VATICAN - Hôm nay Đức Giáo Hoàng Beneđictô XVI đã gặp Chủ tịch Nhà nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại dinh giáo hoàng. Cuộc gặp gỡ kéo dài 40 phút và hai bên đều có những thông dịch viên đi theo.
Sau cuộc gặp mặt ông chủ tịch Triết đã tặng Đức Thánh Cha một bình sứ và một bức thanh thêu tay có hình hoa sen và ĐTC tặng vị khách tấm mề-đay triều đại giáo hoàng của ngài.
Chúng tôi vừa nhận được bản công bố báo chí chính thức của Vatican như sau: "Vào sáng nay Đức Thánh Cha Benedictô XVI đã tiếp ông Nguyễn Minh Triết, chủ tịch Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sau cuộc hội kiến ông Chủ tịch đã có cuộc gặp với Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone S.D.B. và cũng có sự hiện diện của TGM Dominique Mamberti, Thư ký Bộ Liên hệ các Quốc Gia.
Đây là cuộc họp đầu tiên giữa Chủ tịch Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với Đức Thánh Cha và với các viên chức cao vấp nhất Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh
Tòa Thánh bầy tỏ niềm hài lòng về cuộc gặp gỡ, một bước ý nghĩa trong tiến trình quan hệ song phương với Việt Nam, và bầy tỏ hy vọng rằng những vấn đề còn tồn đọng sẽ được giải quyết sớm nhất có thể.
Những cuộc bàn luận thân thiện tạo cơ hội nêu lên một số chủ đề liên quan tới việc hợp tác giữa Giáo hội và Nhà nước, cũng trong ánh sáng Thông điệp mà Đức Thánh Cha đã gửi tới Giáo hội tại Việt Nam trong dịp khai mạc Năm Thánh. Ngoài ra sự quan tâm về tình trạng quốc tế hiện nay, mà đặc biệt là nhắc tới sự cam kết của Việt Nam và Tòa Thánh trong lãnh vực đa diện."
Hôm trước ông Triết đã nói với báo chí Italia là chính phủ của ông đang làm việc để mở ngoại giao với Vatican.
Trong gần 20 năm qua, quan hệ giữa VN và Vatican đã có nhiều tiến triển. Hai bên đã tăng cường tiếp xúc và trao đổi các đoàn các cấp.
Vào hồi tháng 1.2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp Đức Giáo hoàng Benedictô XVI nhân chuyến thăm chính thức Italia.
Tháng 2.2009 vừa qua, hai bên đã tổ chức cuộc họp lần 1 Nhóm công tác hỗn hợp VN - Vatican tại Hà Nội. Tại đây, hai bên đã thảo luận vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức.
Việc ngoại giao giữa Vatican và Việt Nam đã được đưa ra bàn từ lâu, và cả hai bên đều thấy cần thiết phải tiến tới con đường ngoại giáo chính thức. Với phía Tòa Thánh ngoại giao luôn là phương cách tốt nhất để giải quyết các xung đột và bảo vệ những giá trị tinh thần, nhân quyền và luân lý của con người nhất là quyền lợi của người Công giáo tại quốc gia liên hệ. Ngay cả với các quốc gia mà chủ thuyết cũng như đường lối chống tôn giáo như Cuba hay các nước Hội giáo Vatican cũng có liên hệ ngoại giao. Mới tuần qua sau cùng thì Tòa Thánh cũng đạt được ngoại giao với nước Nga. Về phía Nhà nước Việt Nam cũng cần liên hệ ngoại giao với Vatican một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có tiếng nói ảnh hưởng trên nhiều phương diện, mà Việt Nam đang bị các quốc gia trên thế giới lên án về những hành động đàn áp tôn giáo và nhân quyền. Đang khi đó vì là quốc gia hậu tiến, dân nghèo, xã hội đang bị băng hoại vì tệ nạn tham những, thất nghiệp, giới trẻ không có tương lai và mất niềm tin... nên Việt Nam đang cần tiền viện trợ và thị trường nước ngoài mà ngoại giao với Vatican là lá chắn tinh thần cho họ.
