Chủ nhân vườn nho cần tuyển một số quản gia tận tâm, thành tín trong công việc thay ông làm chủ coi sóc vườn nho. Nếu được nhận người đó sẽ trở thành quản gia, soán quyến mọi công việc lớn nhỏ thay chủ, kể cả các giao dịch buôn bán. Tài năng, tuổi tác, phái tính, chuyên môn đều là những yếu tố phụ. Yếu tố quyết định được chọn hay bị loại đặt tiêu chuẩn trên chữ tín, lòng thành. Để tìm hiểu chính xác hai đức tính căn bản trên chủ nhân đòi buộc thí sinh phải trải qua một kì thi tuyển. Thời gian thi tuyển dài ngắn khác nhau, tuỳ thí sinh. Nhanh chân đến trình diện chủ sớm. Chậm chân đến sau vẫn được đối xử bình đẳng như nhau.
Mục đích chính của cuộc thi không phải để so tài cao thấp, giỏi hay dở. Mục đích chính nhằm xác định chữ tín của thí sinh. Vì kết quả, thu hoạch nho, được mùa, thất thu hầu như lệ thuộc vào điều kiện thuận lợi thiên nhiên. Chính vì thế mà căn cứ vào mức thu hoạch để phán đoán quản gia siêng năng, cần cù, tài hay dở hay biếng nhác đều không chính xác. Lòng trung tín là thước đo lòng người khi có vụ thất thu. Càng trung tín bao nhiêu chủ nhân càng tin tưởng bấy nhiêu. Một khi được thu nhận người đó toàn quyền quyết định. Tự làm chủ lấy mình. Giờ làm việc và phương cách giải quyết vấn đề do người đó định đoạt. Chính vì công việc được trao cho có nhiều tự do, quyền hạn nên chủ coi chữ tín là quan trọng nhất trong vấn đề thi tuyển.
Vật gia truyền
Bắt đầu cuộc thi các thí sinh mỗi người được trao cho một vật gia truyền. Đây là da bảo riêng của gia đình. Vật gia truyền rất đơn giản. Đó là một khúc cây. Trông bề ngoài bình thường, không trạm trổ, không có dấu hiệu đặc biệt. Chỉ là một khúc gỗ. Gỗ cũng là loại gỗ thường có thể mua ngoài chợ. Người thợ mộc nào khéo tay một chút nhìn qua là có thể làm được. Tính cách đơn giản của vật gia truyền làm cho nhiều thí sinh coi thường vật gia bảo. Thí sinh nào nghĩ như thế thì không cần phải thi nữa vì đã mất chữ tín ngay bước đầu. Trái lại, thí sinh nào đặt tin tưởng nơi chủ nhân ra sức gìn giữ khúc cây, không đặt vấn đề, thí sinh đó sẽ học hỏi được nhiều lẽ sống trong tưong lai.
Tự chọn đường
Có nhiều đường lối khác nhau thí sinh có quyền chọn con đường đi riêng cho cuộc thi. Mức độ đường khó, đường dễ, đường xa, đường gần khác biệt rất tương đối. Không khác nhau là mấy. Đại để là con đường nào cũng có đoạn đường bằng phẳng. Có lúc phải leo dốc, khi cao, khi thấp. Có lúc phải trèo đèo, lội suối. Có lúc phải đi dưới mưa, dầm mình trong tuyết và cuối cùng là đi qua sa mạc nóng cháy da người. Tất nhiên không phải các suối đều giống nhau, suối chảy mạnh, yếu tuỳ mùa. May mắn đến mùa khô, suối cạn. Chậm chân đến mùa mưa, suối đổ như thác. Không phải các đồi đều cao như nhau. Cao thấp khác nhau ít nhiều. Có thí sinh may mắn đi vào mùa xuân hưởng cảnh hoa tươi, khí mát. Trái lại, có thí sinh dị ứng phấn hoa nên vào mùa xuân lại ngứa mắt, ho nhiều và người cứ ớn lạnh. Có thí sinh đi vào mùa đông vừa buốt vì tuyết vừa run vì gió lạnh. Quang cảnh u buồn, màu trắng tang tóc. Tuy nhiên lại có thí sinh thích mùa đông nên coi cái lạnh là cơ hội tốt.
