Hồi ký: Những Câu Chuyện Về Một Thời: Tình hình các địa phận sau 1954
Sau ngày 20-7. Trừ địa phận Hà Nội, các địa phận đang trong tình trạng không người chăn dắt. Đức Khâm Sứ Dooley và cha thư ký của ngài O’ driscoll vẫn ở Hà Nội. Ngày ngày Đức Khâm Sứ và cha thư ký để ra hàng giờ đồng hồ để đi dạo phố, ít khi các ngài bỏ việc đó. Không hiểu các ngài đi bộ cho khoẻ hay để làm gì. Chắc là cán bộ cũng không vui mắt, vì ngày nào cũng thấy hai người ngoại quốc cao lêu nghêu, trong bộ áo trùng thâm đi “lượn trên đường phố”. Đức Cha Khuê, ngược lại hẳn, không ra khỏi nhà. Các cửa trước đây chỉ có cửa chớp, thì đã có những chấn song rào chặt: nội bất xuất, ngoại bất nhập. Cũng là may, vì có những lúc cần phải đóng kín để không ai lọt vào. Không phải là để giữ kẻ trộm, nhưng là giữ người ngay. Người ngay đó là con cái mình, là những người vỗ ngực nói: “Chúng tôi mới là giáo hữu” chân chính. Vì có những lần, những người giáo hữu chân chính này được sự thúc đẩy bởi đâu đó, từng đoàn lũ năm, sáu chục người kéo nhau đến để ý kiến với Bề Trên hoặc xin bỏ điều này, làm điều kia theo ý họ. “Hội Thánh bây giờ dễ mà!”. Người Công giáo cũng phải làm việc gì để tỏ ra yêu nước. Để rửa cái tiếng xấu mà đạo ta đã mắc là: “vì đạo mà mất nước”. (có ý nói, ngày trước vì đạo, mà người Tây đã đến chiếm nước ta, cai trị nước ta cả trăm năm).
Không phải Đức Cha Khuê không đi đâu. Ngài đã đi rất hăng. Trong mấy năm đầu, ngài đi khắp địa phận. Mấy năm cải cách không đi đâu được. Sau đó ngài lại đi các nơi được một năm thì vào lúc sửa sai. Hết sửa sai mới không đi đâu được. Các vị đọc đoạn này có biết thế nào là sửa sai, thời kỳ sửa sai không?
Đại để như sau: trong thời kỳ cải cách ruộng đất 1958. Khẩu hiệu được nêu cao “nhất Đội nhì Trời”. Đội là đội ngũ cán bộ đi làm việc cải cách ruộng đất ở nông thôn. Đội lộng hành: cho ai chết thì người ấy phải chết. Cho ai sống thì người ấy được sống. Trời còn phải thua - Nhất Đội nhì Trời. Nhưng cũng như người ta có lúc bảo: Trời không có mắt, đánh đập lung tung; thì Đội còn trên cả Trời, đánh đập còn lung tung hơn cả Trời. Đánh sai, đánh bậy, đánh láo, đánh bừa. Oan hồn kêu ca, người vô tội kêu ca, người lành kêu ca, cả đến người dữ cũng không giữ được miệng. Do đó phải có cuộc chấn chỉnh lại, đánh giá lại: cái đúng bảo là đúng, sai bảo là sai, rồi cố sức lấy can đảm sửa sai. Đường lối cũng kể là nhân đức. Những người làm sai sửa được bao nhiêu không biết? Còn người bị quy sai, đòi sửa sai cũng cất tiếng kêu than khắp nơi khắp chốn. Vì ở chỗ nào cũng có sai, chỗ nào cũng có tiếng kêu ai oán.
Nhân đó cái dây căng thẳng đang xiết chặt dân chúng như bi đứt tung ra, những người bị qui sai vùng lên – và hầu hết là sai – vì trong cải cách ai cũng phải tìm cách mà tố cáo, không có thì phải bịa đặt, dối trá. Mà thường là bịa đặt. Nên biết sửa từ đâu? sửa cho ai trước? Các cán bộ cải cách chuyển đi đâu hết, có còn đứa nào mà vạch mặt. Thế mới biết cái khéo léo đến quỷ quyệt của việc cải cách những nhân viên, đội viên được chọn từ đâu không ai biết, rồi xong công việc họ biến đâu hết. Có thấy mặt anh nào đã làm sai. Bấy giờ tung ra cái tin rạch mép bọn chúng. Nhưng có bắt được tên nào đâu mà rạch mép. Cái khéo léo là bọn đó từ đâu đến không ai biết, rồi chúng biến đi đâu, lúc nào không ai biết. Những mẹo quỉ quái đó chắc là từ bên Nga, bên Tàu đã nghiên cứu, và dân ta chỉ học lại.
