Điện văn của Đức Thánh Cha cho Ngày Thực Phẩm Quốc Tế năm 2009
Rôma, Ngày 16 tháng 10, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Nhân dịp Ngày Thực Phẩm Quốc Tế năm 2009 được tổ chức hôm nay, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã cầu chúc cho công việc đồng áng, “yếu tố căn bản của sự an toàn thực phẩm là phải có được những sự đầu tư và nguồn liệu đầy đủ.”
Trong một điện văn gửi cho ông Jacques Diouf, Giám Đốc Cơ Quan Thực Phẩm và Canh Nông của Liên Hiệp Quốc, Đức Thánh Cha đã mong ước rằng con người sẽ tránh “lạm dụng quá đáng các nguồn liệu thiên nhiên.”
Đức Thánh Cha khẳng định, “Sự khủng hoảng hiện thời, đang tác động không phân biệt trên toàn thể các lãnh vực kinh tế, có ảnh hưởng đặc biệt và lâu dài đến thế giới canh nông mà tình trạng đang trở nên bi đát. Khủng hoảng này đòi hỏi các chính quyền và các thành phần khác nhau của Cộng Đồng Quốc Tế hành sử các lựa chọn tiên quyết và hữu hiệu.”
Khi nhắc lại chủ đề được lựa chọn năm nay cho Ngày Thực Phẩm Quốc tế: “Đạt được an toàn thực phẩm trong thời kỳ khủng hoảng, và như một thành phần của toàn bộ sinh hoạt kinh tế.”
Ngài nhấn mạnh, “Muốn được như vậy việc canh nông phải được đầu tư và có đầy đủ các nguyên liệu.”
Đối với Đức Thánh Cha, nếu “các tài nguyên của tạo hóa theo bản chất, có giới hạn,” thì điều này đòi hỏi “những thái độ có trách nhiệm và có khả năng để giúp cho có sự an toàn đang tìm kiếm; ngoài ra, một sự hợp quần mật thiết và một tình thân hữu sáng suốt là những điều cần thiết.”
Đức Thánh Cha tiếp, “Do đó, việc thực hiện các mục tiêu này đòi hỏi một sự cải tổ các đường lối sống và cách suy nghĩ.”
Đức Thánh Cha đã mời gọi việc “bảo vệ các phương pháp canh tác thích hợp cho mỗi vùng, và phải tránh việc lạm dụng quá đáng các nguồn liệu thiên nhiên.”
Trong điện văn, Đức Thánh Cha cuối cùng cũng mời gọi sự duy trì “Các giá trị thích hợp cho thế giới tại các miền nông thôn và các quyền lợi căn bản của những ai làm việc đồng áng.”
Ngài kết luận, “Kinh nghiệm chứng tỏ rằng các giải pháp kỹ thuật, ngay cả những kỹ thuật tối tân nhất, vẫn thiếu sự hữu hiệu nếu không chú tâm trước hết đến con người, vì con người là kẻ thụ hưởng đầu tiên, trong mọi sinh hoạt về chiều kích thiêng liêng và vật chất.”
Rôma, Ngày 16 tháng 10, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Nhân dịp Ngày Thực Phẩm Quốc Tế năm 2009 được tổ chức hôm nay, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã cầu chúc cho công việc đồng áng, “yếu tố căn bản của sự an toàn thực phẩm là phải có được những sự đầu tư và nguồn liệu đầy đủ.”
Trong một điện văn gửi cho ông Jacques Diouf, Giám Đốc Cơ Quan Thực Phẩm và Canh Nông của Liên Hiệp Quốc, Đức Thánh Cha đã mong ước rằng con người sẽ tránh “lạm dụng quá đáng các nguồn liệu thiên nhiên.”
Đức Thánh Cha khẳng định, “Sự khủng hoảng hiện thời, đang tác động không phân biệt trên toàn thể các lãnh vực kinh tế, có ảnh hưởng đặc biệt và lâu dài đến thế giới canh nông mà tình trạng đang trở nên bi đát. Khủng hoảng này đòi hỏi các chính quyền và các thành phần khác nhau của Cộng Đồng Quốc Tế hành sử các lựa chọn tiên quyết và hữu hiệu.”
Khi nhắc lại chủ đề được lựa chọn năm nay cho Ngày Thực Phẩm Quốc tế: “Đạt được an toàn thực phẩm trong thời kỳ khủng hoảng, và như một thành phần của toàn bộ sinh hoạt kinh tế.”
Ngài nhấn mạnh, “Muốn được như vậy việc canh nông phải được đầu tư và có đầy đủ các nguyên liệu.”
Đối với Đức Thánh Cha, nếu “các tài nguyên của tạo hóa theo bản chất, có giới hạn,” thì điều này đòi hỏi “những thái độ có trách nhiệm và có khả năng để giúp cho có sự an toàn đang tìm kiếm; ngoài ra, một sự hợp quần mật thiết và một tình thân hữu sáng suốt là những điều cần thiết.”
Đức Thánh Cha tiếp, “Do đó, việc thực hiện các mục tiêu này đòi hỏi một sự cải tổ các đường lối sống và cách suy nghĩ.”
Đức Thánh Cha đã mời gọi việc “bảo vệ các phương pháp canh tác thích hợp cho mỗi vùng, và phải tránh việc lạm dụng quá đáng các nguồn liệu thiên nhiên.”
Trong điện văn, Đức Thánh Cha cuối cùng cũng mời gọi sự duy trì “Các giá trị thích hợp cho thế giới tại các miền nông thôn và các quyền lợi căn bản của những ai làm việc đồng áng.”
Ngài kết luận, “Kinh nghiệm chứng tỏ rằng các giải pháp kỹ thuật, ngay cả những kỹ thuật tối tân nhất, vẫn thiếu sự hữu hiệu nếu không chú tâm trước hết đến con người, vì con người là kẻ thụ hưởng đầu tiên, trong mọi sinh hoạt về chiều kích thiêng liêng và vật chất.”