Bí mật khúc cây
Thực ra vật gia bảo bề ngoài trông tầm thường nhưng trong đó chủ nhân ngầm đặt những mật hiệu mà chỉ những ai thành tâm, trọn lòng tín thác nơi chủ nhân mới có cơ hội khám phá ra bí mật tuyệt vời đó. Tất cả các bí mật đều có điểm chung là giúp chủ nhân nhận biết lòng thành tín của các thí sinh. Hơn nữa chủ nhân đã không nhầm lẫn mà còn biết rõ lòng dạ của từng thí sinh. Biết rõ lòng dạ nên chủ rất tin tưởng phó thác vườn nho cho tá điền làm quản gia.
Bí mật thứ nhất
Trong mỗi một khúc cây chủ nhân đều đặt trong đó một giọt máu tươi của người con trai duy nhất. Để thử biết khúc cây thật hay giả chủ nhân chỉ cần so sánh giọt máu bí mật. Nếu cùng loại máu với con trai mình thì sự thật sẽ rành rành trước mắt. Nếu là máu khác thì rõ ràng là giả mạo. Ngoài chủ nhân ra không một ai biết giọt máu bí mật kia dấu ở đâu, kể cả người con duy nhất của chủ. Kĩ thuật giữ máu và ngay cả cách thử cũng rất bí mật. Khi có đối chất chủ nhân chỉ cần cho thấy máu dấu trong khúc cây và máu con ông giống hệt nhau về mọi phương diện, từ phầm, đến phân chất trong máu đều giống hệt nhau. Mọi việc được sáng tỏ nhờ vào việc thử máu. Bí mật thứ nhất dành riêng cho chủ khi cần phải nhận diện thật hư chủ sẽ dùng phương pháp riêng để xác quyết.
Bí mật thứ hai
Bên ngoài khúc cây có sơn một loại sơn đặc biệt. Loại sơn không màu sắc này có đặc tính rất lạ. Bình thường trông giống hệt như một lớp sơn dầu bóng, vừa bảo vệ gỗ vừa giúp cho gỗ sáng, lại chậm thấm nước. Thực ra loại nước sơn bóng này công dụng vô cùng. Đây là một đòn tâm lí nhằm đánh lạc hướng thí sinh giỏi môi mép nịnh bợ, khéo léo miệng lưỡi mua chuộc lòng chủ. Còn thực tâm lòng họ xa chủ. Để loại bỏ những thí sinh mà chủ có lần nói
‘quân này yêu mến ta bằng môi, bằng miệng, còn lòng chúng thì xa ta’
Mark 7, 6 và Is 29,13.
Chủ nhân dùng loại nước sơn phân biệt thực giả, đo lòng trung tín của thí sinh. Công dụng lớp sơn bóng rất khác thường. Thí sinh chỉ cần cầm khúc cây một thời gian, mồ hôi tay ngấm vào gỗ cây. Mồ hôi tay hoà với sức nóng của thân nhiệt biến khúc cây trở thành của riêng thí sinh đó. Không ai có thể giả mạo hay hoán đổi được. Từ lúc đó trở đi khúc cây là của riêng thí sinh, rất đặc thù, không thể giả mạo, không thể đánh tráo vì thân nhiệt và mồ hôi người đó đã ngấm vào thân mộc của khúc cây. Chính vì thế mà chủ khúc cây rất an tâm và tự tin là không ai đủ tài đánh tráo khúc cây chủ trao cho thí sinh. Bí mật thứ hai có hai công dụng. Một là biến khúc cây thành một phần gia sản của thí sinh. Hai là mẫu mực đo lòng trung tín của thí sinh khi vắng mặt chủ.
Điều này rất quan trọng. Chủ không sợ cảnh
Xa mặt cách lòng.