Sau này làm sai cũng là một chính sách. Khi mà quyết định giết sạch, phá sạch, quét sạch, thì làm sao đúng hết được. Cải cách như là một “cái roi” từ trời xuống, đập tan, đánh đổ, phá sạch, không phân biệt tốt xấu. Nay còn biết chỗ nào sai mà sửa lại. Nói sai, thì có thể nói là sai hết. Và sai hết thì sửa làm sao?
Ta cứ tưởng tượng, một khối người bị những dây ràng buộc trói chặt, cả tay cả người, từ thể xác đến tinh thần, từ trên đến dưới, bây giờ các dây ràng buộc đứt tung. Cả khối bung ra, bắn toé từng mảnh văng đâu thì văng, chẳng còn định hướng, luật lệ chi cả. Sau mấy năm tháng cải cách, lúc mà nhất Đội nhì Trời, ai dám nhìn qua Trời mà tới Đội. Ngày nay công việc tan tành, gọi là sửa sai, sai ở chỗ nào, ở người nào?
Đối với đạo, được một thời kỳ tương đối tự do. Đức Cha Khuê nhân cơ hội đi các nơi, đi bất cứ lúc nào, muốn đi đâu thì đi, thỉnh thoảng ngài xuống Nam Định, vào nhà xứ không thấy tôi, đến nhà ông trương Trúc và ăn cơm ở đó.
Cũng nên nói: chỉ có hai người ở miền Nam Định mà Đức Cha Khuê tiếp chuyện và họ hầu chuyện được với Đức Cha, đó là ông Trương Trúc, và bà Trùm Dung. Bà này chỉ là công nhân nhà máy Dệt, ít chữ nghĩa, ít nói. Nhưng có lẽ cái vẻ hiền lành đạo đức của bà làm ngài dễ gần.
Trong hơn một năm, ngài đi thoáng qua được nhiều nơi trong địa phận. Rồi công việc dần dần thấy khó khăn. Lần ở Kẻ Sở về quá Phủ Lý, người ta chặn xe hỏi giấy.
Nghiêm trọng nhất là việc xảy ra ở xứ An Lộc. Cha xứ An Lộc là cha Vũ Xuân Kỷ, lúc này đang đứng đầu nhóm Công giáo cấp tiến, là nhóm Công giáo theo nhà nước, thường mệnh danh là nhóm Công giáo “yêu nước”, vì họ thích gán danh từ “yêu nước” cho mình.
Nhóm quấy phá
Hội Liên Lạc không phải là một hội được thành lập để tồn tại và xây dựng đạo giáo. Nó chỉ là một cách chia để trị, lấy gậy ông đập lưng ông. Gây rối, làm xáo trộn trong đạo, nhà nước đâu có làm. Đó là những người trong đạo đấy chứ. Đúng thế. Có người cán bộ hay vô thần nào đi vào nhà thờ mà quấy rối? Có sắc lệnh hay đạo luật nào chạm đến đạo? Chẳng thấy người ngoài nào mà chỉ thấy toàn là người Công giáo phá quấy trong nhà thờ.
Nhưng người Công giáo quấy phá này là thế nào? Thường thường họ là những người khô khan, hoặc những người đã có chuyện gì với nhà xứ, nên họ ác cảm với các linh mục, hoặc người làm việc nhà thờ. Có cả những người sống lỗi luật đạo, chẳng hạn bỏ vợ lấy vợ khác, hoặc kết bạn không hợp phép đạo. Họ được người ta tuyển chọn, tuyên truyền nhồi nhét những tư tưởng đối nghịch với đạo, được phát động chống Giáo Hội. Thực ra, những người này chỉ có thể chống đạo bằng cách quấy phá.
Này đây: Một hôm Cha Antôn Nhân cất Mình Thánh ở Nhà thờ Khoái Đồng, thế là một dịp cho họ quấy phá. Xứ Khoái Đồng là một xứ nhỏ bé, lúc này độ năm, sáu chục giáo dân, ở trong thành phố Nam Định, nhưng lại thuộc quyền trị của địa phận Bùi Chu. Miền đất đó trước kia ngăn cách với thành phố Nam Định bởi một con sông nhỏ, con sông ngăn cách, hay đứng làm ranh giới giữa Hà Nội và Bùi Chu. Con sông đó được lấp đi, và một con sông đào xuất hiện bao vây khu đất đó cho sát nhập với thành phố. Khu Khoái Đồng đó bỗng nhiên là phần đất trong thành phố nhưng thuộc quyền Jundictio của Bùi Chu.
