Sám hối là nhu cầu cần thiết của tất cả mọi người. Nhìn lại mình trong mối quan hệ với Thiên Chúa, với tha nhân và với chính mình để có những hành động đúng đắn và cụ thể nhằm mang lại một ý nghĩa đích thực cho năm tháng và cho cả cuộc đời mình sống. Con người thời xưa cũng như thời nay đều cần đến việc làm này. Tin mừng thánh Luca thuật lại rằng tất cả dân chúng lũ lượt kéo đến xin Gioan làm phép rửa bằng nước để giục lòng sám hối và đều đặt cùng một câu hỏi với ông: « Chúng tôi phải làm gì ? ».
Thánh Gioan đã đề nghị họ thể hiện bằng những hành động cụ thể. Đối với dân chúng trong đám đông nói chung, ông mời gọi chia sẻ cơm áo với những người đang thiếu thốn nhu cầu này. Mọi người không trừ một ai, đều cần đến sự chia sẻ và giúp đỡ của những người bên cạnh mình. Ngay cả khi nhu cầu của người khác chưa đến mức quá khẩn thiết, thì việc giúp đỡ và chia sẻ mà họ nhận được cũng làm họ cảm động nhiều, vì họ cảm thấy vẫn còn có nhiều người quan tâm đến mình. Người Việt chúng ta vẫn thường nói rằng « có đi có lại mới toại lòng nhau ». Tiềm ẩn trong việc chia sẻ vật chất cho nhu cầu cần thiết của thân xác, lời mời gọi của thánh Gioan hướng đến việc xây dựng một bầu khí của tình tương thân tương ái.
Với những người thu thuế, ông nhắc nhở họ không được đòi hỏi quá mức ấn định. Bổn phận nộp thuế nhằm đóng góp cho công ích xã hội là việc làm chính đáng. Tuy nhiên, ở đây Gioan Tẩy giả đã khuyến cáo những người thi hành công việc này là cần phải tính đến đời sống của dân chúng. Những lời lãi từ các công việc làm ăn của họ trước hết giúp họ có được cuộc sống ổn định, sau đó là chu toàn bổn phận của họ trong gia đình đối với vợ, chồng, con cái, bố mẹ và với những người mà họ có trách nhiệm chăm sóc. Ngoài ra họ cũng còn phải đầu tư vốn liếng trong việc xoay vòng cho những năm tiếp theo. Chính vì thế, việc thu thuế vượt mức cho phép sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc làm ăn cũng như cuộc sống của dân chúng. Câu trả lời của Gioan đã tính cả đến những hệ lụy này.
Có cả những binh lính cũng đến để nghe Gioan Tẩy Giả khuyên bảo. Ông đã nhắc nhở họ là không được hà hiếp dân chúng, không được tống tiền và hãy bằng lòng với mức lương của mình. Một điều thường thấy trong xã hội, con người muốn chứng tỏ sức mạnh và quyền uy của mình đối với những kẻ khác. Như một lẽ thường tình, khi có một ai đó nắm chức vị quan trọng và được nhiều người cần đến thì rất dễ quên đi nhiệm vụ của mình là phục vụ. Thậm chí cố tình chần chừ hay tìm cách gây khó dễ đối với những đề nghị chính đáng của những người có quyền đòi hỏi. Đấy là chưa kể đến những thủ đoạn mờ ám khi địa vị của mình bị đe dọa hay các cuộc thanh trừng để củng cố chiếc ngai của mình.
Chính Chúa Giêsu cũng đã cảnh báo với các môn đệ của ngài là thủ lãnh của các dân các nước dùng quyền uy mà thống trị và người làm lớn thì dùng uy mà cai quản dân. Còn đối với môn đệ đích thực thì phải trở nên người phục vụ anh em đồng loại (x. Mt20, 25-26).
Câu trả lời của Gioan Tẩy giả cho mỗi lớp người có khác nhau nhưng chung quy đều hướng đến một đối tượng đó là thực thi công bình và bác ái với tha nhân. Quy luật này được áp dụng triệt để cho tất cả mọi người. Công bình là chuẩn mực để thiết lập hòa bình và sự tôn trọng lẫn nhau. Bác ái là thứ ngôn ngữ phát xuất trực tiếp từ phía con tim. Đi từ trái tim đến trái tim, hoa trái của bác ái quả là dịu ngọt đối với cả người cho lẫn người nhận. Trong mối quan hệ gia đình, xã hội, và Giáo Hội, mỗi chúng ta cùng một lúc đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau. Là người chồng, và là người cha gia đình nhưng cũng là một công dân trong đất nước và một giáo dân trong một giáo xứ. Đôi khi có thứ bậc cao trong xã hội nhưng chỉ là phận con cháu hoặc em út trong nhà. Lời mời gọi của Gioan Tẩy giả vẫn mang tính khẩn thiết chừng nào cộng đồng nhân loại vẫn còn tồn tại trên mặt đất này.