Quá trình thi tuyển chủ nhân không phải theo sát thí sinh nhưng dùng những biện pháp riêng để kiểm soát. Ở giai đoạn cuối cùng của cuộc thi chủ nhân căn cứ vào những ghi nhận trên khúc cây mà thưởng công. Như thế bí mật thứ hai của khúc cây có hai mục đích. Nó được coi là người bạn đồng hành của thí sinh. Thứ hai nó cũng là nhân chứng cho mọi hành vi tốt xấu, trung tín, thất tín của thí sinh.
Bí mật thứ ba
Thí sinh rất dễ nhận ra khúc cây của mình mà không nhận lầm khúc cây của người khác nhờ vào mùi mồ hôi tay. Khi thân nhiệt và mồ hôi tay quyện với nhau ngấm vào khúc cây. Khúc cây sẽ phát ra một mùi thơm riêng. Mùi này rất thích hợp với khứu giác thí sinh. Chỉ cần đến gần là có thể nhận ra ngay khúc cây của mình. Nếu lỡ cầm lầm của người khác mùi hôi kia sẽ phát tín hiệu báo khứu giác, nhắc cho biết là thí sinh đó đang lầm lỗi. Cầm càng lâu sức nóng và mồ hôi tay ra càng nhiều mùi mồ hôi khác lạ càng đậm, càng nặng mùi. Chỉ điểm này thôi cũng đủ cho biết không thể tráo đổi khúc cây của mình với khúc cây của thí sinh khác. Bí mật thứ ba xác quyết khúc cây không thể hoán chuyển.
Bí mật thứ tư
Nhờ mồ hôi tay và thân nhiệt xúc tác mà khúc cây có cùng độ nóng cơ thể thí sinh phát ra. Khi độ nóng của khúc cây và độ nóng của cơ thể bằng nhau, trên mặt gỗ in những lằn chỉ tay của thí sinh. Những chỉ tay này in đậm vào lớp sơn bóng. Càng cầm khúc cây lâu chừng nào chỉ tay càng in đậm chừng đó. Chỉ tay kết hợp với nước sơn bóng tạo nên tính phản xạ mãnh liệt. Chỉ cần một đốm sáng chiếu dọi cũng đủ giúp nó toả sáng vào lúc đêm khuya, tối trời. Càng có nhiều chỉ tay, khúc cây càng sáng tỏ. Để có được độ nóng cần thiết thí sinh cần cầm khúc cây một thời gian lâu đủ cho mồ hôi tay và thân nhiệt thấm vào cây. Biếng nhác cầm khúc cây sẽ không có đủ chỉ tay in vào và như thế không đủ ánh sáng soi chiếu khi cần đến.
Mồ hôi và thân nhiệt mỗi người một khác nên khi người khác cầm vào khúc cây, dấu chỉ tay của người đó phát ra ánh quang khác màu vì bị ảnh hưởng bởi mồ hôi và thân nhiệt khác nhau. Bí mật thứ tư giúp chủ nhân biết được có bao nhiêu người từng giúp mang khúc cây nhờ đếm các loại màu ánh sáng toả ra khác nhau. Việc kiểm soát này tuyệt đối chính xác vì là kết quả của thân nhiệt, mồ hôi và chỉ tay mỗi người đều khác nhau. Cũng nhờ vào những chỉ tay khác này mà chủ nhân còn đo được lòng bác ái của những thí sinh dành cho nhau. Điểm này rất quan trọng vì ngoài chữ tín ra, thí sinh cần có lòng bác ái, thương người. Đây chính là điều chủ nhân mong mỏi vì người có lòng thương người sẽ đối xử tốt với công nhân làm vườn nho cho chủ. Và như thế chủ không phải lo lắng việc công nhân bị hiếp đáp, hành hung khi vắng mặt chủ.