Khi chia địa phận Bùi Chu thành địa phận Dòng, khu Khoái Đồng đó được địa phận nhường cho dòng Đôminicô, đổi lại, các cha Đôminicô trả lại trụ sở nhà dòng Quần Phương, cho Tòa Giám Mục.
Khu Khoái Đồng từ năm 1945, trở thành trụ sở của Dòng Đôminicô, hiện còn cai quản ba địa phận ở miền Bắc: Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Ninh. Có trường Đại Chủng Viện Albertô cho các Chủng sinh Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh, Bùi Chu.
Có xứ Khoái Đồng ranh giới về phía thành phố là phố Bến Ngự, Hàng Đồng… về phía số lẻ. Phân định theo nguyên tắc, nhưng thực sự từ 1948, hầu hết giáo dân đổ xô về phía “thành phố”, phía “tỉnh”, tức là xứ Nam Định thuộc địa phận Hà Nội.
Từ năm 1948 đến 1954, xứ Khoái Đồng khá sầm uất. Có lúc như cạnh tranh với xứ bên cạnh. Lợi thế của xứ: Nhà Khoái Đồng to lớn, có cha xứ nhà thờ do Dòng Đôminicô cắt đặt. Ngoài ra những dịp lễ lớn, có lực lượng Tu Viện Đôminicô, Đại Chủng Viện Albertô tham gia, giáo dân tuy một, hai trăm, nhưng tổ chức rất rầm rộ. Bà con giáo dân thành phố cũng thích sang tham dự, vì là khách, được trọng vọng, có chỗ ngồi.
Vào năm 1952-1953, tôi về Hà Nội làm thư ký Toà Giám Mục, không có linh mục trẻ đứng tổ chức hội đoàn, bà con kéo nhau sang Khoái Đồng hết. Những đám rước có cả mấy trăm cụ ông cụ bà sốt sáng trong bộ áo Dòng Ba Đôminicô. Nên khi tôi về lại Nam Định 1953, kiếm mãi mới được vài chục ông bà còn “trung kiên” ở lại để làm nhân viên hội “Đạo Binh Đức Mẹ” và Dòng Ba Thánh Phanxicô.
Năm 1958, Kỷ niêm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức. Năm Đức Mẹ, cũng tương đương như năm Toàn Xá. Thường thường là các xứ tự tổ chức lấy chương trình. Địa phận chỉ đưa ra mấy nét chính. Xứ Nam Định tổ chức mừng Năm Thánh vào các ngày lễ lớn. Đặc biệt là vào ngày 11 tháng 2 năm 1958. Một cuộc rước lớn từ An-Phong về nhà thờ lớn. Tượng Đức Mẹ để trên một chiếc kiệu là một cỗ xe. Một ngọn núi lớn bằng giấy, cao tới 2 phần 3 tháp nhà thờ được dựng lên trước cửa nhà thờ. Tượng rước từ An-Phong về, được đặt trên núi, và Thánh lễ chủ sự cử hành ở bàn thờ cũng ở lưng chừng núi. Lúc đó, người ta thích cung cách tổ chức trên cao như thế.
Có người kể rằng, hôm đó Bác Hồ về qua Nam Định thấy có cuộc rước to tát như thế, nói với địa phương: “Bây giờ mà còn thế à!”. Thế mới biết ở Nam Định việc đạo vẫn đàng hoàng. Được vậy là nhờ lòng sốt sáng của giáo dân. Phần lớn là người gốc Bùi Chu. Dĩ nhiên những người Bùi Chu không phải tất cả là sốt sáng. Có những người sốt sáng nổi bật, mà những người khô khan thì cũng vào hạng độc nhất. Những người tiêu biểu cho lòng đạo đức, cũng gốc Bùi Chu, mà những người đứng lên chống phá đạo cũng là gốc Bùi Chu hoặc Phát Diệm.
Ta thử xem ở Nam Định, Hà Nội, những người chống đạo là ai?
Người ta có chủ trương phá tôn giáo – Và người ta không muốn làm việc đó theo lối những vua chúa ngày xưa: bắt bớ, tù đầy, giết chóc. Bây giờ người ta nói: phá đạo một cách khoa học: lấy chính người có đạo mà phá đạo.
Họ thực hiện thế nào?