Tuy nhiên những sự kiện xẩy ra vừa qua tại Việt Nam giữa Giáo hội và Nhà nước làm cho tiến trình này thêm phức tạp. Những cuộc đàn áp và công khai chiếm tài sản của giáo hội nhất là 3 nơi mà Giáo hội coi là biểu tượng cho nhu cầu sinh hoạt và vị thế của mình và Hội đồng Giám mục Việt nam đã chính thức làm đơn xin lại đó là Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang, Viện Đại học Đà lạt, Tòa Khâm sứ cũ của Vatican ở Hà nội. Trung tâm La vang thì được hứa trả lại nhưng chưa chính thức có giấy tờ, còn hai nơi kia, Nhà nước chẳng những không trả lại mà còn ngang nhiên biến thành công viên. Những cuộc xung đột và chiếm các cơ sở tôn giáo bùng nổ ở nhiều nơi khác như ở Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Vĩnh Long, Thủ Thiêm... đã nói lên sức mạnh đoàn kết và quyết tâm của giáo dân, nên cũng đã đặt Nhà nước vào thế bị động. Việc Hà nội chính thức đòi chuyển đức TGM Ngô quang Kiệt ra khỏi Hà nội đã vượt ngoài thẩm quyền của họ và làm cho tình hình rối rắm thêm.
Đang khi đó nước Nga mới đạt được ngoại giao với Tòa Thánh làm cho sức ép với Hà nội càng cao hơn, tuy vậy một sức ép ngược chiều khác từ Trung quốc chưa có ngoại giao với Tòa Thánh, nên Việt nam là đàn em không thể qua mặt Trung quốc vĩ đại, cho nên dù muốn có ngoại giao với Vatican thì chưa chắc Hà nội sẽ vượt qua được cái ải này.
Về phía Hội đồng Giám mục Việt nam và giáo dân Việt nam dĩ nhiên là mong ước rằng trong Năm Thánh 2010 kỉ niệm 350 năm hạt giống đức tin Công giáo được gieo vào lòng đất Việt nam nên rất mong ước một cuộc thăm viếng của Đức Thánh Cha tới Việt nam để an ủi và khích lệ một cộng đồng đức tin quan trọng tại Á châu và nói lên sức sống của Giáo hội vẫn sung mãn tuy dù gặp biết bao nhiêu thử thách gian nan trong quá khứ.
Ai cũng biết khi nhắc tới Giáo hội Công giáo tại Việt Nam đều nhấn mạnh là đây là quốc gia có số tín đồ công giáo đông thứ hai tại Á châu chỉ sau Phi luật tân.
Chúng tôi vừa nhận được bản công bố báo chí chính thức của Vatican như sau: "Vào sáng nay Đức Thánh Cha Benedictô XVI đã tiếp ông Nguyễn Minh Triết, chủ tịch Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sau cuộc hội kiến ông Chủ tịch đã có cuộc gặp với Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone S.D.B. và cũng có sự hiện diện của TGM Dominique Mamberti, Thư ký Bộ Liên hệ các Quốc Gia.
Đây là cuộc họp đầu tiên giữa Chủ tịch Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với Đức Thánh Cha và với các viên chức cao vấp nhất Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh
Tòa Thánh bầy tỏ niềm hài lòng về cuộc gặp gỡ, một bước ý nghĩa trong tiến trình quan hệ song phương với Việt Nam, và bầy tỏ hy vọng rằng những vấn đề còn tồn đọng sẽ được giải quyết sớm nhất có thể.
Những cuộc bàn luận thân thiện tạo cơ hội nêu lên một số chủ đề liên quan tới việc hợp tác giữa Giáo hội và Nhà nước, cũng trong ánh sáng Thông điệp mà Đức Thánh Cha đã gửi tới Giáo hội tại Việt Nam trong dịp khai mạc Năm Thánh. Ngoài ra sự quan tâm về tình trạng quốc tế hiện nay, mà đặc biệt là nhắc tới sự cam kết của Việt Nam và Tòa Thánh trong lãnh vực đa diện."
Hôm trước ông Triết đã nói với báo chí Italia là chính phủ của ông đang làm việc để mở ngoại giao với Vatican.
Trong gần 20 năm qua, quan hệ giữa VN và Vatican đã có nhiều tiến triển. Hai bên đã tăng cường tiếp xúc và trao đổi các đoàn các cấp.
Vào hồi tháng 1.2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp Đức Giáo hoàng Benedictô XVI nhân chuyến thăm chính thức Italia.