Bí mật thứ năm
Để có được ánh quang trở lại. Thân nhiệt và mồ hôi tay của thí sinh giúp lấy lại ánh quang đã mất. Đây là việc dễ thực hiện cho những ai kiên tâm, bền chí, quyết lấy lại gì đã mất. Trái lại là việc quá khó cho những ai thiếu kiên nhẫn. Ngày nào cũng cầm khúc cây trong tay. Khúc cây luôn ngấm mồ hôi tay và luôn hấp thân nhiệt, ánh quang luôn sáng. Một khi đã hết ánh quanh, phải mất nhiều ngày liên tục, mỗi ngày phải ấp ủ nhiều giờ thì ánh quang mới từ từ hồi phục. Chính vì mất nhiều ngày và nhiều giờ mỗi ngày mà thí sinh thường nản lòng, mất kiên nhẫn trong việc lấy lại ánh quang. Bí mật thứ năm giúp chủ nhân nhận biết thí sinh là người có lòng thống hối khi làm điều sai trái hay là người cố chấp, dùng ngôn từ lấp liếm sự thật. Mầu sắc của ánh quang cũng thay đổi theo thời gian ghi nhận của khúc cây. Chủ nhân có thể nhìn vào ánh quang để xác định ngày giờ ánh quang đó được ghi dấu trên khúc cây.
Bí mật thứ sáu
Tim con người có nhịp đập khác nhau. Khi vui con tin đập khác điệu với lúc buồn. Lúc thoải mái, thảnh thơi, tâm hồn thanh thản con tim cũng đập khác lúc tâm hồn bị gò bó, bắt buộc, cưỡng bách phải làm việc. Bởi vì con tim điều khiển máu lưu thông trong người nên nhịp đập của con tim cũng phát ra những luồng máu nóng khác nhau. Những luồng máu nóng khác nhau này hoà với mồ hôi tay ghi lại những vết nhăn, vết gấp khác nhau khi ghi nhận chỉ tay. Chính những điểm này tố cáo thí sinh làm việc vì lòng mến chủ, chân thành, phó thác hay thí sinh làm vì bắt buộc, vì lời thề, hay vì hoàn cảnh. Bởi vì những vết nhăn, gẫy khúc nên ánh quang phát ra từ những dấu tay đó bị ảnh hưởng. Bí mật thứ sáu giúp chủ nhận biết mức độ trung tín và lòng chân thành của từng thí sinh. Tất cả đều hiện lên qua dấu vết chỉ tay in trên khúc cây.
Bí mật thứ bảy
Đo tuổi ánh sáng như tính tuổi con người. Mỗi năm một tuổi. Bình thường con người không để ý đến tuổi của ánh sáng. Ánh sáng có tuổi hay không cũng không liên hệ đến cuộc sống con người. Chủ vườn nho lại nghĩ khác. Vì thế chủ vườn nho có cách đo tuổi của ánh sáng mà thí sinh không thể nào hiểu được. Trong lớp sơn bóng của khúc cây có ngầm chứa một chất đo tuổi của ánh sáng. Sinh nhật của ánh sáng bắt đầu khi thân nhiệt thí sinh có cùng nhiệt độ của khúc cây. Đó là ngày khai sinh của ánh sáng. Chủ nhân nhìn vào đó để biết ngày sinh của ánh sáng và đó cũng là cách đo độ sáng trong lòng thí sinh. Càng gần cuối cuộc thi ánh sáng của khúc cây càng sáng tỏ vì ánh sáng đó nhận được tín hiệu từ nhà chủ vườn nho phát ra.
Thi rớt
Mất ánh quang coi như thi rớt. Điều kiện để được tuyển chọn là lòng trung tín. Lòng trung tín được đo bằng mức độ ánh quang khúc cây phát ra. Chủ nhân lí luận người trung tín trong công việc là người luôn bảo vệ những gì được trao phó. Bảo vệ khúc cây chính là nâng niu và giữ khúc cây trong sáng. Không trung tín trong việc nhỏ sao có thể trung tín trong việc lớn.
(dụ ngôn nén bạc Mat 25)
Tới đây có lẽ bạn đọc đoán biết người dự thi không ai khác mà chính là bạn. Bạn mường tượng ra được khúc cây rồi chứ. Thưa khúc cây đó không gì khác hơn là thập giá đời người. Chủ vườn nho chính là Thiên Chúa. Giọt máu trong khúc cây chính là Máu Con Một Chúa, Đức Giêsu Kitô. Siêng và chân thành vác thập giá trở thành ánh sáng, sức mạnh hướng dẫn chân ta bước, giúp người khác trong tinh thần bác ái là đức tính cao cả của Kitô hữu. Ánh sáng phát ra từ thập giá do mồ hôi và sức cần lao làm việc của ta làm cho Danh Chúa được cả sáng hơn. Lười biếng từ chối thập giá vẫn phải vác đi trọn đời, trọn kiếp sống đời người, tuyến đường thử thách, đã không được nhận công, còn bị trách.
