QH Mỹ điều trần về internet tại VN
Văn phòng hai dân biểu Sanchez và Lofgren ra thông cáo báo chí nói rằng họ bảo trợ cuộc điều trần tại quốc hội Mỹ hôm thứ Tư 14/10.
Thông cáo viết: “Trong khi phần lớn thế giới coi internet là phương tiện liên lạc tuyệt vời để chia sẻ thông tin, phát triển kinh tế xã hội, giúp con người xích lại gần nhau, chính phủ Việt Nam coi mạng thông tin mở này là mối đe dọa.”
Phần cuối của thông cáo viết thêm: “Hà Nội đã thi hành nhiều biện pháp hạn chế tự do internet, kiểm duyệt blog cá nhân, bỏ tù một số blogger và người hoạt động dân chủ chỉ vì họ bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa trên mạng internet.”
Bản thông cáo cho hay ban chủ tọa của cuộc điều trần bao gồm bà Sophie Richardson, giám đốc vùng Á châu của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch; tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bích, chủ tịch Nghị hội toàn quốc người Việt tại Hoa Kỳ; ông Robert Guerra, giám đốc Chương trình tự do mạng internet toàn cầu thuộc Freedom House; ông Hoàng Tứ Duy phát ngôn viên của đảng Việt Tân.
Cuộc điều trần diễn ra tại tòa nhà Cannon House, thuộc Văn phòng Hạ viện Mỹ trưa thứ Tư 14/10.
Giới chức Việt Nam nhiều lần nói rằng họ chỉ bỏ tù những người “vi phạm luật pháp” và Việt Nam không có người bất đồng chính kiến.
Dân biểu Mỹ gửi thư
Hồi tháng Tư năm nay một nhóm gồm 12 dân biểu Hoa Kỳ gửi thư cho ba tập đoàn internet hàng đầu là Google, Microsoft và Yahoo đề nghị họ giúp ngăn cḥặn các nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc siết chặt kiểm soát mạng internet.
Các dân biểu thuộc cả hai phe Dân chủ và Cộng hòa ký vào thư là Loretta Sanchez, James Moran, Michael Honda, Madeleine Bordallo, Maurice Hinchey, Hank Johnson, Neil Abercrombie, Niki Tsongas, Joseph Cao (tên Việt là Cao Quang Ánh - dân biểu Mỹ gốc Việt đầu tiên), Daniel Lungren, Ed Royce, và Thaddeus McCotter.
Bức thư gửi tới các ông, bà Eric Schmidt của Goggle, Steve Ballmer của Microsoft và Carol Bartz của Yahoo, mà BBC có trong tay phiên bản, bắt đầu bằng câu "Chúng tôi viết thư này để bày tỏ sự quan tâm của chúng tôi về tình trạng ngày một tồi tệ hơn của việc giới hạn sử dụng internet tại Việt Nam".
"Năm ngoái, chính phủ Việt Nam đã ra văn bản yêu cầu tất cả các nhà cung cấp dịch vụ internet phải cung cấp thông tin của người sử dụng nào vi phạm quy định mà bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra."
Trong thông tư ra tháng 12/2008, bộ Thông tin Việt Nam siết chặt kiểm soát các blog, cấm truy cập các trang bị cho là chống đối nhà nước hay gây nguy hại cho an ninh quốc gia.
Thư của 12 dân biểu Mỹ viết tiếp: "Chúng tôi đặc biệt quan ngại trước thông tin nói rằng bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam sẽ tiếp cận các hãng cung cấp dịch ṿụ internet hàng đầu để yêu cầu trợ giúp trong việc kiểm soát internet".
Theo các hạ nghị sỹ ký tên trong thư, internet đã trở thành một "nguồn thông tin và liên lạc quan trọng" cho người dân Việt Nam.
"Việc các trang blog cá nhân ngày càng phổ biến là minh chứng cho thấy ước mong được tự do chia sẻ ý tưởng của người Việt Nam."