Đây một xứ đạo: Trong xứ hiện tại 95% giữ đạo, một số còn lại lờ mờ, khô khan, cũng lấy vợ nọ con kia. Một số rất ít chẳng may có cái gì vướng vấp với xứ đạo, với cha xứ. Thế là người ta khai thác những người này. Không phải để chống lại cha xứ, cho bằng làm dụng cụ gây rối trong nhà thờ. Ví dụ: lần kia cha Nhân cất Mình Thánh ở nhà thờ, vì người giữ nhà thờ đã bội phản, làm cho nhà thờ ấy mất tính cách chính đáng. Buộc phải cất Mình Thánh. Người ta cho việc cất Mình Thánh là loại bỏ nhà thờ đó, tựa như “rút phép thông công”. Chính ra trong Hội Thánh có hình phạt trong những trường hợp đó, gọi là “vạ cấm” (interdit).
Người ta phản bội bằng cách nào? Lựa một ngày Chủ Nhật hay lễ lớn nào đó. Một số người “chống đối” được chỉ định ngồi rải rác trong nhà thờ – chờ lúc nào linh mục giảng, tìm cơ hội phá rối. Chẳng hạn linh mục giảng về ăn năn thống hối tội lỗi để dọn mừng lễ, chừa nết xấu như cờ bạc rượu chè, giai gái. Nói đến tiếng rượu chè cờ bạc giai gái, những tiếng có vẻ tục hoá. Thế là một người nào đó, ngồi bên cạnh can: để cho chúng tôi nghe giảng. Thế là người kia cũng nói lớn “xin cha giảng Phúc âm”. Cả bọn người định quấy phá, đang ngồi rải rác các nơi, nhất loạt nói lớn “xin cha giảng Phúc âm”. Rồi những tiếng phản lại khắp nhà thờ ồn ào như cảnh chợ, linh mục không còn giảng được nữa, đành lên bàn thờ, đành cất Kinh đền tạ Trái Tim Chúa, để xin Chúa tha thứ về cảnh lộn xộn bất xứng như thế trong nhà thờ, rồi tiếp tục dâng lễ.
Đó là trường hợp phá rối bình thường, còn có những cuộc phá rối đi đến tù ngục. Như một lần, đang khi có cảnh xôn xao lộn xộn trong nhà thờ. Anh trưởng ban hát trên gác đàn, đứng ra trước bao lơn nhìn xuống cảnh lộn xộn. Anh bị qui cho cái tội đứng trên gác đàn nói “đánh chết bỏ mẹ nó đi”.
Như vậy anh bị qui trong các tội “đứng chỉ huy việc ẩu đả”, vì hôm đó có việc lộn xộn gần như ẩu đả. Chính cái người đàn bà, mụ ta đứng đầu gây rối hôm đó, tỏ vẻ hung hăng gây rối, để cho đến chỗ dùng chân tay, và bà ta đã đi tới chỗ gần xô xát nhau. Bà đến thẳng gác đàn, gặp một chị trong ban hát xuống, bà ta gây sự. Chẳng biết có chuyện võ lực hay không, chị này bị bắt giam, vì đã tát bà kia, chị bị giam ba tháng, và được tha sớm vì đang mang thai. Còn anh đứng ở bao lơn, bị qui là chỉ huy việc đánh người, bị kết án tù 3 năm và án treo 6 năm. Cái án treo này nó lơ lửng treo cổ anh, hết 6 năm này, tiếp 6 năm khác, vì chưa cải tạo tốt, rồi cứ thế lủng lẳng trên cổ anh cho tới lúc anh lìa đời, vào cái tuổi ngoài 50.
Lòng tin đạo
Lòng tin đạo, ở đâu và thời nào cũng thế, không ở những thử thách mà phai mờ hoặc mất đi, trái lại, những thử thách đó, như những nét chấm phá trên một bức tranh, làm cho bức tranh càng sống động tươi đẹp hơn. Trường hợp ở xứ Nam Định thật là đặc biệt.
Những ngày đầu 1954, trong xứ những khuôn mặt quen biết không còn. Nếu có còn năm, bảy gia đình, thì rồi ít lâu cũng biến mất. Tiêu biểu nhất là hai gia đình ông giáo Nhàn và ông trương Trúc. Hai gia đình đứng đầu trong xứ cả về mặt uy tín, cả về mặt tài chính. Gia đình ông giáo Nhàn ít lâu cũng biến mất. Còn lại gia đình ông trương Trúc, thực sự chỉ còn những con dại, chứ những con lớn thì đã đi từ lâu. Một số những khuôn mặt mới xuất hiện, khiêm tốn. Ông Thụy, Bà Khang Đinh, Ông Lương Càn, họ chỉ có mặt nơi nhà thờ cách đều đặn, sáng chiều, Lễ và Chầu.