Hy vọng tất cả chúng ta đều hết lòng tin tưởng, phó thác đời mình cho Chúa.
Mục đích chính của cuộc thi không phải để so tài cao thấp, giỏi hay dở. Mục đích chính nhằm xác định chữ tín của thí sinh. Vì kết quả, thu hoạch nho, được mùa, thất thu hầu như lệ thuộc vào điều kiện thuận lợi thiên nhiên. Chính vì thế mà căn cứ vào mức thu hoạch để phán đoán quản gia siêng năng, cần cù, tài hay dở hay biếng nhác đều không chính xác. Lòng trung tín là thước đo lòng người khi có vụ thất thu. Càng trung tín bao nhiêu chủ nhân càng tin tưởng bấy nhiêu. Một khi được thu nhận người đó toàn quyền quyết định. Tự làm chủ lấy mình. Giờ làm việc và phương cách giải quyết vấn đề do người đó định đoạt. Chính vì công việc được trao cho có nhiều tự do, quyền hạn nên chủ coi chữ tín là quan trọng nhất trong vấn đề thi tuyển.
Vật gia truyền
Bắt đầu cuộc thi các thí sinh mỗi người được trao cho một vật gia truyền. Đây là da bảo riêng của gia đình. Vật gia truyền rất đơn giản. Đó là một khúc cây. Trông bề ngoài bình thường, không trạm trổ, không có dấu hiệu đặc biệt. Chỉ là một khúc gỗ. Gỗ cũng là loại gỗ thường có thể mua ngoài chợ. Người thợ mộc nào khéo tay một chút nhìn qua là có thể làm được. Tính cách đơn giản của vật gia truyền làm cho nhiều thí sinh coi thường vật gia bảo. Thí sinh nào nghĩ như thế thì không cần phải thi nữa vì đã mất chữ tín ngay bước đầu. Trái lại, thí sinh nào đặt tin tưởng nơi chủ nhân ra sức gìn giữ khúc cây, không đặt vấn đề, thí sinh đó sẽ học hỏi được nhiều lẽ sống trong tưong lai.
Tự chọn đường
Có nhiều đường lối khác nhau thí sinh có quyền chọn con đường đi riêng cho cuộc thi. Mức độ đường khó, đường dễ, đường xa, đường gần khác biệt rất tương đối. Không khác nhau là mấy. Đại để là con đường nào cũng có đoạn đường bằng phẳng. Có lúc phải leo dốc, khi cao, khi thấp. Có lúc phải trèo đèo, lội suối. Có lúc phải đi dưới mưa, dầm mình trong tuyết và cuối cùng là đi qua sa mạc nóng cháy da người. Tất nhiên không phải các suối đều giống nhau, suối chảy mạnh, yếu tuỳ mùa. May mắn đến mùa khô, suối cạn. Chậm chân đến mùa mưa, suối đổ như thác. Không phải các đồi đều cao như nhau. Cao thấp khác nhau ít nhiều. Có thí sinh may mắn đi vào mùa xuân hưởng cảnh hoa tươi, khí mát. Trái lại, có thí sinh dị ứng phấn hoa nên vào mùa xuân lại ngứa mắt, ho nhiều và người cứ ớn lạnh. Có thí sinh đi vào mùa đông vừa buốt vì tuyết vừa run vì gió lạnh. Quang cảnh u buồn, màu trắng tang tóc. Tuy nhiên lại có thí sinh thích mùa đông nên coi cái lạnh là cơ hội tốt.
