Trong sứ điệp của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger bộ trưởng bộ đức tin và bây giờ Ngài là Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI gửi cho Các Giám Mục thuộc Giáo hội công giáo, bàn về một số khía cạnh của giáo hội được hiểu như là mầu nhiệm hiệp thông vào ngày 28/2/1992, Ngài đã viết như sau: “để có được một nhãn quan kitô về hiệp thông, điều
Linh mục đoàn Hà Nội hiệp thông với Đồng Chiêm
thiết yếu là phải biết nhìn nhận hiệp thông trước tiên như là ân lộc của Thiên Chúa, như là hoa trái của sáng kiến thần linh được thực hiện ở nơi mầu nhiệm Vượt qua”
và ngài còn viết: "hiệp thông là mối hiệp nhất đặc thù có sức làm cho các tín hữu trở thành những chi thể của cùng một Thân Thể: tức là của Nhiệm Thể Đức Kitô

Để có những chút suy tư về mầu nhiệm này, mầu nhiệm hiệp thông mà trong thư của bộ Giáo Lý Đức Tin đã đưa ra và gửi cho các Đức Giám Mục và qua các Ngài để mời gọi các tín hữu sống mầu nhiệm hiệp thông. Chúng ta cùng nhìn lại những biến cố đã xảy ra cho giáo hội Việt nam và giáo hội Việt Nam đã sống mầu nhiệm hiệp thông như thế nào?

Giáo hội Việt Nam sống mầu nhiệm hiệp thông trong năm qua:

Năm 2009 cũng là năm đánh dấu nhiều biến cố xảy ra cho giáo hội Công giáo tại Việt Nam, từ sự kiện Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan lý…đây là những sự kiện được biểu hiện rõ rệt giáo hội Công giáo Việt Nam sống mầu nhiệm hiệp thông ra sao?

Nhìn lại sự kiện Tòa khâm sứ, khi nhà cầm quyền Hà Nội không đạt được mục tiêu chiếm miếng đất của giáo hội để chia chác thì đã chuyển sang việc cướp đất giáo hội làm công viên. Ngay lập tức Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã gửi đơn khiếu nại khẩn cấp tới nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu tôn trọng sự thật và trả lại miếng đất Tòa Khấm sứ cho giáo hội và dừng ngay những hành động trái pháp luật, cùng hiệp thông với Đức Tổng thì đã có rất nhiều bức thư hiệp thông của các Đức Giám Mục từ Bắc tới Nam gửi về trong tâm tình hiệp thông với Đức Tổng và Giáo Phận Hà Nội, những bức thư này đã nói lên được phần nào sự hiệp thông của một số giáo phận cùng hiệp nhất với Đức Tổng Hà Nội trong việc đi tìm công lý và sự thật nhưng bên cạnh đó phải chăng vẫn còn có rất nhiều các Giám Mục đang còn im tiếng?

Thái Hà cũng như tại Tòa Khâm sứ, nhà cầm quyền Hà Nôị cũng dùng những biện pháp nhẫn tâm đàn áp giáo dân, khi họ lên tiếng đòi công lý và sự thật. Tại Thái Hà, chúng ta thấy đựợc tinh thần hiệp nhất trong lời cầu nguyện đi tìm công lý với sự hiệp thông rõ rệt, khi các Đức Cha của một số giáo phận đến thăm và hiệp thông với Thái Hà. Điều mà chúng ta vẫn còn nhớ sự hiệp thông đặc biệt của Đức Cha PhaoLô Maria Cao Đình Thuyên, Giám Mục Giáo Phận Vinh Ngài đã nói lên sự hiệp thông: “Việc của Thái Hà cũng là việc của Vinh” Phải chăng, đây là vị giám mục niên trưởng đã sống và muốn gửi thông điệp sống mầu nhiệm hiệp thông của giáo hội Công giáo Việt Nam trong mọi thời điểm? Đúng vậy! Phong trào thắp nến cầu nguyện cho Tòa Khâm sứ và Thái Hà đã được Đức Cha cố võ khắp toàn giáo phận Vinh với những buổi hiệp thông mạnh mẽ ở các giáo xứ ở ba tĩnh Nghệ, Tĩnh, Bình. Có phải tinh thần hiệp thông này cũng được các Đức Cha ở 26 giáo phận hiệp nhất không?

Tại Tam Tòa, một sự kiện đau lòng xảy ra, không chỉ nhà cầm quyền cuớp tài sản của giáo hội, nhưng họ còn đánh đập và bắt giữ nhiều giáo dân, không chỉ giáo dân thôi nhà cầm quyền Quảng Bình còn đánh hai linh mục trọng thuơng nặng ngay sau khi giáo hội việt nam khai mạc năm thánh linh mục. Vậy nhìn lại xem sự hiệp thông với Tam Tòa, với giáo phận Vinh qua biến cố ấy là thế nào? Đã có những vị chủ chăn nào lên tiếng không?

Đến sự kiện Loan Lý tại tổng giáo phận Huế, dường như chúng ta cũng cảm thấy thất vọng trước một sự im lặng đến nỗi sợ hãi của các Đấng các Bậc trong Hàng giáo phẩm Việt Nam.

Nhưng niềm hy vọng của chúng ta sẽ đựợc khơi nguồn vì chúng ta biết rằng một trong ba nghi thức trọng yếu của lễ nghi khai mạc Năm Thánh 2010 là sám hối và hòa giải. Phải chăng giáo hội Việt Nam đứng đầu là Hội đồng Giám mục Việt Nam phải sám hối vì mình chưa sống tinh thần mầu nhiệm hiệp thông?

Đồng Chiêm niềm hy vọng của sự hiệp thông.

Buớc vào những ngày đầu Xuân, người người nhà nhà nô nức đón Chúa Xuân về, lòng người ước mơ bao điều tốt lành lại đến với nhân loại đặc biệt giáo hội công giáo Việt Nam dưới thời thế chế chính trị cộng sản cai trị khao khát có tự do tôn giáo đích thực. Nhưng điều ước mơ ấy lại bị tan biến ngay những ngày đầu năm mới khi nhà cầm quyền Hà Nội dùng những hành động tàn bạo đánh đập giáo dân xứ Đồng Chiêm. Khi biết tin ấy linh mục đoàn của Giáo phận Hà Nội đã về ngay tại Giáo Xứ Đồng Chiêm lúc 16h cùng ngày để dâng thánh lễ hiệp thông với những đau khổ mà giáo dân sở tại phải chịu. Việc linh mục đoàn giáo phận Hà Nội đến hiệp thông với anh chị em giáo dân xứ Đồng Chiêm sau khi biến cố đau thương xảy đến như là một niềm hy vọng khởi sắc của giáo hội Việt Nam sống mầu nhiệm hiệp thông trong năm thánh này và khi chúng ta sống mầu nhiệm hiệp thông thì chúng ta đã thực thi thông điệp mà Đức Thánh Cha gửi đến, điều đó cũng đồng nghĩa với ân lộc Chúa ban xuống cho Giáo hội Việt nam.

Phải chăng! lời mời gọi tới mọi thành phần dân Chúa từ các Đức Giám mục, linh mục, tu sỹ và giáo dân trong giáo hội Việt Nam sống mầu nhiệm hiệp thông năm thánh 2010 cũng là lời mời gọi hiệp thông với anh chị em Đồng Chiêm đang phài chịu?

Hà nội 6/1/2010