi tất cả của cải, tài năng với mục đích duy nhất là được ôn khôn ngoan.
Tự do đích thực
Ơn khôn ngoan dậy biết đời người có giới hạn. Của cải vật chất cũng có giới hạn. Con người không sống muôn đời trên trái đất. Như thế không nên tích trữ của cải, kho tàng không tồn tại. Tất cả chỉ là tạm bợ, hư vô. Tốt hơn nên tìm kiếm những gì chân thật, vĩnh cửu. Ơn khôn ngoan giúp nhận ra chân lí đó.
Ơn khôn ngoan mang tự do đến cho con người. Không bị ràng buộc bởi vật chất, danh vọng con người cảm thấy thảnh thơi. Nhờ thế họ nhận được nhiều ân sủng và tình yêu Chúa. Tình yêu, ân sủng Chúa giúp họ lướt thắng được tất cả những khó khăn, bất hạnh trên đời. Dù khó khăn đó lớn đến đâu, nguy hiểm đến mức nào cũng đều nhỏ bé đối với ân sủng và tình yêu Chúa.
Tự sức riêng con người không thể nhận biết ơn khôn ngoan mà cần có ơn Chúa. Chúa đong đầy tâm hồn kẻ khiêm nhường bằng tình yêu Ngài. Tình yêu đó thúc đẩy ta đến với tha nhân bằng các cử chỉ bác ái, hành động yêu thương. Chính vì thế mà Đức Kitô nói với các môn đệ.
Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể Mc 10.30
Tuân giữ luật lệ là điều tốt nhưng luật lệ không làm cho ta nên thánh. Ân sủng và tình yêu Chúa làm cho ta nên trọn lành vì được chia sẻ chính sự sống của Chúa.