Bí mật khúc cây
Thực ra vật gia bảo bề ngoài trông tầm thường nhưng trong đó chủ nhân ngầm đặt những mật hiệu mà chỉ những ai thành tâm, trọn lòng tín thác nơi chủ nhân mới có cơ hội khám phá ra bí mật tuyệt vời đó. Tất cả các bí mật đều có điểm chung là giúp chủ nhân nhận biết lòng thành tín của các thí sinh. Hơn nữa chủ nhân đã không nhầm lẫn mà còn biết rõ lòng dạ của từng thí sinh. Biết rõ lòng dạ nên chủ rất tin tưởng phó thác vườn nho cho tá điền làm quản gia.
Bí mật thứ nhất
Trong mỗi một khúc cây chủ nhân đều đặt trong đó một giọt máu tươi của người con trai duy nhất. Để thử biết khúc cây thật hay giả chủ nhân chỉ cần so sánh giọt máu bí mật. Nếu cùng loại máu với con trai mình thì sự thật sẽ rành rành trước mắt. Nếu là máu khác thì rõ ràng là giả mạo. Ngoài chủ nhân ra không một ai biết giọt máu bí mật kia dấu ở đâu, kể cả người con duy nhất của chủ. Kĩ thuật giữ máu và ngay cả cách thử cũng rất bí mật. Khi có đối chất chủ nhân chỉ cần cho thấy máu dấu trong khúc cây và máu con ông giống hệt nhau về mọi phương diện, từ phầm, đến phân chất trong máu đều giống hệt nhau. Mọi việc được sáng tỏ nhờ vào việc thử máu. Bí mật thứ nhất dành riêng cho chủ khi cần phải nhận diện thật hư chủ sẽ dùng phương pháp riêng để xác quyết.
Bí mật thứ hai
Bên ngoài khúc cây có sơn một loại sơn đặc biệt. Loại sơn không màu sắc này có đặc tính rất lạ. Bình thường trông giống hệt như một lớp sơn dầu bóng, vừa bảo vệ gỗ vừa giúp cho gỗ sáng, lại chậm thấm nước. Thực ra loại nước sơn bóng này công dụng vô cùng. Đây là một đòn tâm lí nhằm đánh lạc hướng thí sinh giỏi môi mép nịnh bợ, khéo léo miệng lưỡi mua chuộc lòng chủ. Còn thực tâm lòng họ xa chủ. Để loại bỏ những thí sinh mà chủ có lần nói
‘quân này yêu mến ta bằng môi, bằng miệng, còn lòng chúng thì xa ta’
Mark 7, 6 và Is 29,13.
Chủ nhân dùng loại nước sơn phân biệt thực giả, đo lòng trung tín của thí sinh. Công dụng lớp sơn bóng rất khác thường. Thí sinh chỉ cần cầm khúc cây một thời gian, mồ hôi tay ngấm vào gỗ cây. Mồ hôi tay hoà với sức nóng của thân nhiệt biến khúc cây trở thành của riêng thí sinh đó. Không ai có thể giả mạo hay hoán đổi được. Từ lúc đó trở đi khúc cây là của riêng thí sinh, rất đặc thù, không thể giả mạo, không thể đánh tráo vì thân nhiệt và mồ hôi người đó đã ngấm vào thân mộc của khúc cây. Chính vì thế mà chủ khúc cây rất an tâm và tự tin là không ai đủ tài đánh tráo khúc cây chủ trao cho thí sinh. Bí mật thứ hai có hai công dụng. Một là biến khúc cây thành một phần gia sản của thí sinh. Hai là mẫu mực đo lòng trung tín của thí sinh khi vắng mặt chủ.
Điều này rất quan trọng. Chủ không sợ cảnh
Xa mặt cách lòng.
Quá trình thi tuyển chủ nhân không phải theo sát thí sinh nhưng dùng những biện pháp riêng để kiểm soát. Ở giai đoạn cuối cùng của cuộc thi chủ nhân căn cứ vào những ghi nhận trên khúc cây mà thưởng công. Như thế bí mật thứ hai của khúc cây có hai mục đích. Nó được coi là người bạn đồng hành của thí sinh. Thứ hai nó cũng là nhân chứng cho mọi hành vi tốt xấu, trung tín, thất tín của thí sinh.
