Hàng Giáo sĩ đi Nam có lợi hay có hại?
Điều gì đã thúc đẩy các Giám Mục, linh mục miền Bắc, cả các tu sĩ nam nữ đi Nam?
Nói chung, đó là sợ hãi Cộng sản đến! Cộng sản đối với tôn giáo đồng nghĩa tiêu diệt tôn giáo.
Giáo dân còn ùn ùn kéo đi. Phương chi hàng giáo sĩ, tu sĩ vừa hiểu rõ hơn, vì thấy mình bị nhắm trước hết. Và việc xảy ra ở Tây Ban Nha vào năm 1936, khi Cộng sản lên nắm quyền đã tàn sát không biết bao nhiêu linh mục, tu sĩ nam nữ. Ông Francô mà sau này người ta coi là phát xít, là độc tài, ông đã đứng lên chống Cộng. Tây Ban Nha đã trở nên nồi da nấu thịt: nội chiến giữa hai phe Quốc Cộng và Quốc Gia. Quốc Gia nhờ sức mạnh nước Đức mà Hitler lúc này đã lên nắm quyền; ở ý Mussolini mạnh sức với đảng phát xít, nên đã thắng phe Cộng sản. Phe này có Liên Xô giúp và được Quốc tế Cộng sản hỗ trợ. Nhờ tuyên truyền khéo, một mặt họ lật ngược ván cờ về mặt chính nghĩa. Francô và phe ông bị coi là độc tài phát xít, với tất cả những cái xấu xa tàn bạo mà Cộng sản chụp lên họ. Phe Cộng sản được cái danh hiệu mĩ miều là dân chủ. Dân chủ của họ còn tàn bạo hơn là phát xít. Vì thế, những cảnh tàn sát, nhất là đối với Công giáo, làm khắp nơi sợ hãi.
Đó là cái lý do chính mà các giáo phẩm thuộc dòng Đôminicô và Đôminicô Tây Ban Nha đứng lên chống Cộng. Những cuộc hành quân đánh Việt Minh được coi như thánh chiến. Và rồi khi hiệp định Geneve được ký kết, tất cả các giáo phẩm thuộc Đôminicô cũng như Hội Truyền Giáo Paris trước đây, nay đã thuộc hàng giáo sĩ Việt Nam, đều có nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ “bỏ chạy”.
Cái lý do thúc đẩy người Công giáo và các linh mục đứng lên lập bốt, rào làng là để chống lại Cộng sản. Nay những căn cứ, đồn bốt bị sụp đổ hết, vì bị Việt Minh đã phá hoặc nay không còn lý do tồn tại vì hiệp định Geneve. Trong hiệp định Geneve đặt ra vĩ tuyến 16 phân đôi Việt Nam thành hai miền Nam - Bắc. Bắc - Cộng sản, Nam - Quốc gia và ai nấy được tự do lựa chọn mỗi miền - và người dân ở mỗi miền được đảm bảo là không bị phân biệt đã tham gia phe nọ phe kia, để khỏi bị trả thù. Song những người ý thức thời cuộc, chẳng mấy ai tin vào điều khoản bảo đảm đó, nhất là đối với Cộng sản đầy thủ đoạn mưu lược, ai mà tin được. Nên phương thế hay nhất đối với những người này là cao chạy xa bay. Một số đi Nam, đi Nam để gây thế lực, để có cơ hội “Bắc Tiến”, cũng như miền Bắc khéo léo quỉ quyệt hơn, tìm cách “thống nhất” hai miền, và theo hiệp định Geneve, sẽ có cuộc Tổng tuyển cử hai năm sau đó để thống nhất hai miền, người đi Nam lại trở về Bắc. Các linh mục đi Nam ít nhiều bị thúc đẩy bởi những lý do đã nói.
Giáo phận Hải Phòng đứng đầu trong việc di cư. Đức Cha Trương Cao Đại đi đầu tiên, kéo các linh mục, nam nữ tu sĩ. Chỉ còn một vài linh mục già và một linh mục trung tuổi, thuộc dòng Đôminicô, linh mục Phước. Vị này sẽ là một trong các nòng cốt của Hội Liên Lạc Công Giáo.
Địa phận Bùi Chu, Đức Cha Phạm Ngọc Chi cũng rút, trao lại địa phận cho cha thư ký của ngài là linh mục Giuse Phạm Năng Tĩnh làm cha chính, sau này sẽ lên làm Giám Mục, có cha Phạm Thu, trẻ tuổi làm thư ký. Một số cha can đảm ở lại: cha già Huy làm cha chính và nhất là Lương Huy Hân, sau này nổi tiếng chống Cộng và bị họ bắt rồi chết rũ tù. Còn lại mấy cha già, trong đó cha Đường, cha Bảo sẽ tham gia hội đoàn nhà nước, nhất là cha già Học gần 90 tuổi, vẫn hãnh diện là bạn của Bác Hồ. Nguyện theo Bác đến cùng, để chết sẽ được nhà nước chôn cất. Cha được đặt ở Khoái Đồng - Nam Định, đứng đầu nhóm “Công giáo yêu nước” ở đó, chết và được mai táng ở cạnh nhà thờ Khoái Đồng.