Còn tiếp
Sau ngày 20-7. Trừ địa phận Hà Nội, các địa phận đang trong tình trạng không người chăn dắt. Đức Khâm Sứ Dooley và cha thư ký của ngài O’ driscoll vẫn ở Hà Nội. Ngày ngày Đức Khâm Sứ và cha thư ký để ra hàng giờ đồng hồ để đi dạo phố, ít khi các ngài bỏ việc đó. Không hiểu các ngài đi bộ cho khoẻ hay để làm gì. Chắc là cán bộ cũng không vui mắt, vì ngày nào cũng thấy hai người ngoại quốc cao lêu nghêu, trong bộ áo trùng thâm đi “lượn trên đường phố”. Đức Cha Khuê, ngược lại hẳn, không ra khỏi nhà. Các cửa trước đây chỉ có cửa chớp, thì đã có những chấn song rào chặt: nội bất xuất, ngoại bất nhập. Cũng là may, vì có những lúc cần phải đóng kín để không ai lọt vào. Không phải là để giữ kẻ trộm, nhưng là giữ người ngay. Người ngay đó là con cái mình, là những người vỗ ngực nói: “Chúng tôi mới là giáo hữu” chân chính. Vì có những lần, những người giáo hữu chân chính này được sự thúc đẩy bởi đâu đó, từng đoàn lũ năm, sáu chục người kéo nhau đến để ý kiến với Bề Trên hoặc xin bỏ điều này, làm điều kia theo ý họ. “Hội Thánh bây giờ dễ mà!”. Người Công giáo cũng phải làm việc gì để tỏ ra yêu nước. Để rửa cái tiếng xấu mà đạo ta đã mắc là: “vì đạo mà mất nước”. (có ý nói, ngày trước vì đạo, mà người Tây đã đến chiếm nước ta, cai trị nước ta cả trăm năm).
Không phải Đức Cha Khuê không đi đâu. Ngài đã đi rất hăng. Trong mấy năm đầu, ngài đi khắp địa phận. Mấy năm cải cách không đi đâu được. Sau đó ngài lại đi các nơi được một năm thì vào lúc sửa sai. Hết sửa sai mới không đi đâu được. Các vị đọc đoạn này có biết thế nào là sửa sai, thời kỳ sửa sai không?
Đại để như sau: trong thời kỳ cải cách ruộng đất 1958. Khẩu hiệu được nêu cao “nhất Đội nhì Trời”. Đội là đội ngũ cán bộ đi làm việc cải cách ruộng đất ở nông thôn. Đội lộng hành: cho ai chết thì người ấy phải chết. Cho ai sống thì người ấy được sống. Trời còn phải thua - Nhất Đội nhì Trời. Nhưng cũng như người ta có lúc bảo: Trời không có mắt, đánh đập lung tung; thì Đội còn trên cả Trời, đánh đập còn lung tung hơn cả Trời. Đánh sai, đánh bậy, đánh láo, đánh bừa. Oan hồn kêu ca, người vô tội kêu ca, người lành kêu ca, cả đến người dữ cũng không giữ được miệng. Do đó phải có cuộc chấn chỉnh lại, đánh giá lại: cái đúng bảo là đúng, sai bảo là sai, rồi cố sức lấy can đảm sửa sai. Đường lối cũng kể là nhân đức. Những người làm sai sửa được bao nhiêu không biết? Còn người bị quy sai, đòi sửa sai cũng cất tiếng kêu than khắp nơi khắp chốn. Vì ở chỗ nào cũng có sai, chỗ nào cũng có tiếng kêu ai oán.
Nhân đó cái dây căng thẳng đang xiết chặt dân chúng như bi đứt tung ra, những người bị qui sai vùng lên – và hầu hết là sai – vì trong cải cách ai cũng phải tìm cách mà tố cáo, không có thì phải bịa đặt, dối trá. Mà thường là bịa đặt. Nên biết sửa từ đâu? sửa cho ai trước? Các cán bộ cải cách chuyển đi đâu hết, có còn đứa nào mà vạch mặt. Thế mới biết cái khéo léo đến quỷ quyệt của việc cải cách những nhân viên, đội viên được chọn từ đâu không ai biết, rồi xong công việc họ biến đâu hết. Có thấy mặt anh nào đã làm sai. Bấy giờ tung ra cái tin rạch mép bọn chúng. Nhưng có bắt được tên nào đâu mà rạch mép. Cái khéo léo là bọn đó từ đâu đến không ai biết, rồi chúng biến đi đâu, lúc nào không ai biết. Những mẹo quỉ quái đó chắc là từ bên Nga, bên Tàu đã nghiên cứu, và dân ta chỉ học lại.