Bí mật thứ ba
Thí sinh rất dễ nhận ra khúc cây của mình mà không nhận lầm khúc cây của người khác nhờ vào mùi mồ hôi tay. Khi thân nhiệt và mồ hôi tay quyện với nhau ngấm vào khúc cây. Khúc cây sẽ phát ra một mùi thơm riêng. Mùi này rất thích hợp với khứu giác thí sinh. Chỉ cần đến gần là có thể nhận ra ngay khúc cây của mình. Nếu lỡ cầm lầm của người khác mùi hôi kia sẽ phát tín hiệu báo khứu giác, nhắc cho biết là thí sinh đó đang lầm lỗi. Cầm càng lâu sức nóng và mồ hôi tay ra càng nhiều mùi mồ hôi khác lạ càng đậm, càng nặng mùi. Chỉ điểm này thôi cũng đủ cho biết không thể tráo đổi khúc cây của mình với khúc cây của thí sinh khác. Bí mật thứ ba xác quyết khúc cây không thể hoán chuyển.
Bí mật thứ tư
Nhờ mồ hôi tay và thân nhiệt xúc tác mà khúc cây có cùng độ nóng cơ thể thí sinh phát ra. Khi độ nóng của khúc cây và độ nóng của cơ thể bằng nhau, trên mặt gỗ in những lằn chỉ tay của thí sinh. Những chỉ tay này in đậm vào lớp sơn bóng. Càng cầm khúc cây lâu chừng nào chỉ tay càng in đậm chừng đó. Chỉ tay kết hợp với nước sơn bóng tạo nên tính phản xạ mãnh liệt. Chỉ cần một đốm sáng chiếu dọi cũng đủ giúp nó toả sáng vào lúc đêm khuya, tối trời. Càng có nhiều chỉ tay, khúc cây càng sáng tỏ. Để có được độ nóng cần thiết thí sinh cần cầm khúc cây một thời gian lâu đủ cho mồ hôi tay và thân nhiệt thấm vào cây. Biếng nhác cầm khúc cây sẽ không có đủ chỉ tay in vào và như thế không đủ ánh sáng soi chiếu khi cần đến.
Mồ hôi và thân nhiệt mỗi người một khác nên khi người khác cầm vào khúc cây, dấu chỉ tay của người đó phát ra ánh quang khác màu vì bị ảnh hưởng bởi mồ hôi và thân nhiệt khác nhau. Bí mật thứ tư giúp chủ nhân biết được có bao nhiêu người từng giúp mang khúc cây nhờ đếm các loại màu ánh sáng toả ra khác nhau. Việc kiểm soát này tuyệt đối chính xác vì là kết quả của thân nhiệt, mồ hôi và chỉ tay mỗi người đều khác nhau. Cũng nhờ vào những chỉ tay khác này mà chủ nhân còn đo được lòng bác ái của những thí sinh dành cho nhau. Điểm này rất quan trọng vì ngoài chữ tín ra, thí sinh cần có lòng bác ái, thương người. Đây chính là điều chủ nhân mong mỏi vì người có lòng thương người sẽ đối xử tốt với công nhân làm vườn nho cho chủ. Và như thế chủ không phải lo lắng việc công nhân bị hiếp đáp, hành hung khi vắng mặt chủ.
Bí mật thứ năm
Để có được ánh quang trở lại. Thân nhiệt và mồ hôi tay của thí sinh giúp lấy lại ánh quang đã mất. Đây là việc dễ thực hiện cho những ai kiên tâm, bền chí, quyết lấy lại gì đã mất. Trái lại là việc quá khó cho những ai thiếu kiên nhẫn. Ngày nào cũng cầm khúc cây trong tay. Khúc cây luôn ngấm mồ hôi tay và luôn hấp thân nhiệt, ánh quang luôn sáng. Một khi đã hết ánh quanh, phải mất nhiều ngày liên tục, mỗi ngày phải ấp ủ nhiều giờ thì ánh quang mới từ từ hồi phục. Chính vì mất nhiều ngày và nhiều giờ mỗi ngày mà thí sinh thường nản lòng, mất kiên nhẫn trong việc lấy lại ánh quang. Bí mật thứ năm giúp chủ nhân nhận biết thí sinh là người có lòng thống hối khi làm điều sai trái hay là người cố chấp, dùng ngôn từ lấp liếm sự thật. Mầu sắc của ánh quang cũng thay đổi theo thời gian ghi nhận của khúc cây. Chủ nhân có thể nhìn vào ánh quang để xác định ngày giờ ánh quang đó được ghi dấu trên khúc cây.