Địa phận Phát Diệm - khu tự trị, dĩ nhiên là phải lên đường trước tiên. Đức Cha Lê Hữu Từ, cha Hoàng Quỳnh tổng bộ tự vệ, rồi các cha lần lượt đi hết. Còn một cha trẻ, cha Hậu, em cha Tùng, quê họ Cổ Liêu xứ Hoàng Nguyên, Hà Nội. Cha này cứng cát, luôn “chống đối” chính quyền. Cha bị bắt và chết rũ tù từ năm 1955. Địa phận được trao cho cha Liêm, làm cha chính, có cha Bùi Chu Tạo làm chính xứ Phát Diệm. Cha Bùi Chu Tạo sẽ làm Giám Mục và sống đến năm 2001. Tuy nhiên, Phát Diệm có một số cha đứng tuổi có năng lực ở lại. Hai cha, Trinh và Khuyến sẽ làm Giám Mục phó, và đã qua đời trước Đức Cha chính (người ta bảo Đức Cha chính “sát phó”. Cha Trinh làm Giám đốc Chủng Viện lúc đó, cha này tham gia mặt trận mạnh mẽ lắm, tuy vẫn ở bên Đức Cha Tạo. Cha Quản Hạt đứng đầu nhóm “yêu nước”. Cha Chu Trinh bị bắt vì chống Cộng, sau này lại đứng đầu nhóm “yêu nước” của địa phận. Đặc biệt nhất là cha Nguyễn Thế Vịnh, một trong những “cột trụ” của Liên Lạc Công Giáo. Trước đây, cha có làm thư ký Toà Giám Mục. Ngài là người hung hăng nhất trong các linh mục tham gia Liên Lạc Công Giáo, đến nỗi Cha Nguyễn Tất Tiên, đồng nghiệp, thuộc địa phận Hà Nội, phải tuyên bố: “Ông này phải sa địa ngục” vì những luận điệu hung hăng chống Hội Thánh. Cha này và các cha loại đó, tự phân ly khỏi Giám Mục Địa phận, tuy có giữ một xứ, song không còn sinh hoạt thông công cấm phòng chung địa phận. Cha Nguyễn Thế Vịnh sau chiếm cứ Ninh Bình, đến khi nhà thờ Ninh Bình bị bom tàn phá, cha lên Hà Nội, chết trên đó, nhưng được về mai táng ở Phát Diệm, và Đức Cha Tạo, một vị rất kỷ luật, không hiểu sao lại làm lễ an táng cho cha như các cha khác trong địa phận, mặc dù cha này không trở về địa phận khi còn sống. Chắc là Đức Cha bị ép. Rồi đến các ngày giỗ sau đó, Đức Cha cũng phải để cho tổ chức một vài nghi lễ tôn giáo nào đó.
Địa phận Bắc Ninh, các cha đi gần hết, còn mình Đức Cha Hoàng Văn Đoàn. Khi Liên Lạc Công Giáo được thành lập năm 1956, Đức Cha không tỏ ra dứt khoát, nên bị dư luận cho rằng Đức Cha ủng hộ phong trào đó, Đức Cha đã phải thanh minh, cả bằng truyền đơn. Rồi cuối cùng, ngài xuất ngoại bằng cách đi chữa bệnh ở Hồng Kông. Có thể có sự chấp thuận của Đức Khâm Sứ Dooley. Rồi qua Hồng Kông, ngài vào miền Nam Việt Nam. Thêm một địa phận trống toà, các xứ trống cha xứ.
Địa phận Lạng Sơn, Đức Cha Hedde và các cha Đôminicô Pháp (Lyon), không hoảng hốt như các cha Đôminicô Tây Ban Nha. Các ngài và các linh mục Việt Nam còn ở lại. Sau đó, các cha Pháp cũng như Đức Cha bị trục xuất. Rồi một số linh mục Việt Nam vào Nam, trong đó có cha Ngữ, sau này làm Giám Mục Long Xuyên. Còn lại cha Phạm Văn Dụ và vài cha khác. Cha Dụ được Toà Thánh gọi làm Giám Mục, song không thể nào tấn phong cho ngài.
Địa phận Hà Nội. Thái độ khác các nơi khác. Đặt vấn đề di cư miền Nam rất hạn chế. Đức Khâm Sứ Dooley ở Hà Nội. Các cha thừa sai Pháp ở lại. Các cha Đôminicô Pháp cũng ở lại. Dòng Chúa Cứu Thế vẫn hoạt động. Các sơ Thánh Phaolô có kế hoạch di tản, Dòng Mến Thánh Giá thì tán loạn.