Tháng 2.2009 vừa qua, hai bên đã tổ chức cuộc họp lần 1 Nhóm công tác hỗn hợp VN - Vatican tại Hà Nội. Tại đây, hai bên đã thảo luận vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức.
Việc ngoại giao giữa Vatican và Việt Nam đã được đưa ra bàn từ lâu, và cả hai bên đều thấy cần thiết phải tiến tới con đường ngoại giáo chính thức. Với phía Tòa Thánh ngoại giao luôn là phương cách tốt nhất để giải quyết các xung đột và bảo vệ những giá trị tinh thần, nhân quyền và luân lý của con người nhất là quyền lợi của người Công giáo tại quốc gia liên hệ. Ngay cả với các quốc gia mà chủ thuyết cũng như đường lối chống tôn giáo như Cuba hay các nước Hội giáo Vatican cũng có liên hệ ngoại giao. Mới tuần qua sau cùng thì Tòa Thánh cũng đạt được ngoại giao với nước Nga. Về phía Nhà nước Việt Nam cũng cần liên hệ ngoại giao với Vatican một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có tiếng nói ảnh hưởng trên nhiều phương diện, mà Việt Nam đang bị các quốc gia trên thế giới lên án về những hành động đàn áp tôn giáo và nhân quyền. Đang khi đó vì là quốc gia hậu tiến, dân nghèo, xã hội đang bị băng hoại vì tệ nạn tham những, thất nghiệp, giới trẻ không có tương lai và mất niềm tin... nên Việt Nam đang cần tiền viện trợ và thị trường nước ngoài mà ngoại giao với Vatican là lá chắn tinh thần cho họ.
Tuy nhiên những sự kiện xẩy ra vừa qua tại Việt Nam giữa Giáo hội và Nhà nước làm cho tiến trình này thêm phức tạp. Những cuộc đàn áp và công khai chiếm tài sản của giáo hội nhất là 3 nơi mà Giáo hội coi là biểu tượng cho nhu cầu sinh hoạt và vị thế của mình và Hội đồng Giám mục Việt nam đã chính thức làm đơn xin lại đó là Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang, Viện Đại học Đà lạt, Tòa Khâm sứ cũ của Vatican ở Hà nội. Trung tâm La vang thì được hứa trả lại nhưng chưa chính thức có giấy tờ, còn hai nơi kia, Nhà nước chẳng những không trả lại mà còn ngang nhiên biến thành công viên. Những cuộc xung đột và chiếm các cơ sở tôn giáo bùng nổ ở nhiều nơi khác như ở Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Vĩnh Long, Thủ Thiêm... đã nói lên sức mạnh đoàn kết và quyết tâm của giáo dân, nên cũng đã đặt Nhà nước vào thế bị động. Việc Hà nội chính thức đòi chuyển đức TGM Ngô quang Kiệt ra khỏi Hà nội đã vượt ngoài thẩm quyền của họ và làm cho tình hình rối rắm thêm.
Đang khi đó nước Nga mới đạt được ngoại giao với Tòa Thánh làm cho sức ép với Hà nội càng cao hơn, tuy vậy một sức ép ngược chiều khác từ Trung quốc chưa có ngoại giao với Tòa Thánh, nên Việt nam là đàn em không thể qua mặt Trung quốc vĩ đại, cho nên dù muốn có ngoại giao với Vatican thì chưa chắc Hà nội sẽ vượt qua được cái ải này.
Về phía Hội đồng Giám mục Việt nam và giáo dân Việt nam dĩ nhiên là mong ước rằng trong Năm Thánh 2010 kỉ niệm 350 năm hạt giống đức tin Công giáo được gieo vào lòng đất Việt nam nên rất mong ước một cuộc thăm viếng của Đức Thánh Cha tới Việt nam để an ủi và khích lệ một cộng đồng đức tin quan trọng tại Á châu và nói lên sức sống của Giáo hội vẫn sung mãn tuy dù gặp biết bao nhiêu thử thách gian nan trong quá khứ.
Ai cũng biết khi nhắc tới Giáo hội Công giáo tại Việt Nam đều nhấn mạnh là đây là quốc gia có số tín đồ công giáo đông thứ hai tại Á châu chỉ sau Phi luật tân.