Bí mật thứ sáu
Tim con người có nhịp đập khác nhau. Khi vui con tin đập khác điệu với lúc buồn. Lúc thoải mái, thảnh thơi, tâm hồn thanh thản con tim cũng đập khác lúc tâm hồn bị gò bó, bắt buộc, cưỡng bách phải làm việc. Bởi vì con tim điều khiển máu lưu thông trong người nên nhịp đập của con tim cũng phát ra những luồng máu nóng khác nhau. Những luồng máu nóng khác nhau này hoà với mồ hôi tay ghi lại những vết nhăn, vết gấp khác nhau khi ghi nhận chỉ tay. Chính những điểm này tố cáo thí sinh làm việc vì lòng mến chủ, chân thành, phó thác hay thí sinh làm vì bắt buộc, vì lời thề, hay vì hoàn cảnh. Bởi vì những vết nhăn, gẫy khúc nên ánh quang phát ra từ những dấu tay đó bị ảnh hưởng. Bí mật thứ sáu giúp chủ nhận biết mức độ trung tín và lòng chân thành của từng thí sinh. Tất cả đều hiện lên qua dấu vết chỉ tay in trên khúc cây.
Bí mật thứ bảy
Đo tuổi ánh sáng như tính tuổi con người. Mỗi năm một tuổi. Bình thường con người không để ý đến tuổi của ánh sáng. Ánh sáng có tuổi hay không cũng không liên hệ đến cuộc sống con người. Chủ vườn nho lại nghĩ khác. Vì thế chủ vườn nho có cách đo tuổi của ánh sáng mà thí sinh không thể nào hiểu được. Trong lớp sơn bóng của khúc cây có ngầm chứa một chất đo tuổi của ánh sáng. Sinh nhật của ánh sáng bắt đầu khi thân nhiệt thí sinh có cùng nhiệt độ của khúc cây. Đó là ngày khai sinh của ánh sáng. Chủ nhân nhìn vào đó để biết ngày sinh của ánh sáng và đó cũng là cách đo độ sáng trong lòng thí sinh. Càng gần cuối cuộc thi ánh sáng của khúc cây càng sáng tỏ vì ánh sáng đó nhận được tín hiệu từ nhà chủ vườn nho phát ra.
Thi rớt
Mất ánh quang coi như thi rớt. Điều kiện để được tuyển chọn là lòng trung tín. Lòng trung tín được đo bằng mức độ ánh quang khúc cây phát ra. Chủ nhân lí luận người trung tín trong công việc là người luôn bảo vệ những gì được trao phó. Bảo vệ khúc cây chính là nâng niu và giữ khúc cây trong sáng. Không trung tín trong việc nhỏ sao có thể trung tín trong việc lớn.
(dụ ngôn nén bạc Mat 25)
Tới đây có lẽ bạn đọc đoán biết người dự thi không ai khác mà chính là bạn. Bạn mường tượng ra được khúc cây rồi chứ. Thưa khúc cây đó không gì khác hơn là thập giá đời người. Chủ vườn nho chính là Thiên Chúa. Giọt máu trong khúc cây chính là Máu Con Một Chúa, Đức Giêsu Kitô. Siêng và chân thành vác thập giá trở thành ánh sáng, sức mạnh hướng dẫn chân ta bước, giúp người khác trong tinh thần bác ái là đức tính cao cả của Kitô hữu. Ánh sáng phát ra từ thập giá do mồ hôi và sức cần lao làm việc của ta làm cho Danh Chúa được cả sáng hơn. Lười biếng từ chối thập giá vẫn phải vác đi trọn đời, trọn kiếp sống đời người, tuyến đường thử thách, đã không được nhận công, còn bị trách.
Hy vọng tất cả chúng ta đều hết lòng tin tưởng, phó thác đời mình cho Chúa.