Riêng Tiểu Chủng Viện Piô XII, Đức Cha Khuê cho toàn bộ di cư, Cha Bề Trên Nguyễn Huy Mai, các Giáo sư và toàn thể Chủng sinh. Phần các cha trong Địa phận, chỉ những cha nào có lý do không thể ở lại được, ví dụ đã làm xếp bốt, thì được phép đi. Còn cha nào không được phép mà cứ đi, sẽ không được làm lễ. Và một số khá đông đã liều mình đi. Vì có kỷ luật như thế, nên cha nào không tuân, tạm gọi là “bất hợp pháp”. Trong toàn bộ các linh mục Địa phận lúc đó là hơn 160, thì độ 100 đã đi. Còn lại độ 60, phần đông là có tuổi. Các cha trẻ còn lại là những cha ở Hà Nội, Phủ Lý, Nam Định: nơi đây các cha này không bị dính líu vào việc đóng “đồn bốt”, nên cảm thấy mình không có lý do gì mà đi.
Địa phận Thanh Hoá, nơi vào năm 1953-1954 đã có cuộc cải cách long trời lở đất. Khiến nói đến Khu Tư là ai cũng rùng mình. Đức Giám Mục De Cooman thì đã qua đời, cha Phạm Tần làm nhiếp chính. Các linh mục đi nhiều, cũng may còn lại một số bảy, tám linh mục trẻ.
Địa phận Vinh, các linh mục rút lui theo đường bộ qua sông Bến Hải. Không có bao nhiêu! Song hàng linh mục ở Vinh còn đông đủ và vững chắc hơn cả trong các Địa phận miền Bắc.
Địa phận Thái Bình còn đang do hàng giáo sĩ Đôminicô Tây Ban Nha quản trị, nên Đức Cha và các cha Tây Ban Nha đi hết. Các xứ hầu hết thành lập đội dân quân, các cha Việt Nam lãnh đạo “thánh chiến” chống Cộng, nên đều phải bốc đi hết, còn lại cha Đôminicô Đinh Đức Trụ, cha Hiếu và vài cha già. Cha Đinh Đức Trụ làm nhiếp chính, sau làm Giám Mục Thái Bình.
Như vậy chỉ trong mấy tháng mà các Toà Giám Mục địa phận miền Bắc, các xứ vắng bóng cha xứ, các cơ sở tôn giáo không có người lãnh đạo.
Lợi hay hại? Hiển nhiên là bất lợi! Là tai họa! Không một cơn bách hại nào trong lịch sử Giáo Hội mà trong một thời gian, một miền rộng lớn như miền Bắc Việt Nam lại bị quét sạch, bị trống trơn như thế. Mà đây không phải là cấm cách mà là trốn chạy, là “tự sát”. “Quo vadis - Thầy đi đâu thế?”. Phêrô hỏi Chúa Giêsu một cách ngỡ ngàng khi thấy Chúa vác thập giá vào Rôma, chạm trán với Phêrô lúc ông này toan trốn khỏi Rôma để tránh cơn bách hại, và theo lời khuyên nhủ của giáo dân, để bảo vệ cho người đầu của Giáo Hội, kẻo người chăn bị đánh gục, đoàn chiên tan tác.
Nhưng đây có phải là trốn cuộc bách hại không? để có lý do mà chạy trốn, như là Chúa Giêsu đánh ở thành này thì chạy sang thành khác. Có thể có vị chạy trốn vì lý do đó, nhất là những vị đã bằng cách nào đó chứng kiến các tàn bạo ở Tây Ban Nha, nhất là ở nước Liên Xô. Bởi đó không ai lên án các Đức Giám Mục, các linh mục đã bỏ nhiệm sở. Cũng có vị cho là rời nhiệm sở, vì cả đoàn chiên, cả địa phận cũng đi, nên các vị đi theo. Thực tế, không phải là ngụy biện, như Địa phận Hải Phòng, thì hầu như cả bầu đoàn kéo nhau đi hết, có còn lại chỉ là những người quen thờ ơ, đi cũng thế mà ở cũng chẳng sao. Đàng khác, có lẽ không có một lời khuyên rõ rệt là nên ở lại. Chỉ có hành động thay lời nói. Đức Khâm Sứ vẫn ở cho tới cùng và số đông các Đức Giám Mục cũng ở lại.
Rồi những vị vào Nam, một số vị được cắt đặt trọng dụng ngay như Đức Cha Chi làm Giám Mục Đà Nẵng, Đức Cha Đoàn, Giám Mục Quy Nhơn. Trừ có Đức Cha Từ rút lui về với giáo dân Phát Diệm di cư và qua đời tại đó. Mộ ngài ở nhà hưu Phát Diệm, Thủ Đức. Như vậy là các vị đi Nam không bị Toà Thánh lên án. Thế thì sao Đức Cha Khuê, đối với những cha nào vào Nam mà không có phép của ngài, ngài rút quyền làm lễ? Đây là một biện pháp kỷ luật để duy trì tinh thần linh mục và tránh những tai hại khác.