Sau này làm sai cũng là một chính sách. Khi mà quyết định giết sạch, phá sạch, quét sạch, thì làm sao đúng hết được. Cải cách như là một “cái roi” từ trời xuống, đập tan, đánh đổ, phá sạch, không phân biệt tốt xấu. Nay còn biết chỗ nào sai mà sửa lại. Nói sai, thì có thể nói là sai hết. Và sai hết thì sửa làm sao?
Ta cứ tưởng tượng, một khối người bị những dây ràng buộc trói chặt, cả tay cả người, từ thể xác đến tinh thần, từ trên đến dưới, bây giờ các dây ràng buộc đứt tung. Cả khối bung ra, bắn toé từng mảnh văng đâu thì văng, chẳng còn định hướng, luật lệ chi cả. Sau mấy năm tháng cải cách, lúc mà nhất Đội nhì Trời, ai dám nhìn qua Trời mà tới Đội. Ngày nay công việc tan tành, gọi là sửa sai, sai ở chỗ nào, ở người nào?
Đối với đạo, được một thời kỳ tương đối tự do. Đức Cha Khuê nhân cơ hội đi các nơi, đi bất cứ lúc nào, muốn đi đâu thì đi, thỉnh thoảng ngài xuống Nam Định, vào nhà xứ không thấy tôi, đến nhà ông trương Trúc và ăn cơm ở đó.
Cũng nên nói: chỉ có hai người ở miền Nam Định mà Đức Cha Khuê tiếp chuyện và họ hầu chuyện được với Đức Cha, đó là ông Trương Trúc, và bà Trùm Dung. Bà này chỉ là công nhân nhà máy Dệt, ít chữ nghĩa, ít nói. Nhưng có lẽ cái vẻ hiền lành đạo đức của bà làm ngài dễ gần.
Trong hơn một năm, ngài đi thoáng qua được nhiều nơi trong địa phận. Rồi công việc dần dần thấy khó khăn. Lần ở Kẻ Sở về quá Phủ Lý, người ta chặn xe hỏi giấy.
Nghiêm trọng nhất là việc xảy ra ở xứ An Lộc. Cha xứ An Lộc là cha Vũ Xuân Kỷ, lúc này đang đứng đầu nhóm Công giáo cấp tiến, là nhóm Công giáo theo nhà nước, thường mệnh danh là nhóm Công giáo “yêu nước”, vì họ thích gán danh từ “yêu nước” cho mình.
Nhóm quấy phá
Hội Liên Lạc không phải là một hội được thành lập để tồn tại và xây dựng đạo giáo. Nó chỉ là một cách chia để trị, lấy gậy ông đập lưng ông. Gây rối, làm xáo trộn trong đạo, nhà nước đâu có làm. Đó là những người trong đạo đấy chứ. Đúng thế. Có người cán bộ hay vô thần nào đi vào nhà thờ mà quấy rối? Có sắc lệnh hay đạo luật nào chạm đến đạo? Chẳng thấy người ngoài nào mà chỉ thấy toàn là người Công giáo phá quấy trong nhà thờ.
Nhưng người Công giáo quấy phá này là thế nào? Thường thường họ là những người khô khan, hoặc những người đã có chuyện gì với nhà xứ, nên họ ác cảm với các linh mục, hoặc người làm việc nhà thờ. Có cả những người sống lỗi luật đạo, chẳng hạn bỏ vợ lấy vợ khác, hoặc kết bạn không hợp phép đạo. Họ được người ta tuyển chọn, tuyên truyền nhồi nhét những tư tưởng đối nghịch với đạo, được phát động chống Giáo Hội. Thực ra, những người này chỉ có thể chống đạo bằng cách quấy phá.
Này đây: Một hôm Cha Antôn Nhân cất Mình Thánh ở Nhà thờ Khoái Đồng, thế là một dịp cho họ quấy phá. Xứ Khoái Đồng là một xứ nhỏ bé, lúc này độ năm, sáu chục giáo dân, ở trong thành phố Nam Định, nhưng lại thuộc quyền trị của địa phận Bùi Chu. Miền đất đó trước kia ngăn cách với thành phố Nam Định bởi một con sông nhỏ, con sông ngăn cách, hay đứng làm ranh giới giữa Hà Nội và Bùi Chu. Con sông đó được lấp đi, và một con sông đào xuất hiện bao vây khu đất đó cho sát nhập với thành phố. Khu Khoái Đồng đó bỗng nhiên là phần đất trong thành phố nhưng thuộc quyền Jundictio của Bùi Chu.
Khi chia địa phận Bùi Chu thành địa phận Dòng, khu Khoái Đồng đó được địa phận nhường cho dòng Đôminicô, đổi lại, các cha Đôminicô trả lại trụ sở nhà dòng Quần Phương, cho Tòa Giám Mục.
Khu Khoái Đồng từ năm 1945, trở thành trụ sở của Dòng Đôminicô, hiện còn cai quản ba địa phận ở miền Bắc: Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Ninh. Có trường Đại Chủng Viện Albertô cho các Chủng sinh Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh, Bùi Chu.
Có xứ Khoái Đồng ranh giới về phía thành phố là phố Bến Ngự, Hàng Đồng… về phía số lẻ. Phân định theo nguyên tắc, nhưng thực sự từ 1948, hầu hết giáo dân đổ xô về phía “thành phố”, phía “tỉnh”, tức là xứ Nam Định thuộc địa phận Hà Nội.
Từ năm 1948 đến 1954, xứ Khoái Đồng khá sầm uất. Có lúc như cạnh tranh với xứ bên cạnh. Lợi thế của xứ: Nhà Khoái Đồng to lớn, có cha xứ nhà thờ do Dòng Đôminicô cắt đặt. Ngoài ra những dịp lễ lớn, có lực lượng Tu Viện Đôminicô, Đại Chủng Viện Albertô tham gia, giáo dân tuy một, hai trăm, nhưng tổ chức rất rầm rộ. Bà con giáo dân thành phố cũng thích sang tham dự, vì là khách, được trọng vọng, có chỗ ngồi.
Vào năm 1952-1953, tôi về Hà Nội làm thư ký Toà Giám Mục, không có linh mục trẻ đứng tổ chức hội đoàn, bà con kéo nhau sang Khoái Đồng hết. Những đám rước có cả mấy trăm cụ ông cụ bà sốt sáng trong bộ áo Dòng Ba Đôminicô. Nên khi tôi về lại Nam Định 1953, kiếm mãi mới được vài chục ông bà còn “trung kiên” ở lại để làm nhân viên hội “Đạo Binh Đức Mẹ” và Dòng Ba Thánh Phanxicô.
Năm 1958, Kỷ niêm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức. Năm Đức Mẹ, cũng tương đương như năm Toàn Xá. Thường thường là các xứ tự tổ chức lấy chương trình. Địa phận chỉ đưa ra mấy nét chính. Xứ Nam Định tổ chức mừng Năm Thánh vào các ngày lễ lớn. Đặc biệt là vào ngày 11 tháng 2 năm 1958. Một cuộc rước lớn từ An-Phong về nhà thờ lớn. Tượng Đức Mẹ để trên một chiếc kiệu là một cỗ xe. Một ngọn núi lớn bằng giấy, cao tới 2 phần 3 tháp nhà thờ được dựng lên trước cửa nhà thờ. Tượng rước từ An-Phong về, được đặt trên núi, và Thánh lễ chủ sự cử hành ở bàn thờ cũng ở lưng chừng núi. Lúc đó, người ta thích cung cách tổ chức trên cao như thế.
Có người kể rằng, hôm đó Bác Hồ về qua Nam Định thấy có cuộc rước to tát như thế, nói với địa phương: “Bây giờ mà còn thế à!”. Thế mới biết ở Nam Định việc đạo vẫn đàng hoàng. Được vậy là nhờ lòng sốt sáng của giáo dân. Phần lớn là người gốc Bùi Chu. Dĩ nhiên những người Bùi Chu không phải tất cả là sốt sáng. Có những người sốt sáng nổi bật, mà những người khô khan thì cũng vào hạng độc nhất. Những người tiêu biểu cho lòng đạo đức, cũng gốc Bùi Chu, mà những người đứng lên chống phá đạo cũng là gốc Bùi Chu hoặc Phát Diệm.
Ta thử xem ở Nam Định, Hà Nội, những người chống đạo là ai?
Người ta có chủ trương phá tôn giáo – Và người ta không muốn làm việc đó theo lối những vua chúa ngày xưa: bắt bớ, tù đầy, giết chóc. Bây giờ người ta nói: phá đạo một cách khoa học: lấy chính người có đạo mà phá đạo.
Họ thực hiện thế nào?