Văn phòng hai dân biểu Sanchez và Lofgren ra thông cáo báo chí nói rằng họ bảo trợ cuộc điều trần tại quốc hội Mỹ hôm thứ Tư 14/10.
Thông cáo viết: “Trong khi phần lớn thế giới coi internet là phương tiện liên lạc tuyệt vời để chia sẻ thông tin, phát triển kinh tế xã hội, giúp con người xích lại gần nhau, chính phủ Việt Nam coi mạng thông tin mở này là mối đe dọa.”
Phần cuối của thông cáo viết thêm: “Hà Nội đã thi hành nhiều biện pháp hạn chế tự do internet, kiểm duyệt blog cá nhân, bỏ tù một số blogger và người hoạt động dân chủ chỉ vì họ bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa trên mạng internet.”
Bản thông cáo cho hay ban chủ tọa của cuộc điều trần bao gồm bà Sophie Richardson, giám đốc vùng Á châu của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch; tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bích, chủ tịch Nghị hội toàn quốc người Việt tại Hoa Kỳ; ông Robert Guerra, giám đốc Chương trình tự do mạng internet toàn cầu thuộc Freedom House; ông Hoàng Tứ Duy phát ngôn viên của đảng Việt Tân.
Cuộc điều trần diễn ra tại tòa nhà Cannon House, thuộc Văn phòng Hạ viện Mỹ trưa thứ Tư 14/10.
Giới chức Việt Nam nhiều lần nói rằng họ chỉ bỏ tù những người “vi phạm luật pháp” và Việt Nam không có người bất đồng chính kiến.
Dân biểu Mỹ gửi thư
Hồi tháng Tư năm nay một nhóm gồm 12 dân biểu Hoa Kỳ gửi thư cho ba tập đoàn internet hàng đầu là Google, Microsoft và Yahoo đề nghị họ giúp ngăn cḥặn các nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc siết chặt kiểm soát mạng internet.
Các dân biểu thuộc cả hai phe Dân chủ và Cộng hòa ký vào thư là Loretta Sanchez, James Moran, Michael Honda, Madeleine Bordallo, Maurice Hinchey, Hank Johnson, Neil Abercrombie, Niki Tsongas, Joseph Cao (tên Việt là Cao Quang Ánh - dân biểu Mỹ gốc Việt đầu tiên), Daniel Lungren, Ed Royce, và Thaddeus McCotter.
Bức thư gửi tới các ông, bà Eric Schmidt của Goggle, Steve Ballmer của Microsoft và Carol Bartz của Yahoo, mà BBC có trong tay phiên bản, bắt đầu bằng câu "Chúng tôi viết thư này để bày tỏ sự quan tâm của chúng tôi về tình trạng ngày một tồi tệ hơn của việc giới hạn sử dụng internet tại Việt Nam".
"Năm ngoái, chính phủ Việt Nam đã ra văn bản yêu cầu tất cả các nhà cung cấp dịch vụ internet phải cung cấp thông tin của người sử dụng nào vi phạm quy định mà bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra."
Trong thông tư ra tháng 12/2008, bộ Thông tin Việt Nam siết chặt kiểm soát các blog, cấm truy cập các trang bị cho là chống đối nhà nước hay gây nguy hại cho an ninh quốc gia.
Thư của 12 dân biểu Mỹ viết tiếp: "Chúng tôi đặc biệt quan ngại trước thông tin nói rằng bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam sẽ tiếp cận các hãng cung cấp dịch ṿụ internet hàng đầu để yêu cầu trợ giúp trong việc kiểm soát internet".
Theo các hạ nghị sỹ ký tên trong thư, internet đã trở thành một "nguồn thông tin và liên lạc quan trọng" cho người dân Việt Nam.
"Việc các trang blog cá nhân ngày càng phổ biến là minh chứng cho thấy ước mong được tự do chia sẻ ý tưởng của người Việt Nam."