Tinh thần chung của Giáo Hội: Chúa chiên phải ở với con chiên, gắn bó với con chiên, và nếu cần chết với con chiên. Đó là lối sống của người mục tử. Và Đức Cha muốn các cha Địa phận phải có tinh thần đó. Giáo dân Địa phận Hà Nội, ngoài các thành phố, ít người di cư hơn các địa phận khác, thường mỗi xứ chỉ lẻ tẻ ít người ra đi. Giáo dân còn lại cả, sao chủ chăn lại chạy đi? Như vậy là thiếu tinh thần. Dĩ nhiên có những trường hợp chủ chăn ở lại sẽ gặp những khó khăn khó lòng kham nổi. Bề Trên xét tuỳ trường hợp và cho phép đi. Chỉ những linh mục nào đi bừa bãi, muốn trốn tránh nghĩa vụ, có thể đi vì mục đích thế gian, thoả chí tang bồng, mở mang kinh tế: những linh mục như thế mới bị kỷ luật. Song việc ở lại cũng không phải là tuyệt đối ích lợi trong mọi trường hợp. Trái lại việc họ ở lại là một tai hại cho họ và cho Hội Thánh. Đó là vấn đề bí nhiệm cũng như Ông Giuđa là một bí nhiệm trong Nhóm Mười Hai.
Hiệp định Geneve loại trừ việc phân biệt trả thù vì đã tham chiến ở bên này hay bên kia. Người ta chỉ tôn trọng trong những ngày đầu. Sau này trong cuộc đối đầu với Mỹ, những người bị coi là ngụy quân ngụy quyền, nếu đã không quy phục làm tay sai cho Cộng sản đều bị bắt. Còn các linh mục, thì từ đầu người ta mời tham gia vào các cơ quan: Mặt Trận Tổ Quốc, nhất là Ban Liên Lạc mệnh danh là những người Công giáo yêu tổ quốc yêu hoà bình. Họ là một tổ chức nhằm tách rời Công giáo với Đức Giáo Hoàng, và ý đồ sâu hơn là phá đạo, làm cho đạo chỉ còn là hình thức. Các linh mục nào đã tham gia việc chống đối, chỉ còn cách gia nhập tổ chức này để chứng minh là người Công giáo đoàn kết, đi với nhà nước chống lại Mỹ. Những linh mục này không được đứng đầu tổ chức đó, nhưng chỉ phải gia nhập một cách thụ động, làm cho con số những thành viên tăng thêm, và do đó tổ chức tăng thêm thanh thế. Giả như những linh mục này đi Nam thì đỡ gây tai hại cho Giáo Hội hơn.
Cha Giám, thuộc Địa phận Phát Diệm, đã vào Nam. Cha lại xin Đức Cha Từ để trở về. Đức Cha hỏi vì lý do nào mà cha xin trở về. Cha thưa: “Con thấy mình tội lỗi, con muốn về miền Bắc để đền tội”. Đức Cha Từ nói với chính quyền miền Nam để cha Giám trở về. Cha Giám thuật lại việc đó trong một cuộc hội họp của các linh mục Liên Khu Ba do Mặt Trận tổ chức hồi tháng 6 -1956. Cha còn khoe: “Cán bộ biếu cha một cái cặp da”. Tính dễ hội nhập, không bao lâu sau, cha trở nên thành viên chính thức của Tổ Chức Liên Lạc, một nhân vật có vai vế. Ngài được cung cấp một xe máy (rất quí hiếm trong thời buổi đó). Một hôm cha phấn khởi cưỡi xe máy, phóng thế nào đâm vào gốc cây, và cha đã qua đời khi đưa vào bệnh viện (1965).
Có thể kết luận:
1. ở lại miền Bắc theo tinh thần gắn bó với đoàn chiên là tinh thần của Chúa Giêsu mục tử.
2. Người nào vì khó khăn không thể ở lại được hoặc theo lương tâm, xét mình khó đững vững trong môi trường nghịch với đạo, người đó có thể rút đi. Nên trình bầy với Bề Trên trước khi quyết định.
3. Ra đi một cách vô trật tự, theo lợi riêng cho mình: như thế làm thiệt hại giáo xứ được trao phó cho mình, thiệt hại các linh hồn và phải chịu trách nhiệm về các việc đó.
Bởi thấy một số cha ở lại, không giúp cho đạo, trái lại gia nhập hàng ngũ những việc ảnh hưởng xấu đến Hội Thánh. Tình trạng các linh mục thuộc Địa phận Hà Nội đã đi Nam, được xem xét lại. Và rồi tất cả đã được hợp thức hoá, gia nhập các địa phận miền Nam. Các linh mục này tận tụy với các giáo phận mình gia nhập, được các nơi đó quí mến. Hà Nội được các Bề Trên giáo phận miền Nam tin tưởng và khen ngợi. Đó cũng là một cách tạ lỗi với Chúa, với Hội Thánh bởi đã ra đi.