Đây một xứ đạo: Trong xứ hiện tại 95% giữ đạo, một số còn lại lờ mờ, khô khan, cũng lấy vợ nọ con kia. Một số rất ít chẳng may có cái gì vướng vấp với xứ đạo, với cha xứ. Thế là người ta khai thác những người này. Không phải để chống lại cha xứ, cho bằng làm dụng cụ gây rối trong nhà thờ. Ví dụ: lần kia cha Nhân cất Mình Thánh ở nhà thờ, vì người giữ nhà thờ đã bội phản, làm cho nhà thờ ấy mất tính cách chính đáng. Buộc phải cất Mình Thánh. Người ta cho việc cất Mình Thánh là loại bỏ nhà thờ đó, tựa như “rút phép thông công”. Chính ra trong Hội Thánh có hình phạt trong những trường hợp đó, gọi là “vạ cấm” (interdit).
Người ta phản bội bằng cách nào? Lựa một ngày Chủ Nhật hay lễ lớn nào đó. Một số người “chống đối” được chỉ định ngồi rải rác trong nhà thờ – chờ lúc nào linh mục giảng, tìm cơ hội phá rối. Chẳng hạn linh mục giảng về ăn năn thống hối tội lỗi để dọn mừng lễ, chừa nết xấu như cờ bạc rượu chè, giai gái. Nói đến tiếng rượu chè cờ bạc giai gái, những tiếng có vẻ tục hoá. Thế là một người nào đó, ngồi bên cạnh can: để cho chúng tôi nghe giảng. Thế là người kia cũng nói lớn “xin cha giảng Phúc âm”. Cả bọn người định quấy phá, đang ngồi rải rác các nơi, nhất loạt nói lớn “xin cha giảng Phúc âm”. Rồi những tiếng phản lại khắp nhà thờ ồn ào như cảnh chợ, linh mục không còn giảng được nữa, đành lên bàn thờ, đành cất Kinh đền tạ Trái Tim Chúa, để xin Chúa tha thứ về cảnh lộn xộn bất xứng như thế trong nhà thờ, rồi tiếp tục dâng lễ.
Đó là trường hợp phá rối bình thường, còn có những cuộc phá rối đi đến tù ngục. Như một lần, đang khi có cảnh xôn xao lộn xộn trong nhà thờ. Anh trưởng ban hát trên gác đàn, đứng ra trước bao lơn nhìn xuống cảnh lộn xộn. Anh bị qui cho cái tội đứng trên gác đàn nói “đánh chết bỏ mẹ nó đi”.
Như vậy anh bị qui trong các tội “đứng chỉ huy việc ẩu đả”, vì hôm đó có việc lộn xộn gần như ẩu đả. Chính cái người đàn bà, mụ ta đứng đầu gây rối hôm đó, tỏ vẻ hung hăng gây rối, để cho đến chỗ dùng chân tay, và bà ta đã đi tới chỗ gần xô xát nhau. Bà đến thẳng gác đàn, gặp một chị trong ban hát xuống, bà ta gây sự. Chẳng biết có chuyện võ lực hay không, chị này bị bắt giam, vì đã tát bà kia, chị bị giam ba tháng, và được tha sớm vì đang mang thai. Còn anh đứng ở bao lơn, bị qui là chỉ huy việc đánh người, bị kết án tù 3 năm và án treo 6 năm. Cái án treo này nó lơ lửng treo cổ anh, hết 6 năm này, tiếp 6 năm khác, vì chưa cải tạo tốt, rồi cứ thế lủng lẳng trên cổ anh cho tới lúc anh lìa đời, vào cái tuổi ngoài 50.
Lòng tin đạo
Lòng tin đạo, ở đâu và thời nào cũng thế, không ở những thử thách mà phai mờ hoặc mất đi, trái lại, những thử thách đó, như những nét chấm phá trên một bức tranh, làm cho bức tranh càng sống động tươi đẹp hơn. Trường hợp ở xứ Nam Định thật là đặc biệt.
Những ngày đầu 1954, trong xứ những khuôn mặt quen biết không còn. Nếu có còn năm, bảy gia đình, thì rồi ít lâu cũng biến mất. Tiêu biểu nhất là hai gia đình ông giáo Nhàn và ông trương Trúc. Hai gia đình đứng đầu trong xứ cả về mặt uy tín, cả về mặt tài chính. Gia đình ông giáo Nhàn ít lâu cũng biến mất. Còn lại gia đình ông trương Trúc, thực sự chỉ còn những con dại, chứ những con lớn thì đã đi từ lâu. Một số những khuôn mặt mới xuất hiện, khiêm tốn. Ông Thụy, Bà Khang Đinh, Ông Lương Càn, họ chỉ có mặt nơi nhà thờ cách đều đặn, sáng chiều, Lễ và Chầu.
Còn tiếp