Mùa Vọng là thời gian các Kitô hữu chuẩn bị tâm hồn để mừng kỷ niệm ngày Đức Giêsu giáng trần ngay chốn chuồng chiên bò trong đêm đông lạnh giá. Ngài là Món Quà quý giá mà Thiên Chúa đã tặng cho con người. Mỗi chúng ta hãy trở nên một hang đá đơn sơ để cho Vị Hoàng Tử của Bình An và Tình Yêu ngự trị, đồng thời hãy trở nên món quà dễ thương cho anh em đồng loại.
Thánh Gioan đã đề nghị họ thể hiện bằng những hành động cụ thể. Đối với dân chúng trong đám đông nói chung, ông mời gọi chia sẻ cơm áo với những người đang thiếu thốn nhu cầu này. Mọi người không trừ một ai, đều cần đến sự chia sẻ và giúp đỡ của những người bên cạnh mình. Ngay cả khi nhu cầu của người khác chưa đến mức quá khẩn thiết, thì việc giúp đỡ và chia sẻ mà họ nhận được cũng làm họ cảm động nhiều, vì họ cảm thấy vẫn còn có nhiều người quan tâm đến mình. Người Việt chúng ta vẫn thường nói rằng « có đi có lại mới toại lòng nhau ». Tiềm ẩn trong việc chia sẻ vật chất cho nhu cầu cần thiết của thân xác, lời mời gọi của thánh Gioan hướng đến việc xây dựng một bầu khí của tình tương thân tương ái.
Với những người thu thuế, ông nhắc nhở họ không được đòi hỏi quá mức ấn định. Bổn phận nộp thuế nhằm đóng góp cho công ích xã hội là việc làm chính đáng. Tuy nhiên, ở đây Gioan Tẩy giả đã khuyến cáo những người thi hành công việc này là cần phải tính đến đời sống của dân chúng. Những lời lãi từ các công việc làm ăn của họ trước hết giúp họ có được cuộc sống ổn định, sau đó là chu toàn bổn phận của họ trong gia đình đối với vợ, chồng, con cái, bố mẹ và với những người mà họ có trách nhiệm chăm sóc. Ngoài ra họ cũng còn phải đầu tư vốn liếng trong việc xoay vòng cho những năm tiếp theo. Chính vì thế, việc thu thuế vượt mức cho phép sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc làm ăn cũng như cuộc sống của dân chúng. Câu trả lời của Gioan đã tính cả đến những hệ lụy này.
Có cả những binh lính cũng đến để nghe Gioan Tẩy Giả khuyên bảo. Ông đã nhắc nhở họ là không được hà hiếp dân chúng, không được tống tiền và hãy bằng lòng với mức lương của mình. Một điều thường thấy trong xã hội, con người muốn chứng tỏ sức mạnh và quyền uy của mình đối với những kẻ khác. Như một lẽ thường tình, khi có một ai đó nắm chức vị quan trọng và được nhiều người cần đến thì rất dễ quên đi nhiệm vụ của mình là phục vụ. Thậm chí cố tình chần chừ hay tìm cách gây khó dễ đối với những đề nghị chính đáng của những người có quyền đòi hỏi. Đấy là chưa kể đến những thủ đoạn mờ ám khi địa vị của mình bị đe dọa hay các cuộc thanh trừng để củng cố chiếc ngai của mình.
Chính Chúa Giêsu cũng đã cảnh báo với các môn đệ của ngài là thủ lãnh của các dân các nước dùng quyền uy mà thống trị và người làm lớn thì dùng uy mà cai quản dân. Còn đối với môn đệ đích thực thì phải trở nên người phục vụ anh em đồng loại (x. Mt20, 25-26).
Câu trả lời của Gioan Tẩy giả cho mỗi lớp người có khác nhau nhưng chung quy đều hướng đến một đối tượng đó là thực thi công bình và bác ái với tha nhân. Quy luật này được áp dụng triệt để cho tất cả mọi người. Công bình là chuẩn mực để thiết lập hòa bình và sự tôn trọng lẫn nhau. Bác ái là thứ ngôn ngữ phát xuất trực tiếp từ phía con tim. Đi từ trái tim đến trái tim, hoa trái của bác ái quả là dịu ngọt đối với cả người cho lẫn người nhận. Trong mối quan hệ gia đình, xã hội, và Giáo Hội, mỗi chúng ta cùng một lúc đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau. Là người chồng, và là người cha gia đình nhưng cũng là một công dân trong đất nước và một giáo dân trong một giáo xứ. Đôi khi có thứ bậc cao trong xã hội nhưng chỉ là phận con cháu hoặc em út trong nhà. Lời mời gọi của Gioan Tẩy giả vẫn mang tính khẩn thiết chừng nào cộng đồng nhân loại vẫn còn tồn tại trên mặt đất này.
Mùa Vọng là thời gian các Kitô hữu chuẩn bị tâm hồn để mừng kỷ niệm ngày Đức Giêsu giáng trần ngay chốn chuồng chiên bò trong đêm đông lạnh giá. Ngài là Món Quà quý giá mà Thiên Chúa đã tặng cho con người. Mỗi chúng ta hãy trở nên một hang đá đơn sơ để cho Vị Hoàng Tử của Bình An và Tình Yêu ngự trị, đồng thời hãy trở nên món quà dễ thương cho anh em đồng loại.