Điều gì đã thúc đẩy các Giám Mục, linh mục miền Bắc, cả các tu sĩ nam nữ đi Nam?
Nói chung, đó là sợ hãi Cộng sản đến! Cộng sản đối với tôn giáo đồng nghĩa tiêu diệt tôn giáo.
Giáo dân còn ùn ùn kéo đi. Phương chi hàng giáo sĩ, tu sĩ vừa hiểu rõ hơn, vì thấy mình bị nhắm trước hết. Và việc xảy ra ở Tây Ban Nha vào năm 1936, khi Cộng sản lên nắm quyền đã tàn sát không biết bao nhiêu linh mục, tu sĩ nam nữ. Ông Francô mà sau này người ta coi là phát xít, là độc tài, ông đã đứng lên chống Cộng. Tây Ban Nha đã trở nên nồi da nấu thịt: nội chiến giữa hai phe Quốc Cộng và Quốc Gia. Quốc Gia nhờ sức mạnh nước Đức mà Hitler lúc này đã lên nắm quyền; ở ý Mussolini mạnh sức với đảng phát xít, nên đã thắng phe Cộng sản. Phe này có Liên Xô giúp và được Quốc tế Cộng sản hỗ trợ. Nhờ tuyên truyền khéo, một mặt họ lật ngược ván cờ về mặt chính nghĩa. Francô và phe ông bị coi là độc tài phát xít, với tất cả những cái xấu xa tàn bạo mà Cộng sản chụp lên họ. Phe Cộng sản được cái danh hiệu mĩ miều là dân chủ. Dân chủ của họ còn tàn bạo hơn là phát xít. Vì thế, những cảnh tàn sát, nhất là đối với Công giáo, làm khắp nơi sợ hãi.
Đó là cái lý do chính mà các giáo phẩm thuộc dòng Đôminicô và Đôminicô Tây Ban Nha đứng lên chống Cộng. Những cuộc hành quân đánh Việt Minh được coi như thánh chiến. Và rồi khi hiệp định Geneve được ký kết, tất cả các giáo phẩm thuộc Đôminicô cũng như Hội Truyền Giáo Paris trước đây, nay đã thuộc hàng giáo sĩ Việt Nam, đều có nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ “bỏ chạy”.
Cái lý do thúc đẩy người Công giáo và các linh mục đứng lên lập bốt, rào làng là để chống lại Cộng sản. Nay những căn cứ, đồn bốt bị sụp đổ hết, vì bị Việt Minh đã phá hoặc nay không còn lý do tồn tại vì hiệp định Geneve. Trong hiệp định Geneve đặt ra vĩ tuyến 16 phân đôi Việt Nam thành hai miền Nam - Bắc. Bắc - Cộng sản, Nam - Quốc gia và ai nấy được tự do lựa chọn mỗi miền - và người dân ở mỗi miền được đảm bảo là không bị phân biệt đã tham gia phe nọ phe kia, để khỏi bị trả thù. Song những người ý thức thời cuộc, chẳng mấy ai tin vào điều khoản bảo đảm đó, nhất là đối với Cộng sản đầy thủ đoạn mưu lược, ai mà tin được. Nên phương thế hay nhất đối với những người này là cao chạy xa bay. Một số đi Nam, đi Nam để gây thế lực, để có cơ hội “Bắc Tiến”, cũng như miền Bắc khéo léo quỉ quyệt hơn, tìm cách “thống nhất” hai miền, và theo hiệp định Geneve, sẽ có cuộc Tổng tuyển cử hai năm sau đó để thống nhất hai miền, người đi Nam lại trở về Bắc. Các linh mục đi Nam ít nhiều bị thúc đẩy bởi những lý do đã nói.
Giáo phận Hải Phòng đứng đầu trong việc di cư. Đức Cha Trương Cao Đại đi đầu tiên, kéo các linh mục, nam nữ tu sĩ. Chỉ còn một vài linh mục già và một linh mục trung tuổi, thuộc dòng Đôminicô, linh mục Phước. Vị này sẽ là một trong các nòng cốt của Hội Liên Lạc Công Giáo.
Địa phận Bùi Chu, Đức Cha Phạm Ngọc Chi cũng rút, trao lại địa phận cho cha thư ký của ngài là linh mục Giuse Phạm Năng Tĩnh làm cha chính, sau này sẽ lên làm Giám Mục, có cha Phạm Thu, trẻ tuổi làm thư ký. Một số cha can đảm ở lại: cha già Huy làm cha chính và nhất là Lương Huy Hân, sau này nổi tiếng chống Cộng và bị họ bắt rồi chết rũ tù. Còn lại mấy cha già, trong đó cha Đường, cha Bảo sẽ tham gia hội đoàn nhà nước, nhất là cha già Học gần 90 tuổi, vẫn hãnh diện là bạn của Bác Hồ. Nguyện theo Bác đến cùng, để chết sẽ được nhà nước chôn cất. Cha được đặt ở Khoái Đồng - Nam Định, đứng đầu nhóm “Công giáo yêu nước” ở đó, chết và được mai táng ở cạnh nhà thờ Khoái Đồng.
Địa phận Phát Diệm - khu tự trị, dĩ nhiên là phải lên đường trước tiên. Đức Cha Lê Hữu Từ, cha Hoàng Quỳnh tổng bộ tự vệ, rồi các cha lần lượt đi hết. Còn một cha trẻ, cha Hậu, em cha Tùng, quê họ Cổ Liêu xứ Hoàng Nguyên, Hà Nội. Cha này cứng cát, luôn “chống đối” chính quyền. Cha bị bắt và chết rũ tù từ năm 1955. Địa phận được trao cho cha Liêm, làm cha chính, có cha Bùi Chu Tạo làm chính xứ Phát Diệm. Cha Bùi Chu Tạo sẽ làm Giám Mục và sống đến năm 2001. Tuy nhiên, Phát Diệm có một số cha đứng tuổi có năng lực ở lại. Hai cha, Trinh và Khuyến sẽ làm Giám Mục phó, và đã qua đời trước Đức Cha chính (người ta bảo Đức Cha chính “sát phó”. Cha Trinh làm Giám đốc Chủng Viện lúc đó, cha này tham gia mặt trận mạnh mẽ lắm, tuy vẫn ở bên Đức Cha Tạo. Cha Quản Hạt đứng đầu nhóm “yêu nước”. Cha Chu Trinh bị bắt vì chống Cộng, sau này lại đứng đầu nhóm “yêu nước” của địa phận. Đặc biệt nhất là cha Nguyễn Thế Vịnh, một trong những “cột trụ” của Liên Lạc Công Giáo. Trước đây, cha có làm thư ký Toà Giám Mục. Ngài là người hung hăng nhất trong các linh mục tham gia Liên Lạc Công Giáo, đến nỗi Cha Nguyễn Tất Tiên, đồng nghiệp, thuộc địa phận Hà Nội, phải tuyên bố: “Ông này phải sa địa ngục” vì những luận điệu hung hăng chống Hội Thánh. Cha này và các cha loại đó, tự phân ly khỏi Giám Mục Địa phận, tuy có giữ một xứ, song không còn sinh hoạt thông công cấm phòng chung địa phận. Cha Nguyễn Thế Vịnh sau chiếm cứ Ninh Bình, đến khi nhà thờ Ninh Bình bị bom tàn phá, cha lên Hà Nội, chết trên đó, nhưng được về mai táng ở Phát Diệm, và Đức Cha Tạo, một vị rất kỷ luật, không hiểu sao lại làm lễ an táng cho cha như các cha khác trong địa phận, mặc dù cha này không trở về địa phận khi còn sống. Chắc là Đức Cha bị ép. Rồi đến các ngày giỗ sau đó, Đức Cha cũng phải để cho tổ chức một vài nghi lễ tôn giáo nào đó.
Địa phận Bắc Ninh, các cha đi gần hết, còn mình Đức Cha Hoàng Văn Đoàn. Khi Liên Lạc Công Giáo được thành lập năm 1956, Đức Cha không tỏ ra dứt khoát, nên bị dư luận cho rằng Đức Cha ủng hộ phong trào đó, Đức Cha đã phải thanh minh, cả bằng truyền đơn. Rồi cuối cùng, ngài xuất ngoại bằng cách đi chữa bệnh ở Hồng Kông. Có thể có sự chấp thuận của Đức Khâm Sứ Dooley. Rồi qua Hồng Kông, ngài vào miền Nam Việt Nam. Thêm một địa phận trống toà, các xứ trống cha xứ.
Địa phận Lạng Sơn, Đức Cha Hedde và các cha Đôminicô Pháp (Lyon), không hoảng hốt như các cha Đôminicô Tây Ban Nha. Các ngài và các linh mục Việt Nam còn ở lại. Sau đó, các cha Pháp cũng như Đức Cha bị trục xuất. Rồi một số linh mục Việt Nam vào Nam, trong đó có cha Ngữ, sau này làm Giám Mục Long Xuyên. Còn lại cha Phạm Văn Dụ và vài cha khác. Cha Dụ được Toà Thánh gọi làm Giám Mục, song không thể nào tấn phong cho ngài.
Địa phận Hà Nội. Thái độ khác các nơi khác. Đặt vấn đề di cư miền Nam rất hạn chế. Đức Khâm Sứ Dooley ở Hà Nội. Các cha thừa sai Pháp ở lại. Các cha Đôminicô Pháp cũng ở lại. Dòng Chúa Cứu Thế vẫn hoạt động. Các sơ Thánh Phaolô có kế hoạch di tản, Dòng Mến Thánh Giá thì tán loạn.
Riêng Tiểu Chủng Viện Piô XII, Đức Cha Khuê cho toàn bộ di cư, Cha Bề Trên Nguyễn Huy Mai, các Giáo sư và toàn thể Chủng sinh. Phần các cha trong Địa phận, chỉ những cha nào có lý do không thể ở lại được, ví dụ đã làm xếp bốt, thì được phép đi. Còn cha nào không được phép mà cứ đi, sẽ không được làm lễ. Và một số khá đông đã liều mình đi. Vì có kỷ luật như thế, nên cha nào không tuân, tạm gọi là “bất hợp pháp”. Trong toàn bộ các linh mục Địa phận lúc đó là hơn 160, thì độ 100 đã đi. Còn lại độ 60, phần đông là có tuổi. Các cha trẻ còn lại là những cha ở Hà Nội, Phủ Lý, Nam Định: nơi đây các cha này không bị dính líu vào việc đóng “đồn bốt”, nên cảm thấy mình không có lý do gì mà đi.
Địa phận Thanh Hoá, nơi vào năm 1953-1954 đã có cuộc cải cách long trời lở đất. Khiến nói đến Khu Tư là ai cũng rùng mình. Đức Giám Mục De Cooman thì đã qua đời, cha Phạm Tần làm nhiếp chính. Các linh mục đi nhiều, cũng may còn lại một số bảy, tám linh mục trẻ.
Địa phận Vinh, các linh mục rút lui theo đường bộ qua sông Bến Hải. Không có bao nhiêu! Song hàng linh mục ở Vinh còn đông đủ và vững chắc hơn cả trong các Địa phận miền Bắc.
Địa phận Thái Bình còn đang do hàng giáo sĩ Đôminicô Tây Ban Nha quản trị, nên Đức Cha và các cha Tây Ban Nha đi hết. Các xứ hầu hết thành lập đội dân quân, các cha Việt Nam lãnh đạo “thánh chiến” chống Cộng, nên đều phải bốc đi hết, còn lại cha Đôminicô Đinh Đức Trụ, cha Hiếu và vài cha già. Cha Đinh Đức Trụ làm nhiếp chính, sau làm Giám Mục Thái Bình.
Như vậy chỉ trong mấy tháng mà các Toà Giám Mục địa phận miền Bắc, các xứ vắng bóng cha xứ, các cơ sở tôn giáo không có người lãnh đạo.
Lợi hay hại? Hiển nhiên là bất lợi! Là tai họa! Không một cơn bách hại nào trong lịch sử Giáo Hội mà trong một thời gian, một miền rộng lớn như miền Bắc Việt Nam lại bị quét sạch, bị trống trơn như thế. Mà đây không phải là cấm cách mà là trốn chạy, là “tự sát”. “Quo vadis - Thầy đi đâu thế?”. Phêrô hỏi Chúa Giêsu một cách ngỡ ngàng khi thấy Chúa vác thập giá vào Rôma, chạm trán với Phêrô lúc ông này toan trốn khỏi Rôma để tránh cơn bách hại, và theo lời khuyên nhủ của giáo dân, để bảo vệ cho người đầu của Giáo Hội, kẻo người chăn bị đánh gục, đoàn chiên tan tác.
Nhưng đây có phải là trốn cuộc bách hại không? để có lý do mà chạy trốn, như là Chúa Giêsu đánh ở thành này thì chạy sang thành khác. Có thể có vị chạy trốn vì lý do đó, nhất là những vị đã bằng cách nào đó chứng kiến các tàn bạo ở Tây Ban Nha, nhất là ở nước Liên Xô. Bởi đó không ai lên án các Đức Giám Mục, các linh mục đã bỏ nhiệm sở. Cũng có vị cho là rời nhiệm sở, vì cả đoàn chiên, cả địa phận cũng đi, nên các vị đi theo. Thực tế, không phải là ngụy biện, như Địa phận Hải Phòng, thì hầu như cả bầu đoàn kéo nhau đi hết, có còn lại chỉ là những người quen thờ ơ, đi cũng thế mà ở cũng chẳng sao. Đàng khác, có lẽ không có một lời khuyên rõ rệt là nên ở lại. Chỉ có hành động thay lời nói. Đức Khâm Sứ vẫn ở cho tới cùng và số đông các Đức Giám Mục cũng ở lại.
Rồi những vị vào Nam, một số vị được cắt đặt trọng dụng ngay như Đức Cha Chi làm Giám Mục Đà Nẵng, Đức Cha Đoàn, Giám Mục Quy Nhơn. Trừ có Đức Cha Từ rút lui về với giáo dân Phát Diệm di cư và qua đời tại đó. Mộ ngài ở nhà hưu Phát Diệm, Thủ Đức. Như vậy là các vị đi Nam không bị Toà Thánh lên án. Thế thì sao Đức Cha Khuê, đối với những cha nào vào Nam mà không có phép của ngài, ngài rút quyền làm lễ? Đây là một biện pháp kỷ luật để duy trì tinh thần linh mục và tránh những tai hại khác.
Tinh thần chung của Giáo Hội: Chúa chiên phải ở với con chiên, gắn bó với con chiên, và nếu cần chết với con chiên. Đó là lối sống của người mục tử. Và Đức Cha muốn các cha Địa phận phải có tinh thần đó. Giáo dân Địa phận Hà Nội, ngoài các thành phố, ít người di cư hơn các địa phận khác, thường mỗi xứ chỉ lẻ tẻ ít người ra đi. Giáo dân còn lại cả, sao chủ chăn lại chạy đi? Như vậy là thiếu tinh thần. Dĩ nhiên có những trường hợp chủ chăn ở lại sẽ gặp những khó khăn khó lòng kham nổi. Bề Trên xét tuỳ trường hợp và cho phép đi. Chỉ những linh mục nào đi bừa bãi, muốn trốn tránh nghĩa vụ, có thể đi vì mục đích thế gian, thoả chí tang bồng, mở mang kinh tế: những linh mục như thế mới bị kỷ luật. Song việc ở lại cũng không phải là tuyệt đối ích lợi trong mọi trường hợp. Trái lại việc họ ở lại là một tai hại cho họ và cho Hội Thánh. Đó là vấn đề bí nhiệm cũng như Ông Giuđa là một bí nhiệm trong Nhóm Mười Hai.
Hiệp định Geneve loại trừ việc phân biệt trả thù vì đã tham chiến ở bên này hay bên kia. Người ta chỉ tôn trọng trong những ngày đầu. Sau này trong cuộc đối đầu với Mỹ, những người bị coi là ngụy quân ngụy quyền, nếu đã không quy phục làm tay sai cho Cộng sản đều bị bắt. Còn các linh mục, thì từ đầu người ta mời tham gia vào các cơ quan: Mặt Trận Tổ Quốc, nhất là Ban Liên Lạc mệnh danh là những người Công giáo yêu tổ quốc yêu hoà bình. Họ là một tổ chức nhằm tách rời Công giáo với Đức Giáo Hoàng, và ý đồ sâu hơn là phá đạo, làm cho đạo chỉ còn là hình thức. Các linh mục nào đã tham gia việc chống đối, chỉ còn cách gia nhập tổ chức này để chứng minh là người Công giáo đoàn kết, đi với nhà nước chống lại Mỹ. Những linh mục này không được đứng đầu tổ chức đó, nhưng chỉ phải gia nhập một cách thụ động, làm cho con số những thành viên tăng thêm, và do đó tổ chức tăng thêm thanh thế. Giả như những linh mục này đi Nam thì đỡ gây tai hại cho Giáo Hội hơn.
Cha Giám, thuộc Địa phận Phát Diệm, đã vào Nam. Cha lại xin Đức Cha Từ để trở về. Đức Cha hỏi vì lý do nào mà cha xin trở về. Cha thưa: “Con thấy mình tội lỗi, con muốn về miền Bắc để đền tội”. Đức Cha Từ nói với chính quyền miền Nam để cha Giám trở về. Cha Giám thuật lại việc đó trong một cuộc hội họp của các linh mục Liên Khu Ba do Mặt Trận tổ chức hồi tháng 6 -1956. Cha còn khoe: “Cán bộ biếu cha một cái cặp da”. Tính dễ hội nhập, không bao lâu sau, cha trở nên thành viên chính thức của Tổ Chức Liên Lạc, một nhân vật có vai vế. Ngài được cung cấp một xe máy (rất quí hiếm trong thời buổi đó). Một hôm cha phấn khởi cưỡi xe máy, phóng thế nào đâm vào gốc cây, và cha đã qua đời khi đưa vào bệnh viện (1965).
Có thể kết luận:
1. ở lại miền Bắc theo tinh thần gắn bó với đoàn chiên là tinh thần của Chúa Giêsu mục tử.
2. Người nào vì khó khăn không thể ở lại được hoặc theo lương tâm, xét mình khó đững vững trong môi trường nghịch với đạo, người đó có thể rút đi. Nên trình bầy với Bề Trên trước khi quyết định.
3. Ra đi một cách vô trật tự, theo lợi riêng cho mình: như thế làm thiệt hại giáo xứ được trao phó cho mình, thiệt hại các linh hồn và phải chịu trách nhiệm về các việc đó.
Bởi thấy một số cha ở lại, không giúp cho đạo, trái lại gia nhập hàng ngũ những việc ảnh hưởng xấu đến Hội Thánh. Tình trạng các linh mục thuộc Địa phận Hà Nội đã đi Nam, được xem xét lại. Và rồi tất cả đã được hợp thức hoá, gia nhập các địa phận miền Nam. Các linh mục này tận tụy với các giáo phận mình gia nhập, được các nơi đó quí mến. Hà Nội được các Bề Trên giáo phận miền Nam tin tưởng và khen ngợi. Đó cũng là một cách tạ lỗi với Chúa, với Hội Thánh bởi